You are on page 1of 17

MỤC LỤC

1.PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................... 3
1.1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................................... 3
1.2. Mục tiêu ........................................................................................................................................ 4
1.3. Đối tượng phân tích ..................................................................................................................... 4
1.4. Phạm vi phân tích ........................................................................................................................ 4
1.5. Phương pháp ................................................................................................................................ 5
1.6. Kết cấu .......................................................................................................................................... 5
2.PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN ......................................................................... 6
1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN ................................................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm mối liên hệ ......................................................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm mối liên hệ phổ biến .......................................................................................... 8
1.2. TÍNH CHẤT CỦA MỐI LIÊN HỆ............................................................................................ 9
1.2.1. Tính khách quan.................................................................................................................. 9
1.2.2. Tính phổ biến ..................................................................................................................... 10
1.2.3. Tính đa dạng, phong phú .................................................................................................. 10
1.3. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN LÍ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN ................................................... 11
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ NÀY VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HIỆN NAY .................................................................................. 13
2.1. ĐẶC ĐIỂM HỌC VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VÀO THỰC TẾ CỦA SINH VIÊN BÁCH
KHOA HIỆN NAY ................................................................................................................................ 13
2.1.1. Hoạt động học tập của sinh viên là gì? ............................................................................ 13
2.1.2. Vận dụng lý thuyết vào thực tế là gì? .............................................................................. 13
2.1.3. Mối liên hệ giữa việc học và vận dụng lý thuyết vào thực tế ......................................... 14
2.1.4. Đặc điểm sinh viên trường Đại học Bách Khoa TPHCM .............................................. 14
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC LIÊN HỆ VẬN DỤNG NGUYÊN LÍ MỐI LIÊN HỆ
PHỔ BIẾN VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN........................................................ 15
2.2.1. Mặt tích cực và nguyên nhân ........................................................................................... 15
2.2.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân............................................................................................ 16
2.3. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ ................................................................... 17
3.KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 18
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 20

2
1.PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài

Ở các bậc học phổ thông, học sinh ngày càng phải học thêm nhiều kiến thức sách vở
nặng nề. Các khối kiến thức và bài tập chú trọng vào lý thuyết, thiếu sự thực hành, liên hệ
thực tế. Nhiều kiến thức vượt quá sự hiểu biết của lứa tuổi và học sinh cắm cúi học, gần
như thời gian cho nghỉ ngơi và vui chơi quá ít. Chính vì quá tải mà các kiến thức cứ trôi
đi ít đọng lại trong trí nhớ của các em, cũng chính sự quá tải ngăn trở các em dành thời
gian nghiên cứu sâu, trở nên thiếu chủ động tìm hiểu tri thức.

Ở bậc đại học cũng diễn ra tình trạng tương tự. Sinh viên học nhiều kiến thức, vùi đầu
vào sách vở mà không hiểu sâu hoặc không biết ứng dụng vào thực tiễn như thế nào.
Chương trình đào tạo chưa đáp ứng đòi hỏi, nhu cầu thực tế, chưa thỏa mãn yêu cầu ngày
càng cao của các công ty, xí nghiệp. Cho nên đã xảy ra tình trạng nhiều sinh viên ra
trường rất khó kiếm việc làm hoặc phải làm trái nghề. Dù có thể nhận việc đúng với
chuyên môn, rất nhiều sinh viên vẫn cần một thời gian dài để đào tạo lại để phù hợp với
yêu cầu công việc. Chỉ chạy theo kiến thức sách vở, chạy theo bằng cấp đã khiến cho
người học ngày càng xa rời thực tiễn. Có những trường hợp, người có trong tay nhiều
bằng cấp song lại loay hoay, lúng túng trước một công việc cụ thể.

Ở cấp độ cao hơn nữa, nhiều công trình nghiên cứu khoa học chưa bám sát thực tiễn,
còn rất ít công trình nghiên cứu khoa học mang tính ứng dụng cao. Trong thời đại công
nghệ phát triển như vũ bão, các phát minh sáng chế xuất hiện hằng ngày, ở các nước phát
triển, giáo dục - đào tạo luôn luôn bám sát tốc độ biến đổi ấy để tránh bị lạc hậu. Học phải
gắn liền ứng dụng thực tiễn thì giáo dục - đào tạo mới thể hiện được vai trò nâng cao
nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhận thức được tầm quan trong của việc áp dụng lý thuyết vào thực tế trong việc học,
đặc biệt là đối với sinh viên, sử dụng những kiến thức triết học đã nghiên cứu, nhóm
chúng em đã chọn đề tài: “Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và vận dụng nguyên lí này
vào hoạt động học tập của sinh viên”.

3
1.2. Mục tiêu

Hiện nay, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta không chỉ gặp gỡ thêm
nhiều cơ hội học tập, phát triển, mà còn phải đối mặt với càng nhiều cạnh tranh, thách
thức. Những chuyển biến của đất nước đòi hỏi mỗi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, những
bạn sinh viên đang chuẩn bị hành trang tri thức bước vào kỉ nguyên mới - kỉ nguyên công
nghệ số - phải nỗ lực học tập và làm việc nhiều hơn nữa để bắt kịp với những thay đổi
chóng mặt của thời đại và để cạnh tranh với thị trường lao động ngày càng mở, cũng như
ngày càng khắt khe. Việc học đối với mỗi cá nhân nói chung và các bạn sinh viên nói
riêng không chỉ gói gọn trong việc học tập tri thức mà trau dồi kĩ năng thực hành. Học là
phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, nói phải đi đôi với làm, như Chủ
tịch Hồ Chí Minh từng nhận định: “Lý luận mà không có liên hệ thực tiễn là lý luận
suông”1, “Thực tiễn không có lý luận dẫn đường thì thành thực tiễn mù quáng”2.

Nhân thức được tầm quan trọng của việc học tập và thực hành, nhóm chúng em đã
chọn đề tài: “Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và vận dụng nguyên lí này vào hoạt động
học tập của sinh viên” với hy vọng qua nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn những khó khăn
trong việc vận dụng lý thuyết vào thực tế của sinh viên Bách Khoa từ đó có thể đề ra một
số giải pháp nâng cao khả năng vận dụng kiến thức.

1.3. Đối tượng phân tích

Đối tượng cần phân tích chính là: “Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và vận dụng
nguyên lí này vào hoạt động học tập của sinh viên”. Cụ thể là tìm hiểu nguyên lý mối liên
hệ phổ biến, từ đó đưa ra mối liên hệ giữa học và hành, để từ đó có thể hiểu sâu sắc hơn
những vấn đề ưu khuyết của thực trạng học tập và đưa ra nhưng phương pháp giải quyết
phù hợp.

1.4. Phạm vi phân tích

1
Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.496, 497.
2
Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.496, 497.

4
Việc phân tích “Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và vận dụng nguyên lí này vào
hoạt động học tập của sinh viên” được khảo sát chủ yếu ở thực trạng học tập của sinh viên
Đại học Bách Khoa TPHCM.

1.5. Phương pháp

Để phân tích, nguyên cứu vấn đề: “Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến và vận dụng
nguyên lí này vào hoạt động học tập của sinh viên”, nhóm chúng em đã vận dụng một số
phương pháp như: phân tích, nghiên cứu tài liệu; quan sát, điều tra, khảo sât thực tế, tổng
kết kinh nghiệm...

1.6. Kết cấu

Nội dung tiểu luận gồm 2 phần chính:

• Chương 1. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến


• Chương 2. Vận dụng nguyên lý này vào hoạt động học tập của sinh viên bách khoa
hiện nay

5
2. PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. NGUYÊN LÝ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN


1.1.1. Khái niệm mối liên hệ

Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự
vật, hiện tượng trong thế giới.

Ví dụ: Mối quan hệ giữa Mặt Trời - Mặt Trăng - Các hành tinh biểu hiện qua 3 tác
động điển hình:

Hình ảnh về thủy triều

• Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời
gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn - các tác động kết hợp của các lực hấp dẫn
do Mặt Trăng và Mặt Trời tác động và sự quay của Trái đất.

6
Hình ảnh về cực quang

• Cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu
sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt
mang điện tích từ gió mặt trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh.

Hình ảnh về quỹ đạo của các hành tinh

7
• Quỹ đạo: các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo hay quay quanh mặt trời là do
trọng lực của mặt trời "giữ" các hành tinh trên quỹ đạo của chúng. Giống như mặt
trăng quay quanh trái đất là nhờ sức kéo từ lực hấp dẫn của trái đất, thì trái đất
quay quanh Mặt trời nhờ sức kéo từ trọng lực của mặt trời.
1.1.2. Khái niệm mối liên hệ phổ biến

Khái niệm mối liên hệ phổ biến được sử dụng với hai hàm nghĩa:

• Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ (ví dụ như: khi khẳng định rằng
mối liên hệ là cái vốn có của tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới,
không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào);
• Đồng thời, khái niệm này cũng dùng để chỉ những liên hệ tồn tại (được thể
hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới (tức là dùng để phân biệt với khái
niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một hay một số các sự vật, hiện
tượng, hay lĩnh vực nhất định).
Ví dụ: Mối liên hệ giữa tự nhiên và thế giới nhân loại là mối liên hệ phổ biến, tức
cũng là mối liên hệ chung, nhưng mối liên hệ đó được thể hiện cụ thể khác nhau,
có tính chất đặc thù tuỳ theo từng loại môi trường, thời điểm... Khi nghiên cứu cụ
thể từng loại thị trường hàng hoá, không thể không nghiên cứu những tính chất
riêng có (đặc thù) đó. Nhưng dù khác nhau bao nhiêu thì chúng vẫn tuân theo
những nguyên tắc chung của mối quan hệ giữa tự nhiên và nhân loại.

Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện chứng duy vật
với tư cách là khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhất,
làm tiền đề phương pháp luận chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể trong
từng lĩnh vực nghiên cứu của các khoa học chuyên ngành; đó là các mối liên hệ biểu hiện
thông qua 06 cặp phạm trù cơ bản:

• Cái chung và cái riêng


• Bản chất và hiện tượng
• Nội dung và hình thức

8
• Nguyên nhân và kết quả
• Khả năng và hiện thực
• Tất nhiên và ngẫu nhiên

Tóm tắt nội dung nguyên lý: Không có sự vật nào, hiện tượng nào tồn tại cô lập, tách
rời các sự vật khác mà chúng luôn nằm trong mối liên hệ với nhau. Nghĩa là chúng tác
động qua lại với nhau, ảnh hưởng nhau, ràng buộc nhau, góp phần quy định sự tồn tại và
phát triển của nhau.

1.2. TÍNH CHẤT CỦA MỐI LIÊN HỆ


1.2.1. Tính khách quan

Tính khách quan: có mối liên hệ tác động giữa các sự vật hiện tượng vật chất với
nhau. Có mối liên hệ giữa sự vật, hiện tượng vật chất tinh thần. Có các mối liên hệ giữa
những hiện tượng tinh thần với nhau (mối liên hệ và tác động giữa các hình thức của nhận
thức)… Các mối liện hệ, tác động đó – suy đến cùng, đều là sự vật quy định, tác động qua
lại, chuyển hóa và phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng.

Hình ảnh người nông dân đang hoạt động sản xuất

9
Sơ đồ chuỗi thức ăn trong tự nhiên

1.2.2. Tính phổ biến

Tính phổ biến: được thể hiện ở bất kì nơi đâu, trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư
duy đều có vô vàn các mối liên hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau
trong sự vận động, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng. Mối liên hệ qua lại, quy định,
chuyển hóa lẫn nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư
duy, mà còn diễn ra giữa các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.

Hình ảnh hoạt động sản xuất của người dân Mối liên hệ của hoạt động sản xuất

1.2.3. Tính đa dạng, phong phú


10
Tính đa dạng, phong phú: có mối liên hệ về mặt không gian và cũng có mối liên hệ về
mặt thới gian giữa các sự vật, hiện tượng. Có mối liên hệ chung tác động lên toàn bộ hay
trong những lĩnh vực rộng lớn của thế giới. Có mối liên hệ riêng chỉ tác động trong từng
lĩnh vực, từng sự vật và hiện tượng cụ thể. Có mối liên hệ trực tiếp giữa nhiều sự vật, hiện
tượng, nhưng cũng có những mối liên hệ gián tiếp. Có mối liên hệ tất nhiên, cũng có mối
liên hệ ngẫu nhiên. Có mối liên hệ bản chất cũng có mối liên hệ không bản chất chỉ đóng
vai trò phụ thuộc. Có mối liên hệ chủ yếu và có mối liên hệ thứ yếu… chứng giữ những
vai trò khác nhau quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Hình ảnh vũ trụ

1.3. Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN LÍ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

Từ nội dung của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát thành
nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc lịch sử - cụ thể, với những yêu cầu đối với chủ thể
hoạt động nhận thức và thực tiễn như sau:

Thứ nhất, khi nghiên cứu xem xét đối tượng cụ thể cần đặt nó trong chỉnh thể thống
nhất của tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh
thể đó;" cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và

11
quan hệ gián tiếp của sự vật đó ", tức trong chỉnh thể thống nhất của " tổng hòa những
quan hệ muôn vẻ của sự vật ấy với những sự vật khác".

Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và
nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi chỉ có vậy nhận thức mới có thể
phản ánh được đầy đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều liên hệ, quan hệ
và tác động qua lại của đối tượng.

Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi
trường xung quanh, kể cả các mặt của mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong không gian,
thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả nhữngmối liên hệ của đối tượng trong quá khứ,
hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó.

Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện , một chiều, chỉ thấy
mặt này mà không thấy mặt khác hoặc chú ý đến nhiều mặt nhưng lại xem xét dàn trải,
không thấy bản chất của đối nên dễ rơi vào thuật ngụy biện ( đánh tráo các mối liên hệ cơ
bản thành không cơ bản hoặc ngược lại) và chủ nghĩa chiết trung (lắp ghép vô nguyên tắc
các mối liên hệ trái ngược nhau vào một mối liên hệ phổ biến.

12
CHƯƠNG 2. VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ NÀY VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HIỆN NAY

2.1. ĐẶC ĐIỂM HỌC VẬN DỤNG LÝ THUYẾT VÀO THỰC TẾ CỦA SINH
VIÊN BÁCH KHOA HIỆN NAY

Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc lịch sử - cụ thể trong học
tập. Trong học tập bao giờ cũng xác định mục tiêu, động cơ, thái độ đúng đắn thì mới có
kết quả cao hơn. Việc vận dụng quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể giúp định hướng
học tập sâu hơn và cao hơn. Quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể là thế giới quan của
mỗi con người. Để vận dụng quan điểm trên chúng ta cần phân tích, xem xét các mặt của
việc học một cách cụ thể, toàn diện, phù hợp với từng thời điểm.

2.1.1. Hoạt động học tập của sinh viên là gì?

Khi nói đến hoạt động học, chúng ta cần làm rõ khái niệm học và hoạt động học.
Trong cuộc sống đời thường con người luôn có quá trình tiếp thu, tích lũy những kinh
nghiệm sống, trên cơ sở đó tạo nên những tri thức tiền khoa học, làm cơ sở tiếp thu những
khái niệm khoa học ở trong nhà trường. Đó chính là việc học, là cách học theo phương
pháp của cuộc sống thường ngày, giống như con người từ khi sinh ra phải “học ăn học nói
học gói học mở” hay “đi một ngày đàng học một sàng khôn”,…... Trên thực tế, chỉ có
phương thức học đặc thù ( phương thức nhà trường) mới có khả năng tổ chức để cá nhân
tiến hành hoạt động đặc biệt đó là hoạt động học. Qua đó hình thành ở cá nhân những tri
thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Hoạt động học tập là hoạt
động tiếp thu những tri thức lí luận, khoa học. Nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc
nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa học,
những tri thức có tính lựa chọn cao, đã được khái quát hóa, hệ thống hóa.

2.1.2. Vận dụng lý thuyết vào thực tế là gì?

Vận dụng lý thuyết vào thực tế hay còn gọi nôm na là “hành” nghĩa là làm, là thực
hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết vào thực tiễn đời sống. Là quá trình vận dụng, áp

13
dụng mọi kiến thức bản thân có sẵn hay học hỏi được, quá trình các bạn làm lại, thực
hành lại những gì đã biết bằng những hành động cụ thể và đem lại kết quả thực tế.

2.1.3. Mối liên hệ giữa việc học và vận dụng lý thuyết vào thực tế

“Học” phải đi đôi với “hành” thì việc học có kết quả nhanh hơn. Người xưa vẫn dạy
rằng: “ trăm hay không bằng tay quen”. Lao động thời nào cũng vậy phải luôn ý thức
được rằng lý thuyết hay cũng không bằng thực hành giỏi. Vai trò của thực hành được đề
cao là điều hiển nhiên. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực
hành được hiểu khác hơn, học và hành lúc nào cũng đi đôi không thể tách rời. Theo Chủ
tịch Hồ Chí Minh, học phải gắn với hành, học mà không hành, không áp dụng vào thực tế
khác nào chiếc hòm đựng đầy sách, hành mà không học thì hành không trôi chảy. Người
cho rằng: “Một người học xong đại học, có thể gọi là có ý thức. Song y không biết cày
ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói
tóm lại: Công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y chỉ có trí thức một nửa. Trí thức
của y là trí thức đọc sách, chưa phải là trí thức hoàn toàn. Y muốn trở thành người trí thức
hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế.”3. Ngược lại nếu hành mà
không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng
dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng, gặp nhiều khó khăn trở ngại, thậm chí có khi còn dẫn đến
những sai lầm to lơn nữa. Cho nên học và hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Học và
hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phải luôn gắn chặt
với nhau làm một.

2.1.4. Đặc điểm sinh viên trường Đại học Bách Khoa TPHCM

Hiện nay, sinh viên Bách Khoa chưa vận dụng thuần thục giữa việc “học” và “hành”.
Có nhiều bạn trẻ khi rời ghế nhà trường vào một nhà máy, một cơ quan,… lúng túng
không biết phải làm công việc mà chuyên môn mình đã được học như thế nào? Dẫn đến
gặp nhiều khó khăn, nhiều khi là sự hoang mang, chán nản. Nguyên nhân dẫn đến việc
“học” mà không “hành” được là do học không thấu đáo, khi còn ngồi trên ghế nhà trường

3
Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 235.

14
không thật sự chuyên tâm rèn luyện, trau dồi kiến thức hoặc thiếu môi trường hoạt động.
Một thực tế cho thấy, sự thiếu liên hệ giữa kiến thức với thực tiễn. Hậu quả xa hơn của
việc “học” mà không đi đôi với “hành” là có nhiều sinh viên đạt kết quả học tập rất cao
nhưng vẫn ngơ ngác khi bước vào cuộc sống, nhiều thủ khoa sau khi ra trường, va vấp
cuộc sống mới tự hỏi: “Không biết việc chọn trường, chọn nghành của mình đã đúng
chưa?”. Nhất là khi xã hội đang cần những nguời có tay nghề cao phục vụ cho công cuộc
công nghiệp hóa - hiện đại hóa thì việc ”học đi đôi với hành” càng trở nên quan trọng hơn
bao giờ hết.

Tuy nhiên, nếu chỉ chăm vào học tập thôi thì chưa đủ, chúng ta cần phải rèn luyện cả
về phẩm chất, đạo đức. Như Bác đã từng dạy “có tài mà không có đức là người vô dụng,
có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” . Tài và đức là những phẩm chất khác
nhau nhưng luôn gắn bó mật thiết không thể tách rời. Có tài mà không có đức là nguời vô
dụng, bởi tài năng đó không phục vụ cái chung mà chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân thì cũng
trở thành vô giá trị. Nhưng nếu chỉ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Có
đức, có khát vọng hành động vì lợi ích của mọi người nhưng không có kiến thức, năng lực
kém thì những ý định tốt cũng khó thành hiện thực. Rõ ràng là giá trị con người phải bao
gồm cả tài và đức. Đức và tài bổ sung, hỗ trợ cho nhau thì con người mới trở nên toàn
diện, mới đạt hiệu quả lao động cao và mới có ích cho mọi người.

Chúng ta hiện nay đang là những sinh viên, là những người đang trong quá trình phát
triển về thể lực và trí lực, tri thức và trí tuệ nhân cách... cho nên thời kì này phải tranh thủ
điều kiện để hoàn thiện bản thân, phải rèn luyện cả phẩm chất, năng lực, cả đức cả tài, học
hỏi bạn bè, gia đình, nhà trường và xã hội để trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa
nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay làm nền tảng cho sự phát triển tiếp tục trong
tương lai.

2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VIỆC LIÊN HỆ VẬN DỤNG NGUYÊN LÍ
MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN
2.2.1. Mặt tích cực và nguyên nhân

15
• Giúp sinh viên chúng ta phát triển một cách toàn diện không những nắm được kiến
thức trên sách vở mà còn có thể áp dụng kiến thức ấy vào thực tiễn một cách linh
động.
• Giúp sinh viên kiểm chứng được lý thuyết mà mình đã học có lỗi thời và có áp
dụng được vào trong thực tế hay không. Từ đó, sinh viên nắm chắc kiến thức, nhớ
lâu hơn và hiểu sâu vấn đề mình học một cách hiệu quả hơn hơn.
• Đem lại niềm vui trong học tập, làm cho việc học của sinh viên trở nên thú vị hơn
mà không bị nhàm chán khi chỉ học lý thuyết mà không thực hành.
• Có cơ hội áp dụng những thứ đã học vào thực tế một cách chủ động, tự tin và tự do
sáng tạo mà không bị phụ thuộc hay rập khuôn.
• Giúp sinh viên chuyên sâu kiến thức, hoàn thiện những kĩ năng làm việc, kĩ năng
mềm để ứng dụng cho công viêc sau này.
• Đôi khi việc thực hành không thể làm một mình. Điều này giúp sinh viên có thể cái
thiên giao tiếp, mở rộng mối quan hệ với thầy cô bạn bè, trau dồi kiến thức lẫn
nhau và cùng nhau giải quyết vấn đề, cũng nhau tiến bộ

Nguyên nhân: "Học” và “hành” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phụ thuộc lẫn nhau,
tác động lẫn nhau. Nếu “học” không đi đôi với “hành” thì đó chỉ là kiến thức nói suông.
Quan điểm này luôn đúng cho mọi thời đại và nó gắn liền với liên hệ thực tế. Nếu “hành”
không đi đôi với “học” thì sẽ trở thành người máy móc, thiếu linh hoạt và khó chủ động
trong việc tiếp cận các nguồn tri thức mới để phục vụ cho thực tiễn.Vì vậy, chúng luôn bổ
sung và hỗ trợ lẫn nhau. Sự kết hợp này sẽ giúp công việc của sinh viên trở nên thuận lợi,
thành công và gián tiếp giúp thực hiện các ước mơ, mục đích trong cuộc sống.

2.2.2. Mặt hạn chế và nguyên nhân

Ngày nay có nhiều trường hợp sinh viên học nhưng không áp dụng vào thực tế dẫn
đến thiếu chiều sâu trong việc tiếp cận vấn đề

• Chưa có khế hoạch, mục tiêu, phương pháp đúng đắn để hộ tập một cách hiệu quả.

16
• Nhiều sinh viên còn học vì bị gia đình ép buộc không có mục đích và không biết
bản thân muốn gì?
• Nhiều sinh viên lười biếng, sống không thực tế lúc nào cũng mơ mộng viển vông
về cuộc đời mình nhưng không bao giờ chịu hành động.

Nguyên nhân: Có nhận thức không đúng đắn về mối liên hệ của việc học đi đôi với
hành như xem trọng việc học hơn việc hành hoặc việc hành hơn việc học như lý thuyết
hơn thực tiễn hoặc thực tiễn hơn lý thuyết . Tách biệt lẫn nhau không chuyển hóa lẫn nhau
dẫn đến kết quả học tập kém hoặc học nhưng không áp dụng được vào thực tiễn cuộc
sống.

2.3. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ


• Các trường đại học,Cao đẳng nên kết hợp song song giữa việc học và việc thực
hành.Tổ chức các chuyến đi thực tập cho sinh viên khi học xong 1 nội dung có thể
áp dụng thực tế để sinh viên có thể vừa học vừa áp dụng
• Mỗi sinh viên khi bước chân vào đạo học hay cao đẳng cần xác định rõ kế hoạch
và lộ trình để bản thân có động lực và ngày càng cố gắng hơn
• Xác định mong muốn của bản thân để hãy lựa chọn theo mong muốn của bản thân
mình mà không bị ép buộc, cam kết sẽ thực hiện mong muốn của mình cho đến khi
thành công
• Sống thực tế không ảo tưởng và hãy bắt tay vào hành động khi đã lên kế hoạch.

17
3. KẾT LUẬN
“Học đi đôi với hành” là một nguyên lý giáo dục quan trọng, nhưng không phải ai
cũng hiểu được tầm quan trọng của nó. Trong bài tiểu luận này, nhóm 15 đã vận dụng
nguyên lý mối liên hệ phổ biến để chỉ ra tầm quan trọng của việc vận dụng lý thuyết vào
thực tế trong quá trình học tập, đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp.

Trong phạm vi chương I, người viết đã đưa ra một cái nhìn tổng quan về đề tài:

• Giải thích khái niêm về mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến trong phép biện chứng
duy vật.
• Nêu lên tính chất của mối liên hệ phổ biến: tính, khách quan, tính phổ biến và tính
đa dạng phong phú.
• Nêu lên ý nghĩa của mối liên hệ phổ biến.

Trong phạm vi chương II, người viết đã phân tích cụ thể vào vấn đề vận dụng nguyên
lý mối liên hệ phổ biến vào hoạt động học tập của sinh viên bách khoa hiện nay:

• Giải thích khái niệm học và vận dụng lý thuyết vào thực tế.
• Tìm ra mối liên hệ học và hành.
• Liên kết với thực trạng học tập của sinh viên Đại học Bách Khoa.
• Nêu lên ý nghĩa của việc học ứng dụng lý thuyết vào thực tế.
• Đưa ra đánh giá thực trạng việc liên hệ vận dụng nguyên lí mối liên hệ phổ biến
vào hoạt động học tập của sinh viên, gồm những mặt tích cực, hạn chế, nguyên
nhân và giải pháp.

Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến là nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, là
cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, lịch sự cụ thể và phát triển. Với cách xem xét,
nghiên cứu theo quan điểm toàn diện và phát triển sẽ giúp ta hiểu được bản chất sự vật,
làm cho nhận thức phản ánh đúng đắn về sự vật và hoạt động thực tiễn có hiệu quả cao.
Trong bài tiểu luận, nhóm 15 đã trình bày cụ thể về tác động của việc áp dụng kiến thức
vào thực tế đến hoạt động học tập của sinh viên cũng như một số biện pháp nâng cao khả
năng vận dụng lý thuyết vào thực tế thông qua nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Tuy nhiên,
18

You might also like