You are on page 1of 13

ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY HONDA KHI THÂM NHẬP

VÀO THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI


1. Đặc điểm khách hàng mục tiêu của công ty
Nhu cầu, sở thích của khách hàng
Trong cuộc sống hằng ngày của con người đi làm, đi học , đi chơi …là một nhu
cầu không thể thiếu.Vì vậy ,một chiếc xe máy là một vật dụng rất cần thiết trong
cuộc sống của mỗi người. Nếu không có xe máy thì chúng ta sẽ không thể di
chuyển được từ nơi này đến nơi khác.
Ngoài ra ,khi quyết định mua một chiếc xe gắn máy còn thể hiện cá tính của
mình. Ví dụ một nữ sinh viên thì muốn có được một chiếc xe máy nhỏ gọn phù
hợpvới lứa tuồi. Nhưng nếu là một chàng trai thì lại muốn chiếc xe mình đang
đi phải thật thể thao , để thể hiện được sự mạnh mẽ của mình.
Bên cạnh đó cũng có những người xu hướng đi xe theo thời trang để khẳng định
đẳng cấp của mình. Họ thay đổi xe khi có một modern mới xuất hiện mặc dù
chiếc xe cũ vẫn chưa hư. Nhìn chung, người tiêu dùng mong muốn mua một
chiếc xe gắn máy bền , chất lượng cao. Bên cạnh đó kiểu dáng xe cũng rất quan
trọng, kiểu dáng phải đẹp, thời trang, tiện ích.
Với giá xăng ngày một tăng cao như hiện nay thì người tiêu dùng còn
mongmuốn một chiếc xe gắn máy phải tiết kiệm được xăng một cách tối đa.
Thói quen mua xe máy
Thông thường vì xe máy là một tài sản có giá trị khá lớn nên trước khi
quyếtđịnh mua xe người tiêu dùng thường tham khảo ý kiến bạn bè, người
thân.. kinhnghiệm bản thân ở lần mua xe trước. Cũng có người đi xem nhiều
nơi, nhiều hãng xerồi mới mua. Theo thói quen chung của nhiều người thì người
tiêu dùng thường mua ởđại lý chính hãng. Vì tâm lý chúng ta cho rằng mua xe ở
đại lý chính hãng sẽ đảm bảohơn về chất lượng và độ bền. Do vậy khi nghĩ tới
hãng Honda khi thâm nhập vào thịtrường thế giới người tiêu dùng nghĩ ngay
đến cửa hàng đai lý do Honda ủy nhiệm HEAD. Người tiêu dùng có thể hoàn
toàn tin tưởng ở những đại lý chính hãng này.
Xu hướng
Ngày nay với tình hình kinh tế ngày một phát triển. Một chiếc xe không chỉ đểđi
mà còn là một vật để trang trí .Do vậy, vì khi quyết định mua xe gắn máy thì
kiểu dáng xe là một yếu tố quan trọng đễ quyết định có mua chiếc xe đó hay
không.
Bên cạnh đó, vói những tính năng ưu việt mà một chiếc xe tay ga mang lại như:
không phải sang số khi khởi động , không phải dùng thắng chân mà thắng hoàn
toànở tay, có cốp đựng đồ rất lớn chứa được đến hai chiếc nón bảo hiểm…. ;
người tiêu dùng sẽ dần dần chuyển hướng sang mua xe tay ga thay vì xe số.
Nắm bắt được nhu cầu , động cơ , thói quen mua của người tiêu dùng Hondakhi
thâm nhập vào thị trường thế giới cho ra đời các sản phẩm xe máy nhắm đến tất
cảmọi người dân, mọi tầng lớp
2 Các yếu tố môi trường có liên quan ảnh hưởng đến sự phát triển củacông
ty Honda khi thâm nhập vào thị trường thế giới:
1 Yếu tố kinh tế:
Từ năm 2020 đến 2022 tình hình kinh tế có khá nhiều biến động như tỉ lệ lạm
phát gia tăng chóng mặt nhưng nhìn chung, các con số đều cho thấy tốc độ tang
trưởng mạnh và đều qua các năm, đời sống nhân dân có nhiều bước phát triển
đáng kể, đặc biệt là ở Thành phố Hồ Chí Minh nhu cầu xe gắn máy ngày một
gia tăng. Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành một thị trường đầy hấp dẫn đối
với tất cả các doanh nghiệp. Khi mở rộng quy mô và phát triển thương hiệu tại
thị trường Việt Nam, đặc biệt là đối với Thành phố Hồ Chí Minh, Honda khi
thâm nhập vào thị trường thế giới đã nhận thấy nhiều tiềm năng để mở rộng cơ
hôi phát triển kinh doanh ở đây, và cũng đem lại cho người dân cả nước nói
chung Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng một thị trường xe máy năng động hơn,
và cũng nhiều chọn lựa hơn với hàng loạt những sản phẩm xe máy thị trường
mục tiêu, lựa chọn các chiến lược marketing chung, các quyết định về nhiệm
vụ mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp và hoạt động marketing.
2 Yếu tố văn hóa - xã hội:
Về xã hội:
- GDP bình quân đầu người liên tục tăng từng năm ,tăng bình quân 7, 2%/năm.
Mặc dù GDP theo đầu người chính thức chỉ đạt hơn 638 USD một chút, song
kết quả phát triển con người của Việt Nam là rất khả quan. Điều đó được thể
hiện ở sự gia tăng liên tục của. Chỉ số Phát triển con người trong thập kỷ qua và
những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực giáo dục, y tế và mức sống ở Việt Nam.

Về văn hóa:


Văn hoá cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các chiến thuật, các sách lược,các
biện pháp cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể của nhà hoạt động thị trường
trongquá trình làm marketing. mới được ra đời

Văn hoá ảnh hưởng đến hàng loạt các vấn đề có tính chất chiến lược trong
marketing như: lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn

Văn hoá hầu như ảnh hưởng một cách toàn diện đến các công cụ khác nhau
củahệ thống marketing-mix của doanh nghiệp. Trong đó, đặc biệt đáng lưu ý
là ảnhhưởng đến công cụ sản phẩm. Ngày nay đất nước và con người Việt Nam
đang ngày một năng động cùng vớisự phát triển kinh tế xã hội và quan hệ kinh
tế ngày càng mở rộng, nên định vị tính cách năng động cho thương hiệu là điều
cần thiết. Honda khi thâm nhập vào thị trường thế giới cũng phải cho ra đời
những sản phẩm mới phù hợp hơn với thị hiếucủa người tiêu dùng.

3 Yếu tố dân số

Dân số của thành phố Hồ Chí Minh : 6105,8 nghìn người. Nguồn : Tổng cục
thống kê(TCTK), Niên giám thống kê 2021)Trong đó :Dân số nữ của thành phố
hồ Chí Minh : 3159, 7 nghìn người.Nguồn : Tổng cụcthống kê(TCTK), Niên
giám thống kê 2021)

Dân số nam của thành phố Hồ Chí Minh :2946, 1 nghìn người. Nguồn :Tổng
cục Thống kê(TCTK), Niên giám thống kê 2021)

4 Yếu tố chính trị


.- Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp được Quốc hội thông qua vào tháng
11năm 2020 và đã có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021. Một số mục tiêu
quan trọngnhất của hai đạo luật kinh doanh này là mở rộng quyền tự do kinh
doanh, thu hút đầu tư tư nhân, tăng cường cơ chế hậu kiểm và tạo một sân chơi
bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế.
Phương Thức thâm nhập Quốc Tế cụ thể

Giai đoạn cuối thập niên 1960 đến thập niên 1970: Chiến lược KINH
DOANHQUỐC TẾ-INTERNATIONAL STRATEGY (sản phẩm được sản xuất
ở Nhật và bán rathị trường các quốc gia khác với sự điều chỉnh tối thiểu yêu cầu
địa phương)
Sản phẩm xe máy:
Những năm 70 Honda trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhấtthế giới. Giai đoạn
đầu xe máy được sản xuất theo quy chuẩn nhất định tại Nhật và bán ra các quốc
gia khác.
- Trụ sở chính tại Nhật nắm quyền kiểm soát mọi hoạt động trong vàngoài nước.
- Năm 1948, ông Soichiro Honda đã nhân cơ hội nước Nhật có nhu cầu đi lại
nhiều, cho dù nền kinh tế Nhật vốn bị hủy hoại sau Thế chiến thứ hai. Công ty
đã gắn động cơ vào xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ tiền.

- Honda bắt đầu sản xuất xe máy, và sau đó là tay ga. Những phương tiện như
đã nóiở trên, tương đối rẻ tiền, phù hợp với một đất nước đông dân, chật chội,
nghèo nguyênnhiên liệu và bị gánh chịu hậu quả nặng nề từ chiến tranh.- Cuối
thập niên 1960, Honda chiếm lĩnh thị trường xe máy thế giới. Đến thập
niên1970 công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới

Sản phẩm ô tô:


Hãng bắt đầu sản xuất xe hơi vào năm 1960 với dự định dành chothị trường
Nhật Bản là chủ yếu. Dù đã tham dự nhiều cuộc đua xe máy quốc tế nhưng
xehơi của hãng vẫn rất khó bán được ở Mỹ. Vì xe được thiết kế cho người tiêu
dùng Nhật nên nó không thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng Mỹ. Trong
giai đoạn đầu khi thành lập, Honda sử dụng chiến lược chuẩn hóa cho toànbộ
sản phẩm của mình
- Thứ nhất, thị trường xe máy giai đoạn thập niên 60 - 70 rất ít đối thủ cạnh
tranh, cường quốc có thể cạnh tranh về chế tạo xe với Nhật là Mỹ đang tập
trung sản xuất ô tô nhiều hơn. Bên cạnh đó giá rẻ trong thời gian này cũng là lợi thế
cạnh tranh của xe máyHonda.
- Thứ hai, giai đoạn thập niên 60 - 70, Nhật vừa mới khôi phục kinh tế sau khi
thuacuôc thế chiến II, do đó trình độ kỹ thuật không thể nào cạnh tranh với Hoa Kỳ
trong lĩnhvực sản xuất ô tô, chỉ có thể sản xuất những chiếc xe nhỏ, đơn giản, khó
lòng địa phươnghóa để đáp ứng nhu cầu sử dụng một chiếc ô tô với đầy đủ tính năng
hiện đại như Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu. Việc xuất khẩu xe sang Hoa Kỳ chỉ là
bước đệm cho nhữngchiến lược lâu dài mà Honda hướng đến.

* Giai đoạn thập niên 80 đến nay: chiến lược KINH DOANH XUYÊN
QUỐCGIA-TRANSNATIONAL STRATEGY (giải quyết được chi phí và đáp
ứng nhu cầu từngthị trường)
- Honda sử dụng chiến lược thích nghi hóa sản phẩm theo từng thị trường
riêng biệt.Trong những năm đầu thành lập, Honda là công ty địa phương với
tầm nhìn quốc tế.Ngược lại, ngày nay Honda là một công ty quốc tế với tầm
nhìn điạ phương. Trước đây,chính sách của Honda là sử dụng chung một quy
chuẩn kỹ thuật duy nhất cho thị trườngtoàn thế giới.
Hiện nay, chiến lược này được thay thế bằng chính sách địa phương hóa sản
phẩm. Mới chỉ cách đây một vài năm thôi, Honda từng được ca ngợi như là nhà
sản xuấtcủa những mẫu xe tốt nhất thế giới và vì thế luôn chiếm được vị trí bền
vững trong lòngkhách hàng mua xe. Tuy nhiên thực tế đã thay đổi, đặc biệt là
do sự lớn mạnh vượt trộicủa các hãng xe Châu Á khác, như Hyundai – Kia, sản
phẩm của Honda vẫn được đánhgiá rất cao về chất lượng, tuy nhiên giá thành
không thay đổi nên ngày càng bị các mẫuxe giá rẻ của Hyundai lấn sân.Theo
Giám đốc bộ phận mua của Honda, sở dĩ xe của Honda đang bị Hyundai
chiếmdần vị trí là do chính sách sản xuất của tập đoàn đến từ Nhật không còn
phù hợp với tìnhhình hiện tại nữa. Hiện tại Honda vẫn áp dụng chính sách sử
dụng chung một nguồn linhkiện và thống nhất về thông số kỹ cho thị trường
toàn thế giới.
Để khắc phục yếu điểm này, Honda cho biết sẽ bắt đầu thực hiện chính sách sản
xuấtmới, đó là địa phương hóa sản phẩm. Xe bán tại khu vực nào sẽ được thiết
kế phù hợpduy nhất với khu vực đó mà thôi. Các nguồn linh kiện đầu vào sẽ
được đa dạng hóa nhằmgiảm giá thành sản phẩm. Triết lý của Honda hiện nay là
“địa phương hóa” với ý nghĩa là mang sản phẩm thíchhợp cho từng đối tượng
khách hàng. Sự thành công của Honda chính là quá trình ra đời và phát triển của
của ý chí, gắn liền với tham vọng vô cùng to lớn. Honda đã giành được nhiều cái nhất
trong sản xuất: có dây chuyền chế tạo ôtô nhanh nhất thế giới, tiết kiệmcông nhân nhất
(chỉ 2,05 người sản xuất 1 ôtô). Honda hiện có 65 nhà máy tại 34 nướctrên thế giới.
Honda đã có mặt và thành công trên hơn 30 quốc gia với chiến lược kinhdoanh xuyên
quốc gia của mình.

. Các chiến lược Kinh doanh mà Honda áp dụng tại VN


2.1 Lý do Honda lựa chọn thị trường Việt Nam
a. Môi trường vĩ mô:

* Yếu tố chính trị

- Nền chính trị Việt Nam ổn định, tạo ra sự an tâm cho các nhà đầu tư khi tiến
hành kinh doanh tại Việt Nam.

* Yếu tố về kinh tế

- So với các nước trong khu vực, có lợi thế về chi phí nhân công, chi phí sử
dụng tài nguyên thấp.

- Chính phủ có nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho
các DN nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

- Quy mộ thị trường hấp dẫn, GDP đứng thứ 42 thế giới (năm 2009)

* Yếu tố về văn hóa xã hội

- Dân số: 93.421.835 (năm 2014) đông dân thứ 14 thế giới
- Cơ cấu tuổi: 0-14 tuổi: 26.1% (nam 14,069,408/nữ 13,033,738)
/15-64 tuổi: 68.3% (nam 32,149,986/nữ 32,392,043)
- Tâm lý chuộng hàng ngoại của người dân Việt Nam.
* Yếu tố về địa lý

- Đường bờ biển dài, giao thông đường biển thuận lợi


- Cơ sở hạ tầng giao thông khang trang

* Yếu tố về công nghệ

- Xe máy rất phổ biến tại Việt Nam, hầu hết người dân đều có thể sử dụng
xe máy.
b. Môi trường vi mô:

Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter:

* Mức độ cạnh tranh ngành:

- Là một trong những doanh nghiệp tiên phong tại thị trường Việt Nam,
hơn nữa với sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tập đoàn Honda cho việc
đầu tư chiến lược tại thị trường này, Honda luôn chiếm vị thế dẫn đầu
dòng sản phẩm xe máy tại Việt Nam, mức độ cạnh tranh trong giai đoạn
đầu khi Honda xâm nhập thị trường là rất ít.
- Cạnh tranh nhỏ từ các cơ sở sản xuất trong nước
- Một số sản phẩm của các công ty nước ngoài khác có mặt tại Việt Nam
thông qua con đường nhập khẩu.
* Sức ép từ nhà cung cấp:

- Hầu như sức ép không đáng kể


* Sức ép từ khách hàng:

- Thị trường Việt Nam: Đa số người tiêu dùng chưa có những đòi hỏi quá
khắt khe về 1 số đặc tính chuyên biệt của sản phẩm.
* Khả năng thâm nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Với một thị
trường được nhận định là rất tiềm năng, rõ ràng đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là rõ ràng.
* Áp lưc của sản phẩm thay thế: Vào thời điểm khi Honda xâm nhập thị trường
Việt Nam còn đang mới phát triển, các sản phẩm thay thế chưa phải là một sức ép lớn.

2.2 Phương thức thâm nhập và Chiến lược cấp Cty của Honda tại TT Việt Nam
Tùy từng giai đoạn phát triển, và từng loại hình sản phẩm, Công ty Honda đã
đưa ra chiến lược kinh doanh cấp công ty khác nhau.
- Trước năm 1996: Công ty Honda thâm nhập thị trường Việt Nam bằng hình
thức xuất khẩu xe Super Cub và Dream. Honda sử dụng hình thức thâm nhập này vì
khi đó hành lang pháp lý của Việt Nam đối với công ty nước ngoài còn cao, rườm rà.
Trong khi đó nhu cầu xe máy ở thị trường Việt Nam bắt đầu phát triển. Đây chính là
chiến lược quốc tế - International Strategy của Honda.
- Năm 1996: Honda đã mở Công ty liên doanh và đã đưa ra thị trường Việt
Nam xe máy Super Dream. Đây chính bước chuyển sang một chiến lược mới của
Honda tại thị trường Việt Nam, đó chính là áp dụng chiến lược đa quốc gia –
Multidomestic strategy. Honda đã dự đoán trong tương lai không xa, thị trường tiềm
năng Việt Nam sẽ xuất hiện rất nhiều các đối thủ cạnh tranh, tất yếu sẽ xuất hiện một
cuộc cạnh tranh về chi phí thấp. Do đó nếu ngay từ lúc này xây dựng một nhà máy sản
xuất liên doanh tại Việt Nam chính là bước đi tiên phong và là lợi thế trong cuộc đua
về giảm chi phí sau này.
- Năm 2006, Honda đưa dây truyền sản xuất ô tô vào Việt Nam. Giai đoạn này,
đối với dòng sản phẩm ô tô, Honda chuyển từ chiến lược quốc tế sang áp dụng chiến
lược đa quốc gia. Do trước kia, khi thị trường ô tô của Việt Nam còn rất nhỏ, áp lực
thích nghi và áp lực chi phí thấp đều không cao, nên Honda chủ yếu nhập khẩu ô tô
(điển hình như dòng Honda Accord) vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, một khi thị
trường ô tô bắt đầu phát triển về quy mô, việc chuyển sang chiến lược đa quốc gia là
cần thiết. Honda bắt đầu tập trung cho dây truyền sản xuất ô tô tại Việt Nam, điển
hình là tập trung phát triển dòng xe Civic. Đây chính là dòng sản phẩm Honda tin
tưởng sẽ có nhiều ưu thế khi cạnh tranh với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
2.3 Chiến lược cạnh tranh của Honda tại thị trường Việt Nam
2.3.1 Chiến lược chi phí thấp
Như vậy, xuất phát từ việc sử dụng chiến lược đa quốc gia cho cả 2 dòng sản
phẩm là xe máy và ô tô. Honda đã tập trung phát triển nhà máy sản xuất tại Việt Nam
để tận dụng được ưu thế về tính kinh tế theo địa điểm của Việt Nam. Bên cạnh đó,
Honda cũng chú trọng đến chiến lược phát triển đa dạng nhiều dòng sản phẩm nhắm
tới các khách hàng mục tiêu khác nhau, từ dòng xe phân khúc giá rẻ đến dòng xe phân
khúc cao cấp. Điển hình là năm 2002, Honda đưa ra dòng xe máy Wave Anpha có giá
13.690.000 VND, chất lượng bền, kiểu dáng nhỏ gọn phù hợp nhu cầu người tiêu
dùng nông thôn – thu nhập thấp. Chiến lược cạnh tranh chi phí thấp này đã giúp
Honda chiếm lĩnh được thị trường nông thôn 70% dân số Việt Nam.

2.3.2 Chiến lược khác biệt hóa


Sản phẩm của Honda được biết đến rất bền, đẹp, động cơ khỏe và tiết kiệm
nhiên liệu. Với bất kì dòng sản phẩm nào, Honda luôn cách tân kiểu dáng, kĩ thuật để
phù hợp với người tiêu dùng. Ví dụ như:
- Dòng xe Wave
Tên xe Kiểu dáng Công suất Đặc điểm

5,1kW/8.000 Phù hợp khách


Wave α (2002) vòng/phút hàng nông thôn
Tiết kiệm nhiên
6,08 liệu với động cơ
Wave RS
kW/8.000 110cc
vòng/phút Công suất tăng
16% tiết kiệm
nhiên liệu thêm 5%

Wave 110 RSX


với thiết kế táo bạo
Wave 110 RSX
và mạnh mẽ, đậm
chất Rock

- Dòng xe Future
 Future
 Future X
 Future X FI
- Dòng xe Oto.
 Civic
 Civic wise
 CR- V
 Ngoài ra Honda còn đưa vào thị trường dòng sản phẩm chất lượng cao
như xe máy SH và mới đây nhất là CPX. Đây là dòng sản phẩm cao cấp
với nhiều tính năng được trang bị riêng, vượt trội để nhằm hướng đến
lượng khách hàng có thu nhập cao, giới trẻ, thích sản phẩm thời thượng,
đẳng cấp.


 2.3.3 Chiến lược trọng tâm
 Ngoài dòng sản phẩm trên, Honda còn đưa ra 1 số dòng sản phẩm phù
hợp với khách hàng là nữ như tính tiện dụng và thời trang trong khi giá
thành chỉ ở mức trung bình. Đây là loại xe sử dụng rất dễ dàng, không
cần đến côn, số, hộp đựng đồ lớn có thể chứa được nhiều thứ quan
trọng... loại xe này có nhiều thiết kế phong phú, độc đáo, sang trọng, phù
hợp với cá tính của lớp trẻ, đặc biệt phụ nữ. Vì vậy mà xe tay ga của
Honda ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Công ty Honda Việt
Nam đã tung ra thị trường loại xe tay ga mới mang tên Click, và sau đó
lần lượt là: Air Blade( 4-2007), Click Play( 9- 2008), Lead( 12- 2008).

 2.4 Chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển hoạt động
 Honda phát triển ở thị trường Việt Nam theo hướng phát triển tập trung,
mở rộng thị trường của mình, đa dạng hóa sản phẩm, trên cả lĩnh vực xe
máy và ô tô.

 3. Đánh giá chiến lược kinh doanh của Honda tại VN

 3.1 Hiệu quả chiến lược kinh doanh của Honda Việt Nam
 Khi tham gia kinh doanh quốc tế, các công ty nói chung và Honda nói
riêng thường phải điều chỉnh hoạt động và sản phẩm của họ cho phù hợp
với những điều kiện thực tế. Do đó đối với mỗi giai đoạn, mỗi phân
đoạn thị trường khác nhau Honda Việt Nam lại có các chiến lược kinh
doanh khác nhau.
 Thị trường Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng về phương tiện đi
lại cá nhân, đặc biệt là xe gắn máy, bằng chứng là việc Honda Việt Nam
đã xây dựng nhà máy sản xuất và lắp ráp xe máy hiện đại và lớn nhất
khu vực Châu Á, tháng 8 năm 2006 xây dựng nhà máy sản xuất ôtô.

 3.2 Hiệu quả của chiến lược chi phí thấp


 Thành công:

Honda Motor Việt Nam đã thành công với các dòng xe giá thấp nhưng chất
lượng khá tốt như Super Dream, Wave α. Các dòng xe này đã mang lại sự thỏa mãn
cao cho người tiêu dùng. Trong giai đoạn đầu kinh doanh tại Việt Nam Honda đã vấp
phải sự cạnh tranh rất lớn từ xe máy giá rẻ của Trung Quốc nhưng thông qua chiến
lược chi phí thấp Honda đã cho ra đời sản phẩm xe lắp ráp tại Việt Nam là Wale α với
giá tương đương so với xe máy trung quốc nhưng chất lượng thì cao hơn, qua đó giúp
Honda giành lại thị phần và ngày càng lớn mạnh tại VN.

2000
1800
1600
1400
1200
1000
800
600
400
200
0
1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Năm

Biểu đồ sản lượng của Honda Việt Nam (nghìn sản phẩm)

Nhận thấy thị trường Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh về oto Honda đã
nhanh chóng xuất khẩu xe sang Việt Nam và tiến hành xây dựng nhà máy để cung cấp
ra thị trường dòng xe Civic giá rẻ nhưng có rất nhiều sự cải tiến về công nghệ so với
các dòng xe cùng giá. Tuy gia nhập thị trường xe oto khá muộn tại Việt Nam nhưng
sau 4 năm Việt Nam Honda Autormobile đã đạt được nhiều thành công, kết quả đạt
được có sự góp phần lớn nhất từ dòng xe giá rẻ Civic.

Hạn chế:

Chiến lược chi phí thấp đã mang lại thành công lớn cho Honda Việt Nam, tuy
nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện chiến lược:

Mức giá Honda đưa ra cho các sản phẩm vẫn còn cao, công ty vẫn có thể giảm
hơn nữa mức giá thông qua việc nâng cao quản lý chi phí nguồn nhân lực và sự chênh
giá giữa giá công ty đề xuất và giá thị trường.

Honda motor đã thành công trong chính sách giá rẻ của mình nhưng hiện tại
Honda Automobile vẫn chưa đạt được nhiều thành công. Giá của xe Civic tại thị
trường Việt Nam bị đẩy lên khá cao, trong khi chất lượng xe sản xuất tại Việt Nam lại
thấp hơn nhiều so với xe tại Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan và thậm chí cả Trung Quốc.

3.3 Chiến lược trọng tâm


Thành công:

Một thành công khác trong chiến lược kinh doanh của Honda có thể nói đến là
chiến lược trọng tâm. Nhận thấy sự gia tăng nhanh chóng của nhóm khách hàng có
nhu cầu sử dụng tay ga với nhiều yêu cầu cao, công ty đã nhanh chóng đưa ra các sản
phẩm xe tay ga cho phân khúc cao cấp: SH, Spacy, @. Dòng xe này được Honda liên
tục cải tiến đế đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Honda Việt Nam đã có chiến lược về
giá rất hiệu quả khi luôn để giá xe SH ở mức rất cao. SH được sản xuất và lắp ráp tại
Việt nam lại có giá thấp hơn không nhiều so với giá nhập khẩu trong khi có tỉ lệ nội
địa hóa đến 50%. Ngoài dòng xe cao cấp SH Honda Việt Nam cũng đưa ra những sản
phẩm như PSi, @,... Tại đây Honda đã tạo lập một phân khúc mới cho thị trường xe
ga cao cấp, qua đó cạnh tranh trực tiếp để giành được rất nhiều thị phần xe ga của
Piagio và các hãng xe khác.

Hạn chế:

Bên cạnh đó chiến lược trên cũng xuất hiện nhiều hạn chế:

Giá luôn đặt mức cao như xe SH, Spacy, @, PS, … khiến cho doanh số bán
hàng thấp, xe thường xuyên bị tồn kho gây khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch kinh
doanh.

Hình ảnh về Honda đã bị ảnh hưởng xấu khi để giá quá cao, tạo sự khan hiếm
giả tạo để luôn đẩy giá lên.

Chiến lược trọng tâm không thành công trên dòng xe Automobile.

Chất lượng các dòng xe trong chiến lược trọng tâm không có nhiều sự cải tiến,
thường chỉ có sự thay đổi về kiểu dáng.

3.4 Chiến lược khác biệt hóa


Thành công:
Honda đưa ra một tiêu chí khác biệt hóa rất thuyết phục để khách hàng mua sản
phẩm là “tiết kiệm nhiên liệu”. Với việc đưa ra thị trường công nghệ FI, phun xăng
điện tử, Honda Việt Nam đã đánh trúng tâm lý khách hàng khi mà giá xăng tăng liên
tục, góp phần tăng nhanh thị phần.

Bên cạnh đó công ty đưa ra chiến lược hướng vào giới trẻ, phần dân số đang
chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dân số, Honda lấy khẩu hiệu rất trẻ trung là “Be U with
Honda” cùng với đó là chiến lược quảng cáo rầm rộ trên báo đài, tạo nên một hình ảnh
mới trẻ trung cho Honda vốn được coi là sản phẩm cho những người thuộc thế hệ
trước.

Sản phẩm của Honda luôn cải tiến về mẫu mã, màu sắc bắt mắt để bắt kịp sự
năng động của giới trẻ.

Hạn chế:

Công nghệ tạo ra sự khác biệt hóa của Honda không có sự đột phá chỉ là cải
tiến công nghệ hiện có do đó sự cải tiến của Honda nhanh chóng bị các công ty khác
đưa ra các sản phẩm tương tự.

Các sản phẩm của Honda automobile vẫn chưa thành công với chiến lược mới
khi các sản phẩm đưa ra không tạo nên sự khác biệt nhiều và thường bị các sản phẩm
của công

You might also like