You are on page 1of 9

CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

I. Một số vấn đề chung về phạm trù


1. Phạm trù là gì?
Phạm trù là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính,
những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các sự vật và hiện tượng thuộc một lĩnh vực
nhất định
Ví dụ:
Trong toán học có phạm trù số, hình, điểm, hàm số,v.v..
Trong vật lý học có phạm trù khối lượng, gia tốc, vận tốc, lực,v.v..
Trong hóa học có phạm trù vô cơ, hữu cơ, kim loại, phi kim,v.v..

2. Phạm trù triết học là gì?


Phạm trù triết học là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt,
những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất của toàn bộ thế giới
hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
ví dụ: Vật chất, ý thức, vận động, mâu thuẫn, nguyên nhân, kết quả …

3. Ý nghĩa: Giúp con người suy ngẫm những chất liệu cụ thể đã thu nhận
trong quá trình nhận thức và cải biến hiện thực, chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất
của khách thể.
Ví dụ.
- Cặp phạm trù cái chung và cái riêng → làm rõ sự đồng nhất và khác biệt của nó
với các khách thể khác
- Cặp phạm trù nhân quả và tất yếu → nắm bắt được chuỗi quy luật nhân quả,
những thuộc tính và liên hệ tất yếu, ngẫu nhiên.

4. Bản chất của phạm trù được hiểu như thế nào?
+ Những người thuộc phái duy thực cho rằng: Phạm trù là những thực thể ý niệm,
tồn tại bên ngoài và độc lập với ý thức của con người.
+ Những người thuộc phái duy danh lại cho rằng: Phạm trù chỉ là những từ trống
rỗng, do con người tưởng tượng ra, không biểu hiện một cái gì của hiện thực.
+ Canto và những người thuộc phái của ông lại coi phạm trù chỉ là những hình ảnh
tư duy vốn có của con người, có trước kinh nghiệm, không phụ thuộc vào kinh
nghiệm, được lí trí con người đưa vào giới tự nhiên
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng phạm trù mang bản chất:
+ Là kết quả nhận thức của con người
+ Là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan
+ Luôn vận động và phát triển
5. Phạm trù triết học có tính chất:
- Tính khách quan: Nội dung mà các phạm phù phản ánh là khách quan. Phạm trù
khách quan về cơ sở, về nguồn gốc, về nội dung, còn hình thức thể hiện là phản
ánh chủ quan của phạm trù
- Tính biện chứng:
+) Nội dung mà phạm trù phản ánh luôn phát triển, vận động nên phạm trù cũng
vận động, thay đổi liên tục, không đứng im
+) Phạm trù có thể chuyển hóa lẫn nhau.
+) Tính biện chứng của hiện tượng hay sự vật mà phạm trù phản ánh quy định biện
chứng của phạm trù.

6 cặp phạm trù cơ bản


+ Bản chất – hiện tượng
+ Tất nhiên – ngẫu nhiên
+ Nguyên nhân – kết quả
+ Cái chung – cái riêng
+ Nội dung – hình thức
+ Khả năng – hiện thực

I. Cặp phạm trù cái riêng và cái chung


1. Quan điểm của các nhà triết học trước Mác
- Chia thành hai trường: phái duy thực và phái duy danh - Tách rời cái riêng khỏi
cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung hoặc ngược lại => Không thấy
sự tồn tại khách quan và mối liên hệ khăng khít giữa chúng.
Ví dụ: Một số (như Occam) cho rằng, cái riêng tồn tại như đối tượng vật chất cảm
tính; số khác (Béccli) lại coi cảm giác là hình thức tồn tại của cái riêng.
2. Quan điểm của Mác-Lênin
- Cái riêng: là phạm trù triết học để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình
nhất định
Ví dụ: 1 quả quýt đang ở trên mặt bàn, 1 quả quýt ở trong rổ, 1 trận đá bóng giữa
Việt Nam và Ấn Độ vào tối 12/9/2022 là một cái riêng
- Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không
những có ở một sự vật, một hiện tượng, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng
khác.
Ví dụ: 2 quả quýt nêu trên đều có những thuộc tính như: vỏ mỏng, nhiều múi trong
múi có nhiều tép, có hạt. Và cái chung này lặp lại ở nhiều quả quýt khác.
- Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm vốn có ở một
sự vật, hiện tượng mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.
Ví dụ: mỗi con người sẽ có 1 bộ gen, trình tự ADN, hay vân tay khác nhau không lặp
lại ở một người khác.
3. Mối quan hệ:

- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng độc lập tách
rời cái chung ( VD: mỗi con người là cái riêng những không thể sống biệt lập tách rời
với thế giới tự nhiên và xã hội loài người)
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện (VD: không có
cái cây nói chung tồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt cụ thể. Nhưng cây cam, cây quýt
nào cũng có rễ, thân, lá, có quá trình quang hợp)
- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ
phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Bởi vì cái riêng là tổng hợp của cái chung
và cái đơn nhất còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái
riêng.
- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện xác
định (VD: ngày xưa mọi người cho rằng trái đất là mặt phẳng (cái chung), những đến
TK IV TCN khẳng định Trái Đất có hình cầu)
4. Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
a, Phái duy thực
- Phái duy thực là trường phái triết học có ý kiến về mối quan hệ giữa “cái chung” và
“cái riêng”, theo phái này thì “cái riêng” chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải
là cái tồn tại vĩnh viễn, chỉ có “cái chung” mới tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý
thức của con người. “Cái chung” không phụ thuộc vào “cái riêng”, mà còn sinh ra
“cái riêng”. Cái chung là những ý niệm tồn tại vĩnh viễn bên cạnh những cái riêng chỉ
có tính chất tạm thời, cái riêng do cái chung sinh ra.
Ví dụ: Con người là một khái niệm chung và chỉ có khái niệm con người mới tồn tại
mãi mãi, còn những con người cụ thể là khái niệm tạm thời vì những con người cụ thể
(cá nhân) này có thể mất đi (chết đi).
b, Phái duy danh.
-Phái duy danh cho rằng, chỉ có cái riêng tồn tại thực sự, còn cái chung là những tên
gọi trống rỗng, do con người đặt ra, không phản ánh cái gì trong hiện thực. Quan điểm
này không thừa nhận nội dung khách quan của các khái niệm. Những khái niệm cụ thể
đôi khi không có ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người, chỉ là những từ trống
rỗng, không cần thiết phải bận tâm tìm hiểu. Ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa duy tâm bị xóa nhòa và con người không cần phải quan tâm đến cuộc đấu tranh
giữa các quan điểm triết học nữa
Ví dụ: Không thể nhận thấy, nắm bắt một “con người” chung chung mà “con người”
chỉ có thể được nhận thấy, nắm bắt qua những con người thực thể cụ thể. Thông qua
các cá nhân cụ thể
* Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng)
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những khiếm khuyết của cả hai xu
hướng đó trong việc lý giải mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng:
- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại
của mình; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng
V.I.Leenin viết: “Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng ngàn sự chuyển hóa
mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác (sự vật, hiện tượng, quá trình)”
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung; không có cái riêng tồn
tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung
+ Cái riêng: cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung
+Cái chung: cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng
- Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện
xác định
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, cả cái riêng, cái chung và cái ⟹
đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau
5. Ý nghĩa phương pháp luận
-Thứ nhất, cái chung nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái
riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. Sở dĩ cái chung xuất phát từ
những sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không xuất phát từ ý muốn chủ quan
của con người.
-Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung, bất cứ
phương pháp nào cũng bao hàm cái chung lẫn cái đơn nhất. Do đó, trong
hoạt động thực tiễn không được nhấn mạnh tuyệt đối hóa cái riêng, chỉ
nên rút ra những mặt chung với trường hợp đó, những cái thích hợp với
điều kiện nhất định đó.
-Thứ ba, cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau, chuyển
hóa cái mới thành cái chung để phát triển nó và ngược lại cái cũ thành cái
đơn nhất để xóa bỏ nó.
-Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định
“cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và “cái chung” có thể biến
thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần cải tạo
điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái
chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.

II. Nội dung cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

1. Khái niệm

- Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật hoặc giữa các
sự vật với nhau gây ra một hoặc nhiều hơn sự biến đổi nhất định.
- Kết quả là sự biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật
hoặc giữa các sự vật với nhau.

Trong hai khái niệm này, chúng ta cần lưu ý đối với khái niệm nguyên nhân và nguyên
cớ, để không có sự nhầm lẫn về khái niệm.

- Nguyên cớ là một sự kiện xảy ra ngay trước kết quả nhưng không sinh ra kết quả.
Nguyên cớ có liên hệ nhất định với kết quả nhưng đó là mối liên hệ bên ngoài, không bản
chất.

*Trong cuộc sống, người ta có thể lấy nguyên cớ để ngụy trang, che lấp đi nguyên nhân.
Chúng ta hãy cùng phân tích tại sao Mỹ lại đánh Iraq 2003.
+ Nước Iraq rất giàu về dầu khí, nước Iraq lại có vị trí địa chính trị. Đấy là những nguyên
nhân, nhưng Mỹ có bao giờ công khai với thế giới là do Iraq giàu về dầu khí, hay do Iraq
lại có vị trí địa chính trị này nọ không? Không bao giờ, nó phải dùng nguyên cớ để nó
che lấp đi cái này cơ chứ
+ Nguyên cớ: chiến lược chống khủng bố toàn cầu của Mỹ. Mỹ tuyên bố dưới chính
quyền Saddam Hussein tàng trữ rất nhiều vũ khí giết người hàng loạt, vũ khí hạt nhân –
sinh học, là nơi đào tạo các phần tử khủng bố. Lấy cớ đó để kéo đồng minh, lấy cớ đó để
vận động nhân dân trên thế giới nói rằng cuộc chiến của Mỹ là cuộc chiến chính nghĩa.
-> Mỹ đánh xong rất sòng phẳng, đi kiếm vũ khí hạt nhân liền, Mỹ bắt đầu lùng sục tìm
kiếm các loại vũ khí giết người hàng loạt đó đang giấu chỗ nào, tìm mấy cái trường đào
tạo phần tử khủng bố ở đâu, tìm mãi không thấy, vì có đâu để mà tìm
-> Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã có 1 bài phát biểu dài trên kênh truyền hình: “Chẳng qua
đó là do sự nhầm lẫn của CIA, đằng nào chúng tôi cũng đánh mất rồi”
=> Cho nên cuộc đời nếu chúng ta không phân biệt được nguyên nhân, nguyên cớ, chúng
ta sẽ là nạn nhân của nguyên cớ

- Điều kiện là tổng hợp những hiện tượng không phụ thuộc vào nguyên nhân, không sinh
ra kết quả nhưng giúp nguyên nhân sinh ra kết quả.
Ví dụ: Muốn học tốt thì chúng ta sẽ cần nhiều nguyên nhân, nguyên nhân bên trong,
nguyên nhân bên ngoài, nhưng mà phải tùy thuộc điều kiện nữa. Học online chúng ta cần
laptop, smartphone các thứ thì mới học được, muốn học thì phải có tiền, vâng vâng các
thứ. Và rõ ràng 1 điều là gì, cho dù ba mẹ bạn có sắm cho bạn cái Macbook pro hay
Iphone 14 promax mà nếu sự cần mẫn chăm chỉ bạn không có, đam mê chuyện học bạn
không có thì sao mà bạn giỏi được?

Các điều kiện này cùng với những hiện tượng khác có mặt khi nguyên nhân gây ra kết
quả được gọi là hoàn cảnh.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên nhân và kết quả có mối liên
hệ qua lại, cụ thể:

Thứ nhất: Nguyên nhân sản sinh ra kết quả

- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân luôn có trước kết quả. Còn kết quả
chỉ xuất hiện sau khi nguyên nhân xuất hiện và bắt đầu tác động. Tuy nhiên, không phải
sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biển hiểu hiện mối liên hệ
nhân quả. Ví dụ xuân hạ thu đông, không phải mùa xuân là nguyên nhân còn mùa đông là
kết quả. Các bạn phải hiểu được điều đó, mối quan hệ nguyên nhân và kết quả nó phải
được thể hiện qua sự sản sinh

*Mối liên hệ nhân quả mang tính phức tạp:

- Cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tùy thuộc vào hoàn
cảnh cụ thể. Chính vậy mà người ta thường bảo là đừng nên ra quyết định lúc nóng vội á
các bạn, vì khi đó đầu mình không được tỉnh táo, những quyết định nông nổi sẽ dẫn đến
những kết cục không mong đợi

- Ngược lại, cùng một kết quả có thể được gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau. Ví
dụ: để thành sinh viên ngồi trên giảng đường UEL thì có thể có nhiều nguyên nhân tác
động, đó là sự học hành chăm chỉ nè, đó là sự động viên đến từ cha mẹ thầy cô, hoặc là
sức hút của trường UEL, nói chung là chúng ta có rất nhiều nguyên nhân để giải thích lý
do tại sao mình đang ngồi đây và nghe thằng Khoa này thuyết trình

- Chúng ta cần phải phân loại nguyên nhân, bởi vì mỗi nguyên nhân có một vị trí, một
vai trò riêng đối với sự hình thành kết quả, vì vậy phải biết phân loại, nguyên nhân bên
trong, bên ngoài, chủ yếu, thứ yếu, cơ bản, không cơ bản, chủ quan, khách quan,… Phải
phân loại để có biện pháp tác động phù hợp. Ví dụ như sinh viên ra trường thì lại làm
trái ngành trái nghề, vậy chúng ta thử phân tích xem có những nguyên nhân nào, đâu là
nn… Để có những biện pháp thích hợp giảm thiểu tình trạng đó, đỡ lãng phí thời gian,
công sức tiền bạc của xã hội, những bạn SV,… “Nhiều người đi từ thất bại này tới thất
bại khác”

- Căn cứ vào tính chất, vai trò của nguyên nhân đối với sự hình thành kết quả, có thể phân
loại nguyên nhân thành:

+ Nguyên nhân chủ yếu và thứ yếu


+ Nguyên nhân chủ quan và khách quan
+ Nguyên nhân cơ bản và không cơ bản
+ Nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài

Thứ hai: Sự thay đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả

- Điều này xảy ra khi ta xem xét sự vật, hiện tượng trong các mối quan hệ khác nhau. Một
hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là
kết quả và ngược lại.

- Một hiện tượng nào đó là kết quả do một nguyên nhân nào đó sinh ra, đến lượt mình sẽ
trở thành nguyên nhân sinh ra hiện tượng thứ ba... Và quá trình này tiếp tục mãi không
bao giờ kết thúc, tạo nên một chuỗi nhân quả vô cùng tận. Trong chuỗi đó không có khâu
nào là bắt đầu hay cuối cùng.

Thứ ba: Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân.

- Nguyên nhân sản sinh ra kết quả. Nhưng sau khi xuất hiện, kết quả không giữ vai trò
thụ động đối với nguyên nhân, mà sẽ có ảnh hưởng nhất định trở lại đối với nguyên nhân.
Ví dụ: gia tăng dân số cao ở các nước đang phát triển => Nghèo đói => Thất học, mù
chữ, trình độ kém => Trình độ dân trí kém => Thiếu kế hoạch hóa gia đình => Gia tăng
dân số cao

3. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả

- Mối liên hệ nhân quả có tính chất khách quan và tính phổ biến, nghĩa là không có sự
vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân. Chúng ta phải tôn
trọng tính khách quan của mối liên hệ nhân quả, không được lấy ý muốn chủ quan
thay cho quan hệ nhân quả. Nhưng không phải con người có thể nhận thức ngay được
nguyên nhân. Nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy để giải thích được những hiện tượng đó.
Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện
tượng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không được tưởng tượng ra từ đầu óc con người,
tách rời với thế giới hiện thực. Ví dụ như khi mà ta đi tìm hiểu nguyên nhân vì sao sinh
viên thất nghiệp, ta phải đi khảo sát, tìm hiểu phỏng vấn này nọ các thứ chứ đâu thể nào
ngồi nhà cầm cây viết xong tự mình đặt ra những nguyên nhân đấy được, phải điều tra,
khảo sát, phân tích, liên hệ và tôn trọng tính khách quan của mối quan hệ nhân quả.
Nhiều khi vì muốn kết quả tốt mà chúng ta thêm bớt số liệu, hoặc là bôi đen một phần
nào đó, như vậy là không có tôn trọng tính khách quan

- Muốn tạo ra kết quả tốt, cần phải tạo điều kiện cho những nguyên nhân tạo ra kết quả
tích cực, đồng thời loại bỏ những nguyên nhân tạo ra kết quả tiêu cực. Ví dụ như học
tốt, tạo điều kiện cho những nguyên nhân giúp chúng ta học tốt, và loại bỏ những điều
kiện khiến cho kết quả học tập bị ảnh hưởng xấu
- Trong nhận thức và thực tiễn ta cần phải đứng trên nguyên tắc toàn diện và lịch sử -
cụ thể trong phân tích, giải quyết và vận dụng mối quan hệ nhân – quả, tập trung giải
quyết những nguyên nhân cơ bản, bên trong. Và phải tập trung giải quyết NN bên
trong, vì nó tác động trực tiếp tới sự ra đời của kết quả, nên mình phải giải quyết nó
trước. Ví dụ sinh viên ra trường, cái ngành nghề nó, bạn đó học tốt nghiệp ra trường rồi
nhưng điều kiện cụ thể của VN hiện tại, công nghệ cũng như dịch vụ chưa sử dụng tới
ngành nghề đó, chưa giải quyết được vấn đề đầu ra của giáo dục. Chúng ta phải phân tích
1 cách toàn diện nhưng áp dụng vào điều kiện cụ thể. Và khi phân tích rồi -> Tập trung
giải quyết các nguyên nhân đó
- Vì kết quả có thể tác động trở lại đến nguyên nhân nên cần làm tốt các công tác tổng
kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, phát huy những kết quả tích cực.
+ Làm tốt => Tổng kết để tìm ra nguyên nhân tại sao làm tốt hay dữ zậy -> Phát huy
+ Làm chưa tốt => Tổng kết để tìm ra nguyên nhân tại sao làm dở zị -> Loại bỏ, hạn chế

You might also like