You are on page 1of 3

Nhóm trưởng: Nguyễn Ngọc Lan - 71134101090

Thành viên:
1. Vũ Thu Hường - 71134101078
2. Lê Hương Nhi - 71134101120
3. Bùi Huyền Trang - 71134101156
4. Nguyễn Thanh Hương - 71134101075
5. Phan Thị Ngân Giang - 71134101045
6. Nguyễn Thị Trâm Anh - 71134101015
Bài tập 1: Chương 1 - 2
Đọc tình huống sau, và điền từ vào chỗ trống……
(Từ cần điền là tên loại hình đổi mới sáng tạo trong Khung 10 loại hình đổi mới
sáng tạo của Doblin đã được giới thiệu trong slide)

FORD VÀ SỰ THAY ĐỔI CỦA NGÀNH Ô TÔ


Model T là sản phẩm ngôi sao đối với Công ty Ford Motor non trẻ vào đầu thế kỷ XX. Nó
biến Ford thành Apple của thời đó và coi Henry Ford tương đương với Steve Jobs. Nhiều tài
liệu đề cao tính đơn giản của thiết kế xe hơi và dây chuyền lắp ráp động. Và những điều này rất
quan trọng, nhất là bởi chúng đã giúp cho công nhân có hy vọng mua chiếc xe mà họ đang sản
xuất – do đó giúp xây dựng tầng lớp trung lưu ở Mỹ.
Điều mà các cuốn sách lịch sử thường xuyên bỏ qua là có 87 công ty xe hơi khác đang tồn
tại vào thời điểm đó. Nếu không sử dụng nhiều loại hình đổi mới sáng tạo, Henry Ford gần như
1
chắc chắn sẽ không khiến công ty của mình tồn tại. Trên thực tế, ông chỉ thực sự nhìn thấy thành
công khi đưa ra ý tưởng đổi mới triệt để: thay vì bán xe trực tiếp cho khách hàng, ông bán cho
các đại lý, tạo ra một mô hình kinh doanh mới và kiểu dòng tiền tốt hơn. Các đại lý đã giúp thúc
đẩy nhu cầu và sự tham gia ở cấp địa phương – và họ đã sử dụng tín dụng cũng như tiền mặt
của mình để mua xe giá buôn, giảm các yêu cầu và rủi ro về vốn của Ford. Model T đầu tiên
được giới thiệu vào năm 1908. Trong vòng một năm, doanh số bán ra 10.000 chiếc của họ đã
mang về hơn 9 triệu đô-la.
ĐMST (1): Cơ cấu – Mạng lưới và liên minh
Henry Ford nhắm tới mục tiêu kiểm soát toàn bộ chuỗi cung ứng. Năm 1927, ông đầu tư
vào các đồn điền cao su ở Nam Mỹ để sản xuất đủ lốp cho hai triệu chiếc xe hơi, trong khi ông
thành lập nhà máy thép River Rouge ngay liền kề dây chuyền lắp ráp của mình ở Detroit.
ĐMST (2): Trải nghiệm – Dịch vụ
Do muốn chế tạo một chiếc xe chất lượng cao với giá thành rẻ, Ford đã biến chiếc Model T
trị giá 850 đô-la trở thành chiếc ô tô giá rẻ đáng tin cậy nhất. Trong khi đó, Henry Ford yêu
cầu trả trước 50%, không giống các nhà sản xuất cùng thời khác.
ĐMST (3): Cơ cấu – Cấu trúc
Năm 1914, Ford đã triển khai ngày làm việc 5 đô-la, trả gấp đôi mức lương tối thiểu cho tất
cả các công nhân trên 22 tuổi. Ông cũng giảm số giờ làm việc trong ngày từ 9 xuống 8 giờ.
Điều này không chỉ làm giảm biến động nhân sự, mà còn giúp người lao động có thể đủ khả
năng mua các sản phẩm mà họ sản xuất.
ĐMST (4): Cơ cấu – Quy trình
Năm 1913, Ford giới thiệu dây chuyền lắp ráp động, thời gian sản xuất Model T giảm từ
12 giờ 8 phút xuống còn 93 phút. Đến 1923, hai triệu chiếc xe hơi đã được lắp ráp hàng năm.
ĐMST (5): Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm: ModelT được thiết kế để trở thành chiếc xe không rườm rà mà bất
cứ ai có bộ dụng cụ cơ bản đều có thể sửa chữa; hơn một nửa các bộ phận động cơ có giá từ 10
xu trở xuống và có sẵn tại các cửa hàng phụ tùng thông thường. Điều này có nghĩa là người
dùng có thể tự bảo dưỡng chiếc xe với giá rẻ.
ĐMST (6): Hệ thống sản phẩm
Ford bán bộ dụng cụ điều chỉnh để giúp chủ sở hữu biến chiếc xe của họ thành phương
tiện tiện ích - máy kéo, xưởng cưa, thậm chí cả xe trượt tuyết. Nông dân có thể gắn một thiết
bị cung cấp năng lượng cho cưa gỗ, ép rượu hoặc bơm nước.
ĐMST (7): Kênh
Ford đã xây dựng một mạng lưới các đại lý độc lập ở địa phương để cung cấp Model T
tại hầu hết các thành phố ở Bắc Mỹ. Những cửa hàng nhượng quyền thương mại này không chỉ
quảng bá chiếc xe, mà còn tạo ra các câu lạc bộ xe địa phương, lan rộng sự phổ biến của chiếc
xe và tạo ra doanh số.
2
ĐMST (8): Thương hiệu
Vào thời đó, Ford đồng nghĩa với “bí quyết của người Mỹ”. Henry Ford cũng thành lập Bộ
phận Phim ảnh vào năm 1914; nhiều bộ phim quảng bá cho những mẫu xe riêng của công ty.
Giữa thập niên 1920, hơn 2 triệu người đã xem những bộ phim đó hàng tháng.

Bài tập 2: Những yếu tố then chốt đem lại sự thành công của Tiniworld
1. Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, thấu hiểu được thị trường và khách hàng: luôn
luôn lắng nghe khách hàng, quan sát phản ứng của khách hàng (khảo sát, câu hỏi...)
đổi mới theo nhu cầu của khách hàng, khai thác và chăm sóc đối tượng chi tiêu chính
là phụ huynh.
2. Là đơn vị tiên phong trong những năm đầu thành lập (2009). Nắm bắt được xu
hướng, nhu cầu của thị trường hiện tại và không ngừng đổi mới
3. Liên tục thay đổi mô hình nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng mục tiêu.
4. Quản lý tài chính, quản lý dòng tiền, đảm bảo duy trì được chất lượng, dịch vụ
5. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp: Truyền lửa đam mê cho đội ngũ nhân viên, tạo
môi trường làm việc tốt cho nhân viên, mỗi ngày đi làm là một ngày vui...
6. Nhu cầu của thị trường tại VN và trên thế giới vẫn tiếp tục tăng, tạo lợi thế phát
triển hơn
7. Đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến, đi theo xu thế
8. Sáng tạo ra các mô hình mới, hấp dẫn thu hút được cả trẻ nhỏ.
9. Tích hợp các mô hình giữa việc chơi và học của trẻ em, đánh vào đc nhu cầu của
thị trường -> mong muốn chung của phụ huynh
10. Đa dạng trong các mô hình hoạt động kinh doanh: khu vui chơi vận động, tô màu,
hóa trang, bán đồ chơi, đồ lưu niệm,…
11. Mô hình kinh doanh mới: Hình thành mô hình giáo trí cho trẻ em
12. Mô hình quy mô lớn ( kết hợp giữa tiniworld và tini park – sân vận động thể
thao,...)

You might also like