You are on page 1of 7

VẤN ĐỀ 11: CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG, CÁI RIÊNG

Phạm vi nghiên cứu: phản ánh những mối quan hệ giữa các
sinh vật hiện tượng cụ thể qua đó tìm ra cái chung giữa chúng.
Nội dung của cặp phạm trù cái chung – cái riêng gồm 3 nội
dung ...
a/Khái niệm cái chung và cái riêng
Cái chung là phạm trù được dùng để chỉ những mặt, những
thuộc tính giống nhau được lặp lại trong nhiều sự vật hiện tượng
hay nhiều quá trình riêng.
Như vậy:
+ Cái chung chỉ là cái bộ phận, không phải cái toàn bộ trong
chỉnh thể cái riêng (một sự vật, một hiện tượng, một quá trình).
+ Song cái bộ phận ấy được lặp lại trong nhiều cái riêng khác
(nhiều sự vật, hiện tượng, quá trình khác).
Ví dụ:
+ Mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh” là cái chung (mục tiêu chung) của mọi người dân, mọi thành
phần KT-XH, mọi giai cấp tầng lớp xã hội của nước ta.
Hay như Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng đều được gọi là thành phố
- Khi nói đến cá thì ta thấy rất nhiều loài cá khác nhau, sống ở
môi trường khác nhau nhưng chúng có điểm chung như sống
dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
- thứ 2 là về cái riêng Cái riêng là phạm trù được dùng để chỉ
một sự vật, một hiện tượng, một quá trình cụ thể, hay một hệ
thống các sự vật mang tính độc lập tương đối so với các hệ thống
khác.
+ Cái riêng được xem như một chỉnh thể mang tính độc lập
tương đối với một chỉnh thể khác, có những đặc điểm không lặp
lại ở các chỉnh thể khác.
+ Song chỉnh thể ấy luôn được xác định bởi tổng hoà các mặt,
các thuộc tính hợp thành những tính quy định riêng về chất lư-
ợng và số lượng của mỗi SV, HT, quá trình.
Ví dụ:
Đ/c A là một cái riêng, khác với các đ/c khác, vì đ/c A được
tạo thành bởi tổng hoà các quan hệ xã hội riêng có của đ/c.
Hoặc quả cam, quả bưởi, quả lê là những loại quả khác
Đại tượng Võ Nguyên Giáp là cái riêng chỉ có ở Việt Nam

- Phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất”


+để Phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất” trước hết ta hiểu
Cái đơn nhất là phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt,
những thuộc tính,… chỉ có ở một SV, một HT, một kết cấu vật
chất mà không lặp lại ở SV, HT, kết cấu vật chất khác.
Ví dụ: “Có ý thức”, “lao động”, “ngôn ngữ”… là những cái
đơn nhất (những thuộc tính duy nhất chỉ có ở con người).
Dấu vân tay, ý tưởng sáng tạo
b/ Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng
Trong lịch sử triết học đã có hai xu hướng – duy thực và
duy danh – đối lập nhau giải quyết vấn đề quan hệ giữa
cái riêng và cái chung
* phái duy danh khẳng định rằng
- Chỉ cái riêng là tồn tại thực sự, có trước cái chung, còn cái chung
(khái niệm chung) là những tên gọi trống rỗng do con người nghĩ ra,
không liên quan với sự vật riêng (cái riêng).
- về Mặt tích cực thì quan niệm có khuynh hướng duy vật,
chống CNDT, tôn giáo khi thừa nhận sự vật có trước, khái niệm
có sau.
-nhưng hạn chế của nó là phủ nhận nội dung khách quan của
các khái niệm; không thấy mối liên hệ giữa cái riêng (sự vật) với
cái chung (khái niệm).
* phái duy thực lại cho rằng
- Chỉ cái chung (khái niệm chung) tồn tại thực sự, vĩnh viễn,
độc lập với ý thức của con người và sinh ra cái riêng; cái riêng (sự vật)
chỉ tồn tại trong một thời gian rồi biến đi (Platôn).
- Hạn chế của quan niệm này là nó có khuynh hướng duy tâm
khi cho rằng khái niệm có trước sự vật; tách rời cái riêng và cái
chung.
Tóm lại, quan niệm của cả hai phái trên đều sai lầm ở chỗ họ
đã tách cái riêng khỏi cái chung, tuyệt đối hoá cái riêng, phủ
nhận cái chung, hoặc ngược lại. Họ không thấy sự tồn tại khách
quan và mối quan hệ giữa chúng.
* Quan niệm của triết học Mác – Lênin
Và khi Chủ nghĩa duy vật biện chứng xuất hiện, nó đã
khắc phục những khiếm khuyết của cả hai xu hướng đó
trong việc lý giải mối quan hệ cái chung – cái riêng. 
PBCDV cho rằng cái riêng và cái chung đều tồn tại khách
quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cụ thể:
- Thứ nhất, “Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua
cái riêng”1 .
Nghĩa là, không có cái chung thuần tuý, trừu tượng tồn tại tách
rời cái riêng.
Ví dụ:
+ Các thuộc tính: tồn tại khách quan, phản ánh, vận động,
không gian, thời gian, v.v. là cái chung của thế giới vật chất,
song những thuộc tính chung này không tồn tại trừu tượng,
chúng biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua các SVHT cụ thể.
Trong thế giới động vật bao gồm nhiều loài khác nhau, mỗi
loài là một cái riêng nhưng tất cả đều tuân theo quy luật chung
của sự sống là cái chung
- Thứ hai, “Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái
chung” 2.
11
V. I. Lênin toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, M. 1981, tr. 381.
22
V. I. Lênin toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, M. 1981, tr. 381.
Nghĩa là, không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập, không có
liên hệ với cái chung.
Bởi vì:
+ Một mặt, bất cứ cái riêng nào cũng tồn tại trong một môi
trường, hoàn cảnh nhất định, có liên hệ với các SVHT xung
quanh. Các mối liên hệ cứ trải rộng dần và trong số chúng sẽ có
những mối liên hệ đưa đến cái chung.
+ Mặt khác, bất cứ cái riêng nào trong quá trình tồn tại và
phát triển của nó cũng chịu sự chi phối của cái chung, quy luật
chung.
Cái riêng không vĩnh cửu, nó chỉ tồn tại ở một thời gian xác
định rồi nó lại biến thành cái riêng khác, rồi lại thành cái riêng
khác nữa, cứ như thế cứ như thế mà mãi mãi, vô cùng tận của cái
riêng

Ví dụ:
Giới động vật, giới thực vật là những cái riêng, nhưng cái
chung của chúng là đều được tạo nên bởi các tế bào sống.
Nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể giao lưu với nhau
Nhờ có chung những nguyên tố với tự nhiên mà con người
có thể trao đổi vật chất và năng lượng với thế giới bên ngoài

- Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung;
cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn, bản chất hơn cái
riêng.
Nghĩa là, cái riêng là cái chỉnh thể, nó không gia nhập hết vào
cái chung; còn cái chung chỉ là một mặt, một khía cạnh hay một
bản chất của cái riêng.
+ Cái riêng phong phú hơn cái chung: vì ngoài những thuộc tính
gia nhập cái chung, cái riêng còn có những “cái đơn nhất”, riêng có,
không lặp lại ở bất cứ SVHT nào.
+ Cái chung sâu sắc hơn cái riêng: vì nó phản ánh những thuộc
tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng
cùng loại. Do vậy, nó gắn liền với cái bản chất, quy định phương hư-
ớng tồn tại và phát triển của cái riêng.
Ví dụ:
Ngoài những cái tiêu chí gia nhập chung của người học viên,
mỗi học viên còn rất nhiều những cái riêng có, đơn nhất. Chính điều
này đã tạo nên sự đa dạng, phong phú của mỗi người.
Trong xã hội, mỗi cá nhân là một cái riêng với đầy đủ sắc thái đa dạng
về xu hướng, tính cách, năng lực. Nhưng những cái chung của các cá nhân
đó về nhiễm sắc thể, nền văn hóa,... lại phản ánh sâu sắc những đặc tính
bản chất của các các nhân đó trên phương diện sinh học và tâm lý

- Thứ tư,cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá được cho
nhau trong những điều kiện nhất định.
Nghĩa là, trong quá trình phát triển khách quan của sự vật,
trong những điều kiện nhất định, cái đơn nhất có thể biến thành
cái chung, và ngược lại.
+ Vì đây là sự chuyển hoá của hai mặt đối lập: giữa cái chỉnh
thể, không lắp lại và cái bộ phận, lắp lại; giữa cái phong phú và cái sâu
sắc; giữa cái biến động và cái tương đối ổn định.
+ Sự chuyển hoá ở đây là sự chuyển hoá của những thuộc
tính: những thuộc tính chung biến thành những thuộc tính đơn
nhất, và ngược lại.
Ví dụ:
Cái chung của các đơn vị yếu kém là: mâu thuẫn, nội bộ mất
đoàn kết; cán bộ quân phiệt, binh sĩ đào, bỏ ngũ, v.v.. Sau khi
xây dựng lại, trở thành đơn vị vững mạnh toàn diện, những hiện
tượng tiêu cực trên trở thành cá biệt, đơn lẻ.
Từ một loài giống mới được tạo ra trong phòng thí nghiệm
(cái đơn nhất), sau quá trình triển khai ứng dụng trong thực tiễn
nó đã trở thành cái phổ biến (cái chung); ngược lại, loại giống
cũ, từ chỗ là cái phổ biến dần dần không được sử dụng, đã từ cái
chung trở thành cái đơn nhất trong thực tiễn phát triển của kỹ
thuật nông nghiệp
c/ Ý nghĩa phương pháp luận
* Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thức và cải tạo thực tiễn phải phát hiện cái chung
trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, tránh xuất phát từ ý muốn
chủ quan của con người.
Nếu bất cứ cái chung nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng như
một thuộc tính chung của một số cái riêng nằm trong mối liên hệ
chặt chẽ với cái đơn nhất và mối liên hệ đó đem lại cho cái
chung một hình thức riêng biệt thì các phương pháp thực tiễn
dựa trên việc vận dụng một cái quy luật chung nào đó đều không
thể như nhau đối với mọi sự vật hiện tượng. Tức là, đối với
những cái riêng có liên hệ với cái chung đó.v.v. vì bản thân cái
chung trong mọi sự vật hiện tượng không phải là một và không
giống nhau hoàn toàn mà chỉ là biểu hiện của cái chung đã được
cá biệt hóa thì các phương pháp xuất phát từ cái chung đó trong
mỗi trường hợp cụ thể cần phải thay đổi hình thức khoảng cá
biệt hóa cho phù hợp với đặc điểm của từng trường hợp đó.
Ví dụ: muốn cải cách giáo dục Việt Nam trước hết cần phải
làm rõ bản chất, những quy luật của giáo dục... muốn hiểu được
bản chất, quy luật của giáo dục cần phân tích những nền giáo
dục đã và đang trải qua ở Việt Nam và các nước trên thế giới

- cần phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể, khắc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc hoặc cục
bộ, địa phương
Nếu bất kì một phương pháp nào cũng bao hàm cái chung lẫn
cái đơn nhất thì khi sử dụng kinh nghiệm nào đó trong điều kiện
khác không nên sử dụng các hình thức hiện có của nó mà chỉ nên
rút ra những mặt chung. đối với trường hợp đó chỉ rút ra được
những thích hợp ứng với điều kiện nhất đinh đó.
Ví dụ: Khi áp dụng chủ nghĩa mác-lênin vào Việt Nam phải
tính đến tính chất đặc thù của xã hội Việt Nam và tính chất của
thời đại.
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tạo điều kiện để
biến cái đơn nhất thành cái chung hoặc ngược lại, tuỳ theo nhu
cầu, lợi ích, mục đích của chủ thể.
Vì trong quá trình phát triển của sự vật trong những điều kiện nhất định
thì cái đơn nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại cái chung có
thể biến thành cái đơn nhất nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần
phải tạo điều kiện thuận lợi thế để cái đơn nhất có lợi cho con người trở
thành cáichung và cái chung bất lợi trở thành cái đơn nhất
Ví dụ: cần nâng đỡ, hoàn thiện những ý tưởng sáng tạo để trở thành tri
thức chung hoặc công nghệ chung của xã hội
Những hành vi xấu của số đông cần tìm cách hạn chế, ngăn chặn để
hành vi đó ngày càng thu hẹp

You might also like