You are on page 1of 9

ĐỀ TÀI 4:

Dựa vào lý luận Cái chung - cái riêng để luận bàn:


Bán cái mình có hay bán cái thiên hạ cần sẽ quyết định
đến sự thành bại trong kinh doanh?
Nhóm 4: Họ tên: Mssv <việc làm>
Nguyễn Hoài An: 22540200615 < Soạn nội dung >

Đinh Thái Dương: 22540200623 < Soạn nội dung >

Hoàng Mai Anh: 22540200616 < Dàn slide >

Lý Thời Hưng: 20510101364 < Soạn dẫn chứng thực tế >

Võ Minh Trí: 21510801844 < Tổng hợp nội dung - Tìm hình ảnh minh họa >

Hoàng Lê Thái Hoà: 22540200628 < Soạn dàn ý - Thuyết trình >

LỜI MỞ ĐẦU
I. Cơ sở lý luận về vấn đề bán cái mình có hay bán cái
thiên hạ cần
1. Khái niệm bán cái mình có hay bán cái thiên hạ cần và mối liên hệ giữa
cái riêng và cái chung trong triết học
a. Bán cái mình có là gì? Mối liên hệ giữa bán cái mình có với cái chung và
cái riêng

Bán cái mình có là bán những gì thuộc về vật chất và kinh nghiệm mà người kinh
doanh có được:

- Khi bán những thứ về kinh nghiệm, kỹ năng,... những thứ thuộc về trừu
tượng, không phải vật chất mà chỉ có người bán sở hữu thì chắc chắn người
bán sẽ nắm chủ mặt hàng này và chỉ có thể bán những gì mình có.
- Khi bán những thứ về vật chất. Đây là sản phẩm mà ai cũng có thể bán được,
vì thế nên khi kinh doanh bán cái mình có cần hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu
so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Ưu điểm: Tận dụng nguồn lực có sẵn từ đó tiết kiệm kinh phí, gia tăng lợi nhuận.
Xây dựng thương hiệu riêng biệt, tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Nhược điểm: Khó đáp ứng nhu cầu đa dạng thị trường, cần phải quảng bá nhiều
Trong triết học, cái mình có là “Cái riêng”: là phạm trù chỉ một sự vật, một hiện
tượng, một quá trình nhất định.

Trong đó tồn tại “Cái đơn nhất”: là phạm trù để chỉ những nét, những mặt, những
thuộc tính... - mặt hàng - chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất - người bán -,
mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác - những người bán
khác - (và đồng thời nó còn tồn tại “Cái chung”...?)

Từ quan điểm cái riêng, doanh nghiệp cần phải tận dụng những nguồn lực sẵn có
của mình để sản xuất, kinh doanh. Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc bán cái
thiên hạ cần mà không tận dụng được nguồn lực của mình thì sẽ khó có thể cạnh
tranh với các đối thủ khác.

b. Bán cái thiên hạ cần là gì? Mối liên hệ giữa bán cái thiên hạ cần với cái
chung và cái riêng

Bán cái thiên hạ cần là bán theo nhu cầu của người mua, bán sản phẩm theo xu
hướng, thị hiếu của đa số khách hàng.

Ưu điểm: Mặt hàng sẽ bán rất chạy vì nhu cầu mua hàng cao.

Nhược điểm: Nhưng đổi lại áp lực cạnh tranh thị trường rất lớn. Khó có đủ kinh
nghiệm về sản phẩm.

Trong triết học, cái thiên hạ cần là “Cái chung”: là phạm trù triết học dùng để chỉ
những mặt, những thuộc tính - nhu cầu về một mặt hàng - không những có ở một
sự vật, hiện tượng - khách hàng - nào đó mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện
tượng ( nhiều cái riêng) - khách hàng khác -.

Và - mỗi khách hàng - là một “Cái riêng”: là phạm trù chỉ một sự vật, một hiện
tượng, một quá trình nhất định.

Từ quan điểm cái chung, doanh nghiệp cần phải đáp ứng nhu cầu của thị trường để
tồn tại và phát triển. Do đó, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thị trường để tìm
hiểu nhu cầu của khách hàng. Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc bán cái
mình có mà không đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì sẽ khó có thể thành
công.

2. Khái niệm cái riêng và cái chung

Trong lịch sử triết học đã có hai xu hướng – duy thực và duy danh – đối lập nhau
giải quyết vấn đề quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Các nhà duy thực khẳng
định, cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng. Các nhà duy danh
cho rằng, cái chung không tồn tại thực trong hiện thực khách quan. Chỉ có sự vật
đơn lẻ, cái riêng mới tồn tại thực. Cái chung chỉ tồn tại trong tư duy con người. Cái
chung chỉ là tên gọi, danh xưng của các đối tượng đơn lẻ. Tuy cùng coi cái riêng là
duy nhất có thực, song các nhà duy đanh giải quyết khác nhau vấn đề hình thức tồn
tại của nó. Một số (như Occam) cho rằng, cái riêng tồn tại như đối tượng vật chất
cảm tính; số khác (Béccli) lại có cảm giác là hình thức tồn tại của cái riêng…..

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những khiếm khuyết của cả hai xu
hướng đó trong việc lý giải mối quan hệ cái chung – cái riêng.

a. Khái niệm cái chung, cái riêng theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin

Cái riêng: là phạm trù triết học để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định. (Cái riêng
được hiểu như là một chỉnh thể độc lập với cái khác).

Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không
những có ở một sự vật, một hiện tượng, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện
tượng khác. Cái chung chứa đựng trong đó tính quy luật, sự lặp đi lặp lại. Ví như
quy luật về sự vận động và phát triển là đặc điểm chung mà mọi sự vật, hiện tượng
phải tuân theo

Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm vốn có ở một
sự vật, hiện tượng mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.

b. Mối liên hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng

Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cả cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều
tồn tại khách quan và có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mối quan hệ đó được thể
hiện qua các đặc điểm sau:

- Cả cái chung lẫn cái đơn nhất đều không tồn tại độc lập, tự thân, vì chúng là
thuộc tính nên phải gắn với đối tượng xác định; chỉ cái riêng (đối tượng, quá
trình, hiện tượng riêng) mới tồn tại độc lập. Còn cái chung và cái đơn nhất
đều chỉ tồn tại trong cái riêng, như là các mặt của cái riêng.
Ví dụ: mỗi con người là một cái riêng; những thuộc tính tự nhiên và xã hội
khiến cho con người khác với động vật giữ vai trò là cái chung của tất cả
mọi người với tư cách người; nhưng mặt khác, ở mỗi con người lại có những
thuộc tính không lặp lại ở nhau như: cấu tạo gen, nhân cách, năng lực,... cụ
thể khác nhau là cái đơn nhất.
- Cái chung không tồn tại độc lập, mà là một mặt của cái riêng và liên hệ
không tách rời với cái đơn nhất, như cái đơn nhất liên hệ chặt chẽ với cái
chung.
- Mọi cái riêng đều là sự thống nhất của các mặt đối lập, vừa là cái đơn nhất
vừa là cái chung. Thông qua những thuộc tính, những đặc điểm không lặp lại
của mình, cái riêng thể hiện là cái đơn nhất; nhưng thông qua những thuộc
tính lặp lại ở các đối tượng khác - lại thể hiện là cái chung. Trong khi là
những mặt của cái riêng, cái đơn nhất và cái chung không đơn giản tồn tại
trong cái riêng, mà gắn bó hữu cơ với nhau và trong những điều kiện xác
định chuyển hóa vào nhau. Tùy từng mục đích có thể tạo ra những điều kiện
để thực hiện sự chuyển hoá từ cái đơn nhất thành cái chung hay ngược lại.
Ví dụ, một sáng kiến khi mới ra đời - nó là cái đơn nhất. Với mục đích nhân
rộng sáng kiến đó áp dụng trong thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, có thể
thông qua các tổ chức trao đổi, học tập để phổ biến sáng kiến đó thành cái
chung, cái phổ biến - khi đó cái đơn nhất đã trở thành cái chung...
- Mối liên hệ giữa cái đơn nhất với cái chung thể hiện trước hết ở mối liên hệ
lẫn nhau trong một thể thống nhất gồm các mặt, các yếu tố đơn lẻ vốn có
trong một sự vật, hiện tượng này và các mặt, các yếu tố được lặp lại ở nó và
trong các sự vật, hiện tượng khác. Mối liên hệ giữa cái chung và cái riêng
biểu hiện ở mối liên hệ lẫn nhau giữa các thuộc tính (hay các bộ phận) cùng
có ở nhiều đối tượng với từng đối tượng đó được xét như cái toàn bộ.

=> Như vậy, cái riêng là cái toàn bộ, cái chung chỉ là bộ phận, bởi bên cạnh cái
chung thì bất cứ đối tượng (cái riêng) nào cũng còn có cái đơn nhất, tức là bên
cạnh những mặt được lặp lại còn có những mặt không lặp lại, những mặt cá biệt; vì
vậy, bất cứ sự vật, hiện tượng riêng lẻ nào cũng là sự thống nhất giữa các mặt đối
lập đó. Trong cùng một lúc, sự vật, hiện tượng đó vừa là cái đơn nhất, vừa là cái
chung; thông qua các đặc điểm cá biệt, các mặt không lặp lại của mình, sự vật, hiện
tượng (cái riêng) đó biểu hiện là cái đơn nhất, nhưng thông qua các mặt lặp lại
trong các sự vật, hiện tượng khác, nó biểu hiện là cái chung.

c. Ý nghĩa phương pháp luận:

- Thứ nhất, nếu bất cứ cái chung nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng, như một
thuộc tính chung của một số cái riêng, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với
cái đơn nhất và mối liên hệ đó đem lại cho cái chung một hình thức riêng
biệt, thì các phương pháp thực tiễn dựa trên việc vận dụng một quy luật
chung nào đó đều không thể như nhau đối với mọi sự vật, hiện tượng (cái
riêng) có liên hệ với cái chung đó. Vì bản thân cái chung trong mọi sự vật,
hiện tượng không phải là một và không giống nhau hoàn toàn, mà chỉ là biểu
hiện của cái chung đã được cá biệt hóa, thì các phương pháp xuất phát từ cái
chung đó, trong mỗi trường hợp cụ thể, cần phải thay đổi hình thức, phải cá
biệt hóa cho phù hợp với đặc điểm của từng trường hợp.
- Thứ hai, nếu bất kỳ một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái
đơn nhất thì khi sử dụng một kinh nghiệm nào đó trong điều kiện khác
không nên sử dụng hình thức hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt
chung đối với trường hợp đó, chỉ rút ra những cái thích hợp với điều kiện
nhất định đó.
- Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất
định “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung”
có thể biến thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần
phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành
“cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.
mình có mà không đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì sẽ khó có thể thành
công.

Tuy nhiên, vẫn còn một khó khăn trong tư duy mà nhiều người biết nhưng vẫn
thường lảng tránh tìm hiểu, giải đáp thấu đáo, đó là: Cái riêng và cái chung
không nằm trên cùng một mặt bằng cơ sở , không cùng đơn vị đo. Cái riêng là đối
tượng, còn cái chung và cái đơn nhất chỉ là các thuộc tính của nhiều (hoặc một)
cái riêng đó, cho nên phép biện chứng đích thực phải đẩy chúng lên thành cặp
phạm trù cái đặc thù và cái phổ biến.

3. Cái đặc thù và cái phổ biến

Cái đặc thù và cái phổ biến. Cái chung trong tương quan với cái đơn nhất được
hiểu như trên chỉ là cái chung hình thức, cái phổ biến trừu tượng, có rất ít ý nghĩa
đối với nhận thức; trong khi tư duy nhận thức yêu cầu phải đạt đến trình độ hiểu
cái chung biện chứng, cái phổ biến cụ thể, đúng như V.I. Lênin đòi hỏi: ""Không
phải chỉ là cái phổ biến trừu tượng, mà là cái phổ biến bao hàm cả sự phong phú
của cái đặc thù, cái cá thể, cái cá biệt" (tất cả sự phong phú của cái đặc thù và cái
cá biệt!)"1. Để làm rõ cái đơn nhất thì cần phải so sánh đối tượng được xét với tất
cả các đối tượng khác, nhưng thực tế không thể làm được điều đó. Vì thế người ta
thường chi so sánh một đối tượng với một số xác định các đối tượng. Do đó cái
chung đối lập không hẳn ngay với cái đơn nhất, mà với cái vừa ít chung hơn, vừa ít
đơn nhất hơn, tức là với cái đặc thù. Việc so sánh thuộc tính của một đối tượng với
thuộc tính của tất cả đối tượng sẽ giúp chúng ta hình dung về cái đơn nhất, nhưng
nếu so sánh thuộc tính của một số đối tượng với thuộc tính của tất cả, sẽ cho hình
dung về cái đặc thù.

Như vậy, cái đặc thù chỉ ra sự khác biệt cùng có ở một số cái riêng và cái chung
vốn có ở tất cả cái riêng. Dựa vào những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả
các đối tượng, hoặc ở tất cả các giai đoạn, trạng thái vận động khác nhau của cùng
một đối tượng thì không thể phân biệt chúng với nhau. Những cái đặc thù, mà phải
là cái chung làm cơ sở cho sự tồn tại bền vững của mọi đối tượng, hoặc gắn kết các
giai. đoạn, trạng thái vận động khác nhau của đối tượng về một cội nguồn. Kiểu cái
chung này được gọi là cái phổ biến biểu thị sự giống nhau, sự đồng nhất sâu trong
cơ sở, bản chất và các tính quy luật của lớp đối tượng hoặc của một đối tượng ở
các giai đoạn phát triển khác nhau, vì thế V.I. Lênin đã cho rằng cái phổ biến mới
là phạm trù cùng cấp độ với "bản chất", "quy luật" và có thể dùng chúng thay thế
lẫn nhau. Cả Hegel và C. Mác đều dùng cái phổ biến như phạm trù liên quan đến
sự sinh thành và phát triển qua các giai đoạn khác nhau của cùng một đối tượng. Ở
từng giai đoạn phát triển của đối tượng, cái phổ biến (bản chất, quy luật) đều biểu
hiện như cái đặc thù. Trong nhận thức các hiện tượng xã hội, việc chỉ ra cái phổ
biến tương đối dễ hơn so với việc nhận diện cái đặc thù chỉ biểu hiện ở từng giai
đoạn phát triển xác định của đối tượng.
Như vậy, có thể khẳng định mọi cái phổ biến đều là cái chung theo nghĩa hình
thức, tức là chúng đều bao gồm những cái như nhau ở mọi đối tượng, giai đoạn vận
động của chúng. Nhưng không phải mọi cái chung đều là cái phổ biến, bởi cái
chung chỉ những thuộc tính cùng có ở tất cả đối tượng, nhưng các thuộc tính đó
mới chỉ là bề ngoài, hình thức, chưa phải là những yếu tố cấu thành bản chất, nội
dung và quy luật của các đối tượng, mà cái phổ biến phải là cái chung trong bản
chất, quy luật của đối tượng.

Nếu nhìn vào biện chứng của cái phổ biến và cái đặc thù từ sự vận động thấp đến
cao của vật chất thì sẽ thấy rằng, ở đây chúng gắn bó đã không đơn giản với các
mặt khác nhau của đối tượng, mà với các hình thức vận động khác nhau của vật
chất đang diễn ra trong nó và tương quan với nhau như là các bậc thấp và cao. Mỗi
bậc vận động cao của vật chất bao hàm trong mình bậc thấp hơn và do vậy có
nhiều cái chung với nó. Nhưng tính chung đó là khác so với tính chung trong phạm
vi một hình thức vận động của vật chất, trong khuôn khổ của cùng một giai đoạn
phát triển. Tính chung đó bị khúc xạ thông qua đặc thù của các bậc vận động cao
và chỉ có thể được hiểu như là mắt khâu gắn kết cái thấp với cái cao, như là thời
đoạn đã được cải biến trong nội dung của cái cao nhất. Như vậy, ở giai đoạn phát
triển thấp, cái phổ biến chỉ bao quát những yếu tố nội dung mà cách này hay cách
khác được bảo tồn kcó mặt trong nội dung của đối tượng ở bậc phát triển cao hơn
dưới dạng được cải biến. Còn ở bậc phát triển cao, thì cái phổ biến đó chỉ bao quát
cái làm cho đối tượng giống với những đối tượng ở những bậc phát triển thấp hơn.

Khác hơn một chút là mối liên hệ giữa cái chung và cái đặc thù trong những đối
tượng ở cùng một giai đoạn phát triển. Ở đây cái chung đúng là bản chất, là cơ sở
để cùng chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Do vậy ở trường hợp này dùng thuật
ngữ “cái phổ biến” thích hợp và đúng hơn “cái chung”. Còn liên quan đến cái đặc
thì thuộc cề cùng một giai đoạn phát triển thị ở đây nó không đụng chạm đến bản
chất, mà chỉ là hình thức biểu hiện, phương thức tồn tại riêng.

II. Cơ sở lý luận về vấn đề bán cái mình có hay bán cái


thiên hạ cần
1. Thực trạng bán cái mình có
a. McDonald’s -Thất bại từ thích nghi văn hóa

Là “ông lớn” trong lĩnh vực đồ ăn nhanh, gặt hái được nhiều thành công lớn ở Mỹ,
các nước Châu Âu và cả một số nước Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản…nhưng
McDonald’s lại gặp khó khăn khi phát triển hệ thống ở Việt Nam.

Vậy tại sao McDonald’s lại gặp khó khăn khi phát triển hệ thống ở Việt Nam?
- Giá thành: trung bình từ 4-5 đô/ 1 sản phẩm => Khá cao so với mức thu
nhập bình quân của người dân VN, thay vì đó họ sẵn sàng ăn quán vỉa hè với
số tiền rẻ và phục vụ nhanh chóng.
- Mùi vị/ menu: giữ nguyên văn hoá ẩm thực của người Mỹ => Không phù
hợp với đa phần khẩu vị người Việt (không có các món cơm).

Cùng mô hình kinh doanh như McDonald’s nhưng Jollibee và KFC lại có những
thay đổi phù hợp với văn hoá người dân VN nên hiện nay họ phổ biến rộng rãi hơn
so với McDonald’s.

b. Uber- cái kết buồn cho một thương hiệu đang phát triển

Trước khi tấn công vào thị trường Châu Á, Uber đã gặt hái được những thành
công vang dội ở các nước Châu Mỹ, Châu Âu… định vị hãng xe công nghệ
hạng sang. Năm 2014, Uber nhanh chóng xâm nhập thị trường Việt Nam với
màn ra mắt rầm rộ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện chóng vánh, đối đầu trực
diện với các hãng taxi hiện tại và định vị sai lầm đã dẫn đến thất bại đau đớn
của thương hiệu này.

- Phương thức thanh toán: lúc ra mắt, Uber buộc người dùng phải thanh toán
qua tài khoản, trong khi đó tại Việt Nam, hầu hết người dân có thói quen chi
tiêu bằng tiền mặt nhiều hơn là dùng thẻ.
- Định vị thương hiệu taxi hạng sang chưa phù hợp với phần lớn khách hàng
Việt hiện nay vẫn có thói quen “thắt chặt” chi tiêu – ưa chuộng những thứ
bình dân, giá rẻ hơn là sang chảnh, chất lượng.

“Kẻ đến sau” Grab đã khắc phục thành công những hạn chế này của Uber và
vươn lên thành hãng xe ôm công nghệ chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam hiện
nay.

=> Định vị thương hiệu bình dân, cho phép khách hàng thanh toán bằng tiền
mặt, hợp tác với các hãng taxi nội địa để đánh chiếm thị trường…là những bước
đi khôn ngoan Grab đã thực hiện.

2. Thực trạng bán cái thiên hạ cần


a. Trào lưu bán mì cay 7 cấp độ

Giai đoạn giữa năm 2016, hàng loạt quán mì cay với những thương hiệu ăn theo
kiểu Hàn Quốc như Sasin, Naga, Seoul... nhanh chóng mọc lên ở mọi ngóc
ngách Hà Nội, đặc biệt là những điểm bán gần trường đại học và khu vui chơi
lớn.
Vậy mà chỉ khoảng 4-5 tháng sau, mì cay bắt đầu thoái trào. Số khách giảm
nhanh, doanh thu lao dốc khiến nhiều cửa hàng buộc phải đóng cửa. Số khác
may mắn hơn khi vẫn “cầm cự” được đến ngày hôm nay.

- Điểm khác biệt giữa sản phẩm có xu hướng ngắn hạn và sản phẩm có xu
hướng dài hạn chính là độ lặp lại tần suất sử dụng sản phẩm.
- Sản phẩm theo trào lưu đòi hỏi người tham gia đầu tư phải có độ nhạy cảm
kinh doanh tốt, có kiến thức để biết được đó là sản phẩm trend ngắn hạn hay
dài hạn từ đó điều chỉnh bài toán đầu tư sao cho an toàn và hiệu quả.

=> Đầu tư vào sản phẩm trào lưu là điều hết sức bình thường, nguy cơ, rủi ro
hay lợi nhuận thực ra nằm ở phía người quyết định tham gia cuộc chơi hơn là
nằm ở mô hình sản phẩm ăn theo trào lưu.

b. Chiến lược kinh doanh của Bitis Hunter.

Bitis là một trong những thương hiệu giày dép nội địa lớn nhất của Việt
Nam.”Nâng niu bàn chân Việt”, khẩu hiệu của Bitis không chỉ hướng tới vẻ đẹp
mà còn là sự tin cậy, nêu bật ý tưởng” Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam”.

Thị trường mục tiêu của Bitis nhắm tới dòng sản phẩm chất lượng cao, vì vậy
Bitis đã ra mắt dòng sản phẩm Bitis Hunter (từ 2016), hướng tới những người
tiêu dùng trẻ với mức thu nhập tầm trung và cao. Với giá sản phẩm chỉ từ 200k-
hơn 1 triệu đồng sẽ phù hợp vs người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi.

Sản phẩm của Bitis thường bền bỉ và chắc chắn. Với hệ thống cửa hàng trải dài
Biti’s luôn theo dõi tính thời trang, thăm dò thị hiếu của khách hàng ở những
vùng miền, khu vực nhất định tại Việt Nam để kịp thời thu thập được thông tin,
hiểu rõ hơn về insight của khách hàng mục tiêu và cung cấp những thông tin giá
trị đó cho phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Vì vậy, Biti’s thường
xuyên cải tiến mẫu mã và cho ra đời những sản phẩm mới nhất thuộc dòng
Biti’s Hunter, phù hợp với người tiêu dùng, cùng với đó là việc khai thác tối đa
mẫu mã đó trong thời gian phù hợp với chu kỳ sống ngắn của sản phẩm giày
dép thời trang.

=> Sản phẩm giày dép của Bitis có tính chất đặc thù riêng và được điều chỉnh
theo thị hiếu của người tiêu dung.

III. Kết luận


Trong kinh doanh, “cái chung” và “cái riêng” cũng có mối quan hệ mật thiết với
nhau.

“Cái mình có” và cái “Thiên hạ cần” không hẳn là hai mặt đối lập hoặc hoàn toàn
khác nhau để mà lựa chọn một trong hai.
Như vậy, chúng ta cần nắm bắt được “Cái chung” của thị trường, hiểu “Cái đơn
nhất” của khách hàng và cả bản thân người bán. Để từ đó, thay đổi mặt hàng sao
cho phù hợp với “Cái chung” nhưng đồng thời cũng cần phải thay đổi hình thức,
phải cá biệt hóa cho phù hợp với đặc điểm của từng trường hợp.

Khi tìm hiểu về “Cái chung” của thị trường từ “Cái đơn nhất” của khách hàng,
không nên sử dụng hình thức hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt chung
đối với trường hợp đó, chỉ rút ra những cái thích hợp với điều kiện nhất định đó.

Ngoài ra cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” là mặt hàng chỉ có ta
bán có lợi cho con người trở thành “cái chung” là xu huống thị trường và “cái
chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.

“Cái riêng” của doanh nghiệp là cơ sở để doanh nghiệp xác định “cái chung” của
thị trường. “Cái chung” của thị trường là cơ sở để doanh nghiệp định hướng phát
triển “cái riêng” của mình.

Để thành công trong kinh doanh, doanh nghiệp cần biết kết hợp hài hòa giữa “cái
chung” và “cái riêng”. Doanh nghiệp cần tận dụng “cái riêng” của mình để đáp ứng
“cái chung” của thị trường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh
tranh và thành công trong kinh doanh.

You might also like