You are on page 1of 6

Câu 1: Làm rõ nội dung phạm trù cái chung, cái riêng?

“Cái riêng” là phạm trù được dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình
riêng lẻ nhất định.

Ví dụ:

+ 01 quả bưởi đang ở trong tủ lạnh là cái riêng A; 01 quả bưởi ở trên bàn là cái riêng B.
Cái riêng A khác với cái riêng B.

+ 01 trận bóng đã giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Thái Lan diễn ra vào ngày
05/9/2019 là một cái riêng.

– “Cái chung” là phạm trù được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính
chung không những có một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp lại trong
nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.

Ví dụ: Giữa 02 quả bưởi A và B nêu trên có thuộc tính chung là đều có cùi dày, nhiều múi,
mỗi múi có rất nhiều tép. Cái chung này được lặp lại ở bất kỳ quả bưởi nào khác. (Quả
quýt khá giống quả bưởi nhưng lại có cùi mỏng và có khối lượng nhẹ hơn quả bưởi).

– Ta cần phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất”.

“Cái đơn nhất” là phạm trù được dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính…
chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không được lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất
nào khác.

Về mặt ngữ nghĩa, “cái đơn nhất” gần giống với cái cá biệt.

Ví dụ: Đỉnh núi Everest cao nhất thế giới với độ cao 8.850 mét. Độ cao 8.850 mét của
Everest là cái đơn nhất vì không có một đỉnh núi nào khác có độ cao này.

Mối quan hệ biện chứng giữa “cái riêng” và “cái


chung” và “cái đơn nhất”
1. “Cái chung” chỉ tồn tại trong “cái riêng”, thông qua “cái riêng”.
“Cái chung” không tồn tại biệt lập, tách rời “cái riêng” mà chỉ tồn tại trong “cái
riêng”.
Ví dụ: Cùi dày, nhiều múi, rất nhiều tép là cái chung giữa các quả bưởi. Rõ ràng,
cùi, múi, tép ở đây (cái chung) chỉ và phải tồn tại trong một quả bưởi nhất định (cái
riêng).

2. “Cái riêng” chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến “cái chung”.
Điều này có nghĩa “cái riêng” tồn tại độc lập, nhưng sự độc lập này không có
nghĩa là cô lập với những cái khác. Thông qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn
sự chuyển hóa, “cái riêng” của loại này có liên hệ với những “cái riêng” của loại
khác.
Các mối liên hệ qua lại này cứ trải rộng dần, gặp gỡ rồi giao thoa với các mối liên
hệ qua lại khác, kết quả là tạo nên một mạng lưới các mối liên hệ mới, trong đó có
những mối liên hệ dẫn đến một hoặc một số “cái chung” nào đó.
– Bất cứ “cái riêng” nào cũng không tồn tại mãi mãi.

Mỗi “cái riêng” sau khi xuất hiện đều tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định rồi biến
thành một “cái riêng” khác. “Cái riêng” khác này lại biến thành “cái riêng” khác thứ ba…
v.v., cứ như vậy đến vô cùng tận. Kết quả của sự biến hóa vô cùng tận này là tất cả “cái
riêng” đều có liên hệ với nhau.

Thậm chí, có những cái tưởng chừng như hết sức xa lạ, hoàn toàn không dính dáng gì
đến nhau, nhưng qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn sự chuyển hóa, ta vẫn thấy
chúng liên quan nhau.

3. “Cái chung” là một bộ phận của “cái riêng”, còn “cái riêng” không gia nhập
hết vào “cái chung”.
Do “cái chung” được rút ra từ “cái riêng”, nên rõ ràng nó là một bộ phận của “cái
riêng”
bên cạnh những thuộc tính (cái chung) được lặp lại ở các sự vật khác, bất cứ “cái
riêng” nào cũng còn chứa đựng những đặc điểm, thuộc tính mà chỉ “cái riêng” đó
mới có
Tức là, bất cứ “cái riêng” nào cũng chứa đựng những “cái đơn nhất”.

4. “Cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại.
Sở dĩ như vậy là do trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay một lúc,
mà lúc đầu xuất hiện dưới dạng “cái đơn nhất”, cái cá biệt. Nhưng theo quy luật, cái mới
nhất định sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng hoàn thiện, tiến tới hoàn toàn thay thế cái
cũ và trở thành “cái chung”.
Ngược lại, “cái cũ” ngày càng mất dần đi. Từ chỗ là “cái chung”, cái cũ biến dần thành “cái
đơn nhất”.

Vd điện thoại iphone 4, khi trước là có nhiều người sử dụng sau vài quá trình nó cũ lại và không ai
sử dụng thì nó trở lại đơn chất

Vd cái đơn nhất về cái chung là các thiết minh được áp dụng vào thực tiễn

Câu 2: Làm rõ nội dung cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả? Cho ví dụ minh họa.

Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một hoặc hơn một sự biến đổi nhất định.
Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong
một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.

VD: Biến đổi khí hậu dẫn đến bang tan ở hai cực mực nước biển tang =>
hiện tượng ngập mặn xảy ra nhiều nơi và diện tích đất ngày càng bị thu hẹp

Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết
quả. Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài,
không bản chất.
VD: Cây chuyển màu lá từ xanh sang vàng khi về thu
NN : Khi diệp lục ngừng thực hiện chức năng của mình, lá cũng sẽ
chuyển thành màu vàng nếu như không có sự sản sinh rất nhanh chóng của
một loại chất tạo màu tên là Anthocyanin. Nó là một loại chất không có sẵn ở
trong lá.
Các kết quả thí nghiệm là một minh chứng rất rõ ràng cho việc
Anthocyanin giúp bảo vệ chất diệp lục sót lại trong cây và giúp cây lấy được
lượng dinh dưỡng tối đa tổng hợp từ lá trước khi chúng lìa cành”
Nguyên cớ : cho rằng màu đỏ của lá mùa thu chính là kết quả của 35
triệu năm trong cuộc đấu tranh giữa cây cối và sâu bọ khi chúng tìm kiếm thức
ăn và nơi đẻ trứng vào mùa thu. Màu lá đỏ sẽ gây khó khăn cho sâu bọ trong
việc nhận biết, nên chúng có xu hướng đi tìm những cây có lá màu vàng.

– Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân
nhưng có tác dụng đối với việc sinh ra kết quả.
Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân
gây ra kết quả được gọi là hoàn cảnh.
nguyên nhân và kết quả có mối quan hệ qua lại, cụ thể:
Thứ nhất: Nguyên nhân sản sinh ra kết quả.

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn
kết quả chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động.

Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn
cảnh cụ thể. Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên
nhân khác nhau tác động riêng lẻ hoặc cùng một lúc.

VD: Hết tiền sinh ra không có gì để ăn, khoogn có xăng để đi xe, không có tiền để
trả tiền điện nước,…

Nếu nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo cùng một hướng thì sẽ
gây nên ảnh hưởng cùng chiều, đẩy nhanh sự hình thành kết quả. Ngược lại, nếu
các nguyên nhân khác nhau tác động lên sự vật theo các hướng khác nhau thì
sẽ làm suy yếu, thậm chí triệt tiêu các tác dụng của nhau.

+ Nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu.


+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài.
+ Nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Thứ hai: Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.
Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không
giữ vai trò thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng tích cực ngược trở
lại đối với nguyên nhân.
Thứ ba: Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả.
Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ
khác nhau
Một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối
quan hệ khác là kết quả và ngược lại.
Vì chính sách kế hoạch hoá gia đình không được hoàn thiện nên xảy ra hiện
tượng bùng nổ dân số(kết quả) => ùn tắt giao thông
Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến
lượt mình sẽ trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba… Và quá trình này
tiếp tục mãi không bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận.
Trong chuỗi đó không có khâu nào là bắt đầy hay cuối cùng.

Câu 3: Làm rõ nội dung cặp phạm trù Nội dung và hình thức? cho ví dụ minh họa.

Nội dung chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá
trình tạo nên sự vật.

Ví dụ: Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật, là toàn bộ các yếu tố, như tư
tưởng của tác phẩm, bố cục, hình tượng nghệ thuật, v.v… đã phản ánh, và
giải quyết những vấn đề nào đó của cuộc sống hiện thực.

Nội dung của một cơ thể sống là toàn bộ các yếu tố vật chất, như tế bào, khí
quan, quá trình sống v.v…

Hình thức chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống
các mối liên hệ tương đối bền vững của nó.

Ví dụ: Hình thức của một tác phẩm nghệ thuật văn chương, được thể hiện
thông qua phương thức diễn đạt nội dung của tác phẩm… là cách sắp xếp
trình tự các chương, mục, cách diễn đạt, hình dáng, mầu sắc trang trí của
tác phẩm.
VD: Hình thức của một trận bóng đá là gồm 11 cầu thử mỗi đội, là cách sắp
xếp đội hình của cách huấn luận viên như cách phát triển đội hình gồm chạy chỗ ,
chỗ đứng và hoàn thiện các kĩ năng cho các cầu thủ

vận động và phát triển ở các sự vật đều bao hàm sự thống nhất, sự tác
động qua lại lẫn nhau giữ nội dung và hình thức. Trong mối quan hệ biện
chứng giữa nội dung và hình thức, thì nội dung quyết định hình thức, hình
thức có tính độc lâïp tương đối, v.v…

Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được thể hiện là, không
có hình thức nào lại không chứa đựng nội dung và không có một nội dung
nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định

không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Bởi
vì, không phải một nội dung bao gìơ cũng chỉ được thể hiện ở một hình
thức nhất định, nội dung trong điều kiện phát triển khác nhau, lại được
thể hiện ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Cũng như cùng một hình
thức, có thể biểu hiện những nội dung khác nhau….

So với hình thức, nội dung luôn giữ vai trò quyết định quá trình
phát triển của sự vật, nó là yếu tố động và luôn thay đổi. Còn hình
thức, là yếu tố tương đối ổn định của sự vật. Vì vậy, sự biến đổi và phát
triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung, còn sự biến đổi của hình
thức thì chậm hơn. Nhưng luôn có khuynh hướng phù hợp với nội dung.

Hình thức do nội dung quyết định, nhưng hình thức có tính độc
lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Sự tác động trở lại của hình
thức với nội dung có thể thúc đẩy sự phát triển hoặc kìm hãm sự phát triển
của nội dung.

You might also like