You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI


--------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024

ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
CỦA CẶP PHẠM TRÙ “NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ”
VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY


ThS. NGUYỄN HOÀNG VIỆN
GV: NGUYỄN HỒ ÁI VI

Cần Thơ, tháng 12 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
--------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024

ĐỀ TÀI:
VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
CỦA CẶP PHẠM TRÙ “NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ”
VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

SINH VIÊN THỰC HIỆN


1. Lê Thị Thanh Hiền MSSV: KHDL2311016
2. Nguyễn Thị Thùy Dương MSSV: KHDL2311030
3. Nguyễn Thị Ngọc Bích MSSV: KHDL2311045
4. Võ Hoàng Khanh MSSV: KHDL2311032
5. Mai Thế Hiển MSSV: KHDL2311046
6. Nguyễn Quang Huy MSSV: KHDL2311021

Cần Thơ, tháng 12 năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI
----

Cần Thơ, ngày tháng năm 2023


Điểm Nhận xét của giáo viên

GIẢNG VIÊN I GIẢNG VIÊN II

ThS. NGUYỄN HOÀNG VIỆN NGUYỄN HỒ ÁI VI


MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................I
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài........................................................2
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu.........................................................................2
B. NỘI DUNG......................................................................................................4
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ
...............................................................................................................................4
1. Khái niệm.....................................................................................................4
2. Tính chất của mối liên hệ nguyên nhân-kết quả..........................................5
3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân-kết quả....................................8
3.1. Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết
quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất
hiện.............................................................................................................8
3.2. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hay nhiều kết quả, và một kết
quả có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên..................................9
3.3. Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không hoàn toàn thụ
động, nó vẫn có khả năng tác động trở lại nguyên nhân..........................10
3.4. Nguyên nhân-kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau......................11
4. Ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả........................................11
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CẶP PHẠM TRÙ
NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN HIỆN NAY...................................................................................13
1. Các yếu tố phổ biến trong qúa trình học tập của sinh viên........................13
2. Tình hình chung về vấn đề học tập của sinh viên trên thế giới và Việt Nam
trong những năm gần đây..............................................................................13
I
3. Nguyên nhân và kết quả của các yếu tố đối với quá trình học tập của sinh
viên.................................................................................................................15
3.1. Nguyên nhân khách quan..................................................................15
3.2. Nguyên nhân chủ quan......................................................................16
3.3. Kết quả..............................................................................................18
4. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả liên quan đến quá
trình học tập của sinh viên hiện nay..............................................................20
5. Liên hệ ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân - kết
quả để nhận thức và đề xuất một số biện pháp góp phần phát huy các yếu tố
tích cực và hạn chế hậu quả trong quá trình học tập của sinh viên hiện nay.21
5.1. Liên hệ ý nghĩa phương pháp luận cặp phạm trù nguyên nhân – kết
quả............................................................................................................21
5.2. Đề xuất một số biện pháp góp phần phát huy các yếu tố tích cực và
hạn chế hậu quả........................................................................................22
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN.................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................26

I
I
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự vận động của hiện thực, mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ được
lặp đi lặp lại nhiều nhất, phổ biến nhất. Do đó có thể nói, mối liên hệ nhân quả là
một trong những mối liên hệ tự nhiên đầu tiên được phản ánh vào trong đầu óc
của con người. Chúng ta nói rằng, phạm trù là kết quả của những quá trình phản
ánh những mối liên hệ được lặp đi lặp lại của đời sống, và trong trường hợp này,
phạm trù nguyên nhân và kết quả là những phạm trù chứng minh cho quan niệm
đó. Mối liên hệ nguyên nhân và kết quả, hay gọi tắt là mối liên hệ nhân - quả là
mối liên hệ vốn có của thế giới vật chất. Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người. Chính những tác động của các sự vật hiện tượng trong thế
giới vật chất, nó được phản ánh ở trong nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã
làm cho thế giới vận động, sự tác động đó nếu đặt trong mối quan hệ với kết quả
thì đó là nguyên nhân.
Vì vậy, bất kỳ một sự vận động nào ở trong thế giới vật chất suy cho cùng
đều là những mối liên hệ nhân quả, xét ở những phạm vi khác nhau, những thời
điểm khác nhau và những hình thức khác nhau. Nói một cách khác, nếu như vận
động là thuộc tính của thế giới vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất thì
vận động luôn luôn là sự tác động, hoặc là sự tác động giữa những bộ phận khác
nhau ở trong cùng một một sự vật hiện tượng, hoặc là sự tác động lẫn nhau giữa
các sự vật hiện tượng.
Vì vậy qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu, em đã quyết định chọn
đề tài : “Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân kết quả trong
quá trình học tập của sinh viên hiện nay” làm đề tài cho bài tiểu luận của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài giúp sinh viên có thêm điều kiện củng cố kiến thức
bản thân, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức về Triết học mà mình chưa biết rõ. Đặc
biệt, mục đích của đề tài là giúp em hiểu phần nào về mối quan hệ giữa cặp
phạm trù “ nguyên nhân và kết quả” vào quá trình học tập của sinh viên hiện

1
nay. Đồng thời, qua tìm hiểu nội dung đề tài rất giúp ích cho việc học tập và
thêm kiến thức cho chúng em hiện tại và sau này. Thông qua việc nghiên cứu
mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả, vận dụng mối
quan hệ biện chứng của cặp phạm trù này vào quá trình học tập của sinh viên,
đưa ra những nguyên nhân, giải pháp với mục đích nhằm hi vọng có thể thay đổi
được tư duy, nhận thức của sinh viên, giúp sinh viên có sự chủ động tích cực
vào học tập.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Cặp phạm trù nguyên nhân- kết quả.

- Tình trạng học tập của sinh viên hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Tại thành phố Cần Thơ

- Thời gian: Từ ngày 9/12/2023 đến ngày 16/12/2023

- Không gian: Thảo luận trực tuyến và trực tiếp

- Lĩnh vực: Triết học

5. Phương pháp nghiên cứu

- Trong tiểu luận sử dụng: phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp
phân tích, phương pháp tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa.

- Tra cứu tài liệu và vận dụng các kiến thức đã học.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài


- Ý nghĩa lý luận: Trong phần nội dung của bài tiểu luận, chúng em đã khái
quát một cách cụ thể về bản chất, ý nghĩa, mối quan hệ biện chứng của cặp
phạm trù nguyên nhân - kết quả. Từ đó vận dụng mối quan hệ của cặp phạm trù
ấy phân tích vấn đề, vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay và áp dụng vào
đời sống sinh viên.
- Ý nghĩa thực tiễn: Bài viết có ý nghĩa như sự định hướng, đóng góp một
phần nhỏ giúp sinh viên hiện nay nhận thức được tầm quan trọng của việc học,
biết tự rèn luyện, cố gắng thì sẽ có được thành quả tốt.
2
7. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Đề tài đã nghiên cứu phân tích và đã đưa ra được các mặt tích cực cũng như
tiêu cực trong cuộc sống, học tập của sinh viên hiện nay. Từ đó đã làm nổi bật
được lên nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan đối với vấn đề học
tập của sinh viên. Từ các hạn chế nguyên nhân đó, bài tiểu luận đã đưa ra các
giải pháp giúp nâng cao chất lượng học tập của sinh viên hiện nay. Từ đó bài
tiểu luận cũng là một nguồn tài liệu để sinh viên có thể đọc và học tập để rút ra
được những hạn chế và yếu kém của mình, phát triển bản thân mình tốt hơn.

3
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ
1. Khái niệm
Trong quá trình nhận thức của con người thâm nhập ngày càng sâu hơn vào
các đối tượng để nắm bắt và thể hiện thông qua các khái niệm những thuộc tính
và mối liên hệ chung cùng có ở tất cả chúng. Đó là vận động, không gian, nhân
quả, tính quy luật, tất yếu, ngẫu nhiên, giống nhau, khác nhau, mâu thuẫn...
Chúng là những đặc trưng của các đối tượng vật chất, là những hình thức tồn tại
phổ biến của vật chất, còn các khái niệm phản ánh chúng, là những phạm trù
triết học.

Như vậy, phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con
người, là những mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn
có ở tất cả các đối tượng hiện thực. Chúng giúp con người suy ngẫm những chất
liệu cụ thể đã thu nhận trong quá trình nhận thức và cải biến hiện thực, chỉ ra
những đặc trưng cơ bản nhất của khách thể. Các mối liên hệ phổ biến giữa các
sự vật, hiện tượng được phép biện chứng duy vật khái quát thành các phạm trù
cơ bản. Tính cặp đôi của các cặp phạm trù thể hiện sự phản ánh biện chứng tính
thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của thế giới khách quan. Các phạm
trù hình thành và phát triển trong hoạt động nhận thức, hoạt động cải tạo tự
nhiên, cải tạo xã hội của con người. Trong phép biện chứng duy vật, các cặp
phạm trù có vai trò phương pháp luận khác nhau. Các cặp nguyên nhân và kết
quả, khả năng và hiện thực là cơ sở phương pháp luận chỉ ra các mối liên hệ và
sự phát triển của các sự vật, hiện tượng như những quá trình tự nhiên.

Nhận thức về sự tác động, tương tác giữa các mặt, các yếu tố hoặc giữa các
sự vật, hiện tượng với nhau như là nguyên nhân cuối cung dẫn đến sự xuất hiện
của các mặt, các yếu tố, các sự vật, hiện tượng mới về vật chất, chính là khâu
quyết định dẫn đến việc phát hiện ra tính nhân quả như là yếu tố quan trọng của
mối liên hệ phổ biến.

4
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một
sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.

Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau
giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.

- Ví dụ: Biết được về hiện tượng của thủy triều là sức hút của mặt trăng tạo
nên làm cho nước biển bị cuốn theo gây nên những đợt thủy triều tràn vào đất
liền, người ta có thể lợi dụng nó để tạo ra nguồn điện.

- Ví dụ : Đô thị hóa dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Trong đó, chất thải công nghiệp độc hại là nguyên nhân còn ô nhiễm môi trường
là kết quả.

Nhận thức về nguyên nhân, kết quả như trên giúp khắc phục được hạn chế
coi nguyên nhân của mỗi sự vật, hiên tượng, trong những điều kiện nhất định,
nằm bên ngoài sự vật, hiện tượng đó; vừa khắc phục được thiếu sót coi nguyên
nhân cuối cùng của sự vận động, chuyển hóa của toàn bộ thế giới vật chất nằm
ngoài nó, trong lực lượng phi vật chất nào đó.

2. Tính chất của mối liên hệ nguyên nhân-kết quả


Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ nhân quả có tính khách
quan, tính phổ biến, tính tất yếu.

● Tính khách quan: thể hiện ở chỗ mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của
bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết
hay không biết, thì các sự vật vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu
gây nên biến đổi nhất định. Con người chỉ phán ảnh vào trong đầu óc mình
những tác động và những biến đổi, tức là mỗi liên hệ nhân quả của hiện thực,
chứ không sáng tạo ra mối liên hệ nhân quả của hiên thực từ trong đầu mình.
Quan điểm duy tâm không thừa nhận mối liên hệ nhân quả tồn tại khách quan
trong bản thân sự vật. Họ cho rằng, mối liên hệ nhân quả là do thượng đế sinh ra
hoặc do cảm giác con người quy định.

Ví dụ:

5
Tiêu cực Tích cực

Hình 1.1: Sự tác động của băng tan đến môi trường

Ở đây, Sự gia tăng nhiệt đới toàn cầu là nguyên nhân chính dẫn đến sự tan
chảy của băng đá ở cực Bắc, từ đó tạo ra môi trường sống mới cho loài cá voi
trắng. Kết quả của sự tan chảy băng đá không phải là tích cực hoàn toàn vì nó
gây ra sự đổi biến khí hậu toàn cầu, nhưng nó đã tạo ra cơ hội sống mới cho một
số loài động vật.

● Tính phổ biến: thể hiện ở chỗ mọi sự vật, hiên tượng trong tự nhiên và
trong xã hội đều có nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào
không có nguyên nhân, chỉ có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay
chưa mà thôi. Không nên đồng nhất vấn đề nhận thức của con người về mối liên
hệ nhân quả với vấn đề tồn tại của mối liên hệ đó trong hiện thực.

Ví dụ:

6
Hình 1.2: Tệ nạn xã hội vẫn diễn ra nơi có an ninh lỏng lẻo

Mối liên hệ nhân - quả được thể hiện trong trường hợp khi trời mưa, độ ẩm
cao, làm cho con chuồn chuồn không bay được lên cao. Ngược lại, nếu trời
nắng, độ ẩm thấp đã tạo điều kiện cho chuồn chuồn bay cao hơn. Hay như trong
xã hội, nếu như luật pháp càng lỏng lẻo thì an ninh trật tự của xã hội sẽ bất ổn.

● Tính tất yếu: thể hiện ở cùng một nguyên nhân nhất định, trong những
điều kiên giống nhau sẽ gây ra kết quả như nhau. Tuy nhiên trong thực tế không
có sự vật nào tồn tại trong những điều kiện, hoàn cảnh hoàn toàn giống nhau. Do
vậy tính tất yếu của mối liên hệ nhân quả trên thức tế phải được hiểu là: nguyên
nhân tác động trong những điều kiện và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu
thì kết quả do chúng gây ra càng giống nhau bấy nhiêu.

Ví dụ:

Sự thiếu hụt dinh dưỡng Sức khỏe


kém

7
Hình 1.3: Sự thiếu hụt chất dinh dưỡng ở người gây nhiều ảnh hưởng đến sức
khỏe

Trong ví dụ này, nguyên nhân là sự thiếu hụt dinh dưỡng và kết quả là sức
khỏe kém. Tính tất yếu cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả ở đây là cùng một
nguyên nhân thiếu hụt chất dinh dưỡng, nhưng sự ảnh hưởng đến từng người là
khác nhau.

Khi người trẻ thiếu hụt dinh dưỡng, như thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết
như vitamin, khoáng chất và chất đạm, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng. Điều này
có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như suy dinh dưỡng, yếu đuối, giảm miễn
dịch, và các vấn đề khác.

Mặc khác, nếu các cá nhân khác như người già thiếu các chất trên, kết quả
hay nói đúng hơn là hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều, các tình trạng như
quáng gà và mù có tỉ lệ xảy ra cao hơn, một số bệnh như thiếu máu, liệt ruột cơ
năng cũng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.

3. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân-kết quả


3.1. Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết
quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện
Không thể nhìn quan hệ nhân - quả như là sự đứt đoạn mà là trong sự vận
động biến đổi liên tục của thế giới vật chất, của sự tác động qua lại lẫn nhau
giữa các sự vật hiện tượng. Việc nguyên nhân sinh ra kết quả còn có một yếu tố
8
nữa, đó là điều kiện. Có sự tác động nhưng chưa chắc là có ngay kết quả, phải ở
trong những điều kiện nhất định thì mới có thể có kết quả. Và cùng một nguyên
nhân, cùng một khả năng tác động như nhau, nhưng ở trong những điều kiện
khác nhau thì có thể nó lại cho ra những kết quả khác nhau. Ngược lại nếu
những nguyên nhân tác động đồng thời theo các hướng khác nhau, thì sẽ cản trở
tác dụng của nhau, thậm chí triệt tiêu tác dụng của nhau. Điều đó sẽ ngăn cản sự
xuất hiện của kết quả. Do vậy trong hoạt động thực tiễn cần phải phân tích vai
trò của từng loại nguyên nhân, để có thể chủ động tạo ra điều kiện thuận lợi cho
những nguyên nhân quy định sự xuất hiện của kết quả (mà con người mong
muốn) phát huy tác dụng.
3.2. Một nguyên nhân có thể sinh ra một hay nhiều kết quả, và một kết quả
có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.
Ví dụ 1: Trường hợp chặt phá rừng bừa bãi ở trên đầu nguồn có thể sinh ra
nhiều kết quả. Sự thay đổi sinh thái ở bản thân vùng đó làm cho quỹ gen động
vật và thực vật bị biến đổi, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ gây ra sự thay đổi khí
hậu ở chính bản thân vùng rừng đầu nguồn. Thứ hai, nó là nguyên nhân gây ra
những trận lụt, thậm chí là những trận lũ quét gây ra rất nhiều thiệt hại cho đời
sống kinh tế – xã hội không chỉ ở vùng cao mà còn ở vùng đồng bằng. Thứ ba,
nó gây ra những hậu quả làm xáo trộn đời sống xã hội của cư dân, làm ảnh
hưởng đến tình hình xã hội chung của toàn quốc. Thứ tư, nó làm cho ngân sách
quốc gia bị ảnh hưởng do phải chi trả cho những thiệt hại mà thiên nhiên và xã
hội đã đưa đến. Như thế là một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả.

Ví dụ 2: Thành công của công cuộc đổi mới ở trên đất nước ta bắt nguồn từ
rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất là sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng. Khi
thực tiễn đã nảy sinh những hiện tượng mới, khi cảm thấy nền kinh tế quốc dân
đang bị trì trệ, không còn lối thoát, chúng ta đã nghiên cứu lý luận, đúc kết thực
tiễn và đề ra chính sách đổi mới. Đồng thời, ngày đó chúng ta cũng thực hiện
một công việc ở tầm vĩ mô rất sai lầm, đó là liên tiếp thực hiện những cuộc đổi
tiền. Điều này đã làm chonền tài chính quốc gia bị đảo lộn, càng ngày cảng mất
cân bằng thu - chỉ, làm cho đồng tiền Việt Nam ngày càng mất giá và sức sống
9
của toàn bộ nền kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tất cả những cái đó đã dồn
ép chúng ta và bắt buộc chúng ta phải thay đổi một cách cơ bản đường lối kinh
tế của đất nước. Và kết quả là sự ra đời của đường lối đổi mới. Thành công của
công cuộc đổi mới còn bắt nguồn trực tiếp từ sự chỉ đạo tầm vĩ mô của Đảng và
Chính phủ rất đúng đắn và kịp thời. Đặc biệt là còn bắt nguồn từ những hoạt
động kinh tế của một cộng đồng cư dân sáu, bảy chục triệu người, quyết tâm ra
khỏi tình trạng khủng hoảng, quyết tâm thoát nghèo, thoát đói, thoát nghèo nàn,
lạc hậu. Rõ ràng là một kết quả có thể do rất nhiều nguyên nhân sinh ra. Trong
quá trình hoạt động thực tiễn chúng ta càng phải chămchủ nghiên cứu những tác
động này để phối hợp tạo nên sức mạnh tổng hợp vànhững thắng lợi mới trong
công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

3.3. Nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả không hoàn toàn thụ
động, nó vẫn có khả năng tác động trở lại nguyên nhân.
Cần chú ý là tác động này là hai nghĩa, cả tác động tích cực hoặc tác động
tiêu cực.

Ví dụ: trình độ dân trí thấp là do nền kinh tế kém phát triển gây ra, nếu
không đủ đầu tư cho việc nâng cao dân trí của nhân dân, đầu tư giáo dục không
đầy đủ. Đến lượt mình, dân trí thấp với tư cách là kết quả lại tác động trở lại với
quá trình phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, làm cho kinh tế kém phát
triển và dân trí sẽ lại tiếp tục thấp xuống. Ngược lại, trình độ dân trí cao vốn là
kết quả của sự phát triển xã hội cả về chính trị, kinh tế, văn hóa... làm cho nền
giáo dục quốc dân cũng phát triển đầy đủ, khi đó nó sẽ đem lại một kết quả là
tầng lớp trí thức và một đội ngũ lao động với trình độ cao, tay nghề vững và điều
đó chắc chắn làm cho kinh tếquốc dân càng phát triển tốt hơn.

Vấn đề tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân có một ý nghĩa
thực tiễn rất quan trọng. Nó làm cho người ta phải dự kiến rất đầy đủ những
hậu quả chẳng hạn như hậu quả của một chính sách xã hội.

Ví dụ: Trong vấn đề đầu tư, một trong những yếu tố tạo ra nguyên nhân
phát triển nền kinh tế đất nước. Việc đầu tư rất có thể mang lại những hậu quả
1
0
lớn, làm cho kinh tế phát triển rất cao nếu đúng đắn. Ví dụ, người ta đầu tư vào
những ngành mũi nhọn có tác dụng làm thay đổi căn bản nền kinh tế, vì chỉ một
thời gian ngắn sau, nền kinh tế quốc dân đã cómột động lực lớn như là công
nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, công nghệ tin học... Những kết quả do sự
đầu tư đúng đắn đó làm cho các ngành kinh tế như công nghiệp, thủy sản, nông
nghiệp... có những sự phát triển vượt bậc, khi đó nó lại tạo điều kiện cho việc tái
đầu tư ngày càng tốt hơn với lực lượng tài chính, lực lượng vật chất ngày càng
to lớn hơn. Rồi khi đó, trong một chu kỳ khác, sự đầu tư đúng đắn lại làm cho
các ngành khoa học mới ra đời, cử như thế một chu trình đầu tư mang lại một
kết quả và bản thân kết quả đó làm cho quá trình đầu tư ngày càng có ý nghĩa
kinh tế xã hội sâu sắc hơn.

3.4. Nguyên nhân-kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau
Nguyên nhân và kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau theo hai ý nghĩa
dưới đây:

Thứ nhất, nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng bản thân cái nguyên nhân
sinh ra kết quả ấy đã là kết quả ở một mối quan hệ nhân – quả trước đó. Ngược
lại, kết quả với tư cách là kết quả được sinh ra từ một nguyên nhân nhưng
bảnthân nó không dừng lại. Nó lại tiếp tục tác động, và sự tác động của nó lại
gây ranhững kết quả khác.

Thứ hai, là nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng kết quả lại có khả năng tác
động trở lại đối với nguyên nhân. Trong mối quan hệ này, khi kết quả tác động
trở lại với nguyên nhân thì kết quả lại có tư cách là nguyên nhân chứ không phải
là kết quả nữa. Vì vậy, có thể nói có sự hoán đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết
quả ngay trong cùng một mối quan hệ nhân – quả. Do đó, một hiện tượng nào
đấy được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác
định cụ thể.

4. Ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả


Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và
do nguyên nhân quyết định thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất
1
1
thiết phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó, muốn loại bỏ một sự vật, hiện
tượng nào đó không cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó.

Ví dụ: Hiện tượng ôi nhiễm môi trường được xuất phát từ: nguyên nhân
khách qua: do sự thay đổi của thiên nhiên. Nguyên nhân chủ quan: do tác động
của con người.

Thứ hai, xét về mặt thời gian nguyên nhân có trước kêt quả nên khi tìm
nguyên nhân của một sự vật cần tìm ở các sự vật, sự kiện, mối liên hệ đã xảy ra
trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện. Trong thời gian hoặc trong mối quan hệ
nào đó vì nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau
nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác định
phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn, cần nghiên cứu, sự vật, hiện tượng
đó trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là kết quả cũng như trong mối quan hệ
mà nó giữ vai trò là nguyên nhân, sản sinh ra những kết quả nhất định.

Ví dụ: Từ một quả trứng nở ra một con gà con, từ con gà con lại tiếp tục
quá trình sinh sản và cho ra quả trứng cứ thế tiếp tục.

Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và
quyết định, nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó không vội kết luận về
nguyên nhân nào đã sinh ra nó, khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích
cho thực tiễn cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hoàn
cảnh cụ thể chứ không nên rập khuôn theo phương pháp cũ. Trong số các
nguyên nhân sinh ra một sự vật, hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu và nguyên
nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nên trong nhận
thức và hành động cần dựa vào nguyên nhân chủ yêu và nguyên nhân bên trong.

Ví dụ: Học sinh bị điểm kém thì có nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả
học tập: hoàn cảnh khó khăn, lười biếng học tập,... Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân
để định hướng cách học, khuyên răn phù hợp giúp học sinh đạt điểm tốt hơn.

1
2
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CẶP PHẠM TRÙ
NGUYÊN NHÂN - KẾT QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN HIỆN NAY

1. Các yếu tố phổ biến trong quá trình học tập của sinh viên
- Giáo dục truy cập thông tin: Sinh viên có thể tiếp cận thông tin học tập
thông qua Internet, thư viện kỹ thuật số, và các nguồn tài nguyên trực tuyến.
Điều này cung cấp cho họ khả năng tự học và nghiên cứu đa dạng.

- Công nghệ trong học tập: Sự phổ biến của công nghệ đã thúc đẩy việc sử
dụng các công cụ học tập trực tuyến, phần mềm quản lý học tập và các ứng dụng
di động để hỗ trợ quá trình học tập.

- Phương pháp học tập đa dạng: Sinh viên hiện nay có thể chọn lựa giữa
học truyền thống trong lớp học và các phương pháp học tập trực tuyến, và cả hai
đều đang trở nên phổ biến hơn.

- Học tập hướng nghiệp: Sinh viên ngày nay thường đặt nhiều tập trung
vào việc chuẩn bị cho sự nghiệp sau này, họ thường tham gia vào các chương
trình thực tập, giao lưu với doanh nghiệp và xã hội để tích lũy kinh nghiệm thực
tế.

- Tầm nhìn toàn cầu: Với sự phát triển của nền tảng giáo dục quốc tế và
cơ hội học tập ở nước ngoài, sinh viên hiện nay thường có tầm nhìn rộng mở
hơn và ít hạn chế hơn trong việc lựa chọn ngành học và cơ hội nghề nghiệp.

Tuy nhiên, quá trình học tập của sinh viên cũng đối mặt với những thách
thức như áp lực học tập, stress, và sự cạnh tranh cao trong việc tìm kiếm cơ hội
nghề nghiệp.

2. Tình hình chung về vấn đề học tập của sinh viên trên thế giới và Việt
Nam trong những năm gần đây.
Học tập trực tuyến là xu hướng học tập ngày càng phổ biến trong thời đại
4.0. Với sự phát triển của mạng internet và các công nghệ kết nối và hiển thị,
học tập trực tuyến ngày càng dễ dàng và mở ra cơ hội mới cho các cơ sở giáo

1
3
dục, đặc biệt là các trường đại học. Trong thời gian phòng chống dịch COVID-
19 tại Việt Nam và trên thế giới, lợi ích của mô hình học tập này đã thể hiện
ngày càng rõ nét khi giúp các trường đại học tiếp tục duy trì hoạt động đào tạo
và kết nối hàng triệu lớp học cho sinh viên và giảng viên trên toàn quốc. Học tập
trực tuyến giúp môi trường học tập không bị giới hạn về thời gian và không
gian, đồng thời giảm chi phí đào tạo và xã hội (O’Leary, 2005). Việc ứng dụng
công nghệ vào trong hoạt động đào tạo vốn dĩ không phải là chuyện quá mới
mẻ. Sự phát triển và ứng dụng những công nghệ mới trong giáo dục đã giúp
nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập trực tuyến.

Theo Connolly và Stansfield (2006), ứng dụng công nghệ trong đào tạo đã
trải qua ba giai đoạn chính. Giai đoạn đầu tiên là từ 1994 đến 1999, được đánh
dấu bằng việc sử dụng thụ động công nghệ internet, các tài liệu giấy truyền
thống được chuyển sang định dạng trực tuyến. Giai đoạn thứ hai là từ 2000 đến
2003, được đánh dấu bằng sự phát triển công nghệ truyền thông băng tầng cao,
gia tăng hiệu quả và hiệu suất kết nối, truyền tải thông tin, phương tiện truyền
phát đa dạng thiết bị, tài nguyên số ngày càng phát triển. Môi trường học tập ảo
được hình thành với sự kết hợp giữa hai hình thức trực tiếp và trực tuyến. Giai
đoạn thứ ba hiện đang diễn ra, được đánh dấu bằng sự kết hợp bằng mạng xã
hội, kết nối diện rộng, mô phỏng trực tuyến, học tập trên thiết bị di động (mobile
learning). Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá vai trò của công
nghệ trong học tập trực tuyến, Rosenberg (2000) và O’Leary (2005) khẳng định
học tập trực tuyến dựa trên nền tảng sử dụng các công nghệ internet để cung cấp
một loạt các giải pháp giúp nâng cao kiến thức và hiệu suất đào tạo.

Bắt kịp với xu thế trên thế giới, để thuận tiện cho việc dạy học thì tại trong
05 năm trở lại đây, ngày càng có thêm nhiều trường triển khai các chương trình
đào tạo trực tuyến hoàn toàn cấp bằng cử nhân hình thức đào tạo Từ xa và các
đơn vị giáo dục cung cấp các khóa học trực tuyến ngắn hạn. Trước khi đại dịch
COVID diễn ra, hầu hết các trường đại học chỉ áp dụng phương thức đào tạo này
như một phần bổ trợ cho các lớp đại học chính quy. Ở hệ đào tạo chính quy, đa

1
4
phần các trường đại học áp dụng đào tạo trực tuyến ở các cấp độ cơ bản như sử
dụng hệ thống quản lý học tập LMS bổ trợ cho quá trình học trên lớp thông qua
các hoạt động: đăng tải tài liệu, diễn đàn thảo luận, làm một số bài tập tích lũy
điểm quá trình... Một số ít trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho
phép triển khai thí điểm mô hình đào tạo kết hợp (blended learning) với tỉ lệ
không quá 30% tổng khối lượng học tập của toàn bộ chương trình đào tạo. Thực
tế triển khai cho thấy các sinh viên tham gia học các chương trình đào tạo từ xa
trực tuyến hoàn toàn buộc phải cam kết về khả năng sử dụng công nghệ thông
tin, đảm bảo đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật như thiết bị học tập và kết nối internet.

Một số trường xây dựng và bắt buộc sinh viên tham gia khoá học Kỹ năng
học tập trực tuyến trước khi bắt đầu vào các môn học khác. Sinh viên theo học
các chương trình này được chuẩn bị khá kỹ để có thể theo học trực tuyến trong
một thời gian dài. Trong khi đó, sinh viên đại học chính quy của các trường mặc
dù có thể đã được làm quen và học tập một phần trên hệ thống quản lý học tập
LMS nhưng vẫn chỉ là các hoạt động đơn giản chưa có ảnh hưởng lớn đến kết
quả học tập. Khi các trường buộc phải triển khai giảng dạy và học trực tuyến
hoàn toàn để ứng phó dịch bệnh COVID-19, nhiều sinh viên gặp không ít khó
khăn trong quá trình thích nghi và tiếp nhận sự thay đổi đột ngột. Sự chuyển
biến quá nhanh này có thể dẫn đến những cảm nhận khác nhau của sinh viên
trong quá trình theo học. Do đó, để tìm hiểu và khám phá cảm nhận của sinh
viên đại học chính quy khi trải nghiệm việc học trực tuyến hoàn toàn, nhóm tác
giả đã thực hiện nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy các sinh viên có
cảm nhận khác nhau trong quá trình thích nghi với việc học trực tuyến hoàn toàn
như một giải pháp tình thế đối phó với đại dịch. Đồng thời, tác giả cũng tìm thấy
08 nhóm khó khăn nổi bật của sinh viên và đề xuất một số giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả cho các trường đại học khi áp dụng phương thức học tập này.

3. Nguyên nhân và kết quả của các yếu tố đối với quá trình học tập của sinh
viên
3.1. Nguyên nhân khách quan

1
5
Khách quan là cái tồn tại bên ngoài, không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của
con người, trong quan hệ đối lập với chủ quan. Nguyên nhân khách quan của
các yếu tố cần thiết xuất hiện và phổ biến trong quá trình học tập của sinh viên
hiện nay là:

Thứ nhất, công nghệ đã thay đổi cách thức mà thông tin được truyền đạt và
tiếp cận. Sinh viên ngày nay cần sử dụng công nghệ để tạo ra môi trường học tập
linh hoạt, tiện ích và hiệu quả. Việc có thể truy cập thông tin từ Internet, sử dụng
phần mềm học tập, và tham gia vào các khóa học trực tuyến giúp họ nâng cao kỹ
năng tự học và tiếp cận nguồn kiến thức đa dạng.

Thứ hai, sinh viên ngày nay thường nhận thức rõ về việc chuẩn bị cho sự
nghiệp sau này. Việc thực tập, giao lưu với doanh nghiệp, và tham gia vào các
hoạt động thực tế giúp họ áp dụng kiến thức học tập vào thực tế, phát triển kỹ
năng mềm và tìm hiểu rõ hơn về bản chất của ngành nghề mình quan tâm.

Thứ ba, với sự phổ biến của giáo dục quốc tế và cơ hội học tập ở nước
ngoài, sinh viên cần có tầm nhìn toàn cầu và kỹ năng giao tiếp đa văn hóa. Việc
tham gia vào các chương trình học tập quốc tế, giao lưu với sinh viên từ nhiều
quốc gia khác nhau giúp họ phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo và thiết lập
mạng lưới quan hệ quốc tế.

Những yếu tố này giúp sinh viên học tập và phát triển không chỉ trong môi
trường học tập truyền thống mà còn trong môi trường kỹ thuật số và quốc tế, từ
đó giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho tương lai nghề nghiệp và phát triển cá nhân.

3.2. Nguyên nhân chủ quan

Chủ quan là cái thuộc về ý thức, ý chí của con người, trong quan hệ đối lập
với khách quan. Ba nguyên nhân chủ quan từ phía sinh viên mà quá trình học
tập hiện đại cần tiếp nhận các yếu tố trên bao gồm:

Nhu cầu phát triển bản thân: Sinh viên hiện đại không chỉ học để đáp ứng
yêu cầu của chương trình giáo dục mà còn theo đuổi mục tiêu phát triển kỹ năng
cá nhân, kiến thức sâu rộng và chuẩn bị cho một sự nghiệp lâu dài. Họ cần các

1
6
công cụ và phương pháp học tập tiên tiến để nuôi dưỡng sự tự học, sáng tạo và
tư duy phản biện.

Sự thích ứng với môi trường làm việc tương lai: Sinh viên ngày nay ý
thức được rằng môi trường làm việc sau này đòi hỏi sự thích nghi cao với công
nghệ và khả năng liên tục cập nhật kiến thức. Sự tích hợp các phương tiện điện
tử trong quá trình học tập không chỉ giúp họ làm quen với công nghệ mà còn rèn
luyện kỹ năng làm việc độc lập, tự giải quyết vấn đề.

Khao khát cạnh tranh và thành công quốc tế: Sinh viên muốn nổi bật trên
bục diễn đàn quốc tế và có sự sẵn sàng cạnh tranh với sinh viên khắp nơi trên
thế giới. Sự hiểu biết văn hóa đa dạng và kỹ năng tiếp xúc quốc tế được xây
dựng qua cơ hội học tập và giao lưu quốc tế giúp họ chuẩn bị cho một sự nghiệp
có tính toàn cầu. Thực tế này làm cho việc có một tầm nhìn toàn cầu và khả
năng giao tiếp đa văn hóa trở nên cần thiết trong quá trình học tập của sinh viên.

Những nguyên nhân chủ quan này phản ánh mong muốn và động cơ cá
nhân của sinh viên trong việc tìm kiếm một quá trình học tập phong phú, tương
tác và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của môi trường làm việc hiện đại và toàn
cầu hóa.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân chủ quan từ phía nhà trường như:

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục: Nhà trường cần phải đáp ứng sự
phát triển của công nghệ và hiểu rõ về việc sử dụng công nghệ trong quá trình
học tập. Việc tích hợp công nghệ vào giáo dục giúp tạo ra môi trường học tập
linh hoạt và thú vị, cung cấp cho sinh viên các công cụ và tài liệu tập trung, tăng
cường tương tác giữa giảng viên và sinh viên, và phát triển kỹ năng sống cần
thiết cho thế giới công nghệ cao.

Chuẩn bị cho môi trường làm việc toàn cầu: Nhà trường cần thúc đẩy tầm
nhìn toàn cầu và sự đa dạng trong quá trình học tập. Việc tạo ra cơ hội cho sinh
viên tham gia vào các chương trình học tập quốc tế, giao lưu văn hóa và hợp tác
với sinh viên quốc tế giúp họ phát triển kỹ năng quản lý đa văn hóa, thông thạo
tiếng Anh và tạo ra cơ hội tiếp cận môi trường làm việc đa dạng và toàn cầu.
1
7
Những nguyên nhân chủ quan này từ phía nhà trường phản ánh sự cần thiết
của việc đáp ứng xu hướng phát triển công nghệ và toàn cầu hóa trong quá trình
học tập, từ đó tạo ra môi trường học tập phù hợp với yêu cầu thực tế và môi
trường làm việc trong tương lai của sinh viên.

3.3. Kết quả

Kết quả từ những nguyên nhân khách quan bao gồm các mặt tích cực và
tiêu cực:

Sự phát triển công nghệ: Tạo ra môi trường học tập linh hoạt và tiện ích,
giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận kiến thức, tài liệu và phần mềm học tập. Điều
này giúp nâng cao kỹ năng tự học và tạo ra cơ hội tiếp cận nguồn kiến thức đa
dạng. Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ có thể dẫn đến sự phụ thuộc quá mức
vào máy tính và Internet, khiến sinh viên mất đi kỹ năng tư duy độc lập và khả
năng tương tác xã hội trực tiếp.

Định hướng nghề nghiệp: Giúp sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tế,
phát triển kỹ năng mềm và hiểu rõ hơn về ngành nghề mình quan tâm. Điều này
chuẩn bị tốt hơn cho tương lai nghề nghiệp và phát triển cá nhân. Mặc khác, áp
lực từ việc chuẩn bị cho môi trường làm việc toàn cầu có thể tạo ra căng thẳng
và lo lắng cho sinh viên, khi họ cảm thấy cần phải đáp ứng những yêu cầu khắt
khe của môi trường công nghiệp quốc tế.

Kết quả tích cực từ những nguyên nhân chủ quan cũng bao gồm các mặt
tích cực và tiêu cực tương tự:

Nhu cầu phát triển bản thân: Giúp sinh viên phát triển kỹ năng cá nhân,
kiến thức sâu rộng và chuẩn bị cho một sự nghiệp lâu dài.Tạo ra kỹ năng thích
nghi với công nghệ và khả năng cập nhật kiến thức làm việc độc lập.Bên cạnh
đó, điều này có thể tạo ra sự căng thẳng và áp lực trong việc đáp ứng nhu cầu
phát triển cá nhân và chuẩn bị cho môi trường làm việc tương lai. Khao khát
cạnh tranh có thể dẫn đến căng thẳng và stress cho sinh viên.

1
8
Nghiên cứu của Lê Minh Thuận năm 2011 thực hiện điều tra trên 252 sinh
viên. Thông qua thang đo DASS-42, tác giả đã cho thấy mức độ trầm cảm nặng
ở sinh viên là 2% và mức độ trầm cảm rất nặng là 5% (toàn bộ là nữ sinh viên).
Một nghiên cứu khác của tác giả này về rối nhiễu tâm lý trên sinh viên năm 1 và
năm 3 của trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ ra mức độ
trầm cảm của sinh viên như sau: Mức bình thường là 25%, mức nhẹ đến vừa lần
lượt là 20% và 32%, mức nặng là 15% và rất nặng là 10%. Nghiên cứu của Phan
Thị Diệu Ngọc năm 2014 trên 395 sinh viên năm thứ nhất và hai tại Đại học Y
khoa Vinh đã cho thấy thực trạng rối loạn trầm cảm ở sinh viên nhẹ là 31,2%,
vừa 29,8%, và nặng là 4,3%.

Nghiên cứu về lo âu ở sinh viên Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu là nghiên
cứu của Lê Minh Thuận năm 2011 trên 252 sinh viên. Thông qua thang đo
DASS-42, tác giả đã cho thấy mức độ lo âu nặng ở sinh viên là 12% và mức độ
lo âu rất nặng là 11%. Một nghiên cứu khác cũng của tác giả này trên sinh viên
năm 1 và năm 3 của trường đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ ra
mức độ lo âu của sinh viên như sau: Mức bình thưởng là 25%, mức nhẹ đến vừa
lần lượt là 19% và 32%, mức nặng là 13% và rất nặng là 11%.

Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thụ trên 829 sinh viên trường đại học Quốc
gia Hà Nội năm 2009 cho thấy có khoảng 79% sinh viên ở mức stress nhẹ, 3%
sinh viên bị stress ở mức vừa và 18% không bị stress. Tại Đà Nẵng, nghiên cứu
của Võ Hoàng Anh và cộng sự trên 200 sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại
học Đà Nẵng cho thấy 96% sinh viên có biểu hiện của stress. Tại Thành phố Hồ
Chí Minh, nghiên cứu của Lê Minh Thuận năm 2011, thực hiện trên sinh viên
năm thứ nhất và năm thứ ba của đại học Y Dược Thành phố HCM, sử dụng
thang do DASS-42 cho thấy mức độ stress của sinh viên như sau: Mức bình
thường là 21%, mức nhẹ đến vừa là 65%, mức nặng và rất nặng lần lượt là 7%
và 5%. Nghiên cứu của Phạm Thị Huyền Trang năm 2013 trên 440 sinh viên
thuộc tất cả các ngành và tất cả các năm học của trường đại học Y Hà Nội đã chỉ
ra 63,6 % sinh viên bị stress trong đó tỷ lệ mắc các triệu chứng về thể chất và

1
9
tinh thần là 62,2% và 92,4%. Nghiên cứu của Vũ Dũng năm 2015 đo lường mức
độ stress bằng thang đo Perceived Stress Scale 10 (PSS 10) trên toàn bộ sinh
viên điều dưỡng năm 2 và năm 3 của trường đại học Thăng Long cho thấy điểm
trung bình stress là từ 19,49 ±4,5, trong đó 22,8% sinh viên có stress ở mức độ
cao. Nghiên cứu của Lê Thu Huyền và cộng sự năm 2010 trên 182 sinh viên y tế
công cộng tại đại học Y Dược thành phố Hồ Chi Minh, sử dụng thang đo PSS 10
cho thấy sinh viên y tế công cộng bị stress bệnh lý chiếm tỉ lệ khá cao với
24,2%, trong đó có 2,8% sinh viên bị stress bệnh lý nặng.

4. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả liên quan đến quá
trình học tập của sinh viên hiện nay
Trong mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân kết quả: nguyên nhân
khách quan và nguyên nhân chủ quan nêu trên là cái có trước, kết quả là cái có
sau, không có nguyên nhân là sự phát triển của công nghệ, tiêu chí yêu cầu
nguồn nhân lực tăng thì cũng không có kết quả là nhu cầu trau dồi kiến thức kỹ
năng của sinh viên tăng và các áp lực trong học tập tăng. Nguyên nhân sinh gây
ra stress rất phức tạp, bởi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh.
Như đã làm rõ, nguyên nhân của stress trong cuộc sống đại học bao gồm áp lực
học tập xuất phát từ các yếu tố như thi cử và khối lượng công việc, thiếu thời
gian giải trí, cạnh tranh, lo lắng về việc không đáp ứng được kỳ vọng của cha
mẹ, thiết lập các mối quan hệ cá nhân mới và chuyển đến một địa điểm xa lạ;
các yếu tố nhân khẩu học như tuổi và giới, cụ thể là nữ; và gánh nặng tài chính.

Nếu nhiều nguyên nhân cùng tồn tại và tác động cùng chiều thì chúng sẽ
gây ảnh hưởng cùng chiều đến sự hình thành kết quả, làm cho nhu cầu về giá trị
bản thân tăng cao, áp lực tăng cao. Kết quả tích cực về nhu cầu phát triển bản
thân và tiêu cực về gánh nặng học tập do nhiều nguyên nhân gây ra mà ở đây
chính là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Các nguyên nhân
khi tác động thì xảy ra theo cùng chiều nhau có vị trí, vai trò khác nhau, có
nguyên nhân là trực tiếp như nguyên nhân khách quan, có nguyên nhân gián tiếp
như là nguyên nhân chủ quan: con người chủ quan, ý thức trở thành con người

2
0
bắt kịp với thời thế là nguyên nhân cho câu chuyện về phát triển và nâng cao giá
trị con người. Do vậy, trong quá trình học tập cần xác định rõ nguyên nhân và
mục đích của từng môn học dẫn kết việc bản thân lựa chọn đúng hướng đi, đúng
hướng phát triển, đồng thời hạn chế những áp lực và gánh nặng học tập có thể
gặp phải.

Theo mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả, áp dụng vào
thực tế quá trình học tập của sinh viên, ta thấy rằng các nguyên nhân và yếu tố
khách quan và chủ quan có thể dẫn đến cả những kết quả tích cực và tiêu cực
đối với quá trình học tập và sự phát triển cá nhân của sinh viên.

Sự phát triển công nghệ và việc tích hợp công nghệ vào giáo dục là nguyên
nhân hàng đầu mang lại những kết quả tích cực, bao gồm khả năng tiếp cận kiến
thức dễ dàng, tạo môi trường học tập linh hoạt và thú vị, cũng như phát triển kỹ
năng sử dụng công nghệ cho sinh viên. Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá mức vào
công nghệ cũng có thể dẫn đến những kết quả tiêu cực như mất kỹ năng tư duy
độc lập và khả năng tương tác xã hội trực tiếp.

Tương tự, việc chuẩn bị cho môi trường làm việc toàn cầu cũng mang lại
những kết quả tích cực như kỹ năng thích nghi với công nghệ, hiểu biết sâu về
văn hóa và ngôn ngữ quốc tế. Tuy nhiên, áp lực từ việc chuẩn bị cho môi trường
làm việc toàn cầu cũng có thể tạo ra căng thẳng và lo lắng cho sinh viên.

Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan như nhu cầu phát triển bản thân và sự
thích ứng với môi trường làm việc tương lai cũng có thể dẫn đến những kết quả
tích cực như phát triển kỹ năng cá nhân và sự thích nghi với công nghệ. Tuy
nhiên, sự căng thẳng và áp lực từ khao khat cạnh tranh cũng có thể gây ra tác
động tiêu cực đến tinh thần và sức khỏe tinh thần của sinh viên.

5. Liên hệ ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân - kết
quả để nhận thức và đề xuất một số biện pháp góp phần phát huy các yếu
tố tích cực và hạn chế hậu quả trong quá trình học tập của sinh viên hiện
nay

2
1
5.1. Liên hệ ý nghĩa phương pháp luận cặp phạm trù nguyên nhân – kết
quả
Phương pháp luận cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả có ý nghĩa quan
trọng trong việc xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hành động, hoặc điều
kiện. Phương pháp này giúp phân tích và hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gây ra
một hiện tượng cụ thể và kết quả mà nó tạo ra.
Ý nghĩa của phương pháp luận cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả có thể
được thấy ở các khía cạnh sau:
1. Hiểu sự tương quan: Phương pháp này giúp tìm ra mối quan hệ giữa nguyên
nhân và kết quả. Bằng cách xác định các yếu tố gây ra một kết quả cụ thể, chúng
ta có thể hiểu được cơ chế hoạt động của một hệ thống hoặc sự kiện.
2. Dự đoán và đánh giá: Phương pháp cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
cho phép chúng ta dự đoán và đánh giá các kết quả tiềm năng khi biết các
nguyên nhân tương ứng. Điều này rất hữu ích trong việc đưa ra quyết định hoặc
lập kế hoạch trong nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến y tế và công nghệ.
3. Tìm giải pháp: Phương pháp này cung cấp một cách tiếp cận logic để tìm ra
các giải pháp cho các vấn đề. Bằng cách xác định các nguyên nhân và kết quả,
chúng ta có thể tìm ra cách thay đổi hoặc can thiệp vào các nguyên nhân để đạt
được kết quả mong muốn.
4. Hỗ trợ quyết định chính sách: Phương pháp luận cặp phạm trù nguyên nhân
và kết quả được sử dụng rộng rãi trong việc đưa ra các quyết định chính sách.
Bằng cách hiểu rõ các yếu tố gây ra một kết quả nhất định, chúng ta có thể thiết
kế các biện pháp chính sách hiệu quả để đạt được các mục tiêu cụ thể.
Tóm lại, phương pháp luận cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả có ý
nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố và hiện tượng.
Nó cung cấp một cách tiếp cận logic để phân tích, dự đoán, đánh giá và tìm giải
pháp cho các vấn đề khác nhau.
5.2. Đề xuất một số biện pháp góp phần phát huy các yếu tố tích cực và hạn
chế hậu quả

2
2
Để góp phần phát huy các yếu tố tích cực và hạn chế hậu quả, dưới đây là
một số biện pháp mà bạn có thể áp dụng:
1. Tăng cường giáo dục và nhận thức: Đào tạo và giáo dục cộng đồng về các
yếu tố tích cực, như giá trị đạo đức, lòng tự trọng, sự chấp nhận và sự đoàn kết.
Điều này giúp tạo ra một môi trường tốt hơn cho những yếu tố này phát triển và
ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng.
2. Tạo ra cơ hội và môi trường khuyến khích: Xây dựng môi trường thúc đẩy
sự phát triển các yếu tố tích cực. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp cơ hội
học tập, nghề nghiệp và tham gia xã hội, đồng thời thúc đẩy sự công bằng và sự
đa dạng.
3. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ xã hội: Tạo ra các mạng lưới và cộng đồng hỗ
trợ xã hội để giúp đỡ những người gặp khó khăn và tăng cường sự liên kết giữa
các thành viên trong cộng đồng. Điều này có thể bao gồm việc thành lập các tổ
chức phi lợi nhuận, các chương trình hỗ trợ về sức khỏe tâm thần và các dịch vụ
xã hội.
4. Tạo điều kiện để phát triển kỹ năng: Đầu tư vào việc phát triển kỹ năng cá
nhân và chuyên môn cho mọi người, đặc biệt là những người trẻ tuổi. Cung cấp
khóa học, đào tạo và các chương trình phát triển cá nhân để giúp người dân có
khả năng vượt qua khó khăn và tận dụng cơ hội.
5. Đẩy mạnh quan hệ xã hội tích cực: Khuyến khích mọi người tham gia vào
các hoạt động xã hội tích cực, như tình nguyện, các nhóm tình nguyện và các
hoạt động cộng đồng. Những hoạt động này không chỉ góp phần vào sự phát
triển cá nhân mà còn tạo ra một môi trường cộng đồng tốt hơn.
6. Đối thoại và hợp tác: Xây dựng các cơ chế đối thoại và hợp tác giữa các bên
liên quan, bao gồm chính phủ, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội và cộng
đồng. Qua đó, tạo ra các giải pháp chung và thực hiện các chính sách hỗ trợ phát
huy yếu tố tích cực và hạn chế hậu quả.
7. Đánh giá và điều chỉnh: Thực hiện các đánh giá định kỳ về hiệu quả của các
biện pháp và chính sách đã áp dụng. Dựa trên đánh giá, điều chỉnh và cải tiến
các biện pháp để đạt được kết quả tốt hơn.
2
3
Những biện pháp này có thể được thực hiện ở cấp độ cá nhân, cộng đồng,
tổ chức và chính phủ. Tuy nhiên, quan trọng nhất là sự hợp tác và sự đồng lòng
của tất cả các bên để thực hiện và duy trì những biện pháp này trong thời gian
dài.

2
4
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Thông qua nghiên cứu này, đã cung cấp và làm rõ hơn về mối quan hệ biện
chứng của cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả trong quá trình học tập của sinh
viên từ đó có thể xem như là một tài liệu tham khảo cơ bản hỗ trợ cung cấp kiến
thức về triết học nói chung và phạm trù nguyên nhân-kết quả nói riêng ứng dụng
trong quá trình học tập của sinh viên.

Trong quá trình học tập, cặp phạm trù nguyên nhân-kết quả đã giúp chúng
ta giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố gây ảnh hưởng đến nguyên nhân và kết
quả học tập của sinh viên. Vì vậy, quá trình học tập của sinh viên sẽ bị ảnh
hưởng bởi các nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như nguyên nhân khách quan
và chủ quan đã được phân tích ở trên. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa cặp phạm trù
nguyên nhân kết quả và quá trình học tập không phải lúc nào cũng đơn giản và
tuyệt đối. Có nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập và
kết quả của sinh viên, và mỗi sinh viên có điều kiện và khả năng riêng.

Thông qua bài luận này, đã đưa ra được những giải pháp như: Tăng cường
giáo dục và nhận thức; tạo ra cơ hội và môi trường khuyến khích; Hiện nay có
nhiều nguyên nhân và giải pháp để thay đổi tư duy nhận thức của sinh viên và
giúp họ trở nên chủ động và tích cực trong học tập. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ
xã hội; tạo điều kiện để phát triển kỹ năng; đẩy mạnh quan hệ xã hội tích cực;
đối thoại và hợp tác; đánh giá và điều chỉnh. Góp phần giúp sinh viên nhận thức
được các nguyên nhân gặp khó khăn trong quá trình học tập, khắc phục nó dẫn
đến những kết quả tốt hơn về mặt học tập. Đồng thời, những giải pháp trên cũng
là cơ sở để thay đổi tư duy lối mòn đã cũ của sinh viên thay đổi nó để phát huy
những giá trị tích cực của bản thân và hạn chế những hậu quả tiêu cực trong suốt
quá trình học tập.

2
5
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

“Bài giảng học phần triết học Mác - Lênin”, GV.TS Nguyễn Hoàng Viện (chủ
biên), Cần Thơ, năm 2023.

Hùng, N. M. (2020). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của
sinh viên hệ chính quy tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. Hue
University Journal of Science: Social Sciences and Humanities, 129(6C),
137-150.

Thép, C. D., & Đạt, T. V. (2022). Tổng quan nghiên cứu về các mô hình cố vấn
học tập trên thế giới và ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp,
11(4), 10-14.

Thanh, P. T. N., Thông, N. N., & Thảo, N. T. P. (2020). Cảm nhận của sinh viên
chính quy khi trải nghiệm học trực tuyến hoàn toàn trong thời gian phòng
chống dịch COVID-19. In Proceedings (Vol. 15, No. 2).

Phan, C.P. (2020). Thực trạng stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan
của sinh viên trường đại học ngoại ngữ hà nội năm 2019 (doctoral
dissertation, trường đại học y hà nội).

Phạm Thị Diệu Ngọc, "Thực trạng rối loạn trầm cảm và một số yếu tố liên quan
ở sinh viên trường Đại học Y khoa Vinh," 2014.

Phạm Thị Huyền Trang, "Thực trạng stress trong sinh viên Trường Đại học Y
Hà Nội," Khóa luận tốt nghiệp ngành Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội,
2013.

Lê Minh Thuận, "Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh," Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh, 2011.

Lê Minh Thuận, "Sức khỏe tâm lý của sinh viên: Nghiên cứu cắt ngang," Tạp
chí Y học thực hành, pp. 72-75, 2011.

2
6
Lê Thu Huyền và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh, "Tình trạng stress của sinh viên Y tế
công cộng Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan
năm 2010," Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, pp. 87-92, 2010.

Nguyễn Hữu Thụ, "Nguyên nhân stress của sinh viên đại học quốc gia Hà Nội,"
Tạp chí Tâm lý học, 2009.

Vũ Dũng, "Thực trạng stress của sinh viên điều dưỡng năm thứ 2 và 3 trường
Đại học Thăng Long năm 2015 và một số yếu tố liên quan.," Kỷ yếu công
trình khoa học Trường Đại học Thăng Long., pp. 177-189, 2015

Võ Hoàng Anh, Vũ Duy Ngọc và Nguyễn Thị Mỹ Trang, "Mức biểu hiện stress
của sinh viên trường ĐHSP-ĐHĐN," Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa
học làn 7 đại học Đà Nẵng, pp. 211-215, 2010.

Tài liệu tiếng Anh

Connolly, T. M. & Stansfield, M. H. (2006). From eLearning to games-based


eLearning: Using interactive technologies in teaching Information
Systems. International Journal of Information Technology Management
(submitted).

Oliver, R., & Towers, S. (2000). Up time: Information communication


technology: Literacy and access fortertiary students in Australia. Canberra:
Department of Education, Training and Youth Affairs.

Rogers, E. M. (2003). Diffusion of innovations (5th Ed.). NY: Free.

2
7

You might also like