You are on page 1of 2

Bài thuyết trình triết học nhóm 1

1. Khái niệm về phép biện chứng duy vật


Phép biện chứng duy vật là lý luận khoa học về các mối liên hệ phổ biến về sự
vận động phát triển của mọi sự vật hiện tượng phổ biến nhất của mọi quá
trình vận động phát triển trong tự nhiên xã hội và tư duy.
2. Cặp phạm trù triết học.
 Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất .
- Khái niệm :
+ Cái chung : Là phạm trù triết học dùng để chỉ nhưng mặt những thuộc tính
không những có ở một sự vật một hiện tượng nào đó mà còn lặp lại trong
nhiều sự vật hiện tượng (nhiều cái riêng) khác nữa.
Vd: Giữa hai quả bưởi A và B nêu trên có thuộc tính chung là đều có cùi dày,
nhiều múi, mỗi múi có rất nhiều tép. Quá trình này được lặp lại ở bất kì quả
bưởi nào khác.
+ cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật một hiện tượng nhất
định là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung.
+Vd: thủ đô Hà Nội là một cái riêng và các đặc điểm chung giống các TP khác
của VN còn có những nét riêng nhu phố cổ, Hồ Gươm.
+cái đơn nhất là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt các đặc điểm chỉ vốn
có ở một sự vật hiện tượng (một cái riêng) nào đó mà không lặp lại ở sự vật,
hiện tượng nào khác
+Vd: đỉnh núi EVEREST cao nhất thế giới với độ cao 8850m. Độ cao đó của
Everest là cái đơn nhất vì không có một đỉnh núi nào khác có độ cao này
 Mối quạn hệ biện chứng giữ cái chung cái riêng và cái đơn nhất.
+ Cái chung không tồn tại độc lập, mà là một mặt của cái riêng, liên hệ không
tách rời với cái đơn nhất.
+ Mọi cái riêng đều là sự thống nhất các mặt của cái đơn nhất và cái chung.
Qua thuộc tính, đặc điểm không lặp lại của mình, nó thể hiện là cái đơn nhất;
nhưng qua thuộc tính lặp lại ở đối tượng khác – nó thể hiện là cái chung.
VD : Không có doanh nghiệp nào tồn tại với tư cách doanh nghiệp mà lại không
tuân theo các quy tắc chung của thị trường ( vd: quy tắc cạnh tranh ) Nếu
doanh nghiệp nào đó bất chấp các nguyên tắc chung đó thì nó không thể tồn
tại trong nền kinh tế thị trường.
+ Mối liên hệ giữa cái đơn nhất và cái chung thể hiện ở mối liên hệ lẫn nhau
và thống nhất gồm :
- Các yếu tố đơn lẻ vốn có trong một sự vật,hiện tượng này.
- Các yếu tố được lặp lại ở nó và trong các sự vật hiện tượng khác.
+ Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là
cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Vì vậy, chẳng những việc
giải quyết mỗi vấn đề riêng không thể bất chấp cái chung mà còn phải xét đến
cái phong phú, lịch sử khi vận dụng cái chung.
3. Ý nghĩa phương pháp luận.
- Thứ nhất : Cái chung của mọi sự vật, hiện tượng không phải là một và
không giống nhau hoàn toàn, mà là cái chung được cá biệt hóa vì thế trong
tùy trường hợp cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
- Thứ hai : Cần cụ thể hóa cái chung trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh cụ thể;
không nên sử dụng hình thức hiện có của trường hợp, nên rút ra những
mặt chung đối với trường hợp đó, rút ra cái thích hợp với điệu kiện nhất
định.
- Thứ ba : Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, phải biết tận dụng các
điều kiện cho sự chuyển hóa giữa cái đơn nhất và cái chung theo mục đích
nhất định vì có thể chuyển hóa cho nhau trong từng điều kiện nhất định
như “ cái đơn nhất “ có thể biến thành cái chung “ và ngược lại.

You might also like