You are on page 1of 22

Mục lục

1. PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 2


2. PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 7
Chương 1. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH .................................... 7
1.1 Vị trí quy luật của phủ định của phủ định .................................................. 7
1.2. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................... 7
1.2.1 Phủ định..................................................................................................... 7
1.2.2 Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình .............................................. 7
1.3 Nội dung quy luật phủ định của phủ định ................................................. 11
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận .......................................................................... 13
Chương 2. VẬN DỤNG QUY LUẬT CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
TRONG NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG
DẠY HIỆN NAY. ............................................................................................... 14
2.1 Tính tất yếu của việc thay đổi các phương pháp giảng dạy hiện nay ..... 14
2.2 Đánh giá thực trạng việc liên hệ vận dụng nội dung phần lý thuyết ...... 15
2.2.1 Những mặt tích cực và nguyên nhân....................................................... 15
2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................. 18
2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế : ........................................................ 20
3. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 22

1
QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH. VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY
TRONG NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HIỆN
NAY

1. PHẦN MỞ ĐẦU
a) Lời giới thiệu
Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian
(khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh
Cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp. ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học
Có gốc ngôn ngữ là chữ triết; người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà
là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu Biết sâu sắc của
con người.

Ở Ấn Độ, thuật ngữ dar’sana (triết học) có nghĩa là chiêm ngưỡng, nhưng mang hàm
ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải.

Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp. Nếu chuyển từ tiếng Hy Lạp
cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, nghĩa là yêu mến sự thông thái. Với người
Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm
chân lý của con người.

Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt
động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách
là một hình thái ý thức xã hội. Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng
đều bao hàm nhưng nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách
là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó
nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và
thểhiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý.

Khái quát lại, có thể hiểu: Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con
người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Triết học ra đời do hoạt
động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống; song, với tư cách là hệ thống tri thức

2
lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau đây:
Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được cái chung
trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ. Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình
thành tầng lớp lao động trí óc. Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm
rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời. Tất cả những điều trên cho
thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và
nguồn gốc xã hội.

b) Đối tượng của triết học

Trong quá trình phát triển, đối tượng của triết học thay đổi theo từng giai đoạn lịch
sử. Ngay từ khi mới ra đời, triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức, bao hàm
trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực không có đối tượng riêng. Đây là nguyên nhân sâu
xa làm nảy sinh quan niệm cho rằng, triết học là khoa học của mọi khoa học, đặc biệt là ở
triết học tự nhiên của Hy Lạp cổ đại. Thời kỳ này, triết học đã đạt được nhiều thành tựu rực
rỡ mà ảnh hưởng của nó còn in đậm đối với sự phát triển của tư tưởng triết học ở Tây Âu.

Thời kỳ trung cổ, ở Tây Âu khi quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực đời
sống xã hội thì triết học trở thành nô lệ của thần học. Nền triết học tự nhiên bị thay bằng
nền triết học kinh viện. Triết học lúc này phát triển một cách chậm chạp trong môi trường
chật hẹp của đêm trường trung cổ.

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV, XVI đã tạo một cơ sở tri thức
vững chắc cho sự phục hưng triết học. Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt yêu cầu
của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành nhất là các khoa học thực
nghiệm đã ra đời với tính cách là những khoa học độc lập. Sự phát triển xã hội được thúc
đẩy bởi sự hình thành và củng cố quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, bởi những phát hiện
lớn về địa lý và thiên văn cùng những thành tựu khác của cả khoa học tự nhiên và khoa học
nhân văn đã mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển triết học. Triết học duy vật chủ nghĩa
dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu
tranh với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo và đã đạt tới đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy vật
thế kỷ XVII – XVIII ở Anh, Pháp, Hà Lan, với những đại biểu tiêu biểu như Ph.Bêcơn,
3
T.Hốpxơ (Anh), Điđrô, Henvêtiuýt (Pháp), Xpinôda (Hà Lan)... V.I.Lênin đặc biệt đánh
giá cao công lao của các nhà duy vật kỳ này đối với sự phát triển chủ nghĩa duy vật trong
lịch sử triết học trước Mác. “Trong suốt cả lịch sử hiện đại của châu Âu và nhất là vào cuối
thế kỷ XVIII, ở nước Pháp, nơi đã diễn ra một cuộc quyết chiến chống tất cả những rác rưởi
của thời Trung cổ, chống chế độ phong kiến trong các thiết chế và tư tưởng, chỉ có chủ
nghĩa duy vật là triết học duy nhất triệt để, trung thành với tất cả mọi học thuyết của khoa
học tự nhiên, thù địch với mê tín, với thói đạo đức giả, v.v.”

Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển trong các học thuyết triết học duy
tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen, đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức. Sự phát
triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng từng bước làm phá sản tham
vọng của triết học muốn đóng vai trò “khoa học của các khoa học”. Triết học Hêghen là
học thuyết triết học cuối cùng mang tham vọng đó. Hêghen tự coi triết học của mình là một
hệ thống phổ biến của sự nhận thức, trong đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là những
mắt khâu phụ thuộc vào triết học.

Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu thế kỷ
XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Đoạn tuyệt triệt để với quan niệm “khoa học
của các khoa học”, triết học mácxít xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải
quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu
những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Triết học nghiên cứu thế giới bằng phương pháp của riêng mình khác với mọi khoa
học cụ thể. Nó xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa ra một hệ thống các
quan niệm về chỉnh thể đó. Điều đó chỉ có thể thực hiện được bằng cách tổng kết toàn bộ
lịch sử của khoa học và lịch sử của bản thân tư tưởng triết học. Triết học là sự diễn tả thế
giới quan bằng lý luận. Chính vì tính đặc thù như vậy của đối tượng triết học mà vấn đề tư
cách khoa học của triết học và đối tượng của nó đã gây ra những cuộc tranh luận kéo dài
cho đến hiện nay. Nhiều học thuyết triết học hiện đại ở phương Tây muốn từ bỏ quan niệm
truyền thống về triết học, xác định đối tượng nghiên cứu riêng cho mình như mô tả những
hiện tượng tinh thần, phân tích ngữ nghĩa, chú giải văn bản...

4
Mặc dù vậy, cái chung trong các học thuyết triết học là nghiên cứu những vấn đề
chung nhất của giới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ của con người nói
chung, của tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh.

Chính vì vậy mà nhóm em nghiên cứu một phần nhỏ trong một nhóm đối tượng lớn
là “QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH. VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT NÀY
TRONG NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HIỆN
NAY”

C) Tính cấp thiết

Với tư cách là một trong ba quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng, quy luật
phủ định của phủ định luôn là nền tản lí luận, kim chỉ nam cho các hoạt động nhận thực
tiễn của nhũng người mác xít. Viêc thiết kế xây dựng cho một xã hội mới về chất trên nền
tản vốn có của xã hội cũ, về thực chất, đó là quá trình vận dụng thực hiện quan điểm phủ
định biện chứng trong thực tế.

Phủ định biện chứng là quá trình phủ định trong đó bao hàm trong nó những nhân
tố tích cực của cái phủ định. Vì vậy, phủ định biện chứng mà tính kế thừa các yếu tố tích
cực và gạt bỏ những yếu tố không phù hợp với sự phát triển của cái mới. Song, khi vận
quan điểm phủ định của phủ định vào đời sống thực tiễn để xem xét, đánh giá sự vật hiện
tượng đã có những quan điểm một cách cứng nhắc, siêu hình hoặc xoá bỏ tất cả hoặc kế
thừa một cái nguyên si. Hơn bất cứ lĩnh vựa nào lĩnh vực văn hoá nước ta trước đổi mới có
những quan điểm chỉ đạo và làm chưa đúng. Và hệ quả là nhiều đi sản văn hoá dân tộc bị
xâm hại và phá hỏng, nền văn hoá bị tổn thất lớn. Chúng ta nói về phủ định biện chứng,
song chưa hiểu và chưa nắm được thực tiễn của chúng.

Vì vậy, làm rõ quan điểm phủ định biện chứng và vận dụng một cách đúng đắn, thích
hợp vào một hoàn cảnh cụ thể của nước ta là một điều hết sức cần thiết.

Hiện nay, bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, chúng ta xây dựng một nền
văn hoá mới, phù hợp với yêu cầu của thời đại, phù hợp với thực tiễn của đất nước. Ngày
nay trước xu hướng toàn cầu hoá, hợp tác hoá trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội giúp

5
cho chúng ta có cơ hội tiếp thu những nền văn hoá mới, làm giàu thêm bản sắc văn hoá dân
tộc mình. Hơn nữa, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo còn đường xã hội
chủ nghĩa thì vấn đề giữ gìn nền văn hoá mang đậm tính dân tộc ngày càng trở nên càng
đặc biệt quan trọng. Bên cạnh những mặt tích cưc, mặt trái kinh tế thị trường đã làm chao
đảo nhiều giá trị tinh thần nói chung, nhân cách con người nói riêng. Đặc biệt, một số giá
trị đạo đức tốt đẹp, thiêng liêng vốn có vị trí quan trọng trong hệ thống giá trị văn hoá truyền
thống của dân tộc. Việt Nam đang có nguy cơ mai một và tha hoá.

Đồng thời, ở nước ta vẫn tồn tại những tàn dư của xã hội cũ để lại đó là lạc hậu, bảo
thủ, mê tín dị đoan, ... Chính vì vây xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc trên cơ sở quán triệt của quy luật phủ định của phủ định duy vật biện chứng là một
yếu tố hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.

D) Phạm vi

Quy luật phủ định của phủ định

E) Mục tiêu.

Vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong nghiên cứu sự thay đổi các phương thức
giảng dạy hiện nay phương pháp nghiên cứu.

- Phủ định.

- Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.

F) Kết cấu nội dung

Chương 1: Quy luật phủ định của phủ định.

Chương 2: Vận dụng quy luật phủ định của phủ định trong nghiên cứu sự thay đổi các
phương thức giảng dạy hiện nay.

6
2. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
1.1 Vị trí quy luật của phủ định của phủ định
Vị trí quy luật của phủ định của phủ định:

Khái niệm: là một trong ba quy luật của phép biện chứng duy vật,quy luật phủ định của
phủ định chỉ ra khuynh hướng (đi lên),hình thức xoắn ốc,kết quả (sự vật,hiện tượng mới ra
đời từ sự vật,hiện tượng cũ) của sự phát triển của chúng thông qua sự thống nhất giữa tính
thay đổi với tính kế thừa trong sự phát triển.

Tính chất: là sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, nó phát triển từ thấp
đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.

1.2. Một số khái niệm cơ bản


1.2.1 Phủ định
Phủ định là khái niệm dùng để chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác,
giai đoạn vận động, phát triển này bằng giai đoạn vận động, phát triển khác. Theo
nghĩa đó, không phải bất cứ sự phủ định nào cũng dẫn tới quá trình phát triển.

Vd: Đầu những năm thế kỉ XX có một nghề rất đặc biệt gọi là nghề báo thức
cứ mỗi sáng sớm người này đến từng nhà gõ cữa đánh thức khách hàng đã thuê mình.
Nhưng trong quá trình phát triển của xã hội thì đã có đồng hồ báo thức ra đời và
nghề cũng đi vào dĩ vãng.

Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình phát sinh,
phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay bằng sự vật mới. Sự thay thế đó
gọi là phủ định.

1.2.2 Phủ định biện chứng và phủ định siêu hình


Phủ định biện chứng: là khái niệm dùng để chỉ sự phủ định làm tiền đề, tạo
điều kiện cho sự phát triển. Phủ định biện chứng làm cho sự vật, hiện tượng mới ra
đời thay thế sự vật cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện
tượng mới. Phủ định chứng là tự phủ định, tự phát triển của sự vật, hiện tượng, là

7
“mắt xích” trong “sợi dây chuyền” dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, tiến
bộ hơn so với sự vật, hiện tượng cũ.

Vd: Chiếc điện thoại ngày nay có kế thừa chiếc điện thoại cũ là chức năng
nghe và gọi. Nhưng điện thoại ngày nay còn có thêm tính năng như là chụp hình,
quay phim, lướt web, …

Phủ định biện chứng có tính khách quan (sự vật, hiện tượng tự phủ định mình
do mâu thuẫn bên trong nó gây ra), tính kế thừa (loại bỏ các yếu tố không phù hợp
và cải tạo các yếu tố của sự vật, hiện tượng cũ còn phù hợp để đưa vào sự vật, hiện
tượng mới).

“Phủ định biện chứng mang tính khách quan, vì nguyên nhân của sự phủ định
nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là kết quả giải quyết những mâu thuẫn
bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn phát triển, vì
thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận động và phát
triển của sự vật. Đương nhiên, mỗi sự vật có phương thức phủ định riêng tùy thuộc
vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều đó cũng có nghĩa, phủ định
biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người. Con người chỉ có thể
tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay chậm trên cơ sở nắm vững
quy luật phát triển của sự vật”1. Ví dụ: quá trình nảy mầm của hạt giống. Trong ví
dụ này mầm ra đời từ hạt giống, sự ra đời này chính là sự phủ định biện chứng đối
với hạt, nhờ sự ra đời này thì mới có quá trình tiếp tục phát triển thành cây và sinh
tồn.

“Phủ định biện chứng mang tính kế thừa vì phủ định biện chứng là kết quả
của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn
toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thể ra đời trên nền tảng của cái cũ, là sự phát triển tiếp
tục của cái cũ trên cơ sở gạt bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của cái cũ và
chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung
những mặt mới phù hợp với hiện thực. Sự phát triển chẳng qua chỉ là sự biến đổi
trong đó giai đoạn sau bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giai đoạn
8
trước và bổ sung thêm những mặt mới phù hợp với hiện thực”1. Ví dụ sự phát triển
trong việc sản xuất ra các dòng tivi mới, trước kia là tivi trắng đen đến hiện tại có
rất nhiều tivi hiện đại như tivi oled, màn hình cong, sắc nét…, có kế thừa chức năng
xem tin tức của tivi thời xưa và thêm nhiều tín năng khác để giải trí như kết nối các
thiết bị thông minh khác như điện thoại, máy tính, …

Phủ định biện còn có tính phổ biến (diễn ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã
hội và tư duy), tính đa dạng, phong phú của phủ định biện chứng thể hiện ở nội dung,
hình thức của nó. Đặc điểm cơ bản của phủ định biện chứng là sau một số(ít nhất là
hai lần) phủ định,sự vật, hiện ty phát triển có tính chu kì theo đượng xoắn ốc mà
thực chất của sự phát triển đó là sự biến đổi, trong đó giai đoạn sau vẫn bảo tồn
những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước. Với đặc điểm này, phủ định biện
chứng không chỉ khắc phục hạn chế của sự vật, hiện tượng cũ, mà còn gắn chúng
vợi sự vật, hiện tượng mới, gắn sự vật, hiện tượng được khẳng định với sự vật, hiện
tượng bị phủ định. Vì vậy, phủ định biện chứng là vòng khâu tất yếu của sự liên hệ
và sự phát triển.

Kế thừa biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự vật, hiện tượng mới ra đời
vẫn giữ lại có chọn lọc và cải tạo yếu tố còn thích hợp để chuyển sang chúng, loại
bỏ các yếu tố không còn thích hợp của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở cho
sự phát triển của sự vật hiện tượng mới. Đặc điểm của kế thừa biện chứng là duy trì
các yếu tố tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định dưới dạng vượt bỏ, các yếu
chọn giữ lại sẽ được cải tạo, biến đổi phù hợp với sự vật, hiện tượng mới. Giá trị của
sự kế thừa biện chứng chịu sự quy định bởi vai trò của yếu tố phù hợp được kế thừa,
do vậy, việc giữ lại yếu tố tích cực cùa sự vật hiện tượng bị phủ định làm cho sự vật
hiện tượng mới có chất giàu có hơn, phát triển hơn, tiến bộ hơn. Kế thừa biện chứng
đối lập với kế thừa siêu hình là việc đối tượng giữ lại nguyên si những gì nó đã có ở
giai đoạn phát triển truớc, không tự mình rũ bỏ những yếu tố đã tỏ lạc hậu hết thời,
không còn phù hợp, thậm chí còn ngáng đường, ngăn cản sự phát triển tiếp theo của
chính nó, của đối tượng mới.

9
Kế thừa biện chứng đảm bảo mới dây liên hệ thông suốt bền chặt giữa đối
tượng mới với đối tượng cũ, giữa nó với quá khứ của chính nó. Trong trường hợp
này những yếu tố còn tỏ ra phù hợp với đối tượng mới từ đối tượng cũ nhưng vẫn
cần phải chiụ sự cải tạo mạnh mẽ cho phù hợp với bản chất mà đối tượng mới đang
tạo lập và những yếu tố mới hãy mà đối tượng đang ra sức xây dựng, bổ sung, là nội
dung của khâu trung gian của trung giới, của bước chuyển của sự quá độ từ cũ sang
mới trong cái chung với chứa đựng cả những yếu tố cũ lỗi thời đang dần mất đi, và
những yếu tố mới đang xuất hiện đang trưởng thành và sẽ dần khẳng định.

Do vậy, đường xoắn ốc là khái niệm dùng để chỉ sự vật động của những nội
dung mang tính kế thừa có trong sự vật, hiện tượng mới nên không để đi theo đường
thẳng, và diễn ra theo đường tròn không nằm trong mặt phẳng chứa dư đường sống
ốc. Đường xoáy ốc là hình thức diễn đạt rõ nhất chung của quá trình của biện chứng
ở tính kế thừa qua khâu trung gian tính lặp lại nhưng không quay lại và tính tiến lên
của sự phát triển lưu ý chúng ta “sự phát triển triển nhưng lại những giai đoạn đã
qua nhưng dưới một hình thức khác ở một trình độ cao hơn phủ định của phủ định
sự phát triển của nó sau đường tròn ốc chứ không theo đường thẳng như vậy sự phát
triển rừng như lập lại nhưng trên cơ sở mới cao hơn là đặc điểm quan trọng nhất của
quy luật phủ định của phủ định mỗi vòng mới của đường xoắn ốc ở xã hội ở trên
đoạn phát triển cao hơn và sự nối tiếp nhau các phòng của đường xoắn ốc thể hiện ở
tính vô tận sự phát triển từ thấp đến cao.

Phủ định siêu hình: Phủ định siêu hình là sự phủ định được diễn ra do sự can
thiệp, sự tác động từ bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên
của sự vật.

Vd: Người nông dân xay hạt lúa thành gạo ăn; Con người dùng hóa chất độc
hại tiêu diệt sinh vật.

Đặc trưng của phương pháp siêu hình là chỉ thấy sự vật hiện tượng trong sự
cô lập, tách rời, không thấy sự liên hệ tác động qua lại và chỉ thấy sự tĩnh tại mà
không thấy sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
10
1.3 Nội dung quy luật phủ định của phủ định
Sự vật ra đời và tồn tại đã khẳng định chính nó. Trong quá trình vận động của sự vật
ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ định biện hứng diễn
ra - sự vật đó không còn nữa mà bị thay thế bởi sự vật mới, trong đó có những nhân tố tích
cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại bị phủ định bởi sự vật mới khác. Sự vật mới
khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại, song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó
được bổ sung những nhân tố mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực thích hợp với sự
phát triển tiếp tục của nó. Sau khi sự phủ định hai lần phủ định của phủ định được thực
hiện, sự vật mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Ph.Ăngghen đã đưa ra một thí dụ để
hiểu về quá trình phủ định này: "Hãy lấy ví dụ hạt đại mạch. Có hàng nghìn triệu hạt đại
mạch giống nhau được xay ra, nấu chín và đem làmbia, rồi tiêu dùng đi. Nhưng nếu một
hạt đại mạch như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng
đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ ẩm, đối với nó sẽ diễn ra một sự biến
hóa riêng, nó nảy mầm: hạt đại mạch biến đi, không còn là hạt đại mạch nữa, nó bị phủ
định, bị thay thế bởi cái cây do nó đẻ ra, đấy là sự phủ định hạt đại mạch. Nhưng cuộc sống
bình thường của cây này sẽ như thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra
những hạt đại mạch mới, và khi hạt đại mạch đó chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị
phủ định. Kết quả của sự phủ định này là chúng ta lại có hạt đại mạch như ban đầu, nhưng
không phải chỉ là một hạt mà nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần".

Ví dụ trên cho thấy, từ sự khẳng định ban đầu (hạt thóc ban đầu), trải qua sự phủ
định lần thứ nhất (cây lúa phủ định hạt thóc) và sự phủ định lần thứ hai (những hạt thóc
mới phủ định cây lúa), sự vật dường như quay trở lại sự khẳng định ban đầu (hạt thóc),
nhưng trên cơ sở cao hơn (số lượng hạt thóc nhiều hơn, chất lượng hạt thóc cũng sẽ thay
đổi).

Sự phát triển biện chứng thông qua những lần phủ định như trên là sự thống nhất
hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bổ sung thêm những nhân tố tích cực mới. Do vậy, thông
qua những lần phủ định biện chứng sự vật sẽ ngày càng phát triển.

11
Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tổng hợp tất cả
nhân tố tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và trong những lần phủ
định tiếp theo. Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của phủ định của phủ định có nội
dung toàn diện hơn, phong phú hơn, có cái khẳng định ban đầu và kết quả của sự phủ định
lần thứ nhất.

Kết quả của sự phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển và
cũng là điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo.

Trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật cụ thể có thể bao gồm số lượng
các lần phủ định nhiều hơn hai. Có sự vật trải qua hai lần phủ định, có sự vật phải trải qua
ba, bốn, năm lần phủ định, … mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Nói cách khác, sự vật
phải trải qua từ hai lần phủ định trở lên mới hoàn thành một chu kỳ phát triển. Điều đó phụ
thuộc vào từng sự vật cụ thể. Chẳng hạn: Vòng đời của con tằm: trứng - tằm - nhộng - ngài
- trứng. ở đây vòng đời của tằm trải qua bốn lần phủ định.

Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự vật - xu

hướng phát triển. Song sự phát triển đó không phải diễn ra theo đường thẳng, mà theo
đường "xoáy ốc".

Sự phát triển theo đường "xoáy ốc" là sự biểu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc trưng của
quá trình phát triển biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên. Mỗi vòng
của đường "xoáy ốc" dường như thể hiện sự lặp lại, nhưng cao hơn, thể hiện trình độ cao
hơn của sự phát triển. Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối
tiếp nhau từ dưới lên của các vòng trong đường "xoáy ốc".

Từ sự phân tích đã được nêu ra ở trên, chúng ta khái quát về nội dung cơ bản của
quy luật phủ định của phủ định như sau:

Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cái khẳng định
và cái phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển; nó bảo tồn nội
dung tích cực của các giai đoạn trước và bổ sung thêm những thuộc tính mới làm cho sự
phát triển đi theo đường "xoáy ốc".

12
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu quy luật phủ định có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận sau:

Thứ nhất, quy luật phủ định của phủ định giúp ta nắm rõ được khuynh hướng tiến
lên của sự vận động của sự vật, hiện tượng. Quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng
không diễn ra một cách thẳng tắp mà quanh co, phức tạp; bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau.
Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước và có thể xác định được kết quả cuối
cùng của sự phát triển nếu nhìn trong không gian rộng và thời gian dài.

Thứ hai, trong hoạt động thực tiễn giúp con người nhận thức đúng về xu hướng của
sự phát triển. sự phát triển là quá trình diễn ra quanh co, phức tạp, không đi đường thẳng,
thậm chí có những bước thụt lùi trong quá trình phát triển của mình.

Thứ ba, cần nhận thức đầy đủ hơn về sự vật, hiện tượng tạo mọi điều kiện cho cái
mới tiến bộ thay thế cái cũ, phát huy các nhân tố khách quan cũng như chủ quan trong hoạt
động thực tiễn.

Thứ tư, phải phát hiện, ủng hộ và đấu tranh cho thắng lợi của cái mới, khắc phục tư
tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kế thừa có chọn lọc và cải tạo các sự vật hiện tượng theo
yêu cầu của phủ định biện chứng.

13
Chương 2. VẬN DỤNG QUY LUẬT CỦA PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH TRONG
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY HIỆN NAY.
2.1 Tính tất yếu của việc thay đổi các phương pháp giảng dạy hiện nay
Phương pháp giảng dạy là yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
đào tạo. Phương pháp dạy học có hiệu quả thì mới có thể tạo ra sự đam mê, thích thú của
cả giáo viên lẫn học sinh.

Các hình thức học tập truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập được đổi
mới hơn (làm việc nhóm, áp dụng công nghệ trong giảng dạy, làm thí nghiệm, thực
hành,…). Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy
học truyền thống quen thuộc mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn
chế nhược điểm của chúng.

Đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen
học tập thụ động. Giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc
lập hoặc theo nhóm để học sinh tự lĩnh hội kiến thức theo yêu cầu của chương trình. Loại
bỏ dần thói quen thu nhận thông tin một cách thụ động của học sinh để hoạt động học thực
sự là một quá trình kiến tạo.

Nếu trước đây việc tích lũy kiến thức (nhớ) là ưu tiên số 1 thì giờ đây khi mà các
phương tiện lưu trữ đã đầy đủ, sẳn sàng cho việc truy cập và xử lí thông tin, thì ưu tiên số
1 lại là khả năng nhanh chóng tiếp cận tri thức mới, vận dụng tri thức mới và khả năng sinh
ra tri thức mới. Từ đó, tạo nên sự đổi mới các phương pháp giảng dạy truyền thống trở nên
đa dạng, hiện đại hơn. Phương pháp giảng dạy truyền thống là phương pháp mà trong đó
chủ yếu là thầy nói – trò nghe. Trong phương pháp này, giảng viên dạy và sinh viên được
dạy; giảng viên biết mọi thứ và sinh viên không biết gì; giảng viên suy nghĩ và sinh viên
buộc phải nghĩ theo cách của giảng viên; giảng viên nói và sinh viên lắng nghe; giảng viên
quyết định (chọn lựa) và sinh viên phải làm theo.

Có thể thấy phương pháp dạy học cũ đa số là trong mỗi tiết học, thời gian làm việc
của giáo viên khoảng 90% trong khi đó học sinh chỉ ngồi nghe giảng và chép bài, khoảng

14
10% còn lại cho các hoạt động hỏi đáp hay làm bài tập, cách học như vậy còn gọi là cách
học bị động. Cách dạy này không rèn được cho học sinh khả năng tự phân tích, tự tư duy
thảo luận, ... ngoài ra còn có rất nhiều điểm hạn chế khác. Nó dẫn đến tình trạng hầu hết
sinh viên học tập thụ động, ra trường không đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Do vậy, ta cần
đổi mới phương pháp dạy học từ bị động sang phương hướng tích cực, hiện đại hơn.

VD: Học tập truyền thống trên sách, vở, qua lời giảng của giáo viên, thầy cô thì nay
đã đa dạng hơn bằng nhiều hình thức học tập mới: học qua mạng (Elearning, Wikipedia,…),
qua phần mềm trực tuyến (Google Meet, Zoom,…), qua các buổi thực hành, … Áp dụng
những phương pháp dạy học tích cực, năng động, tận dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ
vào giảng dạy và học tập.

2.2 Đánh giá thực trạng việc liên hệ vận dụng nội dung phần lý thuyết
2.2.1 Những mặt tích cực và nguyên nhân.
* Tích cực:

- Đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học
sinh.

VD: Áp dụng công nghệ vào giảng dạy, qua các ứng dụng tạo sự trực quan, kích
thích sự tò mò, sáng tạo của học sinh. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực
tế, học sinh trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách
suy nghĩ của mình; từ đó vừa nắm được kiến thức, kỹ năng mới, vừa nắm được phương
pháp "làm ra" kiến thức, kỹ năng đó; không dập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc
lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo

- Rèn luyện khả năng thích ứng, làm việc nhóm hiệu quả.

VD: Trong một bài học, thầy giáo chỉ nêu ra các tình huống; học sinh được đặt trong
các tình huống ấy sẽ cảm thấy có vài vấn đề cần giải quyết. Họ phải tự tìm ra các phương
pháp có thể hy vọng giải quyết đề, và cuối cùng phải tìm ra một phương pháp tối ưu. Sau
đó họ thảo luận, trao đổi với nhau và đi đến các kết luận phù hợp với ý đồ của thầy giáo,
hoặc sách giáo khoa

15
- Phát huy tinh thần tự học, tự tìm tòi của học sinh.

VD: Tăng thêm nhiều buổi học làm việc nhóm, giải quyết vấn đề tại lớp, qua các
phần mềm và các chuyến đi thực tế. Qua đó, mỗi học sinh sẽ có nhiều thích thú hơn với các
môn học, hình thành nên sự tự học, nghiên cứu của mỗi học sinh.

- Giúp học sinh dễ dàng tiếp nhận kiến thức bằng nhiều hình thức.

VD1: Sử dụng nhiều phương pháp dạy học hiện đại hơn (qua các ứng dụng, các
trang mạng online, các trò chơi, …) giúp học sinh tiếp thu nhiều phương diện hơn, linh
động hơn trong việc học tập.

VD2: Ở môn Toán, học sinh được học nhiều hình trong một bài, để học sinh nhận
biết được hình dạng một cách nhanh nhất, giáo viên đã tổ chức trò chơi tiếp sức, nhóm nào
chọn đúng, nhanh và nhiều hình nhất thì nhóm đó sẽ chiến thắng. Qua trò chơi này, học
sinh được củng cố, nhận biết lại những hình đã học, đồng thời rèn cho học sinh phản xạ
nhanh trong quan sát các nhóm hình cũng như có khả năng tương tác, chia sẻ, giúp đỡ để
cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ cô giáo yêu cầu.

- Tạo một môi trường tích cực, năng động cho học sinh và giáo viên trong giảng dạy
và học tập.

VD: Mở rộng phạm vi học tập qua sách vở truyền thống sang các thông tin thực tế
trong đời sống, giúp tạo nên sự ứng dụng và cụ thể hơn, sinh động hơn. Thông qua thảo
luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua
đó học sinh nâng mình lên một trình độ mới.

- Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực.

VD: Giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo
viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm
nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức,
kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.

16
- Chú trọng việc kết hợp giữa học tập cá thể và học tập hợp tác, tăng sự tương tác
giữa giáo viên và học sinh, học sinh và học sinh. Từng học sinh có cơ hội thể hiện sự hiểu
biết của mình, ghi nhận đóng góp của cá nhân khi cùng giải quyết nhiệm vụ học tập chung.

- Hình thành và phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau giữa học sinh.

VD: Đánh giá kết quả học tập của học sinh dựa theo mục tiêu của bài học trong suốt
quá trình học tập bằng các câu hỏi và bài tập.

* Nguyên nhân:

- Cải tiến các cách dạy cũ, đa dạng hóa phương pháp dạy học (Qua nhiều phương
pháp dạy học khác nhau: Dạy học giải quyết vấn đề, dạy học hướng vào người học, dạy học
tích cực, dạy học định hướng hành động, dạy học kiến tạo, dạy học theo đề án, dạy học theo
tình huống, dạy học hợp tác, dạy học khám phá - phát hiện, dạy học trường hợp điển hình,
dạy học mở, phương pháp xử lý tình huống – hành động...)

- Kết hợp luân phiên các phương pháp hiện đại (giáo án điện tử), lời nói của giảng
viên, mô hình thí nghiệm, hình ảnh, âm thanh trong việc trình bày nội dung của bài giảng,).

- Áp dụng những công nghệ tiên tiến vào giảng dạy và học tập.

VD: Màn hình tương tác thông minh, Khung tivi tương tác, Máy chiếu tương tác,
qua phần mềm trực tuyến (Google Meet, Zoom, …), Bài giảng điện tử, áp dụng công nghệ
số vào giảng dạy.

- Với sự trợ giúp của các thiết bị kỹ thuật, kiểm tra - đánh giá sẽ không còn là một
công việc nặng nhọc đối với Giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp thời hơn để linh hoạt
điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học.

- Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác, ...), dạy phương pháp và kỹ
thuật lao động khoa học, dạy cách học.

- Người giáo viên phải thực sự kiên trì, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao để hình thành thói quen chủ động cho học sinh.

17
- Có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, đơn vị chuyên
môn cấp khoa, tổ bộ môn.

2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân


Học trực tuyến có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên không hoàn hảo như chúng ta nghĩ.
Thống kê nửa đầu năm 2020, học trực tuyến đã có sự tăng trưởng rất nhanh chóng (một
phần là do đại dịch, một phần đây là xu hướng tất yếu). Tuy nhiên, các nhà giáo dục trên
thế giới đã ngày càng nhận ra những hạn chế không thể phủ nhận của phương pháp học
này. Sau đây là các hạn chế và nguyên nhân của chúng:

a) Tương tác của người học bị hạn chế: Trong các lớp học truyền thống, khi tiếp
nhận thông tin từ giáo viên, người học có thể trực tiếp nêu ý kiến để được giáo viên giải
đáp nhanh chóng. Sự tương tác trực tiếp này giúp quá trình học tập dễ dàng hơn, phong phú
hơn và dễ tiếp thu hơn.

Khi học trực tuyến, học viên thường không hài lòng khi ý kiến, phản hồi của họ
không được giải đáp kịp thời. Những tương tác trong môi trường giáo dục truyền thống
không thể duy trì hiệu quả khi học trực tuyến. Vì thế ngành giáo dục trực tuyến buộc phải
tìm kiếm các phương pháp thay thế khác. Nâng cao khả năng tương tác của người học trong
môi trường học tập trực tuyến là một chủ đề chưa được nghiên cứu đầy đủ và chưa đạt được
hiệu quả cao.

b) Học trực tuyến có thể khiến người học cách biệt với xã hội: Các phương pháp học
trực tuyến hiện nay đang có xu hướng làm cho người học xa cách và thiếu tương tác với xã
hội. Nếu học trực tuyến trong thời gian dài, nhiều sinh viên và giáo viên do dành quá nhiều
thời gian trước màn hình máy tính, thiếu giao tiếp giữa người với người, dẫn đến thói quen
cô lập với xã hội. Nghiêm trọng hơn, sự cô lập này có thể dẫn đến một số vấn đề về sức
khỏe tâm thần như căng thẳng, lo lắng và suy nghĩ tiêu cực.

c) Học trực tuyến đòi hỏi sự tự giác và biết cách quản lý thời gian: Trong các lớp
học truyền thống có nhiều tương tác sẽ giúp học sinh có thêm động lực học tập, còn đối với
học trực tuyến, người học chỉ đối diện với chiếc màn hình nên rất dễ bị chán nản. Trong

18
nhiều trường hợp, hoạt động của người học chỉ gói gọn trong các hoạt động học tập mà
thiếu sự trao đổi, thúc giục hay chia sẻ động lực.

Tham gia các khóa học trực tuyến tại nhà người học sẽ có cảm giác thoải mái, không
có áp lực nhưng cũng chính vì thế sẽ khiến người học thiếu động lực, và nếu không có kỹ
năng quản lý thời gian thì chậm tiến độ học tập sẽ bị chậm đi đáng kể.

d) Học trực tuyến hạn chế phát triển kỹ năng giao tiếp: Phương pháp học trực tuyến
được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc cải thiện kiến thức, tiết kiệm thời gian. Tuy
nhiên, môi trường online thiếu sự tương tác trực tiếp giữa các đồng nghiệp, học viên và
giáo viên, nên các kỹ năng giao tiếp của người học hầu như không được rèn luyện và phát
triển.

Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên tốt nghiệp xuất sắc về kiến thức lý thuyết, nhưng
lại không biết cách làm sao để truyền đạt được suy nghĩ của mình cho người khác hiểu.

e) Giáo dục trực tuyến có xu hướng tập trung vào lý thuyết hơn là thực hành: Nhược
điểm này của học trực tuyến đã và đang được giải quyết, nhưng sự khắc phục này vẫn chưa
thực sự đạt được hiệu quả. Vấn đề nằm ở chỗ, hầu hết các tổ chức giáo dục trực tuyến đều
tập trung phần lớn vào việc phát triển kiến thức lý thuyết, thay vì các kỹ năng thực tế. Lý
do rất dễ hiểu là, so với các bài tập thực hành thì các bài giảng lý thuyết dễ thực hiện hơn
trên internet.

f) Học trực tuyến thiếu sự tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học: Việc
thiếu các mối quan hệ trực tiếp là một trong những nhược điểm cố hữu của học trực tuyến.
Điều này ngăn cản sự tương tác của học viên, gây ra sự cô lập xã hội và có thể khiến sinh
viên cảm thấy thiếu động lực học tập. Sự thiếu động lực này sẽ khiến sinh viên dễ dàng bỏ
cuộc, không hoàn thành khóa học.

Trong lớp học truyền thống, sự tương tác và nhắc nhở liên tục của các giáo viên có
thể gây khó chịu với nhiều người, nhưng nó lại là một cách hiệu quả để giúp sinh viên luôn
tập trung vào bài học.

19
g) Học trực tuyến bị giới hạn trong một số ngành học nhất định: Mỗi chuyên ngành
đào tạo lại có những đặc điểm khác nhau, và không phải ngành nào cũng thích hợp để học
trực tuyến. Học trực tuyến có xu hướng phù hợp với các ngành khoa học xã hội và nhân
văn hơn các ngành y tế và kỹ thuật, vì các ngành này đòi hỏi phải được trải nghiệm thực tế.

Trong tương lai xa, học trực tuyến có thể có nhiều tiến bộ hơn nhưng hiện nay phải
thừa nhận rằng chưa thể dạy mọi thứ chỉ thông qua học trực tuyến.

h) Học trực tuyến không phải là lựa chọn tốt cho những người không có điều kiện
tiếp xúc với máy tính: Tuy hiện nay, việc sở hữu máy tính cá nhân là rất phổ biến nhưng
thực tế không phải tất cả mọi người đều có máy tính và biết dùng máy tính. Do đó, học trực
tuyến nên được coi là một phương pháp học tập bổ sung, chứ không thể thay thế hoàn toàn
cho giáo dục truyền thống được.

i) Khó kiểm định và đảm bảo chất lượng: Trong giáo dục truyền thống, mỗi trường
học hay tổ chức giáo dục đều phải được kiểm định đảm bảo chất lượng thì mới được vận
hành. Nếu học trực tuyến được coi là hiệu quả và xác thực như học tập truyền thống, thì
phải đảm bảo rằng tất cả tổ chức đào tạo trực tuyến đều phải được kiểm định chất lượng.

Tuy nhiên tại thời điểm hiện tại, không phải tổ chức học trực tuyến nào cũng làm
được điều đó, do đó chất lượng đào tạo không cao và không được hợp pháp hóa.

2.3 Những giải pháp khắc phục hạn chế :


Những biện pháp khắc phục hạn chế những khuyết điểm của việc học online

a) Tương tác của người học bị hạn chế: Một giải pháp tiềm năng cho vấn đề này là
phát triển hệ thống phản hồi ngang hàng trong lớp học trực tuyến. Người dùng có thể tương
tác thông qua các cuộc trò chuyện video với giáo viên giống như khi học ở trường.

b) Học trực tuyến có thể khiến người học cách biệt với xã hội: Người dùng có thể sử
dụng một số cách để chống lại sự cô lập xã hội trong quá trình học tập trực tuyến như: Thúc
đẩy gia tăng tương tác giữa các sinh viên học trực tuyến. Sử dụng phương pháp blended
learning (kết hợp cả phương pháp học trực tuyến và học truyền thống).

20
c) Học trực tuyến đòi hỏi sự tự giác và biết cách quản lý thời gian: Nâng cao tính
chủ động và có kỷ luật là chìa khóa để thành công trong môi trường học tập trực tuyến.
Ngoài ra, việc gặp trực tiếp giáo viên và bạn bè có thể được thay thế bằng giao tiếp trực
tuyến và các hoạt động tương tác trên mạng xã hội.

d) Học trực tuyến hạn chế phát triển kỹ năng giao tiếp: Tổ chức các hoạt động nhóm
và các bài giảng trực tuyến yêu cầu người học phải giao tiếp tương tác qua lại. Nếu thực
hiện được điều này, học trực tuyến sẽ giúp sinh viên cải thiện được kỹ năng giao tiếp trong
môi trường làm việc thực tế.

e) Giáo dục trực tuyến có xu hướng tập trung vào lý thuyết hơn là thực hành: Thực
hiện các dự án yêu cầu sinh viên phải thực hành, với sự trợ giúp 1:1 (1 thầy – 1 trò) là một
cách hiệu quả nhất để phát triển các kỹ năng thực tế khi học trực tuyến. Ví dụ điển hình về
nền tảng học trực tuyến đã áp dụng phương pháp này là Udacity

f) Học trực tuyến thiếu sự tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học: Trong
môi trường học trực tuyến, giao tiếp trực tiếp mặt đối mặt phải được thay thế bằng một
phương pháp giao tiếp khác. Ví dụ như các cuộc trò chuyện video, nhóm thảo luận và phòng
chat để giúp người học tương tác và nắm được thông tin tốt hơn.

g) Học trực tuyến bị giới hạn trong một số ngành học nhất định: Đối với một số
ngành như y tế hay kỹ thuật, có thể áp dụng phương pháp học blended learning (kết hợp cả
học truyền thống trên lớp và học online).

h) Học trực tuyến không phải là lựa chọn tốt cho những người không có điều kiện
tiếp xúc với máy tính: Tăng cường tỉ lệ sử dụng máy tính (có kết nối internet) không phải
là nhiệm vụ dễ dàng, tuy nhiên theo đà phát triển của xã hội thì việc này sẽ ngày càng trở
nên phổ biến hơn.

Kết luận: Dù có những điểm hạn chế kể trên, nhưng không thể phủ nhận những mặt
tích cực của phương pháp học trực tuyến: tiết kiệm thời gian và chi phí, có thể học mọi lúc,
mọi nơi, dễ dàng nắm bắt các kiến thức và kỹ năng mới, cộng đồng hỗ trợ đông đảo…

21
3. KẾT LUẬN
Tóm lại, nội dung cơ bản của quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng
duy vật phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa cái phủ định và cái khẳng định trong quá
trình phát triển của sự vật, hiện tượng. Phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát triển,
cái mới ra đời là kết quả của sự kế thừa những nội dung tích cực từ trong sự vật, hiện tượng
cũ, phát huy nó trong sự vật, hiện tượng mới và tạo nên tính chu kỳ của sự phát triển. Nhận
xét về vai trò của quy luật này, Ph.Ăngghen đã viết: " … phủ định cái phủ định là gì? Là
một quy luật vô cùng phổ biến vả chính vì vậy mà có một tầm quan trọng và có tác dụng
vô cùng to lớn về sự phát triển của tự nhiên, của lịch sử và của tư duy".

Quy luật phủ định của phủ định làm sáng tỏ chiều hướng vận động, phát triển của
các sự vật và có ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Qua đó
giúp ta hiểu biết đầy đủ hơn về cái mới, cái mới là cái ra đời phù hợp với quy luật phát triển
của sự vật, nó luôn biểu hiện là giai đoạn cao về chất trong sự phát triển, trong lĩnh vực tự
nhiên cái mới ra đời mang tính tự phát, trong lĩnh vực xã hội cái mới xuất hiện gắn liền với
sự nhận thức và hoạt động có ý thức của con người, qua đó xây dựng thái độ ủng hộ cái
mới, đấu tranh loại trừ cái cũ trong đời sống xã hội.

Quá trình phủ định mang tính đi lên, vì vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải có
niềm tin vào xu hướng của sự phát triển. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn chu kỳ trước.
Trong sự thay thế đó có sự tác động của các nhân tố chủ quan của con người, vì vậy trong
hoạt động thực tiễn cần phải phát huy tính năng động sáng tạo, phát hiện những cái mới
thay thế những cái cũ lỗi thời. Phủ định mang tính kế thừa, vì vậy trong hoạt động thực tiễn
cần phải kế thừa những yếu tố tích cực. Kế thừa phát triển những tinh hoa văn hoá của dân
tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Loại bỏ những hủ tục lạc hậu, những tư tưởng
lỗi thời mang tính bảo thủ.

Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, ta cần lưu ý rằng cái mới nhất định sẽ thay
thế cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu. Cái mới ra đời từ cái cũ, kế thừa
tất cả những gì tích cực của cái cũ. Do đó, ta cần chống thái độ phủ định sạch trơn cái cũ.
Không những thế, ta phải biết phát hiện và quý trọng cái mới, phải tin tưởng vào tương lai

22

You might also like