You are on page 1of 17

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ VI MÔ

ĐỀ TÀI :TRÌNH BÀY VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA


CHÍNH PHỦ ÁP DỤNG CHO XE Ô TÔ CÁ NHÂN TẠI VIỆT
NAM HIỆN NAY.CHÍNH SÁCH THUẾ NÀY TÁC ĐỘNG
NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CUNG VÀ CẦU XE Ô TÔ TẠI VIỆT
NAM

Họ và tên :Ngô Lê Phương Nhi


Mssv: 050609210997

Lớp: GE01
GVHD: TS Lê Kiên Cường
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021

Lời mở đầu

Trong ngành sản xuất dân dụng, ngành công nghiệp ô tô đang giữ vị trí
hàng đầu phạm vi đầu vào và đầu ra rộng nhất và danh mục công nghệ cao
nhất. Vì vậy, ngành công nghiệp này có ảnh có tác động to lớn đến quá trình
công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân, và do đó, rất khó thúc đẩy thành công
sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Ngành công nghiệp ô tô của Việt
Nam là một ngành công nghiệp mới, và chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện
tốt để phát triển ngành công nghiệp ô tô phấn đấu trở thành các doanh nghiệp
tiên phong trong ngành công nghiệp ô tô vào năm 2021. Nhiều năm qua, nhà
nước đã bảo hộ sản xuất ô tô trong nước thông qua các ưu đãi về thuế tiêu thụ,
thuế nhập khẩu, thậm chí cả thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian
dài và đã phải trả một cái giá khá đắt. Có được 11 liên doanh ô tô (VAMA).
Trước thực trạng mỗi năm nước ta chi hàng trăm tỷ đồng nhập khẩu ô tô Ô tô,
đồng thời xuất khẩu gạo cho 70% dân số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp
và từng bước tiến tới xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam đã luôn khẳng định vai
trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển kinh tế và
luôn tạo điều kiện lợi thông qua việc đưa ra các chính sách tru đãi để khuyến
khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và phụ
tùng. Nhưng sau 12 năm xây dựng và phát triển ngành, công nghiệp ô tô Việt
Nam dường như vẫn chỉ ở điểm xuất phát. Thực tế này đã buộc Chính phủ
phải yêu cầu các cơ quan Bộ Ngành liên quan,các doanh nghiệp trong ngành
cùng vào cuộc nhằm vạch ra một chiến lược cụ thể cho việc phát triển ngành.
Bởi lúc này đây họ đã ý thức được tính cấp thiết và bức bách cần phải xây
dựng và phát triển một ngành công nghiệp ô tô thực sự của riêng Việt Nam.

1
MỤC LỤC
Lời mở đầu...............................................................................................................1
PHẦN 1: GIỚI THIỆU..........................................................................................3
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG Ô TÔ NƯỚC TA HIỆN NAY.......3
1.1 Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ô tô Việt Nam những năm
gần đây..................................................................................................................... 3
1.2 Các giai đoạn phát triển......................................................................................4
1.3 Năng lực cạnh tranh của nghành công nghiệp ô tô hiện nay..............................5
PHẦN 2 :PHÂN TÍCH NỘI DUNG.....................................................................6
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI Ô TÔ CÁ
NHÂN TẠI VIỆT NAM.........................................................................................6
2.1 Đối tượng chịu thuế............................................................................................6
2.2 Nhóm chính sách hỗ trợ tài chính và thuế..........................................................7
2.3 Tính cần thiết phải có thuế nhập khẩu với mặt hàng Ôtô ở Việt Nam.............10
CHƯƠNG 3 :TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI NỀN CÔNG
NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM.................................................................................11
3.1 Chính sách thay đổi thuế Nhập Khẩu Ô Tô Về 0% có tác động trực tiếp đến
cấu thành giá của một chiếc xe bán tại Việt Nam..................................................11
3.2 Chính sách thay đổi thuế Nhập Khẩu Ô Tô Về 0% gây khó khăn trong việc
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp..........................................................................11
3.3 Chính sách thay đổi thuế nhập khẩu tác động trực tiếp đối với lượng cung và
cầu trong thị trường ô tô.........................................................................................12
PHẦN 3: KẾT LUẬN...........................................................................................14
1 Nhận xét............................................................................................................ 14
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt
Nam........................................................................................................................ 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................16

2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU

CHƯƠNG I THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG Ô TÔ NƯỚC


TA HIỆN NAY
1.1 Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ô tô Việt Nam những
năm gần đây
a) Đặc điểm
- Bắt buộc phải theo: Theo ở đây là một luồng thị hiếu để tung ra các mẫu
mới. Có nghĩa là, tại các thị trường ô tô tiên tiến rộng lớn, nếu có mẫu xe
nào nổi bật thu hút được phần lớn người mua thì ngay sau đó các mẫu xe
này sẽ được giới thiệu hoặc lắp ráp tại Việt Nam.
- Không mấy tiếc tiền: Trong thời buổi bùng nổ công nghệ thông tin như
hiện nay, bất cứ nơi đâu xuất hiện những mẫu ô tô mới, lạ, người mua Việt
Nam nhận ra rất nhanh: họ sẵn sàng chi hàng triệu đô la để sở hữu những
chiếc ô tô hạng sang.
- Vẫn còn chờ đợi về giá : So với các thị trường khác trong khu vực, giá ô tô
Việt Nam cao hơn gấp 2-3 lần. Nhiều ý kiến cho rằng năm 2018 giá ô tô
Việt Nam sẽ rẻ hơn nhiều so với hiện nay do thuế nhập khẩu và linh kiện
trong khối ASEAN giảm mạnh.
b) Các nhân tố ảnh hưởng:
- Thu nhập khách hàng: Đối với một quốc gia như Việt Nam, thu nhập bình
quân đầu người vào khoảng 2.200 USD / năm (2015). Điều này cho thấy
nhu cầu về các sản phẩm cao cấp và đặc biệt là ô tô còn khá thấp. Ta có
thể thấy mức thu nhập tỷ lệ thuận với cầu, nếu thu nhập tăng đến một mức
nhất định thì cầu cầu về hàng tiêu dùng sẽ được tăng lên và ngược lại, cầu
sẽ giảm nếu thu nhập giảm. Trong một thời gian ngắn khó có thể cải thiện
thu nhập của người Việt Nam. Để kích cầu, nhiều liên doanh ô tô sử dụng
hình thức mua ô tô trả góp. Lượng khách hàng chọn mua xe trả góp tăng
cho thấy xu hướng tiêu dùng của người dân đã thay đổi và vấn đề thu nhập
dường như đã được giải quyết một phần nào đó.
- Thị hiếu khách hàng: Nó có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu mua xe trên thị
trường, vì thị hiếu được hình thành bởi yếu tố xã hội, tâm lý và sở thích
của người mua ...

3
- Yếu tố tâm lý xã hội: cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tiêu
thụ xe ô tô. Đối với những khách hàng có mức thu nhập cao họ sẵn sàng
chi tiền cho những chiếc xe siêu sang miễn là người khác phải ngước nhìn.
- Giá cả của hàng hóa có liên quan: Đối với bất kỳ hàng hóa nào, dù là hàng
hóa đa cấp hay hàng hóa thứ cấp, giá cả của các hàng hóa liên quan luôn
ảnh hưởng đến nhu cầu đối với hàng hóa đó trên thị trường. Về các loại
hàng hóa thay thế và hàng hóa bổ sung. Đối với ô tô, hàng hóa thay thế là
xe máy đắt tiền và hàng hóa phụ trợ là giá dịch vụ bảo hành, giá xăng,
nhớt, ... giả sử giá xe máy gần bằng với giá ô tô thì lý do vì sao người ta
không mua xe ô tô giá rẻ cộng với chế độ bảo hành toàn quốc miễn phí và
điều đó sẽ tạo cảm giác an tâm cho người mua hàng và làm cho họ mua
sản phẩm đó. Đây là một trong những biện pháp kích cầu.

1.2 Các giai đoạn phát triển

Sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể được tóm tắt trong 3 giai
đoạn sau: 

- Giai đoạn 1990-2003: Các nhà sản xuất ô tô được hưởng lợi từ sự bảo hộ cao của Nhà
nước nhờ chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt; thực thi hàng rào thuế quan cao đối
với ô tô nhập khẩu và chính sách cấm nhập khẩu ô tô dưới 15 chỗ ngồi, trong giai
đoạn này, ô tô nhập khẩu khó có chỗ đứng trên thị trường nội địa. Sản lượng xe lắp ráp
tăng trưởng ổn định qua các năm.
- Giai đoạn 2005-2007: Trong giai đoạn này, Việt Nam đẩy nhanh quá trình đàm phán
gia nhập WTO và phải điều chỉnh chính sách phù hợp với yêu cầu của WTO. Một số
chính sách ưu đãi mang tính phân biệt đối xử và trái với các nguyên tắc của WTO
trong lĩnh vực này (ví dụ như chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản
xuất trong nước) đã bị loại bỏ dần .Các nhà sản xuất ô tô trong nước gặp rất nhiều khó
khăn.
- Giai đoạn 2007 đến nay: Đây là giai đoạn Việt Nam trở thành thành viên của WTO,
cũng trong giai đoạn này, do những biến động kinh tế nên các chính sách đối với
ngành ô tô (đặc biệt là chính sách thuế) thường xuyên thay đổi và khó dự đoán
được.Tuy nhiên, vì một số nguyên nhân khách quan thuận lợi (tốc độ phát triển kinh tế
nhanh, mức sống của người dân được nâng cao, nhu cầu sử dụng ô tô trong nước cũng
vì thế mà phát triển...), sản lượng ô tô sản xuất trong nước có xu hướng tăng đáng kể.
1.3 Năng lực cạnh tranh của nghành công nghiệp ô tô hiện nay
- Theo số liệu của Bộ Công Thương, tại Việt Nam hiện có 50 công ty hoạt động trong
lĩnh vực lắp ráp ô tô, 45 công ty sản xuất khung, vỏ, thân xe và 214 công ty sản xuất
linh kiện, phụ tùng cho các loại xe. Số lượng công ty ở Việt Nam thấp hơn nhiều so
với 385 công ty ở Malaysia và 2.500 công ty ở Thái Lan.

4
- Bốn nhà sản xuất ô tô chính là THACO, Toyota, Hyundai và Ford, chiếm 75% thị
phần. THACO đứng ở vị trí thứ nhất với hai thương hiệu xe chủ lực là Kia và Mazda
và Toyota đứng ở vị trí thứ hai với 19% thị phần và bám sát vị trí then chốt là Hyundai
với 18% thị phần.
- Theo số liệu thống kê từ VAMA, tổng công suất toàn thị trường ô tô Việt Nam trong
nửa đầu năm 2021 đạt 150.481 chiếc, tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, khi lượng
xe CKD bán ra đạt 85.085 chiếc , tăng 29%; số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc
(CBU) đạt 65.396 chiếc, tăng 59%.

Mặc dù có sự gia tăng đáng kể về số lượng lắp ráp, tiêu thụ và với sự xuất hiện  của
một số lượng nhất định cơ sở sản xuất phụ trợ, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 
còn rất hạn chế về năng lực cạnh tranh: 
- Công nghệ sản xuất phần lớn mới chỉ là lắp ráp từ phụ tùng nhập khẩu: Dây chuyền
sản xuất chủ yếu cho 3 công đoạn chính là hàn, tẩy rửa s ơn và lắp  ráp.Trong toàn bộ
linh kiện phụ tùng để sản xuất lắp ráp một chiếc ô tô, chỉ có  một số ít phụ tùng đơn
giản được s ản xuất trong nước (gương, kính, ghế ngồi,  bộ dây điện, ắc quy…). Tỷ lệ
nội địa hóa thấp: (chưa đến 10% trong khi cam kết của các doanh nghiệp ô tô liên
doanh nước ngoài được cấp phép là 30- 50%). 
- Công nghiệp phụ trợ chưa phát triển đáp ứng nhu cầu trong nước: Việt Nam chỉ mới có
khoảng 30 doanh nghiệp trong nước cung cấp các loại linh kiện, phụ tùng ô tô quy mô
sản xuất nhỏ, (sản phẩm chủ yếu là các chi tiết giản đơn,cồng  kềnh và có giá trị thấp
trong cơ cấu hàng hóa). Tính tới năm 2011, theo Bộ Công Thương ,Việt Nam đã xuất
khẩu 1.57 tỷ USD linh kiện nhưng là theo  các đơn đặt hàng của các doanh nghiệp ô tô
nước ngoài mà chưa đáp ứng nhu  cầu linh kiện ô tô trong nước, trong khi các doanh
nghiệp trong nước lại phải  nhập khẩu linh kiện với giá cao. Đây là một nghịch lý. 

5
- Giá bán xe ở mức cao: Giá xe ô tô Việt Nam hiện cao gấp 1.2 đến 1.8 lần giá xe các
nước trong khu vực và trên thế giới tùy theo chủng loại. Những nguyên nhân thường
được nhắc tới là: 
+ Giá bộ linh kiện đầu vào cao. 
+ Chi phí sản xuất cao. 
+ Thuế cao (Thuế chiếm tỷ trong lớn trong giá bán xe hiện nay ở Việt  Nam). 
- Quá trình mở cửa hội nhập đang diễn ra: Với việc Việt Nam tham gia một  loạt các
cam kết quốc tế vể gỡ bỏ hàng rào thuế quan, cạnh tranh trong ngành  công nghiệp ô tô
được dự báo sẽ gay gắt hơn ( cả về chủng loại, chất lượng và  giá, đặc biệt là xe giá rẻ
từ Trung Quốc). 
- Thị trường còn quá nhỏ so với nhu cầu phát triển: Trong hoàn cảnh Việt Nam đang
thực hiện các chính sách đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát (ví dụ
chính sách thắt chặt chi tiêu, hạn chế nhập khẩu, hạn chế sử dụng phương tiện), việc
mở rộng thị trường này hầu như rất hạn chế.Các chính sách này ít nhiều tác động đến
hoạt động sản xuất của các công ty trong ngắn hạn.
- Các công ty nước ngoài không đầu tư nhiều vào việc phát triển các ngành công nghiệp
hỗ trợ. Chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào sản xuất ô tô trong nước rất thấp,
chủ yếu là chuyển giao công nghệ đơn giản. Kết quả là, các nhà sản xuất phụ tùng ô tô
vẫn chưa làm chủ về công nghệ.

PHẦN 2 :PHÂN TÍCH NỘI DUNG

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI


Ô TÔ CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM
2.1 Đối tượng chịu thuế

Bên cạnh sự thay đổi về đối tượng chịu thuế và mức thuế suất nhập khẩu, các  
thành phần khác trong chính sách thuế nhập khẩu ô tô của Việt Nam hầu như không có 
sự thay đổi nhiều. 
Đối tượng chịu thuế nhập khẩu nói chung được quy định tại Nghị Định 
149/2005/NĐ-CP ban hành ngày 08/12/2005 về quy định chi tiết thi hành luật Thuế
nhập khẩu, thuế xuất khẩu. Theo đó, đối tượng chịu thuế bao gồm:  
- Hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hoá  nhập
khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường  sắt
liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được 
thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.  

6
- Hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu  phi
thuế quan vào thị trường trong nước.  
- Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá nhập khẩu.  
- Với mặt hàng ô tô nói riêng, từ năm 2001 đến trước ngày 01/05/2006, đối  tượng
chịu thuế nhập khẩu là ô tô nguyên chiếc chưa qua sử dụng và phụ tùng, linh  kiện
bộ CKD và IKD. Kể từ ngày 01/05/2006, khi mà ôtô đã qua sử dụng được cho  phép
nhập khẩu vào Việt Nam thì đối tượng chịu thuế nhập khẩu ô tô là: ô tô nguyên 
chiếc chưa qua sử dụng và đã qua sử dụng, phụ tùng linh kiện bộ CKD, IKD nhập 
khẩu vào Việt Nam. 
2.2 Nhóm chính sách hỗ trợ tài chính và thuế
a) Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành và có hiệu lực ngày 20/05/1998, xe ô tô
con dưới 24 chỗ ngồi nằm trong danh mục hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với
thuế suất từ 30 – 100%. Với luật này, Chính phủ đã bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong
nước một cách mạnh mẽ, và cùng với các chính sách ưu đãi về thuế doanh nghiệp cho
các doanh nghiệp mới thành lập và  các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì đây
là thời điểm rất thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất ô tô đầu tư, phát triển và có thể
cạnh tranh với các sản phẩm ô tô cùng loại nhập khẩu vào thị trường Việt Nam trong
cùng thời điểm.
Sau 6 năm thi hành, đến năm 2004, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt có hiệu lực từ ngày 17/06/2003 cho các loại xe
dưới 24 chỗ ngồi giảm thuế suất từ 25 – 85% (so với luật  năm 1998 là 30 – 100%).
Tại Điều 16 của luật này, các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước vẫn được xét giảm
mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình: năm 2004 giảm 70%, năm 2005 giảm
50%, năm 2006 giảm 30%, năm 2007 nộp đúng thuế suất theo quy định. Như vậy, các
doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện, lắp ráp ô  tô có 3 năm để chuẩn bị cho việc tăng
thuế tiêu thụ đặc biệt để đến năm 2007, khi Việt Nam gia nhập WTO thì ngang bằng
với thuế suất tiêu thụ đặc biệt cho ô tô nhập khẩu nguyên chiếc. Với luật này, các loại
xe nhập khẩu được giảm thuế tiêu thụ đặc biệt trong khi các loại xe ô tô sản xuất trong
nước lại chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng lên. Rõ ràng luật này đã ảnh hưởng rất lớn đến
công nghiệp sản xuất ô tô trong nước và công nghiệp hỗ trợ ô tô, trong bối cảnh sản
xuất ô tô và công nghiệp hỗ trợ còn rất non yếu. Công tác thúc đẩy nội địa hóa để giảm
giá thành được thực hiện trong giai đoạn này hầu như không đáng kể.
Tiếp đó, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 14/11/2008, và sau
đó là Luật số 70/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Thuế tiêu thụ đặc biệt. Theo các luật này, các loại xe dưới 24 chỗ đều giảm thuế tiêu
thụ đặc biệt còn từ 10 – 60% cho tất cả các loại xe nhập khẩu hay sản xuất trong nước.
Và mới đây nhất, ngày 06 tháng 4 năm 2016, Quốc hội đã ban hành Luật số
106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế
tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cho các loại ô tô
dưới 24 chỗ là từ 5 – 150%. 

7
Quy định mới về mức thuế tiêu thụ đặc biệt (SCT) bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1
tháng 7 năm 2016, với xu hướng cắt giảm thuế SCT đối với xe con dưới 2000cc và
tăng đối với xe con từ 3000cc trở lên. Sự thay đổi này khiến lượng nhập khẩu xe con
nguyên chiếc trong nửa đầu năm 2016 tăng vọt nhằm tránh mức thuế SCT cao, đặc biệt
đối với dòng xe trên 3000cc, ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ xe trong nước trong
quãng thời gian này, kéo theo đó là những khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất
linh kiện, phụ tùng ô tô trong nước. Tuy nhiên, cùng với nhiều thay đổi khác trong
chính sách thuế cũng như các chính sách phát triển ngành, lượng xe nhập khẩu trong
tương lai có thể sẽ được kiểm soát. Đây cũng là một cơ hội trong tương lai để ngành
sản xuất ô tô nội địa có thể mở rộng thị trường, tạo tiền đề cho công nghiệp hỗ trợ ô tô
phát triển. 

b) Luật Thuế giá trị gia tăng


Theo Luật Thuế giá trị gia tăng ban hành ngày 10/05/1997, ô tô là mặt hàng đã chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt nên không phải nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu sản xuất và nhập
khẩu.
Luật Thuế giá trị gia tăng ban hành ngày 3/6/2008 quy định ô tô là mặt  hàng chịu
thuế giá trị gia tăng (VAT) 10%. Như vậy, ô tô đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt lại chịu
thêm thuế VAT 10%. Đây là một dạng thuế chồng thuế, không chỉ ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện, lắp ráp ô tô trong nước mà còn ảnh hưởng đến
các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô của Việt Nam. Từ đó, giá xe ô tô tại thị trường trong
nước cũng bị ảnh hưởng, khiến sức mua thị trường bị sụt giảm. 
Riêng đối với các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện, lắp ráp ô tô, áp dụng Luật
Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cùng lúc khiến cho mức chịu thuế
cho các dòng xe dưới 24 chỗ tăng vọt, kéo theo giá xe ô tô lắp ráp trong nước cũng
tăng mạnh.

c) Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc


Thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ năm 2001 đến 2010 tăng giảm liên tục, tuy
nhiên đến năm 2010 biểu thuế dần giảm theo lộ trình để đến năm 2018 xóa bỏ hoàn
toàn thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc. Trong 2 khoảng thời gian khá dài từ 1991-2005
áp dụng thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc 100%, đến năm 2005 thuế giảm nhưng
vẫn ở mức cao. Như vậy, Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
sản xuất linh phụ kiện, lắp ráp ô tô phát triển để có thể mở rộng sản xuất và đầu tư dây
chuyền trang thiết bị. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện và
lắp ráp ô tô đã không tận dụng được lợi thế trong các thời điểm đó để đầu tư sản xuất,
tăng tỷ lệ nội địa hóa do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Các doanh
nghiệp liên doanh cũng không thực hiện được cam kết về cơ cấu nội địa hóa. Nhìn
chung, ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ô tô trong nước đã không tận
dụng được sự thay đổi biểu thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong thời gian đó.
Từ 01/01/2018, theo các cam kết về thuế quan trong Hiệp định ATIGA, thuế suất
thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đạt tỷ lệ giá trị khu vực (RVC) từ 40% trở lên trong

8
các quốc gia ASEAN sẽ về bằng 0%. Đây sẽ là thách thức rất lớn cho ngành công
nghiệp ô tô cũng như CNHT cho ngành ô tô trong thời gian tới.

d) Thuế nhập khẩu linh kiện


- Từ năm 1991-2001, thuế nhập khẩu linh kiện bộ CKD, IKD luôn ở mức thấp từ 3 -
25%. Đây là giai đoạn Nhà nước có những chính sách bảo hộ mạnh cho ngành sản
xuất, lắp ráp ô tô mới hình thành. Với các chính sách thuế này, các doanh nghiệp sản
xuất, lắp ráp ô tô nhập khẩu toàn bộ các bộ linh kiện, phụ tùng ô tô với thuế suất thấp
hơn nhiều so với nhập khẩu xe nguyên chiếc (60 - 100%). Việc sản xuất xe chỉ là công
đoạn lắp ráp toàn bộ các bộ linh kiện đã nhập khẩu. Như vậy, Chính phủ đã giúp các
doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện và lắp ráp ô tô hoạt động có lãi nhanh để có thể tái
đầu tư, tiếp thu các công nghệ sản xuất hiện đại của các hãng sản xuất ô tô nước ngoài
liên doanh và mở rộng sản xuất.
- Quyết định số 57/2005/QĐ-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi thuế suất thuế nhập
khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng linh kiện, phụ tùng ô tô theo hướng giảm từ các mức
30%, 20% xuống còn 5%. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 và đến ngày
1/1/2007 bãi bỏ thuế suất bộ linh kiện nhập khẩu CKD và IKD thuộc Danh mục ban
hành kèm theo Quyết định. 
- Năm 2008, thuế nhập khẩu linh kiện ô tô liên tục thay đổi theo chiều hướng tăng.
Ngày 13/5/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 25/2008/QĐ-BTC tăng thuế
nhập khẩu một số linh kiện, phụ tùng ô tô thêm 5 – 10%. Đến ngày 12/6/2008, Bộ Tài
chính tiếp tục ban hành Quyết định số 37/2008/QĐ-BTC tăng thuế suất thuế nhập khẩu
bộ phận xe chở người trừ loại trên 10 chỗ ngồi đồng loạt lên 15%, thay cho các mức 3
- 5 - 10%.
- Đến ngày 27/2/2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 38/2009/TT-BTC về việc
điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với linh kiện, phụ tùng ô tô, mức
thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với động cơ, hộp số, bộ ly hợp và bộ phận…
xuống mức thấp hơn mức trước đó. Đây là lần điều chỉnh giảm thuế đầu tiên trong năm
2009 sau hàng loạt quyết định tăng thuế trong năm 2008 đối với các loại linh kiện này.
Quyết định này của Bộ Tài chính nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản
xuất linh phụ kiện và lắp ráp ô tô trong  hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
- Ngày 16/11/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của
Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và
mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan, trong đó
bổ sung Chương trình ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện phục vụ sản xuất, lắp
ráp ô tô trong nước với một số điều kiện nhất định. Mặc dù có tác động khuyến khích
các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô nội địa duy trì và mở rộng sản xuất trong thời
gian vừa qua, tuy nhiên Nghị định số 125/2017/NĐ-CP chưa có các quy định nhằm
khuyến khích sản xuất sản phẩm CNHT cho ngành ô tô tương ứng.
- Nhìn chung trong thời gian dài vừa qua, thuế nhập khẩu linh kiện thay đổi liên tục,
thiếu một lộ trình thay đổi rõ ràng đã gây khó khăn không nhỏ cho các nhà sản xuất

9
linh phụ kiện và lắp ráp ô tô trong việc hoạch định chiến lược đầu tư dài hạn và xây
dựng kế hoạch chiến lược phát triển cho tổ chức.
2.3 Tính cần thiết phải có thuế nhập khẩu với mặt hàng Ôtô ở Việt Nam
Đối với một quốc gia đang phát triển với nền công nghiệp ô tô còn non trẻ như Việt
Nam, thuế nhập khẩu ô tô đóng vai trò rất quan trọng.
- Cũng giống như thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng khác, thuế nhập khẩu ô tô
là công cụ của Nhà nước để quản lý, điều hành số lượng ô tô nhập khẩu vào thị trường
Việt Nam, vậy tại sao phải quản lý lượng ô tô nhập khẩu? Có nhiều nguyên nhân, trong
đó cơ bản nhất là do cơ sở hạ tầng giao thông của chúng ta chưa đủ để ô tô trở thành
phương tiện giao thông phổ biến hoặc chủ yếu. Nếu so sánh thì có lẽ hơi khập khiễng đối
với các nước công nghiệp phát triển tiêu biểu có thể kể đến là Nhật Bản, nơi được biết
đến là một cường quốc ô tô hàng đầu thế giới, có thể thấy rõ sự khác biệt này
- Việt Nam thiếu cơ sở hạ tầng giao thông tiên tiến có thể đáp ứng nhu cầu của hàng
triệu ô tô như Nhật Bản, vì vậy thuế nhập khẩu ô tô là công cụ cần thiết để hạn chế số
lượng ô tô và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, ý thức của người dân Việt Nam về việc tuân
thủ pháp luật khi tham gia giao thông chưa thực sự tốt. , nếu số lượng ô tô trên đường
quá đông có thể vượt ngưỡng có thể kiểm soát được. Và chắc chắn sẽ trở thành một bài
toán khó, đau đầu. Ngoài ra, thu từ thuế nhập khẩu đối với các nước đang phát triển hoặc
kém phát triển chiếm một phần rất lớn trong thu ngân sách của chính phủ. Một mặt, hàng
hoá có chi phí sản xuất và giá bán cao so với mức thu nhập bình quân đầu người. Do đó
thuế đối với hoạt động quản lý nhập khẩu xe có động cơ sẽ đóng vai trò quan trọng và
phục vụ các mục tiêu khác của chính phủ như an ninh quốc phòng, giáo dục, chăm lo y
tế, ...
- Một lý do quan trọng khác, việc sử dụng thuế nhập khẩu giúp bảo vệ ngành công
nghiệp ô tô non trẻ của chúng ta. Việc đánh thuế ô tô nhập khẩu sẽ giúp các doanh nghiệp
lắp ráp và sản xuất ô tô trong thị trường nội địa có lợi thế về giá hơn so với các đối thủ
cạnh tranh ngoại nhập trên thị trường. Ngoài ra, doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện
và thời gian để học hỏi, tiếp thu công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến nhằm tự cường, tự
chủ trong quá trình hội nhập

CHƯƠNG 3 :TÁC ĐỘNG CỦA THUẾ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI


NỀN CÔNG NGHIỆP Ô TÔ VIỆT NAM
3.1 Chính sách thay đổi thuế Nhập Khẩu Ô Tô Về 0% có tác động trực tiếp
đến cấu thành giá của một chiếc xe bán tại Việt Nam.
- Theo Hiệp định thương mại tự do (AFT) của các nước trong ASEAN, thuế nhập
khẩu ô tô từ khu vực này về Việt Nam giảm theo lộ trình từ 40% xuống 30% từ
năm 2017 và về 0% vào năm 2018. Do đó, từ ngày 1/1/2018, thuế nhập khẩu ô tô
từ các nước ASEAN (chủ yếu từ Thái Lan và Indonesia) vào Việt Nam sẽ giảm về
0% với điều kiện áp dụng là tỷ lệ nội địa hóa của xe phải đặt từ 40%. Điều này chỉ

10
được các hãng công bố trong thông số kỹ thuật chi tiết của xe nên rất khó để xác
định được điều đó và theo các chuyên gia rất ít mẫu xe đủ điều kiện này, thường
thì một hãng sẽ chỉ có nhiều nhất là hai xe.
- Bên cạnh đó, những xe được giảm giá nhiều nhất khi thuế nhập khẩu ô tô về 0%
đều thuộc phân khúc xe cao cấp có dung tích xi-lanh trên 3.0L. Ước tính mức giảm
từ 200 triệu/chiếc tùy từng mẫu. Điều này sẽ khiến giá xe, lượng xe nhập khẩu, ô
tô lắp ráp thay đổi và cả những người kinh doanh ô tô cũng phải chuyển đổi ngành
nghề kinh doanh vì không thể cạnh tranh.
3.2 Chính sách thay đổi thuế Nhập Khẩu Ô Tô Về 0% gây khó khăn trong
việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.
- Để được hưởng ưu đãi thuế Nhập Khẩu Ô Tô Về 0%, các doanh nghiệp nhập khẩu
phải đạt được những điều kiện cụ thể như sau:
 Đảm bảo các tiêu chuẩn của nhà sản xuất, lắp ráp ô tô theo quy định của Chính
phủ về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo
dưỡng ô tô. Các công ty phải cam kết sản xuất, lắp ráp ô tô sẽ đáp ứng tiêu chuẩn
khí thải EURO 4 (2018 đến 2021) và mức EURO 5 từ năm 2022 và đạt đủ sản
lượng xe theo quy định.
 Sản lượng xe sản xuất lắp ráp và tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước của mẫu xe cam
kết phải đạt được hàng năm, để lắp ráp xe.
- Việc thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm sẽ gây khó khăn cho việc cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong nước.
 Nhiều công ty lớn như Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam, Hyundai Thành Công
đã dần chuyển từ lắp ráp trong nước sang nhập khẩu nguyên chiếc để bán. Tuy
nhiên, nó lại gây thất thu thuế ở các địa phương có giá trị gia tăng thấp của cả
nước, khiến người lao động bị mất việc làm.
 Những chính sách mới như Nghị định 116 và 125 mới đây khiến cho ngành công
nghiệp ô tô chỉ còn là cuộc chơi của các “ông lớn”.

Do đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không thể áp dụng các điều kiện kinh doanh như
phải có dịch vụ bảo hành, giấy chứng nhận chất lượng ô tô của nhà sản xuất nước
ngoài đối với xe nhập khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ đã phải chuyển đổi hình
thức kinh doanh, các showroom, cửa hàng, thậm chí cả xe cũ cũng khan hiếm và
tương lai sẽ bị xóa bỏ.

  3.3 Chính sách thay đổi thuế nhập khẩu tác động trực tiếp đối với lượng
cung và cầu trong thị trường ô tô

 Đối với lượng cung

11
Sau 4 năm thực hiện chương trình ưu đãi thuế 0% đối với linh kiện mà các doanh nghiệp
trong nước chưa sản xuất được và buộc phải nhập khẩu khi đủ điều kiện, đã có 9 doanh
nghiệp trong nước đáp ứng các tiêu chí về quy mô và khả năng tham gia chương trình.

Nhiều doanh nghiệp tiếp tục đầu tư trở lại để sản xuất, lắp ráp hàng loạt các dòng xe trước
đây đã có mặt tại Việt Nam, một số công ty đang đầu tư thêm trang thiết bị để nâng cao
công suất và năng lực sản xuất nhằm cung cấp sản phẩm cho thị trường nước nhà.

- Cụ thể, Công ty Thaco đầu tư nhà máy mới sản xuất xe ôtô cao cấp trị giá 4.000 tỷ
được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới năm 2021.

- Công ty Vinfast đầu tư tổ hợp nhà máy sản xuất, lắp ráp tại Hải Phòng, rộng 335
ha với tổng vốn đầu tư đạt 3,5 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 3.600 lao động năm
2020.

- Công ty Thành Công đầu tư thêm một nhà máy tại Ninh Bình, công suất sản xuất
100.000 xe/năm...

Việc thực hiện chương trình ưu đãi thuế đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp xe có động
cơ quy định tại các Nghị định của năm 2018 đến nay đã góp phần quan trọng vào việc
thực hiện Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2025.

 Đối với lượng cầu:

- Việc Chính phủ triển khai ưu đãi thuế người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi giúp đối
tượng người mua tiết kiệm được một khoản chi phí đối với việc mua ô tô so với
những năm trước đây. Tuy nhiên năm 2021 là năm có nhiều biến động chịu tác
động khủng khiếp của đại dịch covid 19 nó đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc thu
nhập của các phân khúc khách hàng vì thế nhu cầu và tỉ lệ lượng xe bán ra suốt 7
tháng qua cũng vì thế mà không được cao.
- Cụ thể, chiều 10/8, Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố
doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên trong tháng 7/2021 đạt 16.035 xe,
giảm 32% so với tháng 6/2021.

- Trong tổng doanh số bán hàng trên và trong từng phân khúc xe, có 10.411 xe du

lịch, giảm 34%; 5.163 xe thương mại, giảm 27% và 461 xe chuyên dụng, giảm  30%

so với tháng trước.

- Xét về nguồn gốc xe, trong khi doanh số bán của xe lắp ráp trong nước đạt 9.024

xe, giảm 32% thì xe nhập khẩu nguyên chiếc chỉ là 7.011 xe, giảm 31% so với

tháng trước đó.

12
- So với tháng 7/2021, doanh số xe du lịch giảm 40%, xe thương mại giảm 55% và

xe chuyên dụng giảm 33%.  Xét về nguồn gốc, sản lượng của xe lắp ráp trong

nước đạt 5.345 xe, giảm 41% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu

nguyên chiếc là 3.539 xe, giảm 41% so với tháng trước.

Biểu đồ doanh số xe theo chủng loại và nguồn gốc trong các tháng 2021 và cả năm 2019,
2020, 2021.

PHẦN 3: KẾT LUẬN

1. Nhận xét
- Thông qua những phân tích trên chúng ta nhận ra được rằng thị trường ô tô
Việt Nam đã trải qua khá nhiều biến động qua từng giai đoạn và thuế là một
phần quan trọng có tác động rất nhiều đối với công nghiệp nhập khẩu ô tô.
Đồng thời mặt hàng ô tô luôn được nhà nước xếp vào loại hàng hóa phải chịu
mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao .Đến nay thị trường ô tô phải chịu đến 15 loại
thuế phí .Việc đánh thuế quá nhiều khiến cho giá xe bán đến tay người tiêu
dùng tại Việt Nam cao thuộc vào hàng đầu thế giới.
- Về cơ bản, chính sách thuế quan được xây dựng với các biện pháp thuế quan và
phi thuế quan nhằm áp đặt mức thuế suất cao đối với xe nhập khẩu và giảm
thiểu hàng nhập khẩu miễn thuế, trước đây nó đã được phát huy triệt để nhằm
bảo vệ thị trường ô tô non trẻ này tránh khỏi những "sóng gió" của thị trường ô
tô thế giới. Cạnh tranh ô tô toàn cầu và thực sự đã tạo ra khoảng cách rất lớn
giữa giữa ô tô nhập khẩu và ô tô lắp ráp trong nước.

13
- Việc áp dụng cả thuế nhập khẩu, thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt khiến giá
bán xe nhập khẩu cao hơn nhiều so với giá bán xe lắp ráp trong nước. Và
không những thế các thủ tục để được cấp phép mua xe nhập khẩu rất phiền
toái, gây nhiều khó khăn cho các tổ chức có nhu cầu mua ô tô nhập khẩu. Nó
cũng là một biện pháp phi thuế quan rất hiệu quả.
2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu ô tô của
Việt Nam

2.1 Chính sách thuế cần ổn định và lâu dài

- Chính phủ cần đưa ra định hướng rõ ràng cho sự phát triển lâu dài của ngành
công nghiệp ô tô và tạo điều kiện cho các nhà sản xuất ô tô trong và ngoài
nước .Công bố các cam kết và định hướng phát triển ngành công nghiệp không
chỉ giúp chính phủ tập trung thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước mong
muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành, đồng thời giúp chính phủ và các
doanh nghiệp trong ngành đưa ra các quyết định kinh doanh và dẫn dắt ngành
đi đúng hướng bằng cách giảm thiểu sự bất ổn, sai thời điểm và thiếu nhất
quán trong quản lý phát triển của ngành .
- Điều này đã thể hiện việc Chính phủ luôn cố gắng cải thiện môi trường đầu tư,
môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp. Đối với một số loại vật tư, nguyên
liệu trong nước chưa sản xuất và sẽ chưa sớm sản xuất được như vòng bi, 1 số
loại linh kiện điện tử… kiến nghị với các loại này cần được hưởng thuế nhập
khẩu 0% hoặc ở mức rất thấp trong thời gian lâu dài.

2.2 Chính phủ cần ban hành một số chính sách về tài chính và thuế mới mới để thúc đẩy
sự phát triển nghành công nghiệp ô tô

- Để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, Chính phủ cần có chủ trương mới,
tập trung hỗ trợ để thúc đẩy phát triển nhanh các dự án kinh doanh sản xuất, lắp
ráp ô tô quy mô lớn, thu hút đầu tư từ các tập đoàn lớn đa quốc gia, các dự án đồng
hành cùng chuyển giao và làm chủ công nghệ tại Việt Nam. Đồng thời, rà soát, sửa
đổi các chính sách tài chính khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ô
tô với các ưu đãi đầu tư phù hợp trên phạm vi toàn quốc để thúc đẩy đầu tư quy
mô lớn.
- Đẩy mạnh các ưu đãi về thuế và tài chính nhằm khuyến khích phát triển các
phương tiện thân thiện với môi trường trên cơ sở các quy định cụ thể về dung tích
xi lanh, khí thải, tiêu chuẩn Euro và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. An toàn,
khuyến khích phát triển ô tô cỡ nhỏ và các phương tiện thế hệ mới. Sửa đổi các

14
chính sách về thuế, chẳng hạn như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế doanh nghiệp và các
ưu đãi và hỗ trợ khác của chính phủ từ đó thu hút các dự án đầu tư sản xuất ô tô
điện (bao gồm cả chính sách cho người mua) .Thúc đẩy tỷ lệ nội địa hóa thông qua
miễn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với tỷ lệ linh kiện và phụ tùng các bộ phận. Giảm
thuế đối với linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước, ưu đãi thuế nhập khẩu
nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất các sản phẩm hỗ trợ phát triển ngành, ưu
tiên tập trung chính sách tài chính để phát triển cụm phụ tùng, linh kiện hoặc các
khu công nghiệp ô tô theo chuỗi giá trị.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) “Website công ty Thaco Trường Hải ô tô.” THACO, http://www.thacogroup.vn/.

15
2) “8 loại thuế ô tô và phí đang áp dụng khi mua xe ở Việt Nam 2021.” VinFast,

https://vinfastauto.com/vn_vi/nhung-loai-thue-o-to-nao-dang-ap-dung-tai-viet-nam.

3) “Website công ty Toyota Việt Nam.” Toyota Việt Nam , https://www.toyota.com.vn/.

4) “Phân tích thị trường ô tô Việt Nam đến năm 2020.” OTO-HUI, 25 February 2021,

https://news.oto-hui.com/phan-tich-thi-truong-o-to-viet-nam-den-nam-2020/.

5) “Thuế nhập khẩu về 0%, giá ô tô vẫn... ngất ngưởng.” Vnbusiness, 14 April

2021,https://vnbusiness.vn/thi-truong/thue-nhap-khau-ve-0-gia-o-to-van-ngat-nguong-

1077773.html.

6) “Chính sách thuế với ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam.” Tạp chí Khoa học và Công

nghệ Việt Nam, 3 November 2020, https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3978/chinh-sach-thue-voi-

nganh-cong-nghiep-o-to-cua-viet-nam.aspx.

7) “Chính sách mới về thuế, phí, lệ phí có hiệu lực từ tháng 12/2021.” Thư viện pháp luật,

26 November 2021, https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-

moi/38501/chinh-sach-moi-ve-thue-phi-le-phi-co-hieu-luc-tu-thang-12-2021.

8) “Những chính sách tác động đến thị trường ô tô Việt Nam năm 2020.”

,https://thanhnien.vn/nhung-chinh-sach-tac-dong-den-thi-truong-o-to-viet-nam-nam-

2020-post1272792.html.

9) “Thị trường ô tô Việt đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh số tháng 8 lao dốc.”

,https://vov.vn/o-to-xe-may/o-to/thi-truong-o-to-viet-dut-gay-chuoi-cung-ung-doanh-so-

thang-8-lao-doc-890078.vov.

16

You might also like