You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

Vấn đề biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong triết
học Mác - Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc sống và
việc học tập của sinh viên hiện nay

Chiêm Lâm Hoàng Phúc – 2054030395 – 010100510504

Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thế Anh

Thành phố Hồ Chí Minh - 2021


MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG
MỞ ĐẦU: .......................................................................................... 1
NỘI DUNG........................................................................................ 3
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................ 3
1.1. Cái riêng ............................................................................... 3
1.2. Cái chung. ............................................................................. 3
1.3. Cái đơn nhất. ........................................................................ 3
2. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI
CHUNG VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN. .................... 3
2.1. Duy thực. .............................................................................. 4
2.2. Duy danh............................................................................... 4
2.3. Triết học Mác – Lênin. ........................................................ 4
2.4. Ý nghĩa phương pháp luận. ................................................ 7
3. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ..................................................... 8
3.1 . Trong học tập ...................................................................... 8
3.2 . Trong cuộc sống .................................................................. 9
KẾT LUẬN ..................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 12
MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài:
Triết học Mác – Lênin được xem như một hình thức phát triển cao nhất
trong các hình thức triết học từng tồn tại khác trong lịch sử. Chủ nghĩa Mác –
Lênin luôn cung cấp cho chúng ta những phương pháp luận khoa học, thế giới
quan để từ đó tạo tiền đề để phát triển trong quá trình nghiên cứu và học tập.
Ngày nay, trong thời kỳ đất nước phát triển và đặc biệt là quá trình hội
nhập quốc tế luôn đòi hỏi những con người nổi bật, có năng lực và chất riêng
nhưng đồng thời mang tính kỷ luật, ý thức cộng đồng cao. Chính chúng ta là
mục tiêu phát triển và là nhân lực để phát triển đất nước.
Trong quá trình hội nhập hóa cũng như các mối quan hệ của từng cá nhân
trong xã hội thì cặp phạm trù cái riêng – cái chung càng thể hiện rõ tầm quan
trọng của nó, không chỉ trong những thứ vĩ mô như nền kinh tế thị trường của
đất nước mà còn nằm ở những thứ vi mô như trong cuộc sống cũng như học tập
ở mỗi sinh viên. Chính vì vậy em đã chọn đề tài: “Vấn đề biện chứng giữa cái
riêng và cái chung trong triết học Mác - Lênin và ý nghĩa của nó đối với cuộc
sống và việc học tập của sinh viên hiện nay”
2. Mục tiêu:
- Làm rõ vấn đề biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong triết học Mác
– Lênin.
- Nêu lên ý nghĩa của cái riêng – cái chung đối với cuộc sống và học tập
của sinh viên ngày nay.
3. Phương pháp nghiên cứu:

1
Phương pháp luận: dựa trên phạm trù và nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
duy vật biện chứng, tuân thủ các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật để đánh giá,
xem xét vấn đề khách quan.
4. Kết cấu tiểu luận
Trừ các phần bìa, mở đầu, mục lục, phụ lục, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo thì phần tiểu luận có kết cấu bao gồm:
MỞ ĐẦU.
NỘI DUNG.
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
2. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG.
3. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH
VIÊN NGÀY NAY.
KẾT LUẬN.

2
NỘI DUNG.
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
1.1. Cái riêng.
Cái riêng: là phạm trù triết học được dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng,
quá trình riêng lẻ, nhất định trong thế giới khách quan. Biểu hiện tính hiện thực
tất yếu và độc lập với ý thức con người.
Ví dụ: một sinh viên trường Đại học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh
thuộc khoa Kinh tế vận tải là cái riêng A; một sinh viên trường Đại học Giao
thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh thuộc khoa Công nghệ thông tin là cái riêng B,
… Như vậy cái riêng A và B là khác nhau.
1.2. Cái chung.
Cái chung: là phạm trù triết học dung để chỉ các mặt, các yếu tố, các quan
hệ, các thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà
còn được lập lại trong nhiều sự vật riêng lẻ khác.
Ví dụ: Giữa 2 cái riêng A và B trên đều có điểm chung là sinh viên. Điểm
chung này cũng lặp lại với các sinh viên khác.
1.3. Cái đơn nhất.
Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, đặc tính, tính
chất,… chỉ tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà không
lặp lại ở bất kỳ sự vật, hiện tượng nào khác.
Ví dụ: Cơ sở chính của trường Đại học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh
nằm tại số 2, đường Võ Oanh, quận Bình Thạnh, Tp, Hồ Chí Minh. Địa chỉ đó
là cái đơn nhất vì không có trường đại học nào khác có cùng địa chỉ.
2. QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI RIÊNG VÀ CÁI CHUNG
VÀ Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN.

3
Trong quá trình giải quyết cấn đề quan hệ giữa cái chung – cái riêng, lịch
sử triết học sẽ hình thành hai xu hướng là duy thực và duy danh.
2.1. Duy thực.
Duy thực là trường phái triết học khẳng định rằng cái chung là tồn tại độc
lập, không có sự phụ thuộc vào cái riêng. Theo trường phải duy thực thì cái
riêng chỉ là tồn tại thoáng qua còn cái chung là thứ tồn tại mãi mãi. Cái chung
vừa độc lập với ý thức của con người vừa không phụ thuộc vào cái riêng, cũng
có thể nói rằng chính cái chung đã sinh ra cái riêng. Cái chung là sự tồn tại vĩnh
viễn bên cạnh các cái riêng chỉ mang tính tạm thời và do cái chung sinh ra.
Cũng như việc cái chung là chỉ về một loài như chim, còn cái riêng thì chỉ
một thứ cụ thể như một cá thể. Thì lúc này khái niệm về loài chim (cái chung)
sẽ tồn tại vĩnh viễn, còn một cá thể (cái riêng) thì chỉ thoáng qua rồi sẽ mất đi.
2.2. Duy danh.
Duy danh là trường phải triết học cho rằng cái riêng mới là cái thực, có
tồn tại còn cái chung chỉ là tên gọi mà con người đặt ra cho những mặt, tính
chất giống nhau của những cái riêng. Vì thế cái chung không phản ánh gì trong
hiện thực.
Như việc “cái riêng” chính là từng cá thể con người độc lập, riêng lẻ. Sau
đó chúng ta đem những đặc điểm chung của các cá thể con người đó như đứng
bằng 2 chân, thuộc loài linh trưởng, … tổng hợp lại rồi gọi đó là loài người (cái
chung). Thì lúc này loài người (cái chung) chỉ là tên gọi do con người đặt ra
chứ không phản ánh hiện thực.
2.3. Triết học Mác – Lênin.
Theo triết học Mác – Lênin cho rằng các quan niệm của phải duy thực và
duy danh đều sai lầm trong việc tách rời sự liên quan giữa 2 phạm trù cái riêng

4
và cái chung. Phép biện chứng duy vật cho rằng cái riêng và cái chung đều tồn
tại một cách khách quan, vì nó là biểu hiện của tính hiện thực tất yếu, độc lập
với ý thức của con người. Phạm trù cái riêng được dùng để chỉ một sự vật, hiện
tượng riêng lẻ nhất định; phạm trù cái chung được dùng để chỉ các mặt, các
thuộc tính chung không những có ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn lặp
lại trong nhiều sự vật, hiện tượng riêng lẻ khác.
Sự liên hệ giữa cái riêng và cái chung được thể hiện như sau: “Như vậy,
các mặt đối lập là đồng nhất. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái
chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái
riêng (nào cũng) là cái chung. Bất cứ cái chung nào cũng là (một bộ phận, một
khía cạnh hay một bản chất) của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao
quát một cách đại khái tất cả mọi vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không
gia nhập đầy đủ vào cái chung. Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn
sự chuyển hóa mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác (sự vật, hiện
tượng, quá trình)” (V.I.Lênin, 2005, trang 381).
Cụ thể hơn thì:
- Thứ nhất: cái chung chỉ tồn tại bên trong cái riêng và thể hiện sự tồn tại
của mình thông qua cái riêng đó. Điều đó đồng nghĩa với việc không tồn tại cái
chung thuần túy nào đứng độc lập riêng lẻ bên ngoài cái riêng. Như là chúng ta
có sinh viên ngành ‘Công nghệ thông tin’ và sinh viên ngành ‘Logistics’, …
nhưng lại không tồn tại một cá thể sinh viên độc lập. “Sinh viên” này chỉ là tập
hợp những đặc điểm giống nhau giữa các cá thể sinh viên khác như sinh viên
kinh tế, sinh viên ngành y, ... như học tập tại giảng đường, theo học tại một
trường đại học nào đó và có một ngành nghề nào đó.

5
- Thứ hai: cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Điều đó có
nghĩa là không tồn tại bất kỳ cái riêng nào có thể tồn tại độc lập, không có bất
kì liên hệ nào với cái chung. Cũng như việc một con trâu không thể nào tồn tại
độc lập mà không có mối liên hệ nào với cái chung hay ở đây là các quy luật tự
nhiên, sinh học như là động vật móng guốc, nhai lại.
- Thứ ba: cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Cái chung là
cái bộ phận nhưng lại sâu sắc hơn cái riêng. Có thể nói cái riêng phong phú hơn
bởi vì không chỉ cái chung mà nó bao gồm cả cái chung và cái đơn nhất, cái
chung chỉ là một mặt, thuộc tính của cái chung nên tất yếu cái riêng phải mang
tính phong phú hơn cái chung. Về phần cái chung, cái chung là cái thể hiện nên
những mối liên hệ, thuộc tính, mang tính hiển nhiên được lặp đi lặp lại trên
nhiều cái riêng cùng loại. Vậy ta có thể nói cái chung là cái gắn liền với bản
chất quy định các quy luật tự nhiên, hướng phát triển, tồn tại của cái riêng. Còn
cái riêng là cái toàn bộ mang tính chi tiết, phong phú hơn. Do vậy nên những
cái riêng luôn có những khác biệt, tách biệt với nhau và đồng thời va chạm lẫn
nhau. Cái chung sẽ khiến những cái riêng trở nên gần nhau hơn và cái đơn nhất
sẽ khiến chúng độc lập, khác biệt với những cái riêng khác. Từ các tương tác
giữa những cái riêng khác nhau người ta có thể chắc lọc ra những cái giống
nhau giữa chúng và tạo nên cái chung. Chẳng hạn như tính phong phú với từng
cá thể chim riêng biệt, một cá thể mang một đặc điểm khác nhau, một màu sắc
khác nhau, nhưng xét về tính sâu sắc về tính nghiên cứu thì ta sẽ nghiên cứu ở
cái tổng thể (cái chung).
- Thứ tư: Trong quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng thì cái đơn nhất
và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau. Trong hiện thực những cái mới ban
đầu xuất hiện không mang tính phổ biến mà chỉ xuất hiện ở một số nhỏ, ở dạng

6
đơn nhất. Để rồi sau quá trình phát triển dần hoàn thiện và từ từ thay thế cái
chung cũ để trở thành cái chung mới. Và đối với những cái chung không còn
phù hợp với thời đại hay điều kiện sẽ dần bị đào thải, ít đi và trở thành cái đơn
nhất. Sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái chung là biểu hiện cho sự thay đổi
cải cách, bãi bỏ cái cũ, cái lỗi thời để thay thế bằng một thứ khác tốt hơn. Như
trong thuyết tiến hóa của Darwin sự chọn lọc tự nhiên sẽ dần dần đào thải những
cái không thích hợp và tiến hóa cái giúp ích cho việc sinh tồn.
2.4. Ý nghĩa phương pháp luận.
Qua quá trình phân tích mối quan hệ biện chứng giữa phạm trù cái riêng
và cái chung ta rút ra được các ý nghĩa phương pháp luận sau:
- Tìm cái chung phải thông qua cái riêng. Bởi vì cái chung chỉ tồn tại bên
trong và thông qua cái riêng, nó chỉ là một mặt của cái riêng, nên ta chỉ có thể
tìm hiểu và nhận thức về cái chung bên trong cái riêng, không thể nào bên ngoài
cái riêng. Bên cạnh đó để nghiên cứu và đào sâu vào cái chung ta không nên
xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người mà phải bắt đầu nghiên cứu từ
những sự vật, hiện tượng độc lập, đơn lẻ (cái riêng).
- Ta cần phải nghiên cứu cải biên cái chung trong trường hợp áp dụng cái
chung vào những cái riêng khác nhau. Có thể nói cái chung là một phần bên
trong cái riêng nhưng ngoài ra cái riêng còn có phần khác không thuộc cái
chung, nên phần cái chung trong từng cái riêng đã được cải biên. Hay nói rõ
hơn là giữa cái chung của cái riêng này và cái riêng của cái chung khác luôn
có sự khác nhau nhất định tuy không lớn để đủ ảnh hưởng đến bản chất của cái
chung nhưng chung quy là vẫn tồn tại. Vì vậy khi áp dụng bất cứ cái chung nào
vào từng cái riêng đều cần phải cải biên, cá biệt hóa. Tránh trường hợp tuyệt
đối hóa cái chung và sử dụng nguyên xi cái chung cho những thứ riêng biệt thì

7
sẽ phạm sai lầm như những người giáo điều, tả khuynh. Nhưng cũng không nên
mắc vào trường hợp ngược lại xem thường cái chung và tuyệt đối hóa cái đơn
nhất thì lại rơi vào sai lầm của những người bảo thủ, không chịu đổi mới.
- Trong lúc giải quyết vấn đề riêng nhất định không được lảng tránh các
vấn đề chung. Như đã nói ở trên cái riêng và cái chung có mối quan hệ chặt chẽ,
cái riêng cũng không nằm ngoài mối liên hệ liên kết với cái chung, vì vậy nếu
muốn giải quyết vấn đề riêng một cách hiệu quả thì ta phải giải quyết vấn đề
chung. Nếu không giải quyết các vấn đề chung trước mà chỉ giải quyết vấn đề
riêng thì ta sẽ dễ mất hướng đi dẫn đến mò mẫm, tùy tiện.
- Khi cần thiết ta có thể tạo điều kiện cho cái đơn nhất trở thành cái chung
và ngược lại. Bởi vì trong cuộc sống, trong quá trình phát triển của sự vật, một
lúc nào đó khi đạt điều kiện nhất định thì cái đơn nhất sẽ trở thành cái chung và
ngược lại. Nên trong trường hợp ta cảm thấy cái đơn nhất có lợi hãy tạo điều
kiện để nó trở thành cái chung. Ta cũng có thể làm ngược lại bằng cách tạo điều
kiện cho những cái chung bất lợi cho cộng đồng bị triệt tiêu và tiêu biến thành
những cái đơn nhất.
3. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG VÀ VIỆC HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN HIỆN NAY
3.1. Trong học tập
- Giúp sinh viên có một cái nhìn tổng quan hơn trong việc học tập. Qua ý
nghĩa phương pháp luận của 2 phạm trù cái riêng và cái chung, sinh viên có thể
hiểu hơn về cả hai phạm trù từ đó có một cái nhìn sâu sắc và bao quát hơn. Với
sự hiểu biết nhất định về cái riêng và cái chung sinh viên có thể tránh các hiểu
biết các kiến thức nông cạn từ đó có thể hiểu rõ tầm quan trọng của tri thức.

8
- “Cái chung chỉ tồn tại bên trong cái riêng, biểu thị sự tồn tại của mình
thông qua cái riêng” do vậy sinh viên sẽ có một cái nhìn khác về bản thân, sinh
viên sẽ thấy được cái chung bên trong cái riêng là chính mình, từ đó có trách
nhiệm hơn đối với xã hội cũng như việc học tập. Hiểu rõ ý nghĩa “cái riêng là
cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Cái chung là cái bộ phận nhưng lại sâu
sắc hơn cái riêng.” Nên sinh viên sẽ tạo nên cho mình một cái nhìn đúng đắn,
sinh viên sẽ tìm được cái sâu sắc ở xã hội cũng như là tìm thấy điểm tạo nên sự
phong phú, đặc biệt ở bản thân. Từ điểm tạo sự phong phú, đặc biệt đó mà sinh
viên sẽ tạo điều kiện để phát triển cái đơn nhất của bản thân nếu đó là điểm có
lợi, từ đó tạo nên điểm mạnh riêng của bản thân, khiến bản thân nổi bật hơn.
- Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về cái riêng và cái chung bên cạnh đó
là mối quan hệ của chúng có thể giúp ích rất nhiều trong quá trình học tập cũng
như nghiên cứu. Trong quá trình học tập và nghiên cứu giờ đây sinh viên đã
biết “khi nghiên cứu vấn đề riêng ta cũng cần phải nghiên cứu vấn đề chung”
từ đó sinh viên sẽ có một định hướng rõ ràng, tránh trường hợp mò mẫm, tùy
tiện và sẽ đạt được hiệu quả cao hơn trong nghiên cứu và học tập. Và đồng thời
sinh viên cũng biết “cải biên cái chung khi áp dụng vào cái riêng khác để có
một cái nhìn khách quan đối với sự vật, sự việc riêng lẻ. Bên cạnh đó sinh viên
cũng nên đồng thời cải biên cái chung và tôn trọng cái đơn nhất, thích nghỉ với
sự thay đổi xung quanh tránh trở nên bảo thủ, như trong khoảng thời gian dịch
bệnh này sinh viên cần phải thích nghỉ và chấp nhận với các buổi học online.
3.2. Trong cuộc sống
- Mối quan hệ của sinh viên và xã hội. Nếu ta xét theo mối quan hệ giữa
sinh viên và xã hội thì sinh viên ta là những cái riêng còn xã hội chính là cái
chung. Mỗi con người tồn tại trong xã hội là một cá thể riêng biệt, độc lập với

9
nhau. Qua nghiên cứu này sinh viên có thể “tìm thấy cái chung bên trong cái
riêng” từ đó có cái nhìn đúng đắn, có trách nhiệm hơn với bản thân mình nói
riêng và xã hội nói chung. “Con người là một thực thể xã hội mang tính cá nhân”
(C.Mác và Ph.Ăngghen, 1995, trang 23) và xã hội luôn là tập hợp của các cá
nhân mà tạo thành. Theo những gì đã nghiên cứu về hai phạm trù cái riêng và
cái chung bên trên ta có thể nói sinh viên và xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau chuyển hóa với nhau giữa cái riêng và cái chung. Kiến thức về cái riêng
và cái chung đã cho sinh viên biết cá nhân và xã hội không thể tách rời và luôn
bổ trợ lẫn nhau. Xã hội chính là phương tiện giúp mỗi cá nhân có thể phát triển
năng khiếu của mình. Sinh viên có thể tạo điều kiện để biến cái đơn nhất có lợi
của mình trở thành cái chung và đồng thời biến cái chung bất lợi trở thành cái
đơn nhất từ đó giúp sinh viên phát triển tối đa tiềm năng và thế mạnh của mình
đồng thời làm tiêu biến cái chung tiêu cực thành cái đơn nhất như Bác Hồ đã
từng nói: “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền
phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái
gì mới mà hay thì làm.”.
- Và cái mới ở đây là thời kỳ hội nhập hóa sinh viên cần phải hiểu biết về
cái chung cũng như cái riêng trong cuộc sống. Trong thời kỳ này chúng ta cần
phải biết cách cải biên những cái chung để áp dụng vào từng cái riêng khác
nhau để thích nghỉ với sự đổi mới. Bên cạnh đó ta còn vừa phải cố gắng cải biên
cái chung và đồng thời giữ lại cái đơn nhất của dân tộc ‘hòa nhập chứ không
hòa tan’ và tránh trở thành con người cũ trong thế giới mới.

10
KẾT LUẬN
Cái riêng và cái chung là cặp phàm trù cơ bản của phép biện chứng duy
vật trong triết học Mác – Lênin, và là cơ sở phương pháp luận của các phương
pháp phân tích và tổng hợp. Qua bài luận này ta đã có thêm một phương pháp
luận biện chứng duy vật để áp dụng vào thực tế.
Bài tiểu luận này đã đưa ra được khá đầy đủ các lý luận cơ bản về cặp
phạm trù cái riêng và cái chung. Đồng thời còn nêu lên được ý nghĩa phương
pháp luận của hai phạm trù và đưa ra các hướng vận dụng cho sinh viên trong
cuộc sống và vấn đề học tập.
Với việc nghiên cứu về vấn đề này sẽ giúp sinh viên nhận thức được và
ứng dụng được ý nghĩa phương pháp luận về cái riêng và cái chung cho học
sinh có một cái nhìn tổng quát và khách quan hơn với sự vật, sự việc xung quanh.
Đồng thời nâng cao nhận thức xã hội và trách nhiệm cộng đồng của mỗi sinh
viên, bên cạnh đó còn giúp những sinh viên có một nhận định tốt hơn về quá
trình học tập, nghiên cứu cũng như con đường trương lai của bản thân.

11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[2] Bộ Giáo dục và đào tạo (2019), Giáo trình nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[3] V.I. Lênin (2005), Bút ký triết học, Toàn tập, t.29, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
[4] C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t.1, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội
[5] Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, t.5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

12

You might also like