You are on page 1of 3

CẶP PHẠM TRÙ CÁI CHUNG CÁI RIÊNG

1. Khái niệm
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một
trình riêng lẻ nhất định.
          VD: 01 quả bưởi đang ở trong tủ lạnh là cái riêng A; 01 quả bưởi ở trên bàn
là cái riêng B. Cái riêng A khác với cái riêng B.
Cái chung là phạm trù triết học được dùng để chỉ những mặt, những thuộc
tính chung không những có một kết cấu vật chất nhất định, mà còn được lặp
lại trong nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác.
Trong mỗi sự vật, ngoài cái chung còn tồn tại cái đơn nhất, đó là phạm trù
triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính… chỉ tồn tại ở một sự vật,
một hiện tượng nào đó mà không được lặp lại ở bất kỳ sự vật, hiện tượng
nào khác. 
VD: Giữa 02 quả bưởi A và B nêu trên có thuộc tính chung là đều có cùi
dày, nhiều múi, mỗi múi có rất nhiều tép. Cái chung này được lặp lại ở bất
kỳ quả bưởi nào khác. (Quả quýt khá giống quả bưởi nhưng lại có cùi mỏng
và có khối lượng nhẹ hơn quả bưởi).
2. Mối quan hệ biện chứng
Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung đã được V.I.Lênin khái
quát ngắn gọn: "Như vậy, các mặt đối lập (cái riêng đối lập với cái chung) là
đồng nhất: 
 Thứ nhất, cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu
hiện sự tồn tại của mình; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng.
 VD: không có con “động vật” chung tồn tại bên cạnh con trâu, con bò,
con gà cụ thể. Trong bất cứ con trâu, con bò, con gà riêng lẻ nào cũng
đều bao hàm trong nó thuộc tính chung của động vật, đó là quá trình
trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường.
 Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái
riêng tồn tại độc lập tuyệt đối tách rời cái chung.
 VD:  không có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà
lại không tuân theo các quy tắc chung của thị trường (ví dụ quy tắc
cạnh tranh...). Nếu doanh nghiệp nào đó bất chấp các nguyên tắc
chung đó thì nó không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái
chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Bởi vì cái riêng
là tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất còn cái chung biểu hiện tính phổ
biến, tính quy luật của nhiều cái riêng.
 VD: người nông dân Việt Nam bên cạnh cái chung với nông dân của
các nước trên thế giới là có tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở
nông thôn v.v., còn có đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hoá
làng xã, của các tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên
của đất nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được
những khó khăn trong cuộc sống.
Thứ tư, cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau trong những
điều kiện xác định
Sở dĩ như vậy là vì trong hiện thực cái mới bao giờ cũng xuất hiện dưới
dạng cái đơn nhất. Về sau theo quy luật, cái mới hoàn thiện dần và thay thế
cái cũ, trở thành cái chung, cái phổ biến, nhưng về sau nữa, khi không phù
hợp với điều kiện mới mà bị mất dần đi và trở thành cái đơn nhất. Như vậy
sự chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện của quá trình cái
mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại sự chuyển hoá từ cái chung thành cái
đơn nhất là biểu hiện của quá trình cái cũ, cái lỗi thời bị phủ định.
 VD: sự thay đổi một đặc tính nào đấy của sinh vật trước sự thay đổi
của môi trường diễn ra bằng cách, ban đầu xuất hiện một đặc tính ở
một cá thể riêng biệt. Do phù hợp với điều kiện mới, đặc tính đó được
bảo tồn, duy trì ở nhiều thế hệ và trở thành phổ biến của nhiều cá thể.
Những đặc tính không phù hợp với điều kiện mới, sẽ mất dần đi và trở
thành cái đơn nhất
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, nếu bất cứ cái chung nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng, như một
thuộc tính chung của một số cái riêng, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với
cái đơn nhất và mối liên hệ đó đem lại cho cái chung một hình thức riêng
biệt, thì các phương pháp thực tiễn dựa trên việc vận dụng một quy luật
chung nào đó đều không thể như nhau đối với mọi sự vật, hiện tượng (cái
riêng) có liên hệ với cái chung đó, Vì bản thân cái chung trong mọi sự vật,
hiện tượng không phải là một và không giống nhau hoàn toàn, mà chỉ là biểu
hiện của cái chung đã được cá biệt hóa, thì các phương pháp xuất phát từ cái
chung đó, trong mỗi trường hợp cụ thể, cần phải thay đổi hình thức, phải cá
biệt hóa cho phù hợp với đặc điểm của từng trường hợp.
VD: Khi kết bạn, muốn tìm ra những người hợp với mình thì phải liên kết
với nhiều người - cái riêng để từ đó tìm ra những điểm chung giữa mình và
người đó. Cái riêng ở đây là mỗi người, mỗi cá thể. Trong mỗi cá thể đó vẫn
tồn tại nét chung về tính cách sở thích. Và con người dựa vào nét chung đó
để kết bạn.

Thứ hai, nếu bất kỳ một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái
đơn nhất, thì khi sử dụng một kinh nghiệm nào đổ trong điều kiện khác,
không nên sử dụng hình thức hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt
chung đối với trường hợp đó, chỉ rút ra những cái thích hợp với điều kiện
nhất định đó.
Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất
định “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung”
có thể biến thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần
phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành
“cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.

You might also like