You are on page 1of 23

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA KĨ THUẬT XÂY DỰNG
---  ---

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN


MÔN: KHOA HỌC TRÁI ĐẤT

Lớp: L09
Nhóm: 09
Thành viên:
Phạm Trung Kiên MSSV: 1913861 – nhóm trưởng
Lại Tấn Huy MSSV: 1913511
Lê Quang Linh MSSV: 1913943
Phạm Ngọc Khánh MSSV: 1911375
Trương Vỹ Kiệt MSSV: 1913888

TP.HCM, ngày 10 tháng 7 năm 2020


CHỦ ĐỀ BÀI TẬP LỚN
Chương 5: TRÁI ĐẤT TRONG VŨ TRỤ

KHÁI QUÁT HỆ MẶT TRỜI


OVERVIEW OF THE SOLAR SYSTEM

Nội dung bài Báo cáo bao gồm:

 Sự hình thành của Hệ Mặt trời và Học thuyết Tinh vân (nebular theory).

 Phân loại các hành tinh trong Thái dương hệ.

 Sơ lược về các Hành tinh đất đá (terrestrial planets).

 Sơ lược về các Hành tinh khí khổng lồ (Jovian planets).

 Khí quyển của các hành tinh.

 Nghiên cứu về các va chạm mức độ hành tinh (planetary impacts).

 Mối quan hệ giữa các hành tinh trong hệ Mặt trời (planetary relationship).

 Phần bổ sung, chỉnh sửa sau buổi thuyết trình.

 Phụ lục: nguồn ảnh, thông tin.


PHẦN I
SỰ HÌNH THÀNH CỦA HỆ MẶT TRỜI
HỌC THUYẾT TINH VÂN
‹ tổng hợp bởi: Phạm Trung Kiên và Phạm Ngọc Khánh ›

* Mô tả sơ lược Thái dương hệ:


 Mặt trời là tâm của 1 hệ thống xoay tròn rộng hàng nghìn tỉ km bao gồm 8 hành
tinh, những vệ tinh của chúng cùng 1 lượng lớn các vật thể nhỏ (hành tình lùn,
thiên thạch, sao chổi và sao băng).
 Khoảng 99.85% khối lượng của Hệ mặt trời tập trung ở Mặt trời và khối lượng
các hành tinh chiếm hầu hết trong 0.15% còn lại.
 Tính từ Mặt trời, thứ tự các Hành tinh lần lượt là: Thủy tinh (Mercury), Kim tinh
(Venus), Trái đất (The Earth), Hỏa tinh (Mars), Mộc tinh (Jupiter), Thổ tinh
(Saturn), Thiên vương tinh (Uranus), Hải vương tinh (Neptune).

* Học thuyết Tinh vân và sự hình thành của Hệ mặt trời:


 Mô hình giả thuyết tinh vân Mặt Trời này được đưa ra bởi Pierre-Simon Laplace
đưa ra năm 1796. Nó mô tả Mặt Trời, các hành tinh, tiểu hành tinh và sao chổi
đều được tạo ra từ một đám mây bụi liên sao sụp đổ dưới tác động của lực hấp
dẫn và bẹt ra do chuyển động quay.
 Hình thành như một đám mây hình cầu với những cụm khí liên sao cực lạnh,
Tinh vân Mặt trời (Solar Nebula) có đường kính khoảng 100 AU (xấp xỉ 15 tỉ
km) và có khối lượng lớn gấp 2 đến 3 lần khối lượng Mặt Trời.
 Thành phần của Tinh vân Mặt trời tương tự như thành phần của mặt trời ngày
nay: khoảng 98% (theo khối lượng) là hydro và heli đã hiện diện từ Vụ Nổ Lớn,
và 2% những nguyên tố còn lại hơn được tạo ra từ sự chết đi của các ngôi sao
trước đó.
 Sự hình thành của Hệ Mặt trời:
- Khi đám mây vật
chất bị tác động
bởi 1 áp suất nén
(có thể từ 1 vụ nổ
siêu lân tinh gần
đó), sự nén ép
trọng lực của tinh
vân dần tăng lên.
- Dưới áp lực, tinh
vân dần sụp đổ.
Thế năng của lực
hấp dẫn dần
chuyển hóa thành
động năng và
nhiệt năng.
- Ở trung tâm tinh vân, hầu hết vật chất (khí Hidro) bị nén lại hình thành 1 tiền
mặt trời (protosun) cực kì nóng và dần đặc hơn. Cuối cùng, cho tới khoảng
10-15 tỉ năm trước, trung tâm tinh vân đạt đủ nhiệt độ và áp suất để xảy ra
phản ứng nhiệt hạch. Phản ứng tỏa ra quang năng và nhiệt năng tạo thành
Mặt trời – một ngôi sao mới hình thành.
- Các vật chất còn lại của tinh vân dần hình thành 1 đĩa dày hơn, phẳng và quay
nhanh hơn khiến các va chạm xảy ra nhiều hơn. Dần dần, bụi (hợp chất kim
loại và silicate) và băng (H2O, CH4, NH3 rắn) lạnh đi do bức xạ, chúng va
chạm liên tục và dính vào nhau bằng lực tĩnh điện hình thành các “hạt giống
vật chất rắn”.
- “Các hạt giống” dần tăng lên về kích thước và trở thành những vi thể hành
tinh (planetesimals). Có diện tích bề mặt lớn dẫn tới tỷ lệ va chạm tăng, lực
hấp dẫn cũng tăng khiến chúng to ra nhanh và dần hình thành các Hành tinh
sau xấp xỉ 1 tỉ năm.
- Sau thời kì bị bắn phá căng thẳng bởi các vật thể nhỏ hơn, các Hành tinh cuối
cùng cũng trở thành hình dạng như ngày nay. Khi mà các mảnh vật chất tương
đối lớn trở thành vệ tinh hoặc vành đai bao quanh hành tinh và các mảnh vật
chất còn lại tập hợp thành Vành đai tiểu hành tinh và Vành đai Kuiper cùng
xoay quanh Mặt trời.

PHẦN II
PHÂN LOẠI CÁC HÀNH TINH
TRONG THÁI DƯƠNG HỆ
‹ tổng hợp bởi: Phạm Trung Kiên ›

* Các hành tinh trong Thái dương hệ tuy đều hình thành từ đĩa tiền hành tinh
nhưng tùy vào vị trí và thành phần mà hình thành nên các dạng hành tinh khác
nhau mang những đặc trưng riêng:
Biết rằng nhiệt độ sẽ giảm dần khi đi từ tâm Hệ ra xa nên các hành tinh sẽ bị phân hóa
theo khoảng cách của nó tới Mặt trời trong thời kì mới hình thành Hệ:
 Ở vùng phía trong (vùng nóng), nhiệt độ quá cao (trên 150 độ K) để các hợp chất
hydro có thể tụ đặc lại vậy nên những hạt giống duy nhất của quá trình bồi tụ
này là các kim loại nặng và hợp chất silicate. Các tiền hành tinh trong vùng này
đa phần là đá và kim loại, từ đó chúng hình thành các Hành tinh đất đá
(Terrestial planets).
 Ở phía ngoài Vành đai tiểu hành tinh, nơi có nhiệt độ lạnh hơn, các hợp chất
hidro (H2O, CH4, NH3) cùng 1 lượng nhỏ đá và kim loại kết lại thành những hạt
giống ‘băng’. Theo thời gian, những “hạt giống” đó lớn thành những “tiền hành
tinh” cực lớn (khối lượng khoảng 10 lần Trái đất). Lực hấp dẫn lớn của chúng bắt
đầu thu thập và giữ lại khí hidro và heli dồi dào ở vùng ngoài này. Một khi quá
trình này đã xảy ra, các mảnh đó lớn lên nhanh chóng, bởi vì hydro và heli chiếm
tới 98% khối lượng đĩa, và thu hút cá khí đó sẽ làm tăng khối lượng dẫn tới tăng
sức hút hấp dẫn. Chúng dần trở thành những đám mây khí to lớn với nhân đặc và
từ đó hình thành nên những Hành tinh khí khổng lồ (Jovian planets).
PHẦN III
CÁC HÀNH TINH ĐẤT ĐÁ
(TERRESTRIAL PLANETS)
‹ tổng hợp bởi: Trương Vỹ Kiệt ›

* Thuật ngữ hành tinh đất đá (terrestial) bắt nguồn từ Trái đất (terra) có
nghĩa là các hành tinh giống như Trái đất:
 Các hành tinh đất đá được đặc trưng bởi bề mặt vỏ chắc cứng, khối lượng khá
thấp, trọng lượng riêng cao, chứa nhiều sắt và các kim loại nặng.
 Nhờ vào phần nhân kim loại nóng chảy của chúng (chủ yếu là sắt và nikel), từ
trường của các hành tinh loại này tương đối mạnh. Điều này giúp chúng có được
sự bảo vệ tương đối khỏi những cơn bão từ từ Mặt trời và là điều kiện để Trái đất
chúng ta có được sự sống.

* Có 4 hành tinh đất đá trong Thái dương hệ, thứ tự và đặc điểm các hành
tinh được trình bày dưới bảng sau:
1.Thủy tinh (Mercury) 2. Kim tinh (Venus)
 Là hành tinh gần nhất và nhỏ nhất trong hệ  Được coi như anh em sinh đôi với Trái đất,
Mặt Trời. Kim tinh là hành tinh nóng nhất trong hệ Mặt
 Đường kính xích đạo: 4878 km. Trời tuy ở xa hơn gần gấp đôi so với Thủy
 Chu kì quay quanh Mặt trời: 88 ngày Trái đất. tinh.
 Chu kì tự quay quanh trục: 59 ngày Trái đất.  Đường kính quỹ đạo: 12104 km.
 1 năm của Thủy tinh chỉ dài bằng 1,5 ngày  Chu kì quay quanh Mặt trời: 245 ngày Trái
đất.
của chính nó.  Chu kì tự quay quanh trục: 243 ngày Trái Đất.
 Thành phần cấu tạo khoảng 70% là kim loại  1 năm trên Kim tinh chỉ hơi dài hơn 1 ngày.
và 30% là silicat.  Khối lượng và kích thước gần giống với Trái
 Khối lượng riêng trung bình của Sao Thủy là Đất.
5,427 g/cm3 cao thứ 2 trong hệ Mặt Trời.  Giống như Trái Đất, lõi Sao Kim ở trạng thái
 Lõi của Sao Thủy chiếm khoảng 42% thể tích lỏng một phần bởi vì hai hành tinh có quá
của nó so với của Trái Đất bằng 17%, chứa trình lạnh và tiêu tán nhiệt bên trong với cùng
nhiều sắt hơn bất kì hành tinh nào khác trong một tốc độ.
hệ Mặt Trời.  Đường kính nhỏ hơn của Sao Kim so với Trái
 Bên ngoài lõi là lớp manti có bề dày từ 500 – Đất cho thấy những phần sâu bên trong hành
700 km bao gồm chủ yếu là silicat. tinh chịu áp suất nhỏ hơn so với của Trái Đất
3. Trái đất (The Earth) 4. Hỏa tinh (Mars)
 Là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất  Là hành tinh thứ 4 trong hệ Mặt Trời.
đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối  Bán kính của Sao Hỏa xấp xỉ bằng một nửa
lượng và mật độ vật chất. bán kính của Trái Đất: 3397 km
 Là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó
 Tuy 1 năm trên Hỏa tinh(687 ngày) dài gần
có con người và cho đến nay đây là nơi duy
nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. gấp đôi năm Trái đất nhưng 1 ngày của nó
 Bán kính xích đạo: 6378km (ngày Sol) dài hơn Trái đất khoảng 40 phút
 Lõi ngoài của Trái Đất nằm ở độ sâu khoảng do tốc độ quay thấp hơn.
2.900 km phía dưới bề mặt Trái Đất và dày  Tỷ trọng của nó nhỏ hơn của Trái Đất,
khoảng 2.260 km. Nhiệt độ của lõi ngoài Trái với thể tích chỉ bằng 15% thể tích Trái Đất
Đất nằm trong khoảng từ 4.400 °C ở phần và khối lượng chỉ bằng 11%. Diện tích bề
trên tới 6.100 °C ở phần dưới. Lớp chất lỏng
mặt của hành tinh đỏ chỉ hơi nhỏ hơn tổng
và nóng bao gồm sắt và niken này của lớp lõi
ngoài có tính dẫn điện, kết hợp với sự tự diện tích đất liền trên Trái Đất.
quay của Trái Đất, sinh ra hiệu ứng dynamo,   Lõi Sao Hỏa có bán kính khoảng 1.480 km,
duy trì các dòng điện và như thế được coi là với thành phần chủ yếu là sắt với khoảng 14–
gây ra ảnh hưởng tới từ trường của Trái Đất. 17% lưu huỳnh.
Nó chiếm khoảng 30,8% khối lượng Trái   Lõi sắt  này có trạng thái lỏng một phần, với
Đất.
sự tập trung các nguyên tố nhẹ hơn cao gấp
 Lõi trong của Trái Đất là một quả cầu chủ
hai lần so với lõi của Trái Đất. Lõi được bao
yếu ở dạng rắn có bán kính khoảng 1.220
km, chỉ bằng 70% bán kính của Mặt Trăng. quanh bởi một lớp phủ silicat, lớp này hình
Nó được cho là chứa hợp kim sắt-niken, và thành lên sự kiến tạo và đặc điểm núi lửa của
nhiệt độ của nó tương đương nhiệt độ bề mặt hành tinh, nhưng hiện nay những hoạt động
của Mặt Trời. này đã ngừng hẳn.

* Trong các hành tinh đất đá, chỉ có 2 hành tinh có vệ tinh tự nhiên là Trái đất
(Mặt trăng) và Hỏa tinh (Phobos và Deimos).
PHẦN IV
CÁC HÀNH TINH KHÍ KHỔNG LỒ
(JOVIAN PLANETS)
‹ tổng hợp bởi: Lê Quang Linh ›

* Định nghĩa, khái quát:


 Nằm ngoài vành đai tiểu hành tinh, các hành tinh khí khổng lồ là những hành tinh
có thành phần chính không phải là đá hay kim loại và không có bề mặt rắn.
 Tên gọi Jovian bắt nguồn từ Mộc tinh (Jupiter), hành tinh lớn nhất trong Thái
dương hệ.
 Hệ Mặt Trời có 4 hành tinh khí khổng lồ bao gồm: Mộc tinh (Jupiter), Thổ tinh
(Saturn), Thiên vương tinh (Uranus) và Hải vương tinh (Neptune).

 Những hành tinh khí khổng lồ có cấu tạo thành phần tương đối khác biệt so với
các hành tinh đất đá và cũng được chia ra làm 2 loại là:
- Khổng lồ khí (gas giants): Mộc tinh và Thổ tinh
 Thành phần chủ yếu là Hidro (H) và Heli (He) ở dạng khí
- Khổng lồ băng (ice giants): Thiên vương tinh và Hải vương tinh.
 Thành phần chủ yếu là các hợp chất của hidro (H2O, CH4, NH3) ở dạng
rắn.
* 2 chàng Khổng lồ khí (gas giants):

Là 2 hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, Mộc tinh và Thổ tinh chia sẻ những
đặc điểm đặc trưng của các Khổng lồ khí như sau:
MỘC TINH THỔ TINH
Những
 Thành phần chủ yếu là Hidro (H) và Heli (He).
đặc điểm  Có nhân nhỏ, rắn, phần lớn là hợp chất của sắt giống như nhân của
tiêu biểu các hành tinh đất đá, thêm vào đó là các hợp chất của hidro và đá.
(chung)  Dưới nhiệt độ và áp suất cao, hidro ở lớp trên nhân biến thành dạng
lỏng và dạng kim loại hóa (metallic hydrogen) với các electron tự
của 2 do, từ đó tạo ra từ trường cực mạnh khi hành tinh tự xoay.
hành tinh  Vì khối lượng và kích thước lớn, 2 hành tinh đều có rất nhiều vệ tinh
Khổng lồ tư nhiên bao quanh, cùng với đó là các đĩa vật chất hay còn được gọi
là vành đai (ring).
khí
Những  Khối lượng: 1,8986x1027 kg,  Khối lượng: 5,6846x1026 kg, gấp
gấp khoảng 318 lần Trái đất khoảng 92 lần Trái đất.
đặc điểm
 Đường kính xích đạo:  Đường kính xích đạo: 120.536 km
142.984 km
 Từ trường: yếu hơn Trái Đất
 Từ trường mạnh gấp 12 lần
(khoảng 1/12 từ trường Mộc tinh)
từ trường Trái Đất
 Vành đai: Halo Ring, Main  Có 7 vành đai tự nhiên
riêng Ring, Gossamer Rings (D,C,B,A,F,G,E)
 Vệ tinh: 79 vệ tinh tự nhên  Vệ tinh tự nhiên: ít nhất 82 vệ tinh
(Io, Europa, Ganymede, (2019)
Callisto,...)
 Đặc điểm nổi bật: Vết Đỏ  Đặc điểm nổi bật: Vành đai, Lục
Lớn. giác cực Bắc, vệ tinh Titan.
* 2 người Khổng lồ băng (ice giants):
THIÊN VƯƠNG TINH HẢI VƯƠNG TINH

  Là 2 hành tinh ngoài cùng của Thái dương hệ, được phát hiện sau cùng và
chúng có những đặc điểm rất giống nhau.
 Thành phần chủ yếu: nước đá (H2O), băng metan (CH4), amoniac rắn (NH3)
cùng một lượng nhỏ hợp chất đá rắn ở tâm và khí H, He tạo thành bầu khí
quyển.
 Cấu tạo:
- Nhân: dạng rắn, nhỏ, giàu sắt.
- Lớp phủ mantle: nóng, có áp suất cao, chứa nước, khí amoniac và khí metan
bị nén thành dạng băng rắn.
 Vì không có hidro dạng kim loại hóa như Mộc tinh và Thổ tinh nên từ trường
của Thiên vương tinh và Hải vương tinh khá yếu, chỉ xấp xỉ từ trường Trái đất.
 Khối lượng: 8,6810x1025 kg  Khối lượng: 1,0243x1026 kg
 Đường kính xích đạo: 51.118 km  Đường kính xích đạo: 49.528 km
 Có 13 vành đai vật chất và 27 vệ tinh  Hệ thống vành đai: Galle Ring,
tự nhiên Le Verrier Ring, Adams Ring,...
 Vệ tinh tự nhiên: 14
PHẦN V
KHÍ QUYỂN CỦA CÁC HÀNH TINH
TRONG THÁI DƯƠNG HỆ
‹ tổng hợp bởi: Lại Tấn Huy ›

* Định nghĩa, khái quát:


 Khí quyển: là một lớp khí có thể bao bọc xung quanh một thiên thể có khối lượng
đủ lớn và nó được giữ lại bởi trọng lực của thiên thể đó. Một số hành tinh được
cấu thành chủ yếu là các loại khí khác nhau (như các Khổng lồ khí), nhưng chỉ có
lớp ngoài cùng là khí quyển.
 Cùng với sự ra đời khác nhau, các hành tinh trong hệ Mặt trời cũng hình thành
những bầu khí quyển khác nhau. Khí quyển đóng vai trò trong việc hình thành
màu sắc, hình dạng bề mặt cũng như khả năng xuất hiện sự sống của hành tinh.
 Có 2 yếu tố quyết định khí quyển của 1 hành tinh đó là: nhiệt độ (sự nung nóng từ
Mặt trời) và trọng lực. Chúng quyết định loại khí nào (nếu có) bị hút bởi hành
tinh trong quá trình hình thành hành tinh và những khí cuối cùng được giữ lại.
* Với nhiệt độ và sức hấp dẫn khác nhau, bầu khí quyển các hành tinh
mang những đặc trưng riêng biệt như sau:
 THỦY TINH: vì quá gần Mặt trời và có khối lượng
Tên chất Mật đồ tại bề mặt cm−3
nhỏ, hành tinh này không thể giữ được nhiều khí trong
quá trình hình thành và kết quả là 1 bầu khí quyển cực Hydro(H) 250
mỏng, gần như là không có và áp suất chỉ là 1 nPa: Hydro phân tử ¿ 1,4 ×10−7
 Chứa hydro, heli, ôxy, natri, canxi, kali và hơi
nước với lượng cực ít (bảng bên) Heli 6 ×103
 Nhiều thành phần có nguồn gốc từ gió mặt trời Oxy nguyên tử 4 ×104
và từ lớp vỏ hành tinh.
 Với bầu khí quyển quá mỏng nên hành tinh bị Oxy phân tử ¿ 2,5 ×107
bắn phá bởi nhiều thiên thạch, sao chổi và mang Natri 1,7−3,8 ×104
lên mình màu xám nhạt (giống Mặt trăng)
Kali 400

Canxi 300

Magiê 7,5 ×103

Argon ¿ 6,6 ×106

Nước ¿ 1,5 ×107


Khác Neon, silic, lưu huỳnh, sắt,..
 KIM TINH; Hình thành xa Mặt trời hơn, Kim tinh với kích cỡ khá lớn thu thập
được khí nặng hơn (chủ yếu là CO2) trong quá trình hình thành làm nó có 1 bầu
khí quyển cực dày:
 So với khí quyển Trái Đất, nó có áp suất
lớn hơn nhiều, đậm đặc và vươn lên các
tầng cao. Luôn có mây mù dày đặc trên
Sao Kim, che khuất bề mặt khỏi các quan
sát quang học từ bên ngoài.
 Bầu khí quyển rất đặc với 96% thán khí
(khí CO2), 3% đạm khí (nitơ N2), lượng ít
hơi nước và các loại axít khác nhau.
 Với lượng lớn khí CO2 cao, hiệu ứng nhà
kính (greenhouse effect) làm nhiệt độ khí
quyển và bề mặt Kim tinh trở nên cực cao
vì thán khí chỉ hấp thụ nhiệt mà không bức
xạ được nhiệt ra ngoài không gian. ‹ điều
tương tự sẽ xảy ra với Trái đất với tình hình thải khí CO2 như hiện nay ›
 Mặc dù khí quyển này rất nóng và cao áp, tại độ cao chừng 50 km đến 65 km
so với bề mặt, nhiệt độ và áp suất hạ xuống đến các giá trị tương đương với bề
mặt Trái Đất, khiến cho các vùng khí quyển trên cao này là nơi giống Trái Đất
nhất trong hệ Mặt Trời. Đây là khu vực được coi là có thể khai thác để thám
hiểm và sinh sống bởi con người trên Kim tinh.
 Khí quyển dày với nhiều đám mây axit khiến bề mặt Kim tinh bị che khuất, ta
chỉ có thể nhìn thấy màu vàng nhạt từ chính lớp mây.

 TRÁI ĐẤT: Tương tự như Kim Tinh, Trái đát cũng thu thập được tương đối
nhiều khí trong quá trình hình thành để tạo thành bầu khí quyển như hiện nay.
 Thành phần khí quyển: nitơ N2 (78,1%), ôxy O2 (20,9%) cùng một lượng nhỏ
argon Ar (0,9%), cacbon điôxít CO2 (khoảng 0,035%), hơi nước và một số khí
khác.
 Bầu khí quyển có tầng ozon bảo vệ cuộc sống của Trái Đất bằng cách hấp thụ
bức xạ tia cực tím từ mặt trời.
 Khí quyển trái đất gồm 5 tầng:
 Tầng đối lưu: Cách bề mặt Trái Đất
16km, tùy vào vĩ độ (ở hai vùng cực là từ
7-10km). Những hiện tượng như mưa,
mưa đá, gió, tuyết…. xảy ra ở tầng này.
 Tầng bình lưu: Từ trên tầng đối lưu đến
khoảng 50 km. Ở đây không khí loãng,
nước và bụi rất ít, không khí chuyển động
theo chiều ngang.
 Tầng trung lưu: Từ khoảng 50 km đến 80
km, nhiệt độ giảm theo độ cao, có thể tới
-75 °C.
 Tầng điện li: Từ 80-85km đến khoảng
1000km. Ở tầng này tồn tại Oxy và Nito ở
dạng ion, vì thế gọi là tầng điện li.
 Tầng ngoài: trên 1000km đến 10000km. Không khí ở đây rất loãng, nhiệt độ lại
rất cao, một số phân tử và nguyên tử chuyển động với tốc độ cao để thắng được
lực hút của Trái Đất lao ra vũ trụ.
 Các đại dương và ánh sáng tán xạ bởi bầu khí quyển khiến Trái Đất có màu
xanh dương nhạt với chút mây trắng.
 HỎA TINH: Tương tự như Trái Đất, Hỏa Tinh cũng thu thập được rất nhiều chất
khí trong quá trình hình thành để tạo nên bầu khí quyển như ngày nay.
 Thành phần khí quyển: CO2 là khí chủ
yếu (95,32%), sau đó đến N 2(2,7%), O2
(0,13%), CO(0,08%) và các khí hiếm như
Neon, Argon,…
 Khí quyển Hỏa Tinh gồm 3 tầng:
 Tầng đối lưu: Tầng đối lưu cao đến
40 km. Lượng bụi lớn trong khí quyển
Sao Hỏa đã đẩy tầng đối lưu lên cao
như vậy (so với khí quyển Trái Đất chỉ
khoảng 10 đến 18 km).
 Tầng bình lưu: Tầng bình lưu trên Sao
Hỏa thường nằm trong khoảng độ cao
từ 70km đến 140km.
 Tầng trên cùng: Trên 100 km, cấu trúc khí quyển được định đoạt bởi các quá
trình phân ly các phân tử, dưới sự hấp thụ bức xạ Mặt Trời. Tia tử ngoại của
Mặt Trời làm ion hóa các phân tử khí dẫn đến hàng loạt các phản ứng hóa
học phức tạp. Các phân tử bị phân ly, trở nên nhẹ hơn, có xu hướng bay lên trên
cao, thậm chí thoát khỏi sức hút Sao Hỏa.
 Sao Hoả chủ yếu có màu nâu đỏ, mặc dù có một vài khu vực lớn màu tối hơn, và
cũng có các chỏm băng ở hai cực. Màu đỏ chiểu ưu thế đến từ các lớp đá oxit sắt
trên bề mặt, vì các đám mây rất hiếm và mỏng.

 M

C

TINH: nằm phía ngoài của Hệ, thu thập


khí từ tinh vân Mặt trời, thành phần chủ yếu
của khí quyển cấu tạo từ hydro và heli theo
tỷ lệ tương tự như trong Mặt Trời.

 Thành phần: Khí quyển của Mộc Tinh là


bầu khí quyển lớn nhất trong hệ Mặt Trời.
Nó chủ yếu được cấu tạo từ các hợp chất
hóa học cúa hidro gồm metan và amoniac,
hydro sulfua và nước chỉ có mặt với một
lượng nhỏ. Nồng độ N 2, lưu huỳnh, khí
hiếm trong khí quyển Mộc Tinh nhiều gấp
khoảng 3 lần so với khí quyển Mặt Trời.
 Một số đặc điểm đặc trưng của khí quyển
Mộc Tinh: Các luồng xoáy, Vết đỏ lớn,
Bầu dục BA, Dông bão và sét, Các đốm
nóng,…
 Sao Mộc có màu cam và các dải mây
trắng. Các dải trắng được pha màu
bởi các đám mây ammoniac, trong
khi màu cam đến từ các đám mây
ammonium hydrosulfide.

(Bầu dục BA (dưới cùng), Vết Đỏ Lớn (trên cùng) và


"Vết Đỏ Sơ sinh" (giữa) khi chúng tiến lại gần nhau vào
tháng 6 năm 2008).
 THỔ TINH:
 Thành phần: chứa
96,3% phân tử
hiđrô và 3,25% heli.
Tỉ lệ heli giảm đáng
kể so với sự có mặt
của nguyên tố này
trong Mặt Trời.
 Đặc điểm của khí
quyển Thổ Tinh:
 Các tầng mây: Khí
quyển Thổ Tinh hiện lên những dải màu sắc giống như của Mộc Tinh, nhưng
những dải màu của Thổ Tinh mờ hơn và rộng hơn tại xích đạo hành tinh. Tuy
bên ngoài khí quyển Thổ Tinh trông yên lặng nhưng thực tế nó có những cơn
bão hình oval (hình bầu dục) tồn tại.
 Các đám mây xếp hình lục giác ở Cực Bắc: Có một cấu trúc trong khí quyển
hình lục giác bao quanh xoáy khí quyển gần cực bắc Sao Thổ, cấu trúc này nằm
ở vĩ độ khoảng 78°N do tàu Voyager lần đầu tiên chụp được.
 Cực Nam: Các bức ảnh do kính thiên văn Hubble chụp vùng cực nam cho thấy
sự có mặt của một dòng khí tốc độ cao (jet stream), nhưng không hình thành nên
xoáy khí quyển mạnh hay cấu trúc lục giác như ở cực bắc.
 Lớp khói mù ammonia màu trắng bao phủ toàn bộ hành tinh này và che khuất một
phần các đám mây đỏ bên dưới. Các đám mây ở bán cầu mùa đông của nó có màu
xanh nhạt (pale blue) nên Thổ Tinh có màu hoàng kim nhạt.

 THIÊN VƯƠNG TINH:


 Thành phần: cấu tạo chủ yếu từ khí hidro và heli.
Bầu khí quyển của Sao Thiên Vương là lạnh nhất
trong các hành tinh (khoảng -224,15℃ ).
 Khí quyển của Sao Thiên Vương có 3 tầng:
 Tầng đối lưu: Từ cao độ −300 cho tới 50 km và có
áp suất từ 100 cho tới 0.1 bar.
 Tầng bình lưu: Từ cao độ từ 50 và 4000 km và áp
suất từ 0.1 và 10−10 bar.
 Tầng ngoài: Kéo dài từ cao độ 4,000 km cho tới
bán kính Sao Thiên Vương.
 Không giống ở Trái Đất khí quyển Sao Thiên
Vương không có tầng trung lưu
Sao Thiên Vương có màu xanh nhạt. Màu sắc của hành tinh này đến từ các đám mây
khí methane.

 HẢI VƯƠNG TINH: Là hành tinh với những đặc điểm rất giống với Thiên
Vương Tinh.
 Thành phần: Khí quyển Hải Vương Tinh chứa
80% hidro và 19% heli. Cũng có một lượng
nhỏ methane.
 Khí quyển chia làm 2 vùng chính:
 Tầng đối lưu: Phía dưới với nhiệt độ trong
tầng này giảm theo cao độ.
 Tầng bình lưu: Phía trên với nhiệt độ tăng
theo cao độ.
 Cũng như Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương
có màu xanh nhạt do các đám mây methane.
PHẦN VI
CÁC VA CHẠM MỨC ĐỘ HÀNH TINH
(PLANETARY IMPACTS)
‹ tổng hợp bởi: Phạm Trung Kiên ›
* Khái quát về sự va chạm:
Các va chạm (Impacts) giữa các vật thể trong hệ Mặt trời đã xảy ra liên tục xuyên suốt
trong lịch sử và đóng vai trò cực kì quan trọng:
 Trong thời kỳ hình thành, các va chạm đã giúp xây nên
tiền hành tinh và rồi các Hành tinh.
 Các hố va chạm là đặc điểm bề mặt đặc trưng trên Thủy
tinh, Mặt trăng và nhiều vệ tinh của các Khổng lồ khí.
 Va chạm giữa Trái đất trong giai đoạn bán nóng chảy và
1 vật thể cỡ Hỏa tinh đã tạo nên Mặt trăng hiện tại (ảnh).
 Một giai đoạn thiên thạch bắn phá liên tục đã
giúp Trái đất có đủ nước và sau đó là sự sống.
 Với 1 va chạm giữa 1 thiên thạch lên Trái đất
khoảng 65 triệu năm trước, sự việc đã dẫn
đến sự tuyệt chủng của khủng long (ảnh).
 Các va chạm có sức ảnh hưởng lên sự sống, lên
các hành tinh và có thể lên cả hệ Mặt trời.
* Đặc điểm của các va chạm:
 Sự va chạm của các vật thể lên các vật
thể lớn hơn sẽ tạo ra các hố va chạm
(impact craters). Thường các vật thể
trong hệ Mặt trời sẽ di chuyển với tốc
độ cao nên hố va chạm thường sẽ lớn
hơn vật thể gây ra hố đó.
 Trên các vật thể lớn, sự hiện diện của
bầu khí quyển có thể khiến các vật thể
va chạm nhỏ bị vỡ ra hoặc giảm tốc độ.
Gây ra ít thiệt hại hơn, hố va chạm
nhỏ.
* Quá trình va chạm (mô phỏng 1 thiên thạch đâm vào bề mặt rắn):

 Khi va chạm, động năng cực lớn


của thiên thạch bị chuyển hóa
thành nhiệt năng và năng lượng
sóng nén.
 Sóng nén gây ra 1 lực nén ép lớn
lên vật ngay khi chạm vào bề mặt.
Điều này lập tức gây ra phản lực,
đẩy vật chất khỏi bề mặt và bay ra
khỏi hố va chạm. Một phần của bề
mặt sẽ bị nhiệt năng của va chạm
làm nóng chảy.
 Sau va chạm, phần vật chất bị đẩy ra
(ejecta) sẽ rơi xuống ở xung quanh
hoặc ngay trên hố va chạm, hình
thành 1 vành đai (crater rim) với 1
tâm xuất hiện ở điểm va chạm
(central peak).
 Có thể có những mảnh vỡ lớn
trong quá trình va chạm và chúng
tạo nên những hố va chạm phụ
(secondary crater).
PHẦN VII
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HÀNH TINH
TRONG THÁI DƯƠNG HỆ
‹ tổng hợp bởi: Phạm Trung Kiên ›

* Với mọi hệ thống, chúng ta đều có thể thấy các liên kết, các mối quan hệ
giúp cho hệ thống đó tồn tại. Hệ Mặt trời cũng vậy, các Hành tinh, vật thể
tồn tại được như hiện nay đều do có sự hỗ trợ hoặc đối chọi lẫn nhau.
* Những mối quan hệ trong Thái dương hệ:
 Mộc tinh với trường hấp dẫn mạnh đã giúp làm
cho các vật thể bên ngoài hệ Mặt trời và những
mảnh vụn, những thiên thạch, sao chổi chệch
hướng hoặc không tới được các hành tinh phía
trong. Điều này một phần giúp cho sự sống trên
Trái đất tồn tại.

 Tuy vậy, Mộc tinh cũng là nguyên nhân


mà Hỏa tinh nhỏ như hiện nay. Nó đã
ngăn không cho 1 hành tinh mới hình
thành ở Vành đai tiểu hành tinh và cùng
với đó ngăn Hỏa tinh lấy thêm vật chất
để trở nên lớn hơn. Ngoài ra điều này
cũng làm cho vùng phía trong không thể
hình thành nên siêu Trái đất nào.

 Tương tự như Mộc tinh, 2 anh em song


sinh Thiên vương tinh và Hải vương tinh ngăn không cho các vật thể từ Vành đai
Kuiper tiến vào trong Hệ Mặt trời.
PHẦN VIII
BỔ SUNG, CHỈNH SỬA, XỬ LÍ VẤN ĐỀ
SAU BUỔI THUYẾT TRÌNH
 Vấn đề 1: bổ sung vai trò của Lực hấp dẫn trong quá trình hình thành và định
hình hệ Mặt trời: https://www.denverastro.org/xdfiles/mickle/GravityDevelonSS.pdf
 Sự hình thành:
- Lực hấp dẫn phá vỡ sự cân bằng thủy tĩnh khiến tiền mặt trời co lại, từ đó xảy ra
phản ứng nhiệt hạch, hình thành nên mặt trời.
 Định hình:
- Trọng lực tác động lớn đến hình dạng của Mặt trời và các hành tinh, khiến
chúng có dạng hình cầu hoặc gần giống hình cầu.
- Trọng lực đóng vai trò là lực hướng tâm giữ cho quỹ đạo của các hành tinh ổn
định, khiến các hành tinh không thể vượt khỏi hệ Mặt trời.
- Các vật thể trong vành đai tiểu hành tinh không thể tập hợp lại do ảnh hưởng
của trọng lực, đặc biệt là của sao Mộc.
- Các hành tinh có trọng lực lớn giữ các vật thể có khối lượng nhỏ bay quanh
mình, từ đó hình thành nên các vành đai (sao Mộc, sao Thổ,…)
 Vấn đề 2: bổ sung thêm các tương tác ảnh hưởng giữa các hành tinh trong Thái
dương hệ:
 Các hành tinh ảnh hưởng qua lại lẫn nhau thông qua lực hấp dẫn:
- Sự cân bằng giữa lực hấp dẫn của Mộc tinh và Mặt trời đã giữ cho quỹ đạo Trái
đất ổn định, là điều kiện cần thiết để sự sống phát triển. Không có sao Mộc, Trái
đất có thể bị kéo về phía Mặt trời gần hơn cả sao Kim.
- Cùng với sao Mộc, sao Kim cũng làm ảnh hưởng đến quỹ đạo Trái đất (do
khoảng cách gần và khối lượng tương đương Trái đất)
- Sự kéo dãn quỹ đạo của sao Thủy có thể gây ra sự hỗn độn trong quỹ đạo các
hành tinh trong tương lai xa, từ đó có thể gây ra sự va chạm của các hành tinh.
 Kim tinh và Mộc tinh gây ra sự thay đổi mùa của Trái đất: Kim tinh có kích cỡ
tương tự và ở gần Trái đất nhất, Mộc tinh tuy xa nhưng là hành tinh có lực hấp
dẫn mạnh nhất => Hai hành tinh có sức ảnh hưởng cực lớn lên khí hậu Trái đất
chỉ từ những thay đổi nhỏ trong lực hấp dẫn => thay đổi cường độ ánh sáng tới từ
Mặt trời => nhiệt độ Trái đất thay đổi => khí hậu thay đổi.
 Ảnh hưởng tới sự sống trên Trái đất, chu kì diễn ra là khoảng 405000 năm.
PHỤ LỤC

Nguồn của các hình ảnh, tư liệu được sử dụng:


 Ảnh:
 Pinterest.
 Fanpage Vật lí thiên văn.
 Giáo trình The Foundation of Earth Science.
 thienvanvietnam.org
 nasa.gov
 seasky.org
 Tài liệu, thông tin thuyết trình:
 Giáo trình The Foundation of Earth Science.
 nasa.gov
 Hội thiên văn học trẻ Việt Nam VACA.
 denverastro.org
 usatoday.com
 Nhóm Astronomy & Science trên facebook.

You might also like