You are on page 1of 16

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA: LUẬT DÂN SỰ
LỚP: DÂN SỰ 44A

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ
DANH SÁCH NHÓM:
STT Thành viên Mã số sinh viên
1 Trần Thuý An 195.380101.2004
2 Đoàn Thị Phương Ánh 195.380101.2016
3 Phan Thị Ngọc Bình 195.380101.2027
4 Phạm Văn Quốc Diễn 195.380101.2043
5 Nguyễn Thị Thuỳ Dung 195.380101.2047

6 Nguyễn Thị Mỹ Duyên 195.380101.2050


7 Dương Việt Hoàng 195.380101.2087
8 Nguyễn Ngọc Gia Hân 195.380101.2066
9 Nguyễn Thanh Khiết 195.380101.2118
10 Đoàn Nguyễn Đăng Khoa 195.380101.2027
11 Nguyễn Thu Phương 195.380101.2217
12 Nguyễn Bình Xuyên (Thành viên mới) 195.380101.2349

Tp.Hồ Chí Minh - 2019


MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................3
2. Mục đích chọn đề tài........................................................................................3
3. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................3
Nội dung.....................................................................................................................4
I. Cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả............................................................4
1. Khái niệm phạm trù..........................................................................................4
2. Bản chất của phạm trù......................................................................................4
3. Khái niệm nguyên nhân và kết quả..................................................................5
4. Phân biệt nguyên nhân và nguyên cớ, nguyên nhân và điều kiện....................5
5. Tính chất mối quan hệ nhân quả.......................................................................6
II. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.................................6
1. Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn có trước kết quả, còn kết
quả bao giờ cũng có sau.....................................................................................6
2. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả và ngược lại một kết quả có thể
được tạo ra từ nhiều nguyên nhân......................................................................7
3.Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng kết quả không hoàn toàn thụ động, nó vẫn
có khả năng tác động trở lại nguyên nhân..........................................................9
4. Nguyên nhân và kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau...............................10
5. Kết quả không bao giờ to hơn nguyên nhân....................................................11
6. Ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả.........................................12
7. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả trong thực tiễn...................13
Kết luận....................................................................................................................16

2
LỜI NÓI ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:

Trong sự phát triển của dòng lịch sử, chúng ta đã chứng kiến nhiều sự vật, hiện
tượng có mối liên hệ nhân quả với nhau. Và cũng chính vì thế nên mối liên hệ nhân
quả này đã ảnh hưởng ít nhiều đến suy nghĩ của hầu hết tất cả mọi người. Tuy nhiên,
không phải ai cũng hiểu hết khái niệm và tính chất của mối liên hệ này. Mối liên hệ
nguyên nhân và kết quả hay còn gọi là mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ vốn có của
thế giới vật chất và mối liên hệ này không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con
người, không có bất kì một sự vật, hiện tượng nào xảy ra trong thế giới vật chất lại
không có nguyên nhân của nó, tuy nhiên không phải lúc nào con người cũng có thể
nhận thức được mọi nguyên nhân. Trên thực tế, con người không chỉ quan sát thấy
hiện tượng này sau hiện tượng kia, mà còn có thể tự mình gây ra hiện tượng, quá trình
nhất định trong thực nghiệm khoa học, giống như hiện tượng, quá trình ấy xảy ra
trong tự nhiên.Trong quá trình vận động, phát triển, nguyên nhân và kết quả có thể đổi
chỗ, chuyển hóa cho nhau. Hơn nữa, trong thực tế, một kết quả có thể do nhiều
nguyên nhân gây ra, ta có thể phân loại các nguyên nhân đó thành nguyên nhân chủ
yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài,... Vì thế
nếu muốn hiểu rõ hơn về một sự vật, hiện tượng nào đó thì ta cần phải biết được tất cả
nguyên nhân sinh ra nó, đặc biệt là nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong
của sự vật, hiện tượng đó.

Từ những nguyên do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Cặp phạm trù
nguyên nhân và kết quả” làm bài tiểu luận của mình.

2. Mục đích chọn đề tài: Làm rõ hơn về khái niệm và tính chất của mối liên hệ nhân
quả cũng như vai trò của nó đối với thế giới vật chất chúng ta đang sống.

3. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp,
phương pháp dựa trên thực tiễn và lịch sử, phương pháp trừu tượng hóa.
3
NỘI DUNG

I.Phạm trù nguyên nhân và kết quả:


1. Khái niệm phạm trù:

Phạm trù là khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính,những
mối liên hệ chung và cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực hiện
thực nhất định.

Ví dụ: Trong toán học thì có phạm trù “số”, “hình”, “điểm”,... Trong kinh tế
thì có phạm trù “hàng hóa”, “giá cả”,...

Phạm trù của phép biện chứng duy vật là những khái niệm chung nhất, phản ánh
những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản phổ biến nhất của toàn bộ thế
giới hiện thực (bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy).

* Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật:

- Cái riêng và cái chung

- Nguyễn nhân và kết quả

- Tất nhiên và ngẫu nhiên

- Nội dung và hình thức

- Bản chất và hiện tượng

- Khả năng và hiện thực

2. Bản chất phạm trù:

Phạm trù được hình thành trong quá trình hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Mỗi phạm trù là kết quả của giai đoạn nhận thức trước đó, đồng thời là điểm tựa cho
giai đoạn nhận thức kế tiếp để con người đi sâu tìm hiểu bản chất của sự vật, các phạm
trù phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ tương ứng vốn có trong bản thân
4
hiện thực. Vì thế giới khách quan luôn ở trong trạng thái vận động, biến đổi không
ngừng; cho nên nội dung của các phạm trù cũng thay đổi và phát triển theo, hệ thống
các phạm trù cũng ngày càng được bổ sung bằng những phạm trù mới hơn.

3. Khái niệm nguyên nhân và kết quả:

Nguyên nhân và kết quả là một cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy
vật.

Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự
vật hoặc giữa các vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó.

Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các
mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.

Ví dụ:

Đô thị hóa dẫn đến ô nhiêm môi trường ngày càng trầm trọng. Trong đó chất
thải công nghiệp độc hại là nguyên nhân, còn ô nhiễm môi trường là kết quả.

Bạn A không học hành chăm chỉ nên bị điểm kém. Trong đó, không học hành
chăm chỉ là nguyên nhân, còn bị điểm kém là kết quả.

4. Phân biệt nguyên nhân và nguyên cớ, nguyên nhân và điều kiện:

Nguyên cớ là một sự kiện nào đó trực tiếp xảy ra trước kết quả, có liên hệ với
kết quả nhưng chỉ là liên hệ bên ngoài không bản chất

Ví dụ: Vào 8/1964 xảy ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ, sự kiện được cho là hai cuộc
tấn công giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam chống lại hai tàu của Hải quân Mỹ, nhưng
cuộc tấn công sau đã được khẳng định là không có thật mà chỉ là sự nhầm lẫn của sĩ
quan hoa tiêu Hoa Kỳ. Thực chất, Sự kiện Vịnh Bắc Bộ được Hoa Kỳ dựng lên để có
một cái cớ để ném bom miền Bắc Việt Nam.

Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân
nhưng lại có tác dụng biến khả năng chứa đựng trong nguyên nhân thành kết quả,
thành hiện thực

5
Ví dụ: Nguyên nhân của các phản ứng hóa học là sự tương tác, phản ứng của
các chất tham gia để hình thành nên chất mới. Nhưng để được kết quả như vậy phải
cần có các điều kiện là xúc tác về nhiệt độ, áp suất, môi trường,...

5. Tính chất của mối quan hệ nhân quả:

Cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả bao gồm các tính chất sau: tính khách quan, tính
phổ biến và tính tất yếu.

Tính khách quan: mối liên hệ nhân quả là cái vốn có của bản thân sự vật, không
phụ thuộc vào ý thức của con người. Dù con người biết hay không biết, thì các sự vật
vẫn tác động lẫn nhau và sự tác động đó tất yếu gây nên biến đổi nhất định.

Ví dụ: Cesium (Cs) là một trong số các kim loại kiềm hoạt động hóa học mạnh
nhất, gây nổ mạnh khi tiếp xúc với nước, ngay cả nước lạnh hay nước đá. Hiện tượng
này do tính chất hóa học của các chất tham gia tác động nhau gây ra, dù con người
biết hay không biết thì khi Cs tác dụng với nước thì sẽ xảy ra hiện tượng đó.

Tính phổ biến: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và trong xã hội đều có
nguyên nhân nhất định gây ra. Không có hiện tượng nào không có nguyên nhân, chỉ
có điều là nguyên nhân đó đã được nhận thức hay chưa mà thôi.

Tính tất yếu: một nguyên nhân nhất định trong những điều kiện nhất định bao
giờ cũng gây ra một kết quả nhất định

Ví dụ: Nước ở áp suất 1atm luôn sôi ở nhiệt độ 100℃ và đóng băng ở nhiệt độ 0℃

II.Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:


1. Nguyên nhân sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn luôn có trước kết quả, còn
kết quả bao giờ cũng có sau:

Giữa nguyên nhân và kết quả có quan hệ biện chứng với nhau và từ phép biện
chứng duy vật cho rằng, nguyên nhân nhất định trong hoàn cảnh nhất định chỉ có thể
gây ra một kết quả nhất định và nguyên nhân chính là tiền đề, là cơ sở, là nhân tố tác
động đưa ra kết quả.

6
Mọi sự vật, hiện tượng vận động tồn tại, luôn phát triển và tác động lẫn nhau và
từ đó những biến đổi xuất hiện tạo nên kết quả, kết quả chính là sự chuyển hóa thế
giới vật chất từ nguyên nhân nên nguyên nhân có trước, kết quả có sau.

Ví dụ: Khói bụi từ xe cộ, rác thải do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con
người ( là nguyên nhân ) thải ra ngoài không khí, môi trường khiến cho không khí,
môi trường bị ô nhiễm nặng nề chính là kết quả xuất hiện sau,do nguyên nhân tác
động.

Một thực trạng cũng đáng quan tâm trong đời sống hôm nay và cũng là mối bận
tâm của mỗi gia đình là vấn đề an toàn thực phẩm. Có rất nhiều thực phẩm bẩn tràn
lan trên thị trường như thịt, rau... bị nhiễm hóa chất đã được các phóng viên điều tra
và quay lại, nhất là các thành phố lớn đông dân cư. Và đó chính là nguyên nhân dẫn
đến kết quả theo sau: đã có rất nhiều người bị ngộ độc thực phẩm bẩn, bị bệnh về
đường ruột, ngộ độc tập thể; nhiều hộ gia đình tự trồng rau ở nhà để hạn chế ăn những
thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu,... bảo vệ an toàn sức khỏe.

Tuy nhiên trong quá trình vận động phát triển, nguyên nhân và kết quả có thể
đổi chỗ cho nhau, chuyển hóa cho nhau.

Không phải mối liên hệ nối tiếp nào cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả.

Ví dụ: Ánh sáng không phải là nguyên nhân của bóng tối mà đó là do sự vận
động của sự vật, hiện tượng, có ánh sáng mới có bóng tối và ngược lại, bóng tối và
ánh sáng chuyển hóa, sản sinh ra nhau.

Vấn đề thứ hai cấn chú ý là sự kết tiếp nhau trong mối quan hệ nhân quả không có
nghĩa là nguyên nhân sinh ra xong rồi thì kết quả mới nảy sinh. Trái lại, nguyên nhân
vừa tác động thì sự hình thành của kết quả đã có thể được coi là bắt đầu, cho đến khi

2. Một nguyên nhân có thể sinh ra nhiều kết quả,một kết quả có thể được tạo ra
từ nhiều nguyên nhân:

Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ phong phú, phức tạp. Nếu bất cứ sự vật,
hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó thì không có nghĩa là mỗi sự vật, hiện

7
tượng đều do một nguyên nhân sinh ra.Trên thực tế, một nguyên nhân có thể sinh ra
nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính, phụ, cơ bản, không cơ bản.

Chẳng hạn như vấn đề bảo vệ môi trường và mọi người có ý thức chung tay gìn giữ
môi trường sống thì kết quả là mang lại một môi trường sống lành mạnh, xanh, sạch,
đẹp và là nguyên nhân làm suy giảm biến đổi khí hậu, thúc đẩy kinh tế - du lịch phát
triển, sức khỏe con người được đảm bảo, đời sống nhân dân được cải thiện. Hay nếu
điều khiển phương tiện giao thông trong tình trạng say rượu có thể gây ra tai nạn giao
thông cho bản thân hoặc có thể gây ra tai nạn cho người khác, hoặc gây ra các tệ nạn
xã hội khác như: đánh nhau, lạng lách đánh võng,...

Ngược lại một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân tạo ra, trong đó có nguyên
nhân chủ yếu, nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong, nguyên nhân bên ngoài...

Vì vậy trong thời kì đất nước xảy ra tình trạng thù trong giặc ngoài thì cần phải
xác định rõ đâu là nguyên nhân chủ yếu đe dọa một cách nguy hiểm hơn đối với đất
nước để từ đó có thể xác định rõ hướng đi cần thiết lúc bấy giờ là đoàn kết nội bộ
trước để tạo nên một khối sức mạnh to lớn, vững chắc cùng nhau chống giặc ngoài.
Hay sự ra đời đường lối đổi mới của nước ta là do nhiều nguyên nhân: do sự lãnh đạo
sáng suốt tài tình của Đảng, do sức ép của xã hội, do mắc phải nhiều sai lầm.

Và tình trạng thất nghiệp của nhiều sinh viên hiện nay do nhiều nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan: tình hình kinh tế suy thoái, doanh nghiệp cắt giảm
biên chế, sự cạnh tranh...

+ Nguyên nhân chủ quan: bản thân sinh viên không chon đúng nghành phù hợp
với năng lực, không nghiên cứu tài liệu, không thực hành, lười biếng, không có kỉ
luật, ham chơi...

Trong những quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra, nhưng sau khi
xuất hiện kết quả lại có ảnh hưởng trở lại đối với tác nhân sản sinh ra nó; đồng thời nó
cũng có thể lại trở thành nguyên nhân tạo ra những biến đổi mới. Sự ảnh hưởng đó có
thể diễn ra theo hai hướng: hướng tích cực, tức là thúc đẩy sự hoạt động của nguyên
nhân và hướng tiêu cực, tức là cản trở sự hoạt động của nguyên nhân.
8
Việc nông dân tự mình nghiên cứu và kết quả là sáng chế ra được các loại máy
móc phục vụ nông nghiệp như máy thu hoạch quả, máy chà vỏ khoai lang, máy xay
cỏ,... ngược lại việc ra đời của các loại máy móc đó có tác động tích cực trở lại cho
nông dân là giảm sức lao động, tăng năng suất, chất lượng nông sản. Hay việc con
người xả rác bừa bãi, chặt phá rừng, gây ô nhiễm môi trường là nguyên nhân của biến
đổi khí hậu và biến đổi khí hậu lại có tác động tiêu cực đến đời sống của con người,
nó làm trái đất nóng lên, thiên tai xảy ra thất thường không kịp phòng tránh gây ảnh
hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất.

Nếu các nguyên nhân tác động cùng chiều thì có xu hướng dẫn đến kết quả
nhanh hơn. Ví dụ như để đưa đất nước phát triển một cách ổn định và hội nhập thì đòi
hỏi phải có đồng loạt nhiều yếu tố cùng tác động một cách tích cực như an ninh chính
trị ổn định, mọi người cùng có ý thức góp sức phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà
nước có những đường lối và chính sách thích hợp, hạn chế được những hạn chế còn
tồn đọng trong xã hội… Nếu các nguyên nhân tác động ngược chiều thì làm cho tiến
trình hình thành kết quả chậm hơn, thậm chí tiêu diệt tác dụng của nhau. Ví dụ trong
quá trình các bạn cùng nhau thảo luận để làm bài tập nhóm, không ai chịu nghe ý kiến
của ai để rồi mãi mà không thể thống nhất được chủ đề và phân công công việc làm
cho thời gian hoàn thành bài tập không đúng như hạn được giao.

Kết quả hình thành như một sự vật, hiện tượng nó vẫn có tác động của nguyên
nhân, và như vậy nó còn đang tiếp tục biến đổi do tác động của nguyên nhân.

3. Nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng kết quả không hoàn toàn thụ động, nó
có khả năng tác động ngược lại nguyên nhân:

Trong những mối quan hệ xác định, kết quả do nguyên nhân sinh ra nhưng sau
khi xuất hiện kết quả lại có ảnh hưởng ngược lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hưởng
đó diễn ra theo hai hướng:

Tích cực: Thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân

Tiêu cực: Cản trở sự hoạt động của nguyên nhân

9
Kết quả do nguyên nhân gây ra nhưng nó không tồn tại một cách thụ động vì
vậy chúng ta phải biết khai thác, vận dụng kết quả đã đạt được để nâng cao nhận thức
và tiếp tục thúc đấy sự phát triển.

Ví dụ:

Nguyên nhân: hạ tầng giao thông yếu kém, phương tiện cá nhân tham gia giao
thông tăng cao, các công trình hạ tầng, đường xá, càu cống chật hẹp, xuống cấp. Quá
trình xây dựng chậm chạp, đình trệ.

Kết quả: Kẹt xe

Kết quả tác động trở lại: Tình trạng kẹt xe buộc sở giao thông vận tải đề ra các
biện pháp như trước hết phải là cải tạo, mở rộng và xây dựng mới cơ sở hạ tầng,
nhanh chóng mở rộng, xây dựng mới các nút giao thông. Đồng thời làm cầu vượt tại
các nút giao thông trọng yếu, mở các tuyến cữa ngõ ra vào Thành Phố, nâng cấp và
mở thêm đường ở các khu vực có tỷ lệ đất dành cho đường còn quá thấp, huy động
vốn đầu tư để đền bù giải phóng mặt bằng làm mới các tuyến đường khu vực phía sau
của các trục phố chính, sớm hạn chế kẹt xe.

Trình độ dân trí thấp ở các nước kém phát triển phần chủ yếu là do nền kinh tế
trì trệ gây ra, nếu không đầu tư cho việc nâng cao dân trí của nhân dân, đầu tư giáo
dục không đầy đủ, dân trí thấp với tư cách là kết quả lại tác động trở lại với quá trình
phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, làm cho kinh tế kém phát triển và dân trí sẽ
lại tiếp tục thấp xuống. Ngược lại, trình độ dân trí cao vốn là kết quả của sự phát triển
xã hội cả về chính trị, kinh tế, văn hóa… làm cho nền giáo dục quốc dân cũng phát
triển đầy đủ, khi đó nó sẽ đem lại một kết quả là tầng lớp trí thức và một đội ngũ lao
động với trình độ cao, tay nghề vững và điều đó chắc chắn làm cho kinh tế quốc dân
càng phát triển tốt hơn.

Vấn đề tác động lại của thực tiễn đối với nguyên nhân mang vai trò quan trọng, dự
kiến được lợi ích, hậu quả của 1 quá trình mang lại.

4. Nguyên nhân và kết quả có thể hoán đổi nhau:

10
Trong những điều kiện nhất định nguyên nhân và kết quả có thể hoán đổi vị trí
cho nhau, chuyển hóa cho nhau. Điều này có nghĩa là một sự vật, hiện tượng nào đó ở
điều kiện hoặc trong mối quan hệ này là nguyên nhân nhưng ở điều kiện hoặc trong
mối quan hệ khác lại là kết quả và ngược lại.

Chẳng hạn như trong một gia đình mối quan hệ giữa vợ và chồng có thể bị đe
dọa bởi mối lo cơm, áo, gạo, tiền. Trong cuộc sống cạnh tranh quyết liệt ngày càng
khó khăn hiện nay, việc thiếu thốn tiền bạc, vật chất càng khiến cho con người ta ngày
càng trở nên áp lực, cáu gắt, bực bội, dễ xảy ra các cuộc tranh cãi, xích mích trong gia
đình. Đặc biệt là khi hai bên thiếu sự trao đổi, cởi mở, minh bạch và chia sẻ về tài
chính thì càng dễ gây nên những hiểu lầm, những tranh cãi gay gắt và dễ dẫn đến kết
quả là li hôn. Trong những mối quan hệ khác, li hôn lại là nguyên nhân dẫn đến việc
con cái thiếu thốn tình thương của một trong hai bên cha hoặc mẹ, trong một số
trường hợp có thể ảnh hưởng đến tâm lý và điều kiện được phát triển toàn diện của
đứa trẻ. Nói chung, chúng luôn có mối liên hệ phổ biến với nhau tác động qua lại, quy
định sự thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau của sự vật, hiện tượng, quá trình.

Mọi sự vật, hiện tượng đang tồn tại đều có nguyên nhân vì vậy nhiệm vụ của
khoa học, của nhận thức là xác định những nguyên nhân đã biết và phát hiện những
nguyên nhân chưa biết để phục vụ đời sống. Ở Nhật Bản, các nhà khoa học đã nghiên
cứu ra một số nguyên nhân gây ra sóng thần như những trận động đất do va chạm
mảng đặc biệt, những vụ phun trào núi lửa mạnh hay va chạm thiên thạch. Việc tìm ra
được các nguyên nhân gây sóng thần là một bước đệm để họ dễ dàng khám phá ra các
dấu hiệu báo trước một cơn sóng thần, từ đó có thể nâng cao nhận thức của người dân
về vấn đề nhận biết khả năng sắp xuất hiện của thiên tai và để dễ kịp thời cảnh báo, sơ
tán người dân đến nơi an toàn. Do đó việc phát hiện ra các nguyên nhân của sự tồn tại
sự vật, hiện tượng nào đó giúp nâng cao hiểu biết và phục vụ cho sự tồn tại và phát
triển của con người.

5. Kết quả không bao giờ được to hơn nguyên nhân:

11
Đây là vấn đề rất quan trọng, đã được Hê-ghen phát hiện và đề cập đến trong
cuốn lôgic của ông.

Kết quả không bao giờ to hơn nguyên nhân, chỉ cần dựa vào hoạt động học tập
ta có thể thấy điều đó. Một khi kết quả được xem xét như là sản phẩm được sinh ra từ
sự tác động thì bản thân nó không thể nào lớn hơn tác động được.

Ví dụ: Trong học tập, có hai sinh viên học cùng một lớp, cùng đi học đầy đủ,
cùng chăm chú nghe giảng nhưng khi có kết quả bài kiểm tra thì một sinh viên được
điểm 8 còn một sinh viên được điểm 5. Đó là vì sinh viên được điểm 8 không chỉ
chăm chú nghe giảng trên lớp mà còn tìm tòi đọc thêm nhiều tài liệu, thảo luận với các
bạn cùng lớp, trao đổi vấn đề với giảng viên, nhưng sinh viên được điểm 5 thì không.
Do đó, khi nhìn thấy kết quả to hơn nguyên nhân thì chúng ta phải lập tức đi tìm
những nguyên nhân khác bổ sung để làm nên kết quả mà chúng có được.

Trong hoạt động thực tiễn, điều này có một ý nghĩa rất quan trọng. Bởi vì trong
thực tế, khi chúng ta nhìn thấy về mặt hình thức mà kết quả nhận được to hơn sự tác
động thì chúng ta biết rằng phải đi tìm những nguyên nhân khác để bổ sung cho kết
quả đó. Thông qua quá trình ấy, chúng ta phát hiện thêm được những mối quan hệ
mới. Và trong những lần hoạt động tiếp theo, chúng ta có thể dùng những nguyên
nhân mới mà ta phát hiện được vào trong quá trình hoạt động của chúng ta.

6. Ý nghĩa của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả:

Thứ nhất, nếu bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và do
nguyên nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật hiện tượng ấy nhất thiết phải
tìm ra nguyên nhân xuất hiện của nó; muốn loại bỏ một sự vật hiện tượng nào đó
không cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó. Thứ hai, xét về mặt thời gian,
nguyên nhân có trước kết quả nên khi nguyên nhân của một sự vật hiện tượng cần tìm
ở các sự vật, sự kiện, mối liên hệ đã xảy ra trước khi sự vật hiện tượng xuất
hiện.Trong thời gian hoặc trong mối quan hệ nào đó, vì nguyên nhân và kết quả có thể
đổi chỗ cho nhau, chuyển hóa lẫn nhau nên để nhận thức được tác dụng của một sự
vật hiện tượng và để xác định phương hướng đúng cho hoạt động thưc tiễn,cần nghiên

12
cứu sự vật hiện tượng đó trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là kết quả, cũng như
trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là nguyên nhân, sản sinh ra những kết quả nhất
định. Thứ ba, một sự vật hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết
định, nên khi nghiên cứu sự vật hiện tượng đó không vội kết luận nguyên nhân nào đã
sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật hiện tượng có ích trong thực tiễn cần phải lựa
chọn phương pháp thích hợp nhất về điều kiện hoàn cảnh cụ thể chứ không nên rập
khuôn theo phương pháp cũ. Trong số các nguyên nhân sinh ra một sự vật hiện tượng
có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên
nhân bên ngoài, nên trong nhận thức và hành động cần dựa vào nguyên nhân chủ yếu
và nguyên nhân bên trong.

7. Vận dụng cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả:

a.Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường:

*Ô nhiễm không khí:

-Đốt nhiên liệu hoá thạch phục vụ cho sản xuất...

-Khí thải khói bụi công nghiệp

-Khí thải từ động cơ giao thông, phương tiện...

-Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người: đốt rác, nấu nướng...

*Ô nhiễm nước:

-Thải các chất thải chưa qua xử lí trực tiếp ra sông,biển...

-Chất thải khu chăn nuôi, chế biến thực phẩm...

-Ném xác động vật chết xuống sông

-Chìm tàu chở dầu...

* Ô nhiễm đất:

-Tập quán và hoạt động canh tác: chăn nuôi không hợp vệ sinh, sử dụng phân
thuốc bảo vệ thực vật...

-Chất thải công nghiệp không qua xử lí


13
-Do đẩy mạnh đô thị hoá, mạng lưới giao thông...

b. Hậu quả,kết quả của việc ô nhiễm môi trường:

*Môi trường không khí:

-Gây nên hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ tăng cao, thủng tầng ôzôn,băng hai cực tan
chảy làm cho nước biển dâng lên cao...

-Gây ra các bệnh về hô hấp, ung thư da...

Ví dụ: Điển hình hơn hết là bầu trời Sài Gòn ô nhiễm, sương mù khói bụi dày
đặc trong những ngày qua ảnh hưởng công việc, sức khoẻ người dân...

*Môi trường nước:

-Huỷ diệt các sinh vật sông trong nước, thuỷ triều đỏ

-Thiếu nước ngọt, cạn kiệt nguồn nước ngầm...

Ví dụ: Theo thống kê mỗi năm có đến 9000 người chết vì ô nhiễm nguồn nước,
và phát hiện 100.000 trường hợp ung thư mỗi năm mà nguyên nhân chính là do sử
dụng nguồn nước ô nhiễm. Khảo sát 37 xã mang tên “làng ung thư” đã có 1.136 người
chết vì các bệnh ung thư. Ngoài ra, còn có 380 người ở các xã lân cận cũng chết bởi
ung thư.

*Môi trường đất:

Thực vật trồng trên đất ô nhiễm bị bệnh, môi trường sống nhiều loài động vật bị
thu hẹp...

Ví dụ: Tại Thái Nguyên, trong quá trình khai thác, các đơn vị đã thải ra một khối
lượng lớn đất đá thải, làm thu hẹp và suy giảm diện tích đất canh tác, điển hình là các
bãi thải tại mỏ sắt Trại Cau (gần 2 triệu m 3 đất đá thải/năm), mỏ than Khánh Hòa (gần
3 triệu m3 đất đá thải/năm),… Hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên đang phát triển nhanh chóng, tuy nhiên, do sử dụng công nghệ lạc hậu, đa
phần khai thác theo kiểu lộ thiên… nên đất tại các khu vực khai khoáng đều bị ô

14
nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đất và gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe,
đời sống của người dân trong khu vực.

c. Cách khắc phục:

Tuyên truyền phòng chống ô nhiễm môi trường,mỗi người nên tự giác biết ý thức
bảo vệ môi trường: không tự tiện phá rừng bừa bãi, hạn chế dùng túi nilon, không thả
bóng bay, tái tạo rác,... Bảo vệ môi trường không chỉ vì bản thân mà còn là vì gia đình
và xã hội.

15
KẾT LUẬN
Toàn bộ những mối liên hệ do phép biện chứng nêu ra đều là sự khái quát những
đặc trưng của những mối liên hệ cụ thể và ở trong những lĩnh vực cụ thể của thế giới
vật chất. Trong đó, quan hệ nhân quả cũng chính là kết quả của sự khái quát những
hiện tượng từ một sự tác động này suy ra một kết quả khác ở nhiều lĩnh vực như: đời
sống xã hội, khoa học, tự nhiên, vật lí, sinh học, hóa học, kinh tế, văn hóa, chính trị,..
Quan hệ nhân quả được biết là quan hệ có tính phổ biến nhất trong thế giới hiện thực,
trong thực tế đời sống. Nó đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình nhận
thức về thế giới của con người.

Quá trình nhân – quả lặp đi lặp lại sẽ làm cho tư duy của con người có được khả
năng phản ánh những mối quan hệ nguyên nhân và kết quả. Và đồng thời khi người ta
nghiên cứu ở những khía cạnh khác thì cũng dẫn đến những kết luận về mặt phương
pháp luận vô cùng đa dạng, phong phú.

Trong đời sống, chúng ta đã từng nghe qua những câu ca dao tục ngữ của cha ông
như một sự đúc kết về mối quan hệ nhân quả:

Nước chảy đá mòn

Tức nước vỡ bờ

Ở hiền gặp lành

Cây khô không lộc, người độc không con...

Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả là những cơ sở lý luận rất
quan trọng giúp chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình hoạt động
thực tiễn. Những hoạt động thực vẫn lại là cơ sở để cho chúng ta nhận thức được về
đặc trưng của mối quan hệ nhân – quả và những đặc trưng ấy với tư cách là thành quả
của nhận thức lại tiếp tục chỉ đạo hướng dẫn cho con người trong hoạt động thực tiễn
để thu được những kết quả, những thành công lớn lao hơn.

16

You might also like