You are on page 1of 10

DÀN BÀI TIỂU LUẬN MÔN THÔNG LỆ QUỐC TẾ

I. Những thông tin về sản phẩm công nghiệp:


a. Định nghĩa sản phẩm công nghiệp:
Công nghiệp được định nghĩa như sau theo Wikipedia: “Công nghiệp, là một bộ phận của
nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất hàng hóa vật chất mà sản phẩm được "chế tạo, chế biến,
chế tác, chế phẩm" cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo
cho cuộc sống loài người trong sinh hoạt. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất quy mô lớn,
được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của các tiến bộ về công nghệ, khoa học và kỹ thuật.”

Có thể tiếp cận một cách dễ hiểu hơn qua một vài ví dụ sau:

1. Vải được sản xuất để thiết kế thành quần áo phục vụ cho quy trình sản xuất tiếp
theo. 
2. Gỗ được khai thác để sản xuất thành nội thất, vật tư, hàng tiêu dùng,...
3. Linh kiện điện tử được sản xuất để lắp ráp thi công thành các thiết bị điện tử, máy
móc, thiết bị,...
4. Hóa chất được sản xuất và chế biến để trở thành nguyên vật liệu tiếp theo sản xuất
ra các hóa dược mỹ phẩm, 
5. Và còn rất rất nhiều sản phẩm công nghiệp khác chưa được nêu ra góp phần vào
nền thị trường sản phẩm công nghiệp của nước nhà. 

b. Phân loại sản phẩm công nghiệp:

Công nghiệp khai thác khoáng sản, than đá, dầu khí

Thị trường khoáng sản tại Việt Nam có trữ lượng không lớn và phân bố tản mạn, không
tập trung tại một hoặc nhiều cụm khu vực. Than và dầu khí hiện tại không còn đủ trữ
lượng để cung ứng trong vài chục năm tới mà phải nhờ đến việc nhập khẩu từ nước ngoài
để đảm bảo nguồn cung kịp thời. 
Đối với các loại khoáng sản quan trọng và có tiềm năng lớn, Chính Phủ đã giao cho một
số doanh nghiệp và tập đoàn chủ lực như khai thác than, khai thác và chế biến hóa chất
(apatit), khai thác và chế biến quặng sắt; vật liệu xây dựng,...

Công nghiệp chế biến chế tạo (CBCT)

Đây được xem là ngành công nghiệp đóng vai trò chủ đạo, góp phần tạo ra giá trị lớn
nhất cho khu vực công nghiệp nói chung khi công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam
đạt được tỉ trọng 16.5% GDP (2019). Đây thực sự là một con số không quá lớn khi so
sánh với các quốc gia khác, cụ thể: Trung Quốc chiếm 27.1% GDP; Hàn Quốc: 25.3%;
Thái Lan: 25.3%; Ma-lai-xi-a: 21.5%; Nhật Bản: 20.7%; Singapore: 19.8% và Đức:
19.4%. 

Các con số này mang tính chính xác một cách tương đối vì sự toàn cầu hóa và phân công
lao động quốc tế của các cơ sở sản xuất, công nghiệp chế biến chế tạo có thể dịch chuyển
ra toàn cầu. Nó có thể mang giá trị cao hơn. 

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước

Điện và nước là hai loại năng lượng thiết yếu trong đời sống hằng ngày của con người
cũng như trong các hoạt động sản xuất của các nhà máy chế biến, cơ khí, điện năng, thực
phẩm,...

May mặc, đồ dùng gia đình

Có lẽ không cần phải nói quá nhiều, Việt Nam là một trong những nước có kim ngạch
xuất khẩu ngành hàng dệt may thuộc top đầu trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và
Ấn Độ. Trước dịch bệnh, ngành dệt may mặc dù đạt được những kết quả khả quan nhưng
vẫn đối mặt với rất nhiều thách thức khách quan và chủ quan. Đồng tiền mất giá do căng
thẳng từ mối quan hệ Mỹ-Trung, giá hàng hóa gia công cao hơn so với các nước đối thủ,
thuế quan cao, trình độ công nghệ thấp,...
Vậy tình hình ngành hàng dệt may trong thời kỳ COVID và hậu COVID sẽ ra sao khi
phần lớn các nước nhập khẩu đều nghiêm ngặt và khó khăn trong vấn đề nhập nguyên vật
liệu đầu vào và xuất hàng đầu ra? Đây thực sự là một thách thức dài hạn nếu các doanh
nghiệp không tìm được một hướng đi mới chủ động với các sản phẩm chất lượng và độc
đáo hơn. 

Chế biến, sản xuất các hóa chất cần thiết

Có lẽ các bạn vẫn chưa hình dung được một cách bao quát và rõ ràng ngành công nghiệp
hóa chất đã và đang góp phần như thế nào đối với nền kinh tế Việt Nam. Công nghiệp
hóa chất xuất hiện ở hầu hết các khâu của quy trình sản xuất tại các nhà máy, nhà xưởng,
thậm chí là trong việc sản xuất lương thực thực phẩm. 

Vậy công nghiệp hóa chất đã và đang phục vụ trực tiếp các ngành nghề nào tại Việt
Nam? 

1. Hóa chất phục vụ trong nông nghiệp tạo ra các loại phân bón khác nhau như phân
lân, phân đạm,...
2. Sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật: thuốc trừ sâu, thuốc diệt mối, gián, chuột,...
3. Hóa chất cho các ngành công nghiệp cần nguồn nguyên liệu đầu vào: carbonic,
than hoạt tính, amoniac, các loại phụ gia,...
4. Hóa chất dùng trong tiêu dùng hằng ngày: xăng dầu, chất tẩy rửa,...
Đó là một vài khái niệm cơ bản, định nghĩa cùng với cách phân loại sản phẩm công
nghiệp từ thực tiễn thị trường Việt Nam. Hãy cùng vào danh mục “Sản Phẩm Công
Nghiệp” để tìm hiểu nhiều bài viết hơn về ngành nghề này, thực tiễn, áp dụng, cơ hội và
thách thức mà các doanh nghiệp và thị trường đang gặp phải. 

II. Những sản phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong xuất khẩu sản phẩm công nghiệp của Việt
Nam:
Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ Quý I của Bộ Công Thương chiều 30/3, Thứ trưởng
Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đánh giá, mặc dù tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó
khăn do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, chi phí vận chuyển tăng cao, ảnh hưởng
bởi căng thẳng, xung đột chính trị giữa Nga và Ukraine… nhưng kim ngạch xuất nhập
khẩu của Việt Nam trong quý I/2022 vẫn ghi nhận mức tăng trưởng cao, ước tính đạt
176,35 tỷ USD, tăng 14,37% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa đạt 88,58 tỷ USD, tăng 12,9%.

Tính riêng trong tháng 3/2022, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu hồi phục mạnh mẽ, ước đạt
34,06 tỷ USD, tăng 45,5% so với tháng trước và tăng 14,8% so với cùng kỳ năm trước.
Kim ngạch xuất khẩu tăng cả về lượng và giá ở nhiều nhóm hàng, đặc biệt ở một số
nhóm mặt hàng như nông sản, dầu thô, xăng dầu, phân bón, chất dẻo… Tính chung quý
1/2022, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 88,6 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng
kỳ năm trước; trong đó khu vực doanh nghiệp trong nước tăng cao (tăng 22%) hơn so với
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 10%).

“Thực tế trong quý I/2022, đã có 16 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD,
tăng 5 mặt hàng so với quý I/2021, chiếm 83,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (5 mặt hàng
đạt kim ngạch xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 57,9%). Điều này cho thấy sự nỗ lực của
các doanh nghiệp trong nước trong việc khôi phục sản xuất kinh doanh, nối lại chuỗi
cung ứng trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn phức tạp”, lãnh đạo Bộ Công Thương thông
tin.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến quý I/2022 tiếp tục
đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng chung của hoạt động xuất khẩu với kim
ngạch đạt 76,18 tỷ USD, tăng 11,6% so với quý I/2021 và chiếm 86% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu chung. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hầu hết các mặt hàng trong
nhóm đều tăng trưởng cao hơn so với quý I/2021. Trong đó, điện thoại và linh kiện có giá
trị xuất khẩu lớn nhất, đạt 14,23 tỷ USD, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm
0,9% so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường xuất khẩu, lãnh đạo Bộ Công Thương thông tin thêm, trong quý I/2022,
Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 25,57 tỷ USD,
chiếm 28,87% tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng 15% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến
là Trung Quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Năm 2021, có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 69,7% tổng
kim ngạch xuất khẩu.

Tám mặt hàng gồm điện tử, máy tính và linh kiện; điện thoại và linh kiện; phương tiện
vận tải và phụ tùng; sắt thép; gỗ và sản phẩm gỗ; giày dép; hàng dệt, may; máy móc thiết
bị và dụng cụ phụ tùng khác./.

III. Những sản phẩm chiếm tỉ trọng lớn trong xuất khẩu sản phẩm công nghiệp của Việt
Nam:

Trong giai đoạn 2016 – 2020, nhìn chung xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng khác sang hầu hết các thị trường đều tăng, với các thị trường chính là: Mỹ, EU,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ, Hồng Kông, chiếm khoảng 65% tổng kim
ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. 

Trong số các thị trường lớn kể trên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng sang thị trường Mỹ có xu hướng tăng; thị trường EU và Hàn Quốc
tương đối ổn định; còn tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản,
Trung Quốc, Ấn Độ và Hồng Kông có xu hướng giảm.

Thị trường Mỹ: Mỹ là thị trường xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng lớn
nhất của Việt Nam. Xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ tăng liên tục trong giai đoạn 2016
– 2020; đáng chú ý, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng xuất khẩu máy móc,
thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang Mỹ trong năm 2020 vẫn tăng mạnh ở mức 3 con số, đạt
12,21 tỷ USD, tăng 141,5% so với năm 2019. Tính chung trong giai đoạn 2016 – 2020,
xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang Mỹ tăng bình quân 54,8%/năm. 

Trong 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu mặt hàng này sang Mỹ tiếp tục tăng mạnh, đạt
7,73 tỷ USD, tăng 105,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang thị trường Mỹ tăng từ 21,0% trong năm 2016
lên 44,9% trong năm 2020 và trong 6 tháng đầu năm 2021 tăng lên 45,2%. 
EU: Xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang thị trường EU cũng liên tục
tăng trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt
26,2%/năm. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
sang EU dao động nhẹ: năm 2016 chiếm 11,5%, đến năm 2019 tăng lên 13,7%, năm
2020 giảm xuống còn 12,1%, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu máy móc,
thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang thị trường này tăng mạnh nên tỷ trọng cũng tăng
lên 14,0%. 

Hà Lan, Đức, Ba Lan, Italy là những thị trường thuộc EU nhập khẩu nhiều nhất máy
móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Việt Nam. Xuất khẩu mặt hàng này sang các thị
trường trên trong giai đoạn 2016 – 2020 đều tăng ở mức 2 con số. Đáng chú ý, trong 6
tháng đầu năm 2021, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang Đức tăng
mạnh và vượt điện thoại trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn nhất sang thị trường này, đạt
620,60 triệu USD, tăng 106,6% so với cùng kỳ năm 2020. 

Hàn Quốc: Hàn Quốc hiện đứng thứ 4 trong số các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết
bị, dụng cụ, phụ tùng của Việt Nam. Trong giai đoạn 2016 – 2019, xuất khẩu máy móc,
thiết bị, dụng cụ, phụ tùng của Việt Nam sang thị trường này liên tục tăng ở mức 2 con
số, với tăng trưởng bình quân đạt 28,2%/ năm. 

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang Hàn Quốc tương đối ổn định trong
những năm qua: năm 2016 - 2018, chiếm 7,5%; năm 2019 tăng lên 8,9%, nhưng lại
giảm về mức 7,5% trong năm 2020. - Thị trường Ấn Độ: Trong giai đoạn 2016 –2020,
xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang thị trường Ấn Độ biến động
liên tục.

Trong giai đoạn 2016 - 2018, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng sang thị
trường Ấn Độ tăng mạnh, với tốc độ tăng trưởng bình quân 166,3%/năm, đưa thị trường
này lên vị trí thứ 4 trong số các thị trường nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam (sau
Mỹ, EU và Nhật Bản). Trong 2 năm gần đây, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ
tùng sang Ấn Độ đều giảm (năm 2019 giảm 55,3% so với năm 2018, năm 2020 giảm
43,6%).

Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Ấn Độ đạt mức cao nhất
trong năm 2018 khi chiếm 10,3%, nhưng đã giảm mạnh xuống mức 1,6% trong năm
2020. 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác sang
thị trường Ấn Độ tăng trở lại, đạt 289,60 triệu USD, tăng 61,1% so với cùng kỳ năm
2020. 

Thị trường Hồng Kông: Cũng giống như thị trường Ấn Độ, xuất khẩu máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng sang thị trường Hồng Kông trong giai đoạn 2016 – 2020 biến động
liên tục. Năm 2017 và năm 2018, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang
thị trường này đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. 

Nhưng 2 năm gần đây, xuất khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng sang thị trường
Hồng Kông đều giảm, với kim ngạch trong năm 2020 đạt 658,81 triệu USD, giảm
11,4% so với năm 2019. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng sang Hồng Kông giảm từ 8,0% trong năm 2017, xuống còn 2,4%
trong năm 2020.

You might also like