You are on page 1of 2

b.

Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật
- Phạm trù là khái niệm rộng nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những
mối liên hệ chung, cơ bản nhất của sự vật hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định
- Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những
mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính về mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối
tượng hiện thực
-> Phạm trù của phép biện chứng duy vật (phạm trù triết học) là những khái niệm
chung nhất, phán ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và
phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực (tự nhiên, xã hội, tư duy)
- Các cặp phạm trù cơ bản
+) Cái riêng – cái chung
+) Nội dung – hình thức
+) Nguyên nhân – kết quả
+) Bản chất – hiện tượng
+) Tất nhiên – ngẫu nhiên
+) Khả năng – hiện thực
 Phạm trù cái chung và cái riêng
- “Cái riêng” để chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình nhất định
- “ Cái chung” chỉ những mặt, những thuộc tính, yếu tố. Quan hệ tồn tại
phổ biến trong nhiều sự vật, hiện tượng
- Cái đơn nhất là những đặc tính, tính chất chỉ tồn tại ở một sự vật, hiện
tượng nhất định và không lặp lại ở sự vật khác
Cái riêng, cái chung cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan
hệ hữu cơ với nhau
- Cái chung chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua cái riêng: không có cái
chung tồn tại thuần túy bên ngoài cái riêng, cái chung tồn tại thực sự,
nhưng không tồn tại ngoài cái riêng mà tồn tại thông qua cái riêng
- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung
- Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển
của sự vật
Ý nghĩa phương pháp luận
- Muốn nhận thức được cái chung, cái bản chất thì phải xuất phát từ cái
riêng
- Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung và trong hoạt động thực
tiễn phải dựa vào cái chung để cải tạo cái riêng
- Trong hoạt động thực tiễn ta cần chủ động tác động vào sự chuyển hóa
cái mới thành cái chung để phát triển nó, và ngược lại cãi cũ thành cái
đơn nhất để xóa bỏ nó

You might also like