You are on page 1of 4

II.

PHẦN NỘI DUNG


Chương 1. CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ CỦA PHÉP
BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1.1 Những khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm nguyên nhân
Nguyên nhân là phạm trù chỉ sự tương tác lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật,
hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau gây nên những biến đổi nhất
định.
Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt khái niệm nguyên nhân và nguyên cớ, điều kiện
để không có sự nhầm lẫn về khái niệm.
Nguyên cớ là cái không có mối liên hệ bản chất với kết quả
Ví dụ: Tình trạng sinh viên ở Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM rớt
môn khá là nhiều, qua phỏng vấn thì các bạn sinh viên nói là do chương trình đào
tạo của trường khó và thầy cô giảng dạy không được tốt nhưng đây chỉ là nguyên
cơ. Còn nguyên nhân thật sự ở đây là do các bạn sinh viên vẫn còn ham chơi, chưa
phân bố được thời gian học tập hợp lý.
Ví dụ: Năm 2003 Mỹ đánh Iraq vì dưới chính quyền Saddam Hussein tàng trữ các
loại vũ khí giết người hàng loạt đó là nơi đào tạo các phần tử khủng bố, chỉ là
nguyên cớ cho cuộc chiến. Còn nguyên nhân thực sự của cuộc chiến tranh này là
nhằm vô dầu khí và địa chính trị.
Điều kiện là những yếu tố giúp nguyên nhân sinh ra kết quả nhưng bản thân điều
kiện không sinh ra kết quả.
Ví dụ: Nơi học tập là nguyên nhân quyết định đến kết quả học tập, nhưng để có nơi
học tập tốt thì cần phải có điều kiện là giáo viên giảng dạy tốt, tài liệu học tập đầy
đủ, môi trường học tập thuận lợi.
Ví dụ: Lũ lụt lớn là nguyên nhân dẫn đến một con đập bị vỡ nhưng để lũ lụt lớn thì
điều kiện là mưa lớn kéo dài.
1.1.2 Khái niệm kết quả
Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tương tác giữa các yếu tố
mang tính nguyên nhân gây nên
Ví dụ: Khi các bạn sinh viên thức quá khuya trong thời gian dài để học tập chính là
nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khi ảnh hưởng tới sức khỏe thì sẽ gây
ra các bệnh tật khác, đó chính là kết quả.
Ví dụ: Sự tác động giữa điện, xăng, không khí, áp suất…(nguyên nhân) gây ra sự
nổ động cơ (kết quả).
1.2. Mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
1.2.1 Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.
Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả.
Còn kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Tuy
nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu
hiện mối liên hệ nhân quả. Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác
nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây
nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.Nếu
nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ gây nên
ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu các
nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì sẽ làm
suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.
Ví dụ: Bão (nguyên nhân) xuất hiện trước dẫn đến sự thiệt hại của hoa màu, mùa
màng do bão gây ra (kết quả xuất hiện sau)
Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, ta có
thể phân loại nguyên nhân thành:
Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu:
Nguyên nhân chủ yếu: Là nguyên nhân đóng vai trò quyết định, chi phối sự
xuất hiện của kết quả. Nó là yếu tố then chốt, mang tính tất yếu, không thể thiếu
để dẫn đến kết quả.
Nguyên nhân thứ yếu: Là nguyên nhân đóng vai trò bổ sung, thúc đẩy hoặc
cản trở sự xuất hiện của kết quả. Nó có thể là yếu tố thuận lợi hoặc bất lợi,
nhưng không mang tính quyết định.
Ví dụ: Một học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi.
Phân tích:
Nguyên nhân chủ yếu:
Nỗ lực học tập của học sinh (ôn tập, học bài,...) là nguyên nhân quyết định
dẫn đến kết quả thi cao.
Nguyên nhân thứ yếu:
Giáo viên giảng dạy tốt: tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tiếp thu kiến
thức.
Tài liệu học tập đầy đủ: giúp học sinh có nguồn tham khảo phong phú.
Môi trường học tập thuận lợi: giúp học sinh tập trung và tiếp thu kiến thức
hiệu quả.
Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài:
Nguyên nhân bên trong: Là nguyên nhân nằm bên trong sự vật, hiện tượng,
có mối liên hệ bản chất với kết quả. Nó xuất phát từ bản chất, cấu trúc, quy luật
vận động của sự vật, hiện tượng.
Nguyên nhân bên ngoài: Là nguyên nhân nằm bên ngoài sự vật, hiện tượng,
tác động từ bên ngoài vào. Nó không thuộc về bản chất của sự vật, hiện tượng,
mà do các yếu tố bên ngoài tác động.
Ví dụ: Một cây con chết.
Phân tích:
Nguyên nhân bên trong:
Cây bị sâu bệnh: là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cây chết.
Cây thiếu chất dinh dưỡng: làm cho cây yếu ớt, dễ bị sâu bệnh tấn công.
Nguyên nhân bên ngoài:
Bị ảnh hưởng bởi thiên tai (bão, lũ lụt,...): tác động mạnh mẽ, có thể phá hủy
cây.
Bị con người tác động (phá hoại, chặt cây,...): tác động trực tiếp, gây tổn
thương cho cây.

1.2.2 Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ
vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở lại
đối với nguyên nhân
Ví dụ: Một học sinh lười học nên học dốt. Nhưng chính vì học dốt nên thường
không làm được bài tập về nhà, dẫn đến bạn càng lười học
Ví dụ: Nhúng một thanh sắt vừa mới nung đỏ vào chậu nước nguội, thì nhiệt độ
của nước trong chậu sẽ tăng lên. Sau đó, nước trong chậu do tăng nhiệt độ sẽ kìm
hãm tốc độ tỏa nhiệt của thanh sắt.
1.2.3 Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau
Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ
khác nhau. Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong
mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại. Một hiện tượng nào đó là kết quả do một
nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện
tượng thứ ba… Và quá trình này tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một
chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầu hay cuối
cùng.
Ví dụ: Lũ là nguyên nhân gây ra bao thiệt hại về người và của, nhưng nó cũng là
kết quả của hiện tượng mưa lớn và kéo dài, địa hình bị chia cắt mạnh,…
1.3 Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
Thứ nhất, nếu bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân và do
nguyên nhân quyết định, thì để nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết
phải tìm ra nguyên nhân xuất hiện; muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó
không cần thiết, thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó.
Thứ hai, xét về mặt thời gian, nguyên nhân có trước kết quả nên khi tìm
nguyên nhân của một sự vật, hiện tượng cần tìm ở các sự vật, hiện tượng mối liên
hệ đã xảy ra trước khi sự vật, hiện tượng xuất hiện. Trong thời gian hoặc trong mối
quan hệ nào đó, vì nguyên nhân và kết quả có thể đổi chỗ cho nhau, chuyển hóa
lẫn nhau nên để nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác định
phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn cần nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó
trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là kết quả, cũng như trong mối quan hệ mà nó
giữ vai trò là nguyên nhân, sản sinh ra những kết quả nhất định.
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết
định, nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó không vội kết luận về nguyên nhân
nào đã sinh ra nó; khi muốn gây ra một sự vật, hiện tượng có ích trong thực tiễn
cần phải lựa chọn phương pháp thích hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể chứ
không nên rập khuôn theo phương pháp cũ. Trong số các nguyên nhân sinh ra một
sự vật, hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân
bên trong và nguyên nhân bên ngoài, nên trong nhận thức và hành động cần dựa
vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong
Ví dụ: Anh A giết chết người.
+ Nếu anh A phòng vệ chính đáng theo đúng quy định của pháp luật hình sự thì
anh ta sẽ được khoan hồng giảm mức án hoặc không bị kết án
+ Nếu anh A cố ý gây chết người (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp) thì anh A sẽ bị
xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, trong quá trình điều tra xét xử, cơ
quan điều tra, Tòa án và Viện kiểm sát có thể tìm ra những yếu tố để tăng nặng
hoặc giảm nhẹ mức án của anh A (ví dụ như giết người trong tình trạng bị kích
động, giết người khi không có hoặc không có đầy đủ năng lực hành vi, tái phạm
khi chưa xóa án tích...)
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục đào tạo. (2021). Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB: Chính
trị quốc gia, Hà Nội
2. Phạm Thị Kim Oanh ( 25/05/2022 ), Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và
kết quả.Truy cập từ https://luathoangphi.vn/noi-dung-cap-pham-tru-nguyen-nhan-
va-ket-qua/

You might also like