You are on page 1of 22

1

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan về thị trường ngành hàng…………………………………………………3

1.1.1. Thực trạng về thị trường ngành hàng………………………………………………………..3

1.1.2. Phân khúc thị trường hiện tại…………………………………………………………………4

1.1.3. Xu hướng hành vi tiêu dùng và phát triển thị trường………………………4

1.2. Kết Luận Cơ Hội Và Thách Thức Đến Từ Thị Trường………………………5

1.3. Tổng Quan Về Doanh Nghiệp…………………………………………………..6

1.3.1 Lịch sử hình thành……………………………………………………………..6

1.3.2 Lĩnh vực hoạt động và danh mục sản phẩm…………………………………6

1.3.3 Lựa chọn dòng thương hiệu sản phẩm……………………………………….7

1.4. Đối thủ cạnh tranh……………………………………………………………...7

CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU NTD MỤC TIÊU VÀ DỊCH VỤ MỚI

2.1. Khảo sát đối tượng mục tiêu về ý tưởng dịch vụ mới ……………………….8

2.1.1 Lập phiếu khảo sát (Google from) …………………………………………..8

2.1.2.Kết quả khảo sát………………………………………………………………9

2.1.3.Kết luận chung……………………………………………………………….13

2.2. Lên ý tưởng dịch vụ mới…………………………………………………….14

CHƯƠNG III: LỰA CHỌN NTD MỤC TIÊU CỦA DỊCH VỤ MỚI

3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng……………………14

3.1.1 Yếu tố văn hóa……………………………………………………………….14

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


2

3.1.2 Yếu tố xã hội - Tầng lớp xã hội…………………………………………14


3.1.3 Yếu tố cá nhân…………………………………………………………...15

3.1.4 Yếu tố tâm lý - nhận thức - động cơ……………………………………15

3.2 Đặc điểm của người tiêu dùng……………………………………………15

CHƯƠNG IV. KẾ HOẠCH MARKETING RA MẮT DỊCH VỤ MỚI


4.1.Chiến lược sản phẩm mới……………………………………………………….16
4.1.1.Tên sản phẩm…………………………………………………………………..16

4.1.2.Lý do ra mắt – mục tiêu……………………………………………………….16

4.1.3. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm……………………………...…………….16

4.1.4. Đặc tính của dịch vụ…………………………………………………………..16

4.1.5. Công dụng của dịch vụ………………………………………………………..17

4.1.6. Banner…………………………………………………………………………17

4.2 Chiến lược giá sản phẩm……………………………………….……………….17


4.2.1. Chiến lược định giá………………………………………………...…………17

4.2.2. Lý do & căn cứ đề xuất giá niêm yết………………………………...………18

4.2.3. Lợi thế về giá…………………………………………………………………..18

4.3. Chiến lược phân phối…………………………………………………………...18

4.4. Xây dựng thông điệp cho dịch vụ mới…………………………………...18


4.4.1 Xây dựng thông điệp mới cho dịch vụ mới……………………………..18

4.4.3. Các hoạt động xúc tiến…………………………………………………..19

4.4.3. Ngân sách ước tính cho chiến dịch ra mắt sản phẩm mới……….……21

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


3

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP

1.1. Tổng quan về thị trường ngành hàng

1.1.1. Thực trạng về thị trường ngành hàng

Theo Bộ Công thương, với doanh thu khoảng 2,4 tỷ USD trong năm 2021 và tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt khoảng 30-35% mỗi năm trong giai đoạn từ 2015 đến nay, thị
trường gọi xe trực tuyến hay “gọi xe công nghệ” tại Việt Nam có tiềm năng lớn, được
ví như một “chiếc bánh hấp dẫn”, khiến các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đứng
ngồi không yên.

Gần 1 thập niên trước, ở Việt Nam chưa ai biết tới khái niệm “ứng dụng gọi xe”, di
chuyển trong nội đô phổ biến nhất chỉ có xe ôm và taxi. Tháng 2/2014, Grab đặt chân
vào Việt Nam với tên gọi GrabTaxi. Ứng dụng này khi đó chỉ là một phần mềm công
nghệ hỗ trợ dịch vụ kết nối với các hãng taxi, giúp người dùng gọi taxi dễ dàng, minh
bạch hơn nên thực tế chưa tạo dấu ấn đặc biệt. Phải tới 4 tháng sau, khi Uber chính thức
gia nhập, cuộc bùng nổ thị trường gọi xe công nghệ mới thật sự bắt đầu.

Năm 2012 Grab vào Việt Nam, đánh dấu cột mốc mới và dần thay đổi ngành vận tải
dịch vụ. Các khái niệm mới được ra đời như "xe ôm công nghệ", "taxi công nghệ", kéo
theo đó là các thay đổi về người dùng và các dịch vụ đi kèm Các hoạt động phổ biến
như:
+ Chở khách cá nhân và nhóm nhỏ
+ Giao nhận thực phẩm và các đồ gọn nhẹ…
Điều khiến các ứng dụng gọi xe ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam bởi có nhiều
lợi thế:
+ Giá rẻ
+ Tiện lợi
+ Các chương trình giảm giá, ưu đãi độc đáo và chính sách rõ ràng.
+ Tạo thêm nhiều việc làm và nguồn thu nhập cho một nhóm lao động
Chỉ sau vài năm, các ứng dụng đặt xe, ứng dụng giao hàng, gọi đồ ăn… nằm trong
danh mục không thể thiếu trên màn hình điện thoại của đa số người dân tại các thành
phố lớn.

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


5

Theo số liệu của Statista năm 2020, tổng thị phần của 3 doanh nghiệp lớn nhất trên thị
trường gọi xe trực tuyến tại Việt Nam gồm Grab, Gojek và Be đã đạt gần 99%. Như
vậy, có khoảng 17 ứng dụng gọi xe “made in Vietnam” còn lại chia nhau hơn 1% thị
phần
Một khảo sát của Q&Me công bố vào tháng 6/2021 dựa trên số lượng khách hàng sử
dụng dịch vụ gọi xe 2 bánh tại Việt Nam thì Grab chiếm khoảng 60% thị phần, Gojek
chiếm 19%, Be chiếm 18%. Đối với ô tô, thị phần của Grab áp đảo với 66%, Be chiếm
22% và phần còn lại chia cho các ứng dụng khác.

1.1.2. Phân khúc thị trường hiện tại

Thị trường gọi xe công nghệ không còn là cuộc chơi của Grab, Gojek, Be nữa, khi Taxi
Xanh SM đang ráo riết mở rộng hoạt động.

Tân binh tiến thần tốc

Thông tin Taxi Xanh SM tuyển giám đốc vận hành xe máy điện, tuyển dụng 20.000 tài
xế xe máy điện cho thấy, CTCP Di chuyển Xanh và Thông minh (Green and Smart
Mobility - GSM) đang chuẩn bị cho cuộc tiến quân rầm rộ vào ngách xe máy công nghệ.

Động thái trên không quá bất ngờ bởi hồi tháng 3/2023, khi rót vốn thành lập GSM,
Vingroup cho biết, mục tiêu của họ là cung cấp dịch vụ cho thuê ô tô, xe máy điện và
dịch vụ taxi sử dụng xe VinFast, với quy mô đầu tư lên tới 10.000 ô tô và 100.000 xe
máy.

1.1.3. Xu hướng hành vi tiêu dùng và phát triển thị trường

Sau khi triển khai việc đưa ô tô điện vào hoạt động trong lĩnh vực taxi, Công ty CP Di
chuyển Xanh và Thông minh (GSM) đang chuẩn bị tuyển tài xế và nhân sự để đưa xe
máy điện tham gia vào thị trường xe công nghệ phục vụ vận chuyển hành khách và giao
hàng.

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


6

Theo phân tích, điều khiến các ứng dụng gọi xe ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam
bởi có nhiều lợi thế khi sử dụng thuận tiện, dễ dàng, các chương trình giảm giá, ưu đãi
độc đáo và chính sách rõ ràng…

Theo báo cáo nghiên cứu của Q&me, ứng dụng gọi xe phổ biến nhất tại thị trường Việt
Nam hiện nay vẫn là Grab khi có tới trên 60% người dùng ứng dụng. Ứng dụng be đứng
ngay sau Grab dù vẫn còn khoảng cách lớn so với đối thủ.

Nền kinh tế Internet Việt Nam đang phát triển ngày càng nhanh chóng đã thúc đẩy sự
tăng trưởng của thị trường gọi xe công nghệ.

Doanh thu ngành gọi xe của Việt Nam có thể đạt 4 tỷ USD vào năm 2024 và có tốc độ
tăng trưởng khoảng 16,8% (từ 2020 – 2025). Các ứng dụng như Grab, Gojek, be ngày
càng trở nên phổ biến ở các thành phố lớn.

Thị trường gọi xe tại VN đang phát triển lành mạnh. Càng nhiều doanh nghiệp tham gia,
kinh tế càng hưởng lợi. Kích thích các DN phải cạnh tranh, tìm tòi phát triển và hoạt
động nghiêm túc hơn, chất lượng hơn, người dùng hưởng lợi. Đồng thời, đây là hệ sinh
thái theo mô hình kinh tế chia sẻ nên Grab, Gojek hay Be phát triển thì cũng đều kéo
theo các tài xế, nhà hàng, các đối tác cung cấp dịch vụ… lớn mạnh theo.

1.2. Kết Luận Cơ Hội Và Thách Thức Đến Từ Thị Trường

Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và viễn thông, các
thiết bị di động không chỉ đơn giản là một công cụ liên lạc, tìm kiếm thông tin thông
thường, mà đã trở thành một phương tiện cung cấp nhiều chức năng tiện lợi cho người
sử dụng như: giải trí, mua sắm, học tập. Theo đó, các ứng dụng dịch vụ thông minh trên
điện thoại di động cũng xuất hiện ngày càng nhiều để đáp ứng cho nhu cầu sống nhanh,
sống tiện lợi của con người. Trong đó, không thể không kể đến sự ra đời của các ứng
dụng đặt xe trực tuyến, tích hợp với hệ thống định vị toàn cầu (GPS), như các thương
hiệu sau: Grab, Gojek, Be, Vato, My-Go, Fast-Go. Các nhà cung cấp dịch vụ này vẫn
liên tục nghiên cứu, phát triển và cho ra mắt các loại hình di chuyển đa dạng, phù hợp
với nhiều mục đích đi lại khác nhau.

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


7

1.3. Tổng Quan Về Doanh Nghiệp

1.3.1 Lịch sử hình thành

- 01 tháng 06, 2018: Be hình thành với tên gọi VEEP Technology
- 25 tháng 10, 2018: Chính thức sử dụng tên Be Group
- 17 tháng 12, 2018: Be chính thức lăn bánh với cả hai dịch vụ #beBike và
#beCar ở cả hai thành phố: TP.HCM và Hà Nội
- 01 tháng 04, 2020: Mở rộng khu vực hoạt động lên 10 thành phố
- 12 tháng 01, 2021: Be ra mắt Ngân Hàng Số Cake by VPBank
- 18 tháng 01, 2021: Ra mắt tính năng Mua Vé Máy Bay
- 25 tháng 03, 2021: Be ra mắt dịch vụ BeTaxi tại các tỉnh thành mới, mở rộng
khu vực hoạt động lên 21 tỉnh thành.

1.3.2 Lĩnh vực hoạt động và danh mục sản phẩm

- Lĩnh vực: xe ôm công nghệ

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


8

- Danh mục sản phẩm:

+ Dịch vụ vận chuyển


+ Dịch vụ giao hàng
+ Dịch vụ vé máy bay
+ BeCorporate (quản lý nhu cầu di chuyển của doanh nghiệp)
+ BeAds (dịch vụ quảng cáo online và offline)

1.3.3 Lựa chọn dòng thương hiệu sản phẩm

Đa dạng các loại hình dịch vụ:GrabCar, GrabShare, GrabBike, GrabTaxi…

Ngoài ra các phương thức thanh thanh toán cũng được tối ưu phù hợp với nhu cầu
của mỗi người: Tiền mặt, Grab Pay, GrabPay Credits.

1.4. Đối thủ cạnh tranh

- Grab: có trụ sở tại Singapore cung cấp các dịch vụ vận chuyển, giao hàng và thanh
toán kỹ thuật số tại Singapore và các quốc gia Đông Nam Á khác như Malaysia,
Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar và Campuchia.

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


9

- Gojek: có trụ sở tại Jakarta, Indonesia, chuyên về dịch vụ vận tải và hậu cần. Gojek
đã hoạt động tại Indonesia, Việt Nam, Singapore, Thái Lan và sẽ sớm hoạt động tại
Philippines và Malaysia.

CHƯƠNG II NGHIÊN CỨU NTD MỤC TIÊU VÀ DỊCH VỤ MỚI

2.1. Khảo sát đối tượng mục tiêu về ý tưởng dịch vụ mới

2.1.1 Lập phiếu khảo sát (Google from)

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


10

https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSe4L8hGHXyOnSDvCiOxyB3dIphOzzB
km9xKEU1_-
YckPhlXRA/viewform?fbclid=IwAR3N8RFrnTy7nfI0kv4rm_krljPVYz36ybYKSpz8
5st4as4edINUwXiK2cU

2.1.2.Kết quả khảo sát.

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


11

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


12

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


13

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


14

2.1.3.Kết luận chung

- Nhìn chung, đa số khách hàng của Be thường là sinh viên học sinh với độ tuổi từ
16-25 tuổi.
- Mặc dù tần suất sử dụng khá ít nhưng khách hàng luôn đánh giá dịch vụ nằm ở
mức tốt, chỉ có số ít khách hàng có ý kiến với tài xế.

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


15

2.2. Lên ý tưởng dịch vụ mới

- Với thời điểm nền kinh tế đang phục hồi, các dịch vụ như du lịch, ăn uống, vui
chơi,... đang dần trở nên phổ biến lại. Việc tạo ra thêm dịch vụ mới là hoàn toàn
khả thi.
- Dựa vào bảng khảo sát của khách hàng, chúng em đề xuất công ty mẹ nên thêm
dịch vụ du lịch.

CHƯƠNG III: LỰA CHỌN NTD MỤC TIÊU CỦA DỊCH VỤ MỚI

3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng

3.1.1 Yếu tố văn hóa

- Văn hóa: là một hệ thống những giá trị, niềm tin, truyền thống và chuẩn mực,
hành vi được hình thành, phát triển, thừa kế qua nhiều thế hệ. Văn hóa được
hấp thụ ngay trong gia đình, trường lớp, môi trường làm việc, bạn bè và trong
xã hội.
- Nhánh văn hóa: là những bộ phận nhỏ hơn trong nền văn hóa. Được hình
thành do những khác biệt về nơi cư trú, dân tộc, tín ngưỡng, nghề nghiệp, học
vấn… của một cộng đồng có cùng nền văn hóa và giữa các nhánh văn hóa luôn
tồn tại sự khác biệt: sự khác biệt giữa các nhánh văn hóa trong cùng một nền
văn hóa.

3.1.2 Yếu tố xã hội - Tầng lớp xã hội

- Nhóm tham khảo thứ 1: có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ và suy nghĩ. Bao
gồm: Gia đình, láng giềng, đồng nghiệp, bạn bè…
- Nhóm tham khảo thứ 2: Bao gồm các tổ chức và hiệp hội.

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


16

3.1.3 Yếu tố cá nhân

- Cá nhân là 1 yếu tố rất quan trọng, đặc trưng ảnh hưởng lớn đến hành vi mua
sắm bao gồm:
❖ Độ tuổi: Giữa các độ tuổi khác nhau sẽ có xu hướng mua hàng và sử
dụng dịch vụ khác nhau.
❖ Thu nhập: Khi người tiêu dùng có thu nhập cao, người tiêu dùng đó sẽ có
nhiều cơ hội để chi tiêu cho các sản phẩm và dịch vụ xa xỉ, cao cấp.
❖ Nghề nghiệp: Ảnh hưởng không nhỏ đến hành vi mua hàng vì họ có xu
hướng sẽ sử dụng dịch vụ phù hợp với tình hình hiện tại của họ.
❖ Phong cách sống: Phản ánh thái độ và cách thức mà 1 cá nhân tồn tại
trong xã hội.

VD:

+ Người sống lành mạnh: chi tiêu nhiều cho thực phẩm sạch, những
dụng cụ giúp họ sống lành mạnh
+ Người sống giải trí: tập trung chi tiêu nhiều cho tiệc tùng, ăn
uống, vui chơi.

3.1.4 Yếu tố tâm lý - nhận thức - động cơ

- Tâm lý: là cảm xúc và tư duy của người sử dụng dịch vụ Be. Ảnh hưởng đến sự
hài lòng, tín nhiệm và sự thoải mái mà người sử dụng có thể trải nghiệm sau khi
sử dụng dịch vụ.
- Nhận thức: là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức, am hiểu thông qua
kinh nghiệm tích lũy, suy nghĩ, giác quan. Khách hàng cần phải biết nhu cầu
hiện tại của mình và sẽ chọn 1 dịch vụ của Be phù hợp với nhu cầu của mình.
- Động cơ: là đại diện cho nguồn động lực bên trong của con người làm tác động
và nảy sinh hành vi phản hồi. VD: Khách hàng sử dụng dịch vụ giao đồ ăn, vì
họ cảm thấy đói

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


17

3.2 Đặc điểm của người tiêu dùng

- Đối với Be, sinh viên - học sinh sẽ là khách hàng chủ yếu với thu nhập thấp và
chưa có phương tiện đi lại.

CHƯƠNG IV. KẾ HOẠCH MARKETING RA MẮT DỊCH VỤ MỚI


4.1.Chiến lược sản phẩm mới
4.1.1.Tên sản phẩm

- Dịch vụ du lịch: BeTravel

4.1.2.Lý do ra mắt – mục tiêu

● Lý do
- Dựa vào khảo sát, chúng em thấy đã có 1 khách hàng đã nêu ý kiến của mình là
hãy thêm dịch vụ du lịch.
- Be Group là công ty dịch vụ lấy vận tải là chủ yếu. Từ đó, chúng ta có thể thêm
dịch vụ liên quan đến vận tải.
● Mục tiêu
- Có thể tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn
- Giúp Be trở nên đúng hơn với câu nói: “Nền tảng đa dịch vụ”.

4.1.3. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm

- Là công ty dịch vụ xe ôm công nghệ đi đầu trong lĩnh vực du lịch.

4.1.4. Đặc tính của dịch vụ

- Các doanh nghiệp và cá nhân đều có thể sử dụng dịch vụ.


- có mức giá phù hợp với mọi thu nhập.
- Khi khách hàng đặt dịch vụ du lịch, hệ thống sẽ hỗ trợ mua vé máy bay hoặc
cung cấp tài xế và xe du lịch và đặt phòng khách sạn

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


18

4.1.5. Công dụng của dịch vụ


- Giúp khách hàng có những phút giây thư giãn cùng đồng nghiệp, gia đình,...
- Vì là dịch vụ trọn gói nên khách hàng sẽ không lo về chi phí phát sinh.

4.1.6. Banner

4.2 Chiến lược giá sản phẩm


4.2.1. Chiến lược định giá

● Đối với khách hàng cá nhân


- Dịch vụ sẽ có mức giá phù hợp với thu nhập từ 5 triệu trở lên nên các khách
hàng dù là mới đi làm nhưng vẫn có khả năng chi trả cho nhu cầu đi du lịch
cùng với gia đình, người yêu,... Cụ thể, giá sẽ tính theo đầu người. VD: 1 người
thì giá sẽ là 1 500 000 đồng, 2 người thì giá sẽ là 2 499 000 đồng.
● Đối với khách hàng doanh nghiệp
- Vào những dịp lễ, các doanh nghiệp thường sẽ tổ chức những chuyến du lịch
cho nhân viên. khi đó, các doanh nghiệp hợp tác với công ty sẽ liên hệ để lên kế
hoạch cho chuyến du lịch và quyết định tổng mức chi phí và mức phí mà mỗi
nhân viên phải bỏ ra. Dựa vào địa điểm mà công ty muốn đi đến, giá sẽ giao
động từ 4 000 000 đồng / nhân viên trở lên.

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


19

4.2.2. Lý do & căn cứ đề xuất giá niêm yết

- Vì là dịch vụ vừa ra mắt nên đây sẽ là giá khởi đầu. Sau 1 tháng, công ty sẽ thu
thập các đánh giá của khách hàng rồi sẽ điều chỉnh giá lại.
- Đây là bàn đạp để công ty ổn định giá của dịch vụ cho tương lai.

4.2.3. Lợi thế về giá

- Dịch vụ BeTravel sẽ rẻ hơn các công ty du lịch khác.


- Dịch vụ phù hợp với tất cả các ngành nghề và thu nhập.

4.3. Chiến lược phân phối

- Hợp tác với các công ty quảng cáo để quảng bá dịch vụ đến khách hàng
- Đưa dịch vụ lên các web bán tour du lịch
- Tạo các phòng hỗ trợ tư vấn những thắc mắc của khách hàng

4.4. Xây dựng thông điệp cho dịch vụ mới


4.4.1 Xây dựng thông điệp mới cho dịch vụ mới

BeTravel - Người đồng hành cùng bạn trên những cung đường dài

● Ý nghĩa của Slogan:


- Sẽ là người bạn đồng hành với khách hàng trên mọi chặng đường. Luôn lắng
nghe những tâm sự và nỗi lòng của khách hàng.

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


20

4.4.2. Các hoạt động xúc tiến

- Tạo voucher giảm giá cho tất cả dịch vụ

- Tạo quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội: Facebook, YouTube,... và các
diễn đàn.

- Hợp tác với các KOLS để quảng cáo cho tất cả dịch vụ.

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


21

- Dán các Banner lên các phương tiện công cộng.

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP


22

4.4.3. Ngân sách ước tính cho chiến dịch ra mắt sản phẩm mới
● Ngân sách ước tính của chiến dịch ra mắt bao gồm:
- Quảng cáo trên Google Ads và Facebook Ads: 50 000 000 đồng
- Hợp tác với KOLS: 70 000 000 đồng
- Banner quảng cáo trên các phương tiện công cộng: 30 000 000 đồng
- Tạo các voucher giảm giá: 70 000 000 đồng
➔ Đây là ngân sách ước tính của chiến dịch, chưa tính những chi phí ngoài lề. Khi
triển khai, chiến dịch có thể phát sinh thêm chi phí về nhân sự hay thời gian.

DỰ ÁN NGHIÊN CỨU HÀNH VI KHÁCH CỦA BE GROUP

You might also like