You are on page 1of 17

MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT VÀ KINH


DOANH VINFAST (NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ)
1. Tổng quan ngành
Ngành công nghiệp ô tô thiết kế, phát triển, sản xuất, tiếp thị và bán tất cả các loại xe có động cơ.
Theo số liệu năm 2020, ở Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô chiếm 3% GDP cả nước và tiếp tục
tăng trưởng với tham vọng đạt quy mô 1.000.000 xe vào năm 2030, doanh thu dự kiến 12 tỉ
USD/năm, tốc độ tăng trưởng trong 5 năm tới ở mức 10,5%/năm và đang có một xu hướng đầu
tư mạnh mẽ về xe tự hành tại Việt Nam kéo theo sự tăng vọt trong nhu cầu của của các công ty
lớn đối với nguồn lực công nghệ ô tô chất lượng cao.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, vào tháng 8 năm 2021, số lượng ô tô
nhập khẩu và sản xuất trong nước đã đạt khoảng 120.000 chiếc. Tuy nhiên, con số này có thể
thay đổi theo thời gian và tình hình kinh tế.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương năm 2022, cả nước hiện có hơn 300 doanh nghiệp sản xuất
liên quan đến ô tô. Trong đó, có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô; 45 doanh
nghiệp sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe; 214 doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng ô
tô..
Tỷ lệ nội địa hóa một số dòng xe sản xuất, lắp ráp trong nước khá cao do khả năng cung ứng các
sản phẩm công nghiệp hỗ trợ nội địa được cải thiện trong thời gian qua. Các chủng loại xe tải, xe
khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao,
đạt mục tiêu đề ra đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa (xe tải đến 07 tấn đáp ứng khoảng 70%
nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng
đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 20% đến 50%).
Hiện trên thị trường Việt Nam hiện nay đã có mặt hầu hết các hãng sản xuất ô tô lớn trên thế giới
như Toyota, Honda, Ford, v.v. đã kéo theo một số nhà sản xuất vệ tinh và hệ thống các nhà cung
ứng linh kiện phụ tùng nước ngoài thân thiết vào đầu tư tại Việt Nam.
Kết thúc năm 2022, toàn thị trường ôtô Việt Nam ghi nhận tiêu thụ 490.495 xe các loại (số liệu
tổng hợp từ VAMA, TC Motor), tăng gần 20% so với con số 410.390 xe của năm 2021. Điều
này cho thấy thị trường đã phục hồi mạnh mẽ sau hơn 2 năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-
19.
- Cơ hội:
+ Nhu cầu tăng trưởng của thị trường ô tô trong nước: Việt Nam đang trở thành một trong những
thị trường ô tô tăng trưởng nhanh nhất ở Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng
năm khoảng 10%. Nhu cầu ô tô trong nước đang tăng lên rất nhanh, đặc biệt là trong các thành
phố lớn.
+ Việc thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu ô tô: Hiện nay, nhiều hãng ô tô đã đầu tư vào Việt Nam để
sản xuất các dòng xe phù hợp với thị trường trong nước và cả khu vực. Bên cạnh đó, Việt Nam
cũng đang nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu ô tô sang các thị trường khác, đặc biệt là các nước trong
khu vực.
- Thách thức:
+ Cạnh tranh với các thương hiệu ô tô nổi tiếng trên thế giới. Việt Nam vẫn còn hạn chế về công
nghệ và chất lượng sản phẩm, đặc biệt là so với các thương hiệu ô tô nổi tiếng khác.
+ Đối mặt với các vấn đề về hạ tầng và chính sách. Hạ tầng giao thông của Việt Nam vẫn còn
hạn chế, đặc biệt là các cơ sở cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống cung cấp năng lượng.
+ Chính sách hỗ trợ của chính phủ vẫn còn chưa đầy đủ và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển
của ngành công nghiệp ô tô.
 Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp: mục tiêu đề ra là 30 - 40% vào
năm 2020, 40 - 45% vào năm 2025 và 50 – 55% vào năm 2030, tuy nhiên đến nay mới đạt bình
quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng
xe Innova (theo thông tin từ phía doanh nghiệp), thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đề ra cũng
như thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia và Malaysia.
Phụ tùng linh kiện ô tô hiện đang sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng thâm dụng lao
động, công nghệ giản đơn, như ghế ngồi, kính, săm lốp, bánh xe… Việt Nam phải nhập khẩu
ròng hầu hết các nhóm sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, nhất là
các bộ phận, linh kiện quan trọng, thuộc hệ thống phanh, ly hợp, hộp số, hệ thống lái, yêu cầu
công nghệ chế tạo ở mức cao. Để phục vụ lắp ráp ô tô trong nước, trong giai đoạn 2010 – 2016,
Việt Nam đã nhập khẩu các loại phụ tùng, linh kiện khác nhau, với tổng giá trị nhâp khẩu bình
quân mỗi năm khoảng 2 tỉ USD, chủ yếu từ Nhật Bản (23%), Trung Quốc (23%), Hàn Quốc
(16%) và Thái Lan (16%).
2. Giới thiệu doanh nghiệp - CÔNG TY VINFAST
- Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Sản xuất và Kinh doanh VinFast
VinFast là công ty thành viên thuộc tập đoàn Vingroup, một trong những Tập đoàn Kinh tế tư
nhân đa ngành lớn nhất châu Á
- Trụ sở chính: Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Đảo Cát Hải, Thị trấn Cát Hải,Huyện Cát Hải,
Thành phố Hải Phòng, Việt Nam
- Chi nhánh Hà Nội: Tầng 7, Tòa Symphony, Đường Chu Huy Mân, Khu đô thịVinhomes
Riverside Long Biên, Long Biên, Hà Nội, Việt Nam
- Điện thoại: 1900 232389
- Website: vinfast.vn
- Mã số thuế: 0107942187
- Tầm nhìn: Trở thành thương hiệu xe điện thông minh thúc đẩy mạnh mẽ cuộc cách mạng xe
điện toàn cầu
- Sứ mệnh: Vì một tương lai xanh cho mọi người
- Giá trị cốt lõi: sản phẩm đẳng cấp, giá tốt, hậu mãi vượt trội
Kể từ khi ra đời vào tháng 6 năm 2017, VinFast đã liên tục tạo được tiếng vang lớn trên thị
trường ô tô – xe máy nội địa lẫn quốc tế. Từ việc đưa chiếc xe ô tô mang thương hiệu Việt Nam
đầu tiên tham gia triển lãm xe tại Pháp đến những dự án khủng được hoàn thành với tiến độ thần
tốc với chiến lược marketing rầm rộ, VinFast đã và đang được kỳ vọng sẽ thay đổi cục diện
ngành ô tô tại Việt Nam.
VinFast là tên viết tắt của từ: Việt Nam - Phong cách - An toàn - Sáng tạo - Tiên phong, thể hiện
khát vọng xây dựng một thương hiệu Việt Nam có đẳng cấp và được công nhận trên trường quốc
tế, mở ra cơ hội sở hữu ô tô, xe máy phù hợp với thị trường, thị hiếu và thu nhập của người dân.
Chủ tịch của VinFast là bà Lê Thị Thu Thủy - người đồng thời đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch
Tập đoàn Vingroup. Bên cạnh bà Thủy, ban lãnh đạo của VinFast cũng là những chuyên gia có
nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp ô tô như: CEO James Deluca - nguyên Phó
Chủ tịch điều hành hoạt động sản xuất toàn cầu của General Motors,Phó Tổng giám đốc Võ
Quang Huệ - nguyên Tổng giám đốc Bosch Việt Nam,..
Một số sản phẩm của Vinfast:
- Ô tô động cơ điện: VF5 Phlus, VF 8, VF 9, VF e34
- Ô tô động cơ xăng: Fadil, LUX A2.0, LUX SA2.0, President
- Xe máy điện phổ thông: Evo200, Evo200 Lite, Ludo, Impes, Tempest
- Xe máy điện trung cấp: Feliz, Feliz S, Klara S (2020), Kalara A2
- Xe máy điện cao cấp: Theon, Theon S, Vento, Vento S
Ảnh hưởng của đại dịch Covid 19
Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng đáng kể đến ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam, đặc biệt
là trong năm 2020, khi đại dịch bùng phát và lan rộng trên toàn cầu.
→ Gián đoạn chuỗi cung ứng vật liệu và phụ tùng, giảm nhu cầu mua sắm ô tô, đóng cửa các nhà
máy sản xuất và giảm quy mô sản xuất.
+ Nhu cầu mua xe hồi phục nhanh nhờ những chính sách hỗ trợ xe trong nước: Ngày
28/06/2020, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP về quy định mức
thu lệ phí trước bạ lần đầu giảm 50% đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô
tô và các loại xe tương tự được sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020.
 Tổng doanh số bán ô tô trong năm 2020 đạt 375.850 chiếc, giảm 5,8% so với cùng kỳ. Doanh
số bán ô tô giảm mạnh nhất vào đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên ở Việt Nam (từ tháng 1 đến
tháng 5/2020), cụ thể giảm 34% nhưng bắt đầu hồi phục nhanh từ tháng 6, thậm chí còn vượt
mạnh doanh số năm ngoái trong vài tháng cuối năm.
Trong 11 tháng 2020, thị phần xe trong nước tăng mạnh lên 65% (từ mức 62% trong năm 2019),
trong khi thị phần xe nhập khẩu giảm còn 35%, cùng với sản lượng xe nhập khẩu giảm 24,3%.
Với VinFast:
Báo cáo tài chính nửa đầu năm 2020, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh VinFast có lợi
nhuận sau thuế âm 6.591 tỉ đồng, tương đương mức lỗ tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2019. .
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế âm 23,44%.
Tổng kết cả năm 2020, gần 30.000 xe bán ra tại Việt Nam - doanh số bán hàng VinFast dẫn đầu
trong cả 3 phân khúc, khẳng định sự tăng trưởng thần tốc khi lần đầu tiên ô tô VinFast thống trị
thị trường Việt.

3. Môi trường vĩ mô
3.1. Môi trường kinh tế
Theo số liệu bán hàng từ Hiệp Hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như VinFast
và Liên doanh ô tô Hyundai Thành Công Việt Nam (HTV), trong năm 2021 doanh số bán ô tô tại
Việt Nam đạt gần 400.000 xe các loại. Các dòng ô tô bán chạy tại Việt Nam năm 2021 là
VinFast, Hyundai, Toyota, Kia
- Các yếu tố tiêu cực:
+ Giá thành vật liệu: Giá thành vật liệu cơ bản (như thép, nhôm, cao su...) đang tăng lên đáng kể
(do nhiều yếu tố như thiếu hụt nguồn cung, tăng giá năng lượng và chi phí vận chuyển), ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất ô tô à giá thành sản phẩm tăng lên
+ Lạm phát: Những tăng giá vật liệu, tăng lương và các chi phí khác đều làm cho chi phí sản xuất
tăng lên. Điều này làm cho giá bán của ô tô tăng lên và ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. Ngoài
ra, lạm phát cũng ảnh hưởng đến thu nhập của người tiêu dùng và làm giảm khả năng mua sắm
của họ.
VD: nước ta cũng thành công kiểm soát lạm phát dưới 4% liên tiếp từ năm2017. Lạm phát năm
2017 cán đích 3,5%, năm 2018 là 3,54%. Đặc biệt đến năm 2019,lạm phát chỉ còn 2,79%, thấp
hơn nhiều so với tăng trưởng
+ Thuế nhập khẩu: Việc áp đặt thuế nhập khẩu cao làm cho giá thành sản phẩm tăng lên.
+ Năng lượng và giá xăng dầu: Giá xăng dầu đang tăng lên, ảnh hưởng đến chi phí sản xuất và
giá bán của ô tô. à Người tiêu dùng phải trả giá cao hơn cho xăng dầu và làm giảm doanh số bán
hàng của ngành công nghiệp ô tô. Ngoài ra, chi phí năng lượng cao cũng làm cho các nhà sản
xuất ô tô phải tìm cách tiết kiệm năng lượng và tăng tính hiệu quả trong sản xuất.
- Các yếu tố tích cực: sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế cũng đóng góp vào sự phát triển
của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam. (các tổ chức quốc tế như WTO)
+ Thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng tốt, trong khi lạm phát và tỷ giá được điều hành kịp
thời và hợp lý, tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận các tài sản vốn trước đây bị coi là
xa xỉ như xe hơi. Dự kiến năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam sẽ đạt khoảng
4.688 USD, đưa Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao. à Việc tăng trưởng
kinh tế sẽ làm tăng nhu cầu mua ô tô của người dân, từ đó thúc đẩy sự phát triển của ngành công
nghiệp ô tô.
+ Hội nhập quốc tế cũng giúp cho ngành công nghiệp ô tô được tiếp cận với công nghệ mới, từ
đó cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô ở Việt
Nam.
- Những chính sách kinh tế có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam bao gồm:
Chính sách thuế và phí: Việc tăng thuế và phí đối với các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến
ngành công nghiệp ô tô có thể làm tăng giá thành sản phẩm và giảm sức cạnh tranh của ngành
công nghiệp ô tô.
Chính sách về thị trường: Những chính sách liên quan đến thị trường, như giới hạn nhập khẩu
hoặc khuyến khích sản xuất trong nước, có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô ở Việt
Nam.
Chính sách tài chính: Những chính sách tài chính, như lãi suất và tỷ giá hối đoái, có thể ảnh
hưởng đến chi phí sản xuất và giá bán của ô tô.
Chính sách về môi trường: Những chính sách liên quan đến môi trường, như giảm khí thải và
tiêu thụ nhiên liệu hiệu quả, có thể yêu cầu các nhà sản xuất ô tô phải đầu tư vào công nghệ mới,
làm tăng chi phí sản xuất và giá bán của ô tô.
- Cụ thể:
· Thuế nhập khẩu: Với xe du lịch dưới 10 chỗ nhập khẩu thuộc ASEAN, thuế nhập khẩu là
30%, khu vực khác là 70-80%.
· Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phụ thuộc vào dung tích xi lanh của từng xe, mức thuế tiêu thụ đặc
biệt đối với ô tô dao động từ 35% đến 150% giá trị xe.
· Thuế giá trị gia tăng (VAT): Thuế giá trị gia tăng là loại thuế được áp lên hầu hết mọi sản
phẩm, dịch vụ đang lưu hành ở Việt Nam, bao gồm ô tô. Mức thuế VAT với ô tô là 10% sau thuế
tiêu thụ đặc biệt.
- Chính phủ vừa ban hành Nghị định 126/2022/NĐ-CP quy định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi
đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) giai đoạn
2022 - 2027. Theo đó, ôtô nguyên chiếc được nhập khẩu từ các nước thành viên nội khối
ASEAN đạt tỉ lệ nội địa hóa trên 40% sẽ tiếp tục được miễn thuế nhập khẩu thêm 5 năm, đến
năm 2027.
3.2. Môi trường văn hóa – xã hội
- Văn hóa tiêu dùng của người Việt:
+ Người Việt Nam có xu hướng thích sử dụng xe máy hơn là ô tô, điều này là do chi phí sở hữu
và vận hành xe máy rẻ hơn so với ô tô.
+ Ý thức về an toàn giao thông của người Việt còn chưa được nâng cao, dẫn đến việc sử dụng xe
máy với số lượng lớn và ngày càng tăng.
- Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp ô tô:
+ Trong một số trường hợp, doanh nghiệp ô tô Việt Nam chưa đưa ra được các sản phẩm đáp
ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
+Một số doanh nghiệp ô tô Việt Nam còn chưa đảm bảo được chất lượng sản phẩm và dịch vụ
sau bán hàng, dẫn đến việc người tiêu dùng không tin tưởng và sử dụng sản phẩm của các doanh
nghiệp này.
+ Với sự phát triển của công nghệ, ngành công nghiệp ô tô đang chịu áp lực từ sự cạnh tranh với
các phương tiện vận chuyển khác như xe đạp điện, xe bus, hay các dịch vụ taxi, Grab…
+ Phương tiện vận tải hành khách công cộng hiện nay chủ yếu là xe buýt mới chỉ đáp ứng được
8% nhu cầu đi lại của người dân.
→ Người tiêu dùng đa dạng hóa các lựa chọn về phương tiện di chuyển.
+ Các ứng dụng công nghệ mới như chia sẻ xe ô tô cũng đang phát triển mạnh trên thị trường
Việt Nam, tạo ra nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng với chi phí sử dụng thấp hơn so với việc sở
hữu một chiếc ô tô riêng.
+ Nhu cầu mua sắm ô tô của người dân Việt Nam đang tăng lên theo thời gian, đặc biệt là ở các
thành phố lớn. Tuy vậy, giá cả của ô tô vẫn còn khá cao, khiến nhiều người dân không thể mua
được.
+ Vấn đề về ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường cũng khiến nhiều người dân đang suy nghĩ
lại việc mua sắm ô tô, đồng thời tìm kiếm các phương tiện giao thông công cộng và xe đạp để đi
lại trong thành phố.
- Ngoài ra, sau đại dịch Covid 19, việc bảo vệ môi trường, sống xanh ngày càng được quan tâm
và phổ biến, chính vì vậy, xu hướng “ xe xanh” cũng được dự đoán là một xu hướng hot được
nhiều doanh nghiệp và khách hàng quan tâm.
Với VinFast, hãng xe Việt quyết định ngừng sản xuất toàn bộ các mẫu xe xăng của mình để tập
trung toàn lực cho mảng ôtô điện.
Tại lễ ra mắt 3 mẫu xe điện mới tại triển lãm CES 2022 (Mỹ) sáng nay theo giờ Hà Nội, Phó Chủ
tịch Vingroup Tổng giám đốc VinFast Global Lê Thị Thu Thủy cho biết VinFast sẽ chính thức
chuyển thành hãng xe điện 100% vào cuối năm 2022. "VinFast sẽ là hãng tiên phong trên thế
giới ngừng sản xuất xe xăng để chuyển sang thuần sản xuất xe điện".
3.3. Môi trường toàn cầu hóa
- Từ khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2015, quá trình toàn cầu hóa vẫn được diễn ra với tốc
độ khẩn trương, liên tục. Đáng kể nhất là việc tham gia một số FTA thế hệ mới, trong đó nổi bật
có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định
thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA. 

 Tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các nước trong khu vực; qua
đó, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có chuyển biến về chất; giúp giảm chi phí nguyên liệu đầu vào
nhập khẩu, nhờ đó sẽ tăng sức cạnh tranh đối với các hàng hóa cùng loại trên thị trường nội địa
lẫn quốc tế, đồng thời giảm sức ép cạnh tranh của các mặt hàng nhập khẩu

VinFast:
- Ngày 25/11/2022, VinFast trở thành hãng ô tô Việt Nam đầu tiên xuất khẩu lô 999 chiếc xe
điện VF 8 sang Mỹ.
- 9/11/2021 VinFast đã chính thức bàn giao cho Tập đoàn Phongsubthavy (Lào) lô 18 xe ô tô
bao gồm 05 xe President và 13 xe Lux A2.0 phiên bản cao cấp

3.4. Môi trường công nghệ


Theo cuộc khảo sát toàn diện về các xu hướng của ngành công nghiệp ô tô năm 2021, các công
nghệ tập trung vào thông tin đóng vai trò trung tâm trong tương lai của ngành này. Ngành công
nghiệp ô tô đang áp dụng các công nghệ mới trong hoạt động của mình ở quy mô chưa từng có.
Ngoài các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn & phân tích đã có từ lâu, các công
nghệ mới hơn như Internet vạn vật (IoT) và blockchain cũng được đưa vào ứng dụng nhiều trong
lĩnh vực ô tô.
- Một số công nghệ như:

+ Xe tự hành (AV): bằng cách giảm thiểu tai nạn gây ra do người lái xe mệt mỏi hoặc cẩu thả.
Xe tự hành được trang bị các công nghệ nhận dạng tiên tiến, chẳng hạn như tầm nhìn máy tính
được nâng cao để xác định các chướng ngại vật dọc theo tuyến đường.

+ Điện khí hóa thay thế nhiên liệu hóa thạch

+ Trí tuệ nhân tạo (AI): Công nghệ này giúp gợi ý xe ô tô tự lái, quản lý đội xe, hỗ trợ người lái
xe nâng cao độ an toàn và cải thiện các dịch vụ như kiểm tra xe hoặc bảo hiểm.

+ Kết nối số: cho phép dễ dàng theo dõi dữ liệu xe cộ cho các trường hợp sử dụng khác nhau như
bảo hiểm, an toàn cho người lái xe, bảo trì dự đoán và quản lý đội xe.

- VinFast:

+ Công nghệ hỗ trợ lái là thành quả hợp tác với Hãng công nghệ ZF về phần cứng, phần mềm và
tích hợp hệ thống.

+ Bắt tay với Pininfarina và Torino Design (Ý) - 2 studio thiết kế ô tô lừng danh thế giới để tạo
nên các sản phẩm phong cách thiết kế đặc biệt, tinh tế và thu hút

+ Hợp tác với ProLogium (Đài Loan) sản xuất và ứng dụng pin thể rắn trên các mẫu ô tô điện

+ Hợp tác với Gotion High-Tech (Trung Quốc) nghiên cứu và sản xuất cell pin LFP cho công
nghệ ô tô điện: Với những ưu điểm vượt trội về độ an toàn, tuổi thọ cao, sử dụng nguồn nguyên
liệu phổ thông, chi phí cạnh tranh giúp giảm giá thành sản phẩm, phù hợp hơn với các dòng ô tô
điện cỡ vừa và nhỏ, LFP trở thành công nghệ pin phổ biến nhất trên thị trường ô tô điện toàn cầu.

+ Đi đầu trong công nghệ pin sạc siêu nhanh (XFC), xóa bỏ rào cản về phạm vi lái và thời gian
sạc của xe điện.

+ Sở hữu công nghệ pin lithium hàng đầu thế giới, giúp người dùng có thể sạc đầy một chiếc xe
điện trong thời gian rất ngắn, chỉ tương đương với thời gian cần để tiếp nhiên liệu cho một chiếc
xe động cơ đốt trong.

+ Các dòng xe ô tô điện của VinFast sẽ trang bị một số công nghệ như tự động nhận dạng giọng
nói, diễn dịch ngôn ngữ tự nhiên (NLU), chuyển văn bản thành giọng nói, tạo sinh ngôn ngữ tự
nhiên (NLG) và tăng cường tín hiệu giọng nói. Điều này giúp phát triển trợ lý ảo có khả năng
giao tiếp hai chiều như con người trên các chiếc xe của VinFast.

Với việc sử dụng 6 ngôn ngữ khác nhau gồm tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp (của người Pháp
và người Canada), tiếng Tây Ban Nha và tiếng Hà Lan, các dòng xe điện VinFast có thể tự tin hỗ
trợ người dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới và ghi danh trên bản đồ ngành công nghiệp ô tô
toàn cầu.

+ Ứng dụng trợ lý ảo - Công nghệ VinFast ứng dụng trên ô tô điện
3.5. Môi trường tự nhiên
Các nhân tố tự nhiên là yếu tố mang đặc trưng riêng của từng vùng, có thể nói đây là nhân tố
buộc ngành phải có sự thích ứng
Điều kiện tự nhiên như Việt Nam khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều, bụi  Các
doanh nghiệp phải nắm và tìm hiểu kỹ những đặc điểm của địa hình, thời tiết, khí hậu và điều
kiện môi trường,...
Đây cũng có thể coi là lợi thế cho các hãng xe trong nước, bởi chính các hãng xe này hiểu được
địa hình , nắm được thổ địa và tình hình khí hậu nơi đây. Cần phải xác định xem nếu là một
người bản địa, sống tại đây thì khách hàng muốn sở hữu một chiếc xe như thế nào để chống lại
với những điều kiện của môi trường .Môi trường này không có nhiều sự ảnh hưởng đến ngành
công nghiệp ô tô. Bản thân nhân tố này chỉ là điều kiện và đặt ra cho doanh nghiệp một số yêu
cầu riêng biệt để doanh nghiệp có thể nghiên cứu, tạo ra chiếc xe phù hợp với điều kiện tự nhiên
của Việt Nam

Với VinFast, xe điện cũng có những điều cần lưu ý theo mùa như mùa hè nắng nóng, nhiệt độ
cao có thể gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của xe hơi và trải nghiệm khi lái xe; mùa đông lạnh giá,
nhiệt độ thấp có thể cản trở hiệu suất của pin và khả năng tiếp nhận điện của pin, khiến cho pin
bị hao hụt nhiều hơn trong khi di chuyển, mất nhiều thời gian để phục hồi năng lượng. Nhiệt độ
thấp còn làm gia tăng nhu cầu sử dụng máy sưởi để giữ ấm bên trong xe, đây cũng là quá trình
tiêu tốn rất nhiều điện năng.

Xe ô tô điện VinFast VF e34 trang bị hệ động cơ vận hành hiệu quả trong mọi điều kiện thời
tiết.

+ Là dòng xe điện quốc dân dẫn đầu xu hướng “điện hóa” của nước nhà, xe điện VinFast VF e34
được trang bị hệ thống động cơ vận hành hiệu quả để phù hợp với mọi điều kiện thời tiết tại Việt
Nam.

+ Sở hữu hệ thống làm mát thông minh, nhiệt độ của động cơ giúp VinFast VF e34 luôn được
giữ ở mức cho phép để vận hành ổn định nhất, hạn chế tối đa các tổn hại cho pin và động cơ khi
sử dụng xe ô tô điện vào mùa hè và mùa đông.
+ Trong khi đó, chế độ lái Eco, phanh tái sinh và các loại phanh khác được trang bị trên VinFast
VF e34 giúp xe tối ưu hiệu quả tiết kiệm năng lượng khi vận hành vào những ngày nhiệt độ
xuống thấp. Chủ xe cũng có thể theo dõi tình trạng của pin thông qua ứng dụng trên điện thoại để
hoàn toàn chủ động quãng đường di chuyển. Bên cạnh đó, pin xe điện VF e34 đạt tiêu chuẩn
chống nước IP67, có khả năng chịu ngập nước đến 30 phút, là lựa chọn lý tưởng cho các đô thị
Việt.

3.6. Môi trường pháp luật chính trị


Môi trường chính trị bao gồm: hệ thống luật pháp, các cơ quan Chính phủ và vai trò của các
nhóm áp lực xã hội. Nhận thấy được tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô – xe máy, ngay
từ đầu năm 2017, Chính phủ đã công bố nhiều chính sách tạo điều kiện, ủng hộ doanh nghiệp
Việt tham gia lĩnh vực này.

28/06/2020, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP về quy định mức
thu lệ phí trước bạ lần đầu giảm 50% đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô
tô và các loại xe tương tự được sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020.

VinFast cũng tương tự như các doanh nghiệp ô tô khác sẽ phải chịu các mức thuế theo pháp luật
quy định như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất, nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế
tiêu thụ đặc biệt,…
+ Tất cả các dòng sản phẩm của VinFast, kể cả xe máy và ô tô trong giai đoạn đầu thành lập và
sản xuất sẽ áp dụng chính sách ‘3 Không’ là không chi phí tài chính, không chi phí khấu hao và
không lãi. Như vậy, xe ô tô VinFast trong giai đoạn đầu sẽ không tính phí tài chính gồm vốn lưu
động, lãi phải trả các khoản vay để xây nhà máy

3.7. Dân số
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tổng dân số Việt Nam hiện hơn 96 triệu người.
Trong đó, dân số nam hơn 47 triệu người (chiếm 49,8%) và dân số nữ hơn 48 triệu người (chiếm
50,2%).
Tăng trưởng dân số: Sự gia tăng dân số đồng nghĩa với việc tăng cường nhu cầu về phương tiện
đi lại, trong đó có ô tô. Việt Nam là quốc gia có mật độ dân số cao so với các nước khác trên thế
giới. Mật độ dân số của 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh cao gấp 10 lần mật độ chung của cả
nước. Từ đó cho thấy, nhu cầu sở hữu ô tô của người dân sẽ càng cao.
Cơ sở hạ tầng giao thông: Mật độ dân cư tăng cùng với nhu cầu về phương tiện cá nhân đưa ra
thách thức cho hạ tầng giao thông. Các thành phố lớn cần đầu tư nhiều hơn vào hạ tầng giao
thông để giải quyết tắc đường và hạn chế ùn tắc giao thông. Điều này đặc biệt quan trọng đối với
ngành công nghiệp ô tô, vì nhu cầu về phương tiện cá nhân đòi hỏi một hạ tầng giao thông tốt.
- Chính sách công cộng: Chính sách công cộng, chẳng hạn như thuế và các quy định liên quan
đến xe hơi, có thể ảnh hưởng đáng kể đến ngành công nghiệp ô tô. Ví dụ, việc giảm thuế nhập
khẩu cho các xe ô tô có khí thải thấp có thể thúc đẩy việc sản xuất và bán các loại xe này ở Việt
Nam.
Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn lao động dồi dào và vô cùng chất lượng. Vinfast sẽ gặp nhiều
thuận lợi từ môi trường dân số Việt Nam. Tuy nhiên, dân số Việt Nam đang già hóa và thị trường
Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp nước ngoài nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.
Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2020, cơ cấu tuổi của dân số Việt Nam
được phân loại như sau:
- Dưới 15 tuổi: Chiếm 23,7% tổng số dân
- Từ 15 đến dưới 30 tuổi: Chiếm 35,7% tổng số dân
- Từ 30 đến dưới 45 tuổi: Chiếm 24,2% tổng số dân
- Từ 45 đến dưới 60 tuổi: Chiếm 12,5% tổng số dân
- Trên 60 tuổi: Chiếm 3,9% tổng số dân
Từ đó có thể thấy rằng, đa số dân số Việt Nam đang ở độ tuổi trẻ và đang trong quá trình hình
thành và phát triển sự nghiệp, đời sống. Tuy nhiên, việc có một lượng lớn người già cũng đang là
bài toán được quan tâm và cần giải quyết trong tương lai gần.
Cũng theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2020, thu nhập bình quân đầu
người theo vùng tại Việt Nam hiện nay được phân loại như sau:
- Vùng đồng bằng sông Hồng: 6,8 triệu đồng/tháng
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc: 5,1 triệu đồng/tháng
- Vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: 5,5 triệu đồng/tháng
- Vùng đông nam bộ: 6,4 triệu đồng/tháng
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long: 5,4 triệu đồng/tháng
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây là số liệu thống kê chung và không phản ánh đầy đủ hoàn cảnh và
điều kiện sống của từng cá nhân trong từng vùng.
4. Môi trường vi mô
4.1. Khách hàng
Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang nỗ lực marketing hướng tới.
Họ là người ra quyết định mua sắm sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng là đối
tượng thừa hưởng những đặc tính chất lượng của sản phẩm – dịch vụ, gồm:
+ Khách hàng bên ngoài DN: cá nhân, DN, người làm KD, cơ quan nhà nước, tổ chức tình
nguyện
+ Khách hàng bên trong DN: những người làm việc trong doanh nghiệp cung cấp sản phẩm dịch
vụ, trong các bộ phận, phòng ban nằm trong quy trình chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp.
 VinFast đang có một danh sách khách hàng tiềm năng khổng lồ- những người đang sử
dụng bất động sản, du lịch, khám bệnh hay có con đi học tại các doanh nghiệp thành viên.
+ Các khách hàng bên ngoài của VinFast là những người có nhu cầu sử dụng xe máy điện và xe
ô tô, không phân cấp thu nhập
+ Đứng trên góc độ khách hàng, doanh nghiệp này đã quan tâm đến:
Nhu cầu người tiêu dùng tăng: các cư dân thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh ngày càng có nhu
cầu sử dụng các phương tiện “sạch”: Vinfast sản xuất xe máy điện Klara phiên bản ắc quy axit
chì và pin lithium-ion, gọn, nhẹ và bảo vệ môi trường
Dịch vụ hậu mãi: Vinfast triển khai ưu đãi với gói quà tặng trị giá 15 triệu đồng đối với những
khách hàng đã nhận xe Fadil thông qua chương trình “Trải nghiệm đỉnh cao cùng VinFast Fadil”.
Đặc biệt, những khách hàng đã mua bảo hiểm thân vỏ trước sẽ được nhận lại 7 triệu đồng tiền
mặt, triển khai chương trình “ Đổi cũ lấy mới”, áp dụng cho chủ tất cả các hãng xe muốn đổi
sang Vinfast.
Giá cả hợp lý với phân khúc thị trường: Ở thị trường nội địa, thương hiệu này chính thức nhận
đặt cọc từ khách hàng với cam kết “ba không”: không tính khấu hao,không tính chi phí tài chính,
không tính lãi vào giá thành sản phẩm.
Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất: các mẫu xe của công ty sẽ lần lượt trải qua hàng trăm bài
kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng và độ an toàn tại 14 quốc gia trước khi tiến hành sản xuất hàng
loạt.
4.2. Nhà cung ứng
Nhà cung cấp là các tổ chức hoặc cá nhân tham gia cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị
trường. Những nhà cung cấp có thể coi là một trong những áp lực đe dọa đối với doanh nghiệp
khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng các sản phẩm, dịch vụ mà họ
cung cấp, hay như không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp về số lượng, thời gian cung
ứng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động và làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Quyền lực đàm phán của nhà cung cấp:
+ Số lượng nhà cung cấp ít hay thậm chí chỉ có một doanh nghiệp độc quyền cung cấp.
+ Tính chất thay thế của các yếu tố đầu vào là khó.
+ Doanh nghiệp mua yếu tố đầu vào không phải là khách hàng quan trọng và ưu tiên của nhà
cung cấp.
+ Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của doanh nghiệp cao.
+ Sản phẩm của nhà cung cấp là đầu vào quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp.
+ Các nhà cung cấp có cơ hội dễ dàng thực hiện chiến lược hội nhập dọc.
- Nhà cung cấp của VinFast: Bosch - nhà cung cấp công nghệ và linh kiện ô tô lớn nhất thế giới,
ứng dụng các công nghệ tiên tiến hàng đầu trên thế giới vào sản xuất;Schuler AG – dây chuyền
dập; Eisenmann – công nghệ, dây chuyền lắp ráp; Durr AG –cung cấp dây chuyền sơn; LG
Chem, thuộc tập đoàn LG - sản xuất cung ứng các dòng pin tiêu chuẩn quốc tế,...
+ VinFast cũng mua bản quyền sở hữu trí tuệ của BMW - nhà sản xuất động cơ danh tiếng của
Đức, quốc gia nổi tiếng trong lĩnh vực cơ khí, máy móc
4.3. Nhà phân phối
Nhà phân phối xe ô tô là đơn vị trung gian giữa công ty sản xuất ô tô và đại lý, không tiếp xúc
trực tiếp với người tiêu dùng.
Nhà phân phối thường được công ty chỉ định bán các sản phẩm của mình trong một khu vực cụ
thể cho các đại lý hoặc nhà bán lẻ. Theo đó, nhà phân phối sẽ cần nhiều chi phí đầu tư để sở hữu
hàng loạt sản phẩm từ nhà sản xuất. Tuy nhiên, họ cũng có được lợi ích khi bán sản phẩm số
lượng lớn cho các đại lý. Thông thường dưới nhà phân phối sẽ có nhiều đại lý khác nhau.
Tính đến năm 2021, VinFast có hệ thống 242 nhà phân phối trên khắp cả nước và những hệ
thống nhà phân phối của VinFast được đặt tại các vị trí thuận lợi nằm trên các tuyến đường,
tuyến phố là trục giao thông chính với diện tích lớn, giúp khách hàng có một không gian trải
nghiệm tốt nhất.
Hệ thống showroom/đại lý VinFast trên khắp cả nước.
4.4. Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh hiện tại là những tổ chức, cá nhân có khả năng thoả mãn nhu cầu của khách
hàng mục tiêu của doanh nghiệp với cùng 1 loại sản phẩm, dịch vụ và những sản phẩm, dịch vụ
có khả năng thay thế sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
+ Ở phân khúc xe đô thị hạng A (hay còn gọi là phân khúc ô tô giá rẻ), VinFast đã có sản phẩm
chủ lực là mẫu Fadil (giá niêm yết là 423 triệu đồng). Đối thủ cạnh tranh của VinFast Fadil sẽ là
2 mẫu ô tô Hàn Quốc được lắp ráp tại Việt Nam là Hyundai Grand I10 và KIA Morning, trong
đó Hyundai Grand i10 là mẫu ô tô ăn khách nhất nhì thị trường và đứng đầu phân khúc ô tô hạng
A.
+ VinFast cũng đã có 1 mẫu ô tô trong phân khúc ô tô hạng D là mẫu LUX A2.0 (1,366tỷ đồng).
Trong giai đoạn này, đối thủ của LUX A2.0 không ai khác ngoài 2 cái tên nổi bật là Toyota
Camry và Mazda6.
+ Một số hãng xe máy điện ngoại cũng chính thức bước chân vào Việt Nam với mong muốn
chiếm lĩnh thị phần khi còn ít đối thủ: hãng xe máy điện Hàn Quốc MBI, hãng xe điện Yadea
 Tính đến năm 2021, VinFast có hệ thống 242 nhà phân phối và 83 đại lý phủ sóng khắp 63
tỉnh, thành phố trên cả nước.
4.5. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp chưa hoạt động trong cùng ngành nhưng có
khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định gia nhập ngành. Nếu rào cản gia nhập ngành cao, đối thủ
sẽ gặp khó khăn và số lượng đối thủ trong cùng ngành sẽ không quá nhiều.
- Với ô tô: phương tiện thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng toàn cầu và sẽ trở
thành tiêu chuẩn toàn cầu trong những năm tới đây, xu hướng xe xanh bao gồm xe chạy điện,
hybrid đang thành hình rõ rệt hơn trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu như Ford, Daimler,
BMW, GM
+ Tesla là 1 hãng xe điện của Mỹ. Nhắc đến xe chạy điện thì đây là 1 đối thủ đáng gờm về công
nghệ tiên tiến và ngoại thất bắt mắt. Trong tương lai gần, khi Tesla được nhập khẩu về Việt Nam
nhiều hơn thì đây sẽ là một đối thủ mạnh của Vinfast
4.6. Hàng hóa thay thế
Sản phẩm là những sản phẩm/dịch vụ không cùng chủng loại với sản phẩm/dịch vụ đang xem
xét, nhưng nó có thể thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong
ngành.
Một số sản phẩm có thể thay thế được cho ô tô và xe máy điện của VinFast là xe máy (chạy bằng
xăng dầu), xe đạp, xe buýt, tàu hoả, máy bay, tàu thuyền,…; trong đó có ba loại phương tiện
đường bộ chính được sử dụng cho mục đích di chuyển hàng ngày:
Xe máy:
+ Đây là loại phương tiện giao thông phổ biến nhất ở nước ta hiện nay.
+ Giá thành phù hợp với đa số túi tiền của người dân
+ Phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông chưa phát triển tại Việt Nam.
 Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), trong năm
2019, người Việt tiêu thụ 3,254 triệu xe máy,giảm khoảng 3,87% so với cùng kỳ năm 2018.
Xe đạp:
Số lượng xe đạp tham gia giao thông ở nước ta là rất nhỏ, chủ yếu người dân sử dụng xe đạp với
mục đích luyện tập thể dục, thể thao hoặc phục vụ nhu cầu đi lại trong phạm vi gần.
Xe buýt:
- Đang có sự triển cả về số lượng lẫn chất lượng: Hàng loạt xe buýt mới chất lượng cao được đưa
vào hoạt động

You might also like