You are on page 1of 10

Hình thành vũ trụ : Thế giới hạt cơ

bản, Vật chất tối và năng lượng tối


Hạt cơ bản (Elementary particle) là những hạt vật chất được coi là nhỏ nhất cấu

tạo nên vũ trụ, gồm cả các hạt trực tiếp cấu thành vật chất và những hạt truyền

tương tác. Thế nào là hạt nhỏ nhất? Đó là các hạt phải đạt yêu cầu cơ bản là không

thể phân chia thêm. Giống như xây một ngôi nhà bằng các viên gạch thì các viên

gạch được coi là cơ bản, không ai ghép các mẩu nhỏ hơn không phải gạch để thành

gạch cả.

Bạn có thể nói bạn sẽ đập vỡ nó ra, nhưng các mảnh vỡ đó chẳng qua cũng là gạch

thôi, và sẽ đến lúc có đập mãi nó cũng không thể vỡ thêm được. Các hạt cơ bản

chính là cái thành phần nhỏ đến mức không thể đập vụn thêm của vật chất, nó

không cấu thành từ cái gì cả mà chính nó cấu thành mọi thứ khác.

Về định nghĩa và diễn giải thì là như thế, còn trong thực tế thì loài người đã mất

không biết bao nhiêu thời gian để truy tìm các hạt cơ bản. Lịch sử của nó nay đã

kéo dài đến hơn 2000 năm.

Hi Lạp cổ có mấy bác nghĩ ra cái khái niệm các yếu tố cơ bản (element), như bác

Tallet thì nói tất cả chỉ đều là nước (tất cả sẽ phải về hết với nước), bác Aristotle

thì cho rằng phải có tới 4 yếu tố là đất, không khí, nước và lửa. Rồi thì khái niệm
nguyên tử ra đời khi bác Dalton (John Dalton 1766 - 1844) phát hiện và đưa ra ý

tưởng rằng toàn bộ vật chất cấu tạo từ các phân tử, mỗi phân tử lại do một hoặc

nhiều nguyên tử cấu tạo thành. Cái từ Atom (nguyên tử) ra đời do người ta cho

rằng đó chính là hạt cơ bản của tự nhiên, các nguyên tử là không thể phân chia

thêm. Rồi khi phát hiện ra rằng nguyên tử cũng được cấu tạo từ các hạt nhỏ hơn thì

một chuyện hơi buồn cười nảy sinh là người ta đế thêm vào định nghĩa một chút để

nguyên tử trở thành "thành phần không thể phân chia trong các phản ứng hoá học"

và cái hay nhất là ở chỗ nhiều nơi lại nói "phản ứng hoá học là phản ứng xảy ra ở

cấp độ nguyên tử", tức là 2 khái niệm đá thằng vào mặt nhau . Nhưng thôi thì cái

tên cũng chỉ là qui ước, không có ảnh hưởng gì cả.

Chúng ta nói tiếp đến thế giới các hạt cơ bản ngày nay đã biết

Nguyên tử không phải hạt nhỏ nhất, nó được cấu tạo bởi một hạt nhân trung tâm và

các electron quay xung quanh trên các quĩ đạo có năng lượng xác định (mẫu

nguyên tử của Borh)

Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi các hạt baryon, tên chung của proton và

neutron.

Trong một thời gian dài, 3 loại hạt này được coi là thành phần cơ bản của vật chất.

Nhưng sau đó thì ánh sáng được biết đến cũng được cấu tạo bởi các dòng hạt gọi là

photon, và lí thuyết lượng tử yêu cầu rằng tất cả các tương tác của tự nhiên đều

phải được truyền bởi các loại hạt, được gọi chung là các hạt boson.
Hiện nay người ta cũng biết rằng proton và neutron cũng được cấu tạo từ các hạt

nhỏ hơn, mỗi proton hoặc neutron được tạo thành bởi 3 hạt quark - tên chung của 6

loại hạt nặng. và ...

Thế giới hạt cơ bản hiện nay như sau

(đây không phải diễn đàn vật lí nên tôi nói qua thôi và vì giao diện của TVCD hạn

chế nên các kí hiệu hạt sẽ tạm bỏ qua, chỉ nhắc tên và phân loại hạt)

Các hạt cơ bản được chia làm 2 nhóm chính là fermion (các hạt tạo nên vật chất

trong vũ trụ) và boson (các hạt truyền tương tác - cụ thể là 4 loại tương tác cơ bản/

sẽ nói rõ về các tương tác này sau)

Boson gồm 4 loại cơ bản tương ứng với 4 loại tương tác cơ bản là

- photon - tương tác điện từ

- graviton - tương tác hấp dẫn

- gluon - tương tác mạnh

- weak boson (gồm 2 loại W và Z) - tương tác yếu.

Fermion gồm 12 loại chia làm 2 nhóm là quark - các hạt nặng và lepton - các hạt

nhẹ.
Quark gồm 6 loại là up, down, charm, strange, top và bottom. Trong đó vật chất

chúng ta thấy hàng ngày có hạt nhân gồm neutron và proton, ở đó neutron được tạo

thành bởi 3 quark, 1 up và 2 down còn proton là 2 up và 1 down.

Lepton là những hạt rất rất nhẹ so với quark, chúng gồm 6 loại, trong đó có 3 hạt

tham gia tạo thành vật chất trực tiếp và tương ứng với chúng là 3 neutrino tương

ứng.

electron - electron neutrino

muon - muon neutrino

tau - tau neutrino

Tất cả những hạt nêu trên còn có một số kết hợp khác nữa để tạo thành một số loại

hạt khác, tuy nhiên ở đây do độ dài hạn chế của bài viết này nên tôi tạm khong nêu

ra, mặt khác các sự kết hợp đó cũng đương nhiên không được tính là hạt cơ bản,

cũng như proton và neutron vậy.

Bản thân bảng hạt này ngày nay tạm được coi là cơ bản, nó vẫn có khả năng được

cấu thành từ những hạt nhỏ hơn. Tuy nhiên hiện nay ngay cả các hạt này cũng chưa

phải đã được xác định chính xác, mà chỉ bằng lí thuyết (như graviton) và các hiệu

ứng được tiên đoán (như quark).

Khoảng hơn 20 năm nay là thời kì phát triển mạnh mẽ của một lí thuyết cố gắng
thống nhất 4 loại tương tác cơ bản của tự nhiên và như thế cũng có nghĩa là thống

nhất bảng hạt cơ bản về cũng một gốc, đó là lí thuyết dây (string theory), chúng ta

sẽ nói thêm về nó ở một trong những bài tiếp theo.

Vật chất tối và năng lượng tối

Rất nhiều người chưa có nghiên cứu nhiều về vũ trụ học thường nhầm lẫn 2 khái

niệm này, coi chúng là một. Thực chất vật chất tối (dark matter) và năng lượng tối

(dark energy) là 2 khái niệm hoàn toàn độc lập từ lịch sử đên bản chất.

Chúng ta sẽ nói trước tiên về vật chất tối (dark matter)

Năm 1933, Fritz Zwicky phát hiện ra sự xuất hiện của loại vật chất này khi đo vận

tốc của các thiên hà trong quần thiên hà Coma.

Người ta thường đo khối lượng của một thiên hà bằng 2 cách cơ bản. Cách thứ

nhất là sự phân tán vận tốc trong quần thiên hà. Thiên hà có khối lương càng lớn sẽ

càng có sự phân tán vận tốc rõ nét ra các thiên hà lân cận và nhờ phương pháp đó

có thể xác định được tổng khối lượng của quần thiên hà. Cách thứ hai là xác định

độ trưng của các thiên hà để rút ra khối lượng của chúng và từ đó tính được tổng

khối lượng của quần thiên hà. Điều đáng chú ý là khối lượng của một quần thiên hà

tính theo cách thứ nhất luôn lớn hơn rất nhiều khối lượng tính theo cách hai cho dù
tính đến sai số rất cao. Như vậy có thể suy đoán rằng có sự tồn tại của một loại vật

chất còn chưa biết. Chính sự tồn tại của vật chất này mà khối lượng thật của các

thiên hà thực chất lớn hơn rất nhiều khối lượng có thể quan sát được. Hiện vẫn

chưa có thực nghiệm nào xác nhận hoàn toàn sự có mặt của các vật chất tối này.

Tuy nhiên việc tồn tại của nó hiện nay là rất được tin tưởng do những hiệu ứng đã

đo được. Ứng dụng các phương pháp đo nói trên và so sánh kết quả của chúng,

người ta nhận ra rằng có một số tỉ lệ nhất định về khối lượng đo được qua 2

phương pháp trên. Tỷ lệ khối lượng đo được bằng cách thứ nhất so với cách thứ

hai đôi với một số thiên hà elip đã đưọc xác định là khoảng 7 (7:1), tức là khối

lượng thật lớn hơn 7 lần khối lượng đo được dựa vào độ trưng của thiên hà. Các

thiên hà xoắn có mật độ vật chất cao hơn thì tỷ lệ chỉ từ 4 đến 5. Và khi áp dụng

cách tính này cho qui mô tổng quát của vũ trụ thì tỷ lệ này trong vũ trụ, vốn có

không gian hầu hết là trống rỗng lên đến 300, có nghĩa là nó khẳng định cho việc

vật chất tối có mặt tại khắp mọi nơi trong vũ trụ.

Nhiều người coi vật chất tối đóng góp một phần trong nghịch lí Olbers.

Nghịch lí này là câu hỏi đặt ra tại sao với rất rất nhiều sao như thế mà vũ trụ

không sáng rực mà lại tối thui như thế này, và tại sao vũ trụ không đạt được trạng

thái cân bằng nhiệt với các ngôi sao?

Khi lí thuyết BigBang ra đời cùng các kiểm chứng thuyết phục cũng như các hệ

quả và các suy đoán sau nó, người ta giải thích nghịch lí này như sau: Trong giai
đoạn đầu hình thành vũ trụ, vũ trụ trải qua một thời gian giãn nở lạm phát, tự tăng

kích thược và khối lượng (qua việc tạo ra các hạt co bản liên tiếp) với tốc độ rát

lớn (tăng thêm 10^50 lần chỉ trong vòng 10^-33 giây). Mặt khác vũ trụ hình thánh

cách đây đã 15 tỉ năm, trong khi các ngôi sao sớm nhất ra đời sau đó hơn 1 tỉ năm,

sau khi vũ trụ đã trải qua thời kì lạm phát và vẫn đang giãn nở. do đó ánh sáng từ

các ngôi sao ở các vùng khác nhau của vũ trụ không bao giờ đủ thời gian truyền

đến với nhau, có một chân trời giới hạn đường đi của các tia sáng đó trong không -

thời gian. Chính vì thế mà vũ trụ không sáng rự như ban ngày và các ngôi sao

không đủ thời gian để truyền toàn bọ nhiệt của chúng cho không gin xung quanh.

Một phần lí do nữa là có một số người giải thích rằng vật chất tối nói tới ở trên đã

"ăn" bớt mất ánh sáng, do đó chúng làm giảm một cách đáng kể mật độ ánh sáng

trong vũ trụ. Tuy nhiên hiện nay thì chưa có kiểm chứng nào cho thấy hạt ánh sáng

(photon) có thể bị hấp thụ.

Tuy nhiên, sự tồn tại phổ biến của vật chất tối cũng nói lên một vai trò rát quan

trọng nữa của nó. Đó là nó đóng góp vào việc kiềm chế sự nở ra của vũ trụ, tránh

cho vũ trụ có một cấu trúc không - thời gian lạm phát hoàn toàn, như thế thì hẳn đã

không có chúng ta ở đây.

Năng lượng tối

Khác hẳn với vật chất tối, năng lượng tối (dark energy) là loại năng lượng ẩn chứa
trong không gian trống rỗng của vũ trụ. Nó được suy ra từ kết quả của phương

trình trường Einstein, phương trình nổi tiếng của thuyết tương đối rộng (general

theory of relativity). Như chúng ta đều biết, phương trình rường chứa trong nó một

hằng số vũ trụ học (cosmological constant) - một trong những hằng số quan trọng

nhất của vũ trụ. Tuy nhiên nóp từng bị chính Einstein bác bỏ vì sự có mwtj của nó

khiến phương trình trường mô tả một vũ trụ giãn nở vĩnh viễn với khởi đầu là một

kì dị. Einstein không tin vào những kì dị và xác xuất của nó, ồng từng nói "Chúa

không chơi trò xúc xắc!", tuy nhiên những gì kiểm định từ lí thuyết BB lại cho thấy

Chúa có chơi, và hằng số vũ trụ là cần thiết. Và hằng số này cho biết rằng mô hình

chuẩn của vũ trụ giãn nở lạm phát đòi hỏi sự có mặt của một loại năng lượng tràn

ngập không gian, đủ sức chống lại hấp dẫn của vạt chất trong vũ trụ để làm nó giãn

nở vĩnh viễn, và người ta đã gọi loại năng lượng này là "nang lượng tối"
(sự có mặt của năng lượng tối dẫn đến sự giãn nở lạm phát của vũ trụ và hiện nay

tiếp tục làm vũ trụ giãn nở mãi mãi)

Theo các tính toán hiện nay, năng lượng vũ trụ có đến 73% là năng lượng tối, 23%

là năng lượng của vật chất tối và chỉ có 4% còn lại là của vật chất thông thường mà

chúng ta biết.

You might also like