You are on page 1of 7

1.

3 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế


Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu thành công.
Hội nhập là tất yếu, tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá.
Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu. Quá trình này đòi
hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ
quốc tế thích hợp.
Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu
lực của thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế; nền kinh tế có năng
lực sản xuất thực…là những điều kiện chủ yếu để hội nhập thành công.
Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ. Theo đó, hội nhập kinh tế
quốc tế có thể coi là nông, sâu tùy vào mức độ tham gia của một nước và các quan hệ
kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực. Theo đó, tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương
mại ưu đại (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị
trường chung (hay thị trường duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ…
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại
của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác
quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ…
2.2 Thực trạng và nguyên nhân của xuất nhập khẩu linh kiện, phụ kiện, phụ tùng ô
tô tại Việt Nam hiện nay
 Xuất nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, phụ kiện giai đoạn từ năm 2000-2010.
Xét về công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp ô tô hiện nay, chỉ một vài nhà
cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô
tô tại Việt Nam. Phụ tùng linh kiện ô tô hiện sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ
tùng thâm dụng lao động, công nghệ giản đơn, như ghế ngồi, kính, săm lốp, bánh xe…
Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp: mục tiêu đề ra là 40%
vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến năm 2010 đạt bình quân khoảng 7-
10%. Trong một báo cáo vừa công bố về tổng quan ngành công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công
Thương cho biết, tại Việt Nam, công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp ô tô chưa phát triển,
bởi điều kiện cần về quy mô thị trường chưa được đáp ứng.

Trong khi đó, khu vực ASEAN đang trở thành một trong những trung tâm sản xuất
và tiêu thụ ô tô lớn trên thế giới.
Trong ASEAN, có 5 quốc gia sản xuất, lắp ráp ô tô gồm Thái Lan, Malaysia,
Indonesia, Philippines, và Việt Nam. Công nghiệp ô tô tại mỗi quốc gia có đặc điểm, điều
kiện phát triển khác nhau.

Hình 2.1 Số lượng các nhà cung ứng phụ tùng của Việt Nam

Trong khi bốn nước trong ASEAN đã có trên 30 - 40 năm phát triển, đặc biệt từ giữa
những năm 1980 khi làn sóng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Nhật Bản vào
khu vực ASEAN tăng mạnh thì công nghiệp ô tô của Việt Nam mới chỉ thực sự phát triển
trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây.

Cụ thể nếu so với Thái Lan, số lượng nhà cung cấp của Việt Nam trong ngành công
nghiệp ô tô vẫn còn rất ít. Thái Lan có gần 700 nhà cung cấp cấp 1, nhưng Việt Nam chỉ
có chưa đến 100. Thái Lan có khoảng 1.700 nhà cung cấp cấp 2, 3, trong khi Việt Nam
chỉ có chưa đến 150.

 Xuất nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, phụ kiện giai đoạn từ năm 2011-2016.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, để phục vụ lắp ráp trong nước, trong giai đoạn
2011 – 2016, Việt Nam đã nhập khẩu các loại phụ tùng, linh kiện khác nhau, với tổng giá
trị nhâp khẩu bình quân mỗi năm khoảng 2 tỉ USD, chủ yếu từ Nhật Bản (23%), Trung
Quốc (23%), Hàn Quốc (16%) và Thái Lan (16%).m

Mặc dù chưa phát triển nhưng theo Bộ Công Thương, xuất khẩu phụ tùng linh kiện ô
tô thời gian gần đây cũng đạt được mức tăng trưởng bình quân 18% giai đoạn 2011-2016.
Giá trị xuất khẩu đã tăng từ 0,7 tỷ USD năm 2010 lên 3,5 tỷ USD năm 2016. Phụ
tùng xuất khẩu chủ yếu là cụm dây diện (HS8544), chiếm trên 50% và thị trường chủ yếu
là Nhật Bản (50%) và Hoa Kỳ (13%).

Hình 2.2 Linh kiện HS8544


Phụ
tùng xuất khẩu lớn thứ hai là linh kiện hộp số (HS870840) chiếm 10% tổng kim ngạch
xuất khẩu phụ tùng, linh kiện ô tô, và điểm đến chủ yếu là Nhật Bản, Mexico, và Trung
Quốc.

Hình 2.2 Linh kiện HS8544


Các
chủng loại xe tải, xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng sản xuất trong nước đã
đạt tỷ lệ nội địa hóa cao, đạt mục tiêu đề ra đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa.

Cụ thể, xe tải đến 07 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung
bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu
cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 20% đến 50%.
Cụ thể, mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay
mới đạt bình quân khoảng 7-10%, trong đó Thaco đạt 15-18%, Toyota Việt Nam đạt 37%
đối với riêng dòng xe Innova, thấp hơn mục tiêu đề ra...

Bộ Công Thương cho rằng, sản xuất trong nước sẽ gặp khó nếu không nỗ lực tăng
cường chất lượng, hạ giá thành sản xuất để tăng tính cạnh tranh nhất là việc cạnh tranh
đối với xe nhập khẩu từ thị trường AEAN do được ưu đãi thuế quan.

Theo đó, Bộ Công Thương đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính
nghiên cứu, báo cáo, đề ra các giải pháp cụ thể về chính sách thuế để góp phần thúc đẩy
sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô và ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất lắp
ráp ô tô (công nghiệp hỗ trợ).

 Xuất nhập khẩu linh kiện, phụ tùng, phụ kiện giai đoạn từ năm 2017 đến hai
tháng đầu năm 2022.
Bước qua năm 2017, xuất khẩu nhóm mặt hàng linh kiện, phụ tùng ô tô của Việt Nam
đạt 4,4 tỷ đô la. Trong khi đó, nhập khẩu nhóm mặt hàng này năm 2017 đạt 3,5 tỷ USD.
Như vậy, riêng năm 2017, Việt Nam xuất siêu được 900 triệu USD cho nhóm mặt hàng
này. Các sản phẩm phụ tùng linh kiện ô tô của nước ta được xuất khẩu đến 10 quốc gia và
vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong đó, đáng chú ý nhất là có nhiều quốc gia có ngành
sản xuất ô tô đã nhập mặt hàng của Việt Nam. Đây là 1 tín hiệu đáng mừng cho tương lai
cũng như chất lượng của nhóm sản phẩm này.
Trong đó, Nhật Bản là quốc gia đứng đầu trong danh sách các quốc gia nhập khẩu
nhóm sản phẩm này từ Việt Nam khi chiếm đến 42% kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh
Nhật Bản, Mỹ chiếm 16% tổng kim ngạch và đứng ở vị trí thứ 2. Tiếp theo đó, nhóm sản
phẩm linh kiện, phụ tùng ở nước ta đã thành công trong việc xuất khẩu sang nhiều nước
khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan khi tỉ lệ lần lượt là 9%, 6% và 5%. Đức là
quốc gia có ngành sản xuát ô tô cực phát triển, thậm chí đứng đầu thế giới cũng nhập
khẩu phụ tùng, linh kiện tại Việt Nam và đạt khoảng 2% tổng giá trị xuất khẩu.

Năm 2018, Việt Nam đã chi hơn 3,5 tỷ USD để nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô
các loại.Trong năm 2018, kim ngạch xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô tăng 10,1% so với
cùng năm 2017, đạt gần 1,48 tỷ USD trong khi nhập khẩu giảm 12,3% còn 973,76 triệu
USD.

Sản phẩm linh kiện phụ tùng ô tô sản xuất ở Việt Nam được xuất đi hơn 10 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Đáng chú ý, nhiều nước có ngành công nghiệp ô tô phát triển đã nhập
khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam.

Những linh kiện phụ tùng ô tô Việt Nam xuất khẩu cũng có công nghệ tương đối cao
như bộ dây đánh lửa, phụ tùng trong hộp số, túi khí an toàn... Tuy nhiên, hầu hết các linh
kiện phụ tùng này là do doanh nghiệp nước ngoài đầu tư trực tiếp sản xuất và xuất khẩu,
không có doanh nghiệp thuần trong nước tham gia. Nguyên nhân là do nhà sản xuất nước
ngoài nhìn thấy lợi thế về vị trí địa lý và nguồn lao động dồi dào của Việt Nam nên đã
đầu tư xây nhà máy sản xuất để xuất khẩu.

Đến năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng linh kiện, phụ tùng ôtô của
Việt Nam đạt kỷ lục 5,645 tỷ USD, đứng vị trí thứ 8 trong nhóm 10 sản phẩm có giá trị
xuất khẩu cao nhất hiện nay. Các thị trường lớn nhất nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô từ
Việt Nam là: Nhật, Mỹ, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc…

Với việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) vừa có hiệu lực vào
đầu tháng 8 đồng nghĩa với thuế suất giảm từ 3 - 4% về 0%, cơ hội xuất khẩu linh kiện ô
tô của Việt Nam vào EU sẽ tăng lên.

Mặc dù vậy, để nắm bắt tốt cơ hội, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của nước ta
cần khắc phục một số điểm yếu, hạn chế còn tồn tại: “Thứ nhất, liên quan đến vấn đề về
công nghệ thì thiết bị công nghệ hay ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất ô tô vào
Việt Nam, kể cả tự động hóa vẫn còn nhiều bất cập. Thứ hai, về chất lượng sản phẩm.
Mặc dù đã có nhiều cải tiến nhưng vẫn bị đối tác nước ngoài đánh giá đôi khi không đảm
bảo được đầy đủ yêu cầu của các đối tác nước ngoài. Thứ ba tính kỷ cương, kỷ luật lao
động, đôi khi vẫn còn lỏng lẻo dẫn đến những hợp đồng bị chậm trễ, khiến đối tác nước
ngoài không hài lòng”.

Bên cạnh đó có một thực tế, hiện nay nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào cho công
nghiệp hỗ trợ vẫn chịu thuế nhập khẩu trong khi nhiều linh phụ kiện nhập khẩu lại đã có
thuế suất về 0%. Do đó, linh kiện sản xuất ra trong nước có giá thành cao hơn từ nhập
khẩu, mất đi tính cạnh tranh.

Hình 2.3 Kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô giai đoạn 2020-2022
Năm 2020, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu linh kiện
phụ tùng ô tô vào Việt Nam giảm 17,3% về kim ngạch so với năm 2019, trị giá trên 1,61
tỷ USD; trong đó riêng tháng 6/2020 đạt 279,44 triệu USD, tăng 72,7% so với tháng
5/2020 nhưng giảm 4% so với tháng 6/2019.
Việt Nam nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô chủ yếu từ các thị trường Hàn Quốc,
Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan; trong đó, nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Hàn
Quốc, với trị giá 421,04 triệu USD trong 6 tháng, chiếm 26,1% trong tổng kim ngạch
nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, giảm 24,1% so với 6 tháng đầu năm 2019; thị
trường lớn thứ 2 cung cấp linh kiện phụ tùng ô tô cho Việt Nam đó là Nhật Bản, với
300,06 triệu USD, chiếm 18,6%, giảm 15,1%; xếp thứ 3 về kim ngạch là thị trường
Trung Quốc đạt 282,44 triệu USD, chiếm 17,5%, giảm 18,5%; nhập từ Thái Lan đạt
258,06 triệu USD, chiếm 16%, giảm 14,3%.
Linh kiện phụ tùng ô tô nhập khẩu từ thị trường các nước EU nói chung chỉ chiếm
trên 4% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 65,56 triệu
USD, giảm 43,5% so với cùng kỳ.
Trong 6 tháng đầu năm 2020 nhập khẩu linh kiện phụ tùng ô tô các loại từ hầu hết
các thị trường giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; trong đó, nhập khẩu từ thị
trường Belarus giảm mạnh nhất 61,5%, đạt 0,1 triệu USD. Bên cạnh đó, nhập khẩu cũng
giảm mạnh từ các thị trường như: Đức giảm 56,8%, đạt 37,13 triệu USD; Brazil giảm
43,8%, đạt 2,01 triệu USD.
Chỉ có 2 thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ là: Tây Ban Nha tăng 40,7%, đạt
4,65 triệu USD; Mỹ tăng 8,6%, đạt 9,52 triệu USD.2020.
Năm 2021, Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy kim ngạch
nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô đạt 4,92 tỷ USD, tăng 22,9%, tương ứng tăng 916 triệu
USD so với năm 2020

Tính riêng trong tháng 12/2021 các doanh nghiệp nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu
từ Hàn Quốc với 127 triệu USD, từ Trung Quốc với 82 triệu USD, từ Nhật Bản với 69
triệu USD, từ Thái Lan với 59 triệu USD, từ Ấn Độ với 34 triệu USD.

Tính chung, linh kiện và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ 5 thị trường nêu trên đạt 371
triệu USD, chiếm tỷ trọng 87% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước trong cùng
thời điểm.

Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng năm 2021 cũng vượt xa so với
nhập khẩu ô tô nguyên chiếc.

Trong tháng 01 năm 2022, có rất nhiều chủng loại linh kiện, phụ tùng ô tô nhập về
nước ta, trong đó: Đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu là mã HS 8708, đạt 194,8 triệu
USD, giảm 15,57% so với tháng 12/2021 song tăng 1,44% so với tháng 01/2021; chiếm
tỷ trọng tới 49,32% tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện của cả nước.

Mã HS 4011 đứng thứ 2, đạt 29,8 triệu USD (chiếm tỷ trọng 7,55%) , tăng 3,97% so
với tháng trước nhưng giảm 4,59% so với cùng kỳ năm 2021.Tiếp đến là mã HS 8407 đạt
26,28 triệu USD, chiếm tỷ trọng 6,65%, giảm 6,28% so với tháng trước và giảm 16,74%
so với tháng 01/2021.

Trong tháng 02/2022, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, đạt gần 390 triệu
USD linh kiện và phụ tùng ô tô các loại được các doanh nghiệp nhập khẩu vào nước ta,
trong khi đó con số này của tháng trước là 395 triệu USD. Như vậy, linh kiện và phụ tùng
ô tô các loại được nhập về Việt Nam trong tháng này đã giảm nhẹ 1,3% so với tháng
trước.
Các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng qua có xuất xứ
rất đa dạng, chủ yếu từ Hàn Quốc với 117 triệu USD, từ Trung Quốc với 78 triệu USD,
từ Thái Lan với 73 triệu USD, từ Nhật Bản với 63 triệu USD, từ Ấn Độ với 22 triệu
USD. Tính chung, linh kiện và phụ tùng ô tô nhập khẩu từ 5 thị trường, nước xuất xứ này
đạt 354 triệu USD, chiếm tỷ trọng 91% trong tổng trị giá nhập khẩu linh kiện và phụ tùng
ô tô của cả nước trong tháng qua.
Tính chung lũy kế trong 2 tháng năm 2022, trị giá nhập khẩu nhóm hàng linh kiện và
phụ tùng ô tô đạt 787 triệu USD, tăng 7,6% tương ứng tăng 55,6 triệu USD so với cùng
kỳ năm trước.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu, Nhà
nước cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phù hợp, vận dụng tốt các cam kết trong hội
nhập khéo léo, để khuyến khích công nghiệp ô tô phát triển.

Cùng  với đó, bản thân các doanh nghiệp cũng cần nâng cao trình độ để đáp ứng tốt
nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

You might also like