You are on page 1of 2

Nhập khẩu:

Dựa vào bảng phân tích RCA, ta có thể thấy hầu hết các mặt hàng được nhập khẩu
nhiều là các nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất để xuất khẩu các ngành đã
nêu ở trên. Bởi vậy, xu hướng nhập khẩu của các nguyên vật liệu này đều liên quan
tới lượng xuaasat khẩu cả các thành phẩm làm từ chúng.
Từ các số liệu, tính đến năm 2021, có thể thấy nhập khẩu nhiều các nguyên liệu
dùng để sản xuất như thiết bị điện tử, nhựa và đặc biệt nhiều nhất là vải dệt ( RCA
>1)
Việt Nam tuy có ngành dệt may, da giày là những ngành nằm trong top có kim
ngạch xuất khẩu cao, thế nhưng lại phụ thuộc nhập khẩu nguyên phụ liệu dùng để
sản xuất vào Trung Quốc. Chính vì sự phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung
Quốc nên dẫn tới việc vào đợt dịch Covid-19 xảy ra, ngành dệt may, da giày của
nước ta lâm vào tình cảnh éo le, khó khăn, khan hiếm do không thể chủ động được
nguồn nguyên liệu.
Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 35,29 tỷ USD,
nhưng bên cạnh đó nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất hàng dệt may của
nước ta cũng lên tới con số 21,38 tỷ USD ( theo số liệu từ Trung tâm thông tin
Công nghiệp và Thương mại). Bốn thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt may
cho Việt Nam bao gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ và Đài Loan. Trong đó, đáng
chú ý nhất là Trung Quốc. Đây chính là thị trường cung cấp chiếm tỷ trọng lớn
nhất chiếm tới 50,61% tổng trị gía nhập khẩu các nguyên phụ liệu ngành dệt may
của Việt Nam. Tiếp đến là Hàn Quốc với tỷ trọng chiếm 10,67%
Công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp trong yếu trong nền kinh tế quốc dân,
có vị trí then chốt và tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp có liên
quan khác. Đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kỹ thuật của mọi
quốc gia trên thế giới. Vậy nên việc chú trọng đầu tư vào ngành này là cần thiết,
đặc biệt đối với Việt Nam là đất nước đang trên đà phát triển về kinh tế. Tốc độ
tăng trưởng của nhóm hàng máy vi tính và linh kiện điện tử đã vượt qua dệt may
trở thành nhóm hàng xuất khẩu chủ lực lớn thứ 2 của Việt Nam kể từ năm 2019
đến nay.
Để phát triển ngành hàng điện tử và linh kiện này, chúng ta cũng cần phải nhập
khẩu máy tính và linh kiện điện tử từ các thị trường nước ngoài, trong đó bao gồm:
Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hoa Kỳ và các nước ASEAN. Kim
ngạch nhập khẩu từ các thị trường này chiếm trên 90,24% tổng kim ngạch nhập
khẩu mặt hàng này của cả nước trong năm 2021 ( theo Bộ Công Thương).
Hiện nay, ngành nhựa Việt Nam cũng khởi sắc và là cơ hội béo bở cho cả xuất
khẩu, nhập khẩu và thu hút đầu tư. Các sản phẩm nhựa của Việt Nam có mặt tại
gần 160 thị trường trên thế giới. Trong đó, EU là một trong những thị trường có
lượng đơn hàng nhập khẩu tăng liên tục từ nhà cung ứng nhựa Việt Nam. Không
chỉ xuất khẩu, ngành nhựa Việt Nam còn được hưởng lợi cả về nhập khẩu từ thị
trường EU. Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, bán thành phẩm nhựa từ
EU để phục vụ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nhựa .
Đi cùng với các cơ hội, ngành nhựa Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách
thức của EVFTA ( Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam).
Cụ thể, Việt Nam phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ của Hiệp định để được
hưởng ưu đãi thuế quan EVFTA. Để đáp ứng được các quy tắc này, các doanh
nghiệp nhựa chỉ được sử dụng một phần nguyên liệu ngoài EU/ Việt Nam. Tuy
nhiên, hiện này nguồn nguyên liệu nhựa của nước ta chủ yếu được nhập khẩu, phụ
thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc và một số nước Châu Á khác. Chính vì
vậy, việc đáp ứng quy tắc xuất xứ này sẽ là một thách thức đối với Việt Nam.
Theo bảng số liệu trên, từ năm 2015 tới nay, nhập khẩu các sản phẩm sắt thép
nhiều nhưng đổi lại ít dần đi trong vòng 10 năm ( trước 2015 chỉ số RCA > 2,5.
Sau 2015, chỉ số RCA >1).
Ngành sắt thép Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, bởi nguồn nguyên liệu
sản xuất đầu vào của ngành này đa phần phải nhập khẩu, nên giá thành sản phẩm
sẽ bị phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài. Tuy nhiên trong những
năm gần đây, ngành sản xuất thép trong nước đang có những bước tiến rõ rệt và đã
hạn chế sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Ngành thép Việt Nam cũng đã
gặt hái được thành tựu to lớn khi lần đầu tiên trong lịch sử xuất siêu thép vào năm
2021. Hạn chế lớn của ngành thép hiện nay đó là mới chỉ đáp ứng nhu cầu xây
dựng, còn thép trong lĩnh vực cơ khí, chế biến, chế tạo hay công nghiệp hỗ trợ vẫn
chưa thể đáp ứng được. Do đó, các doanh nghiệp thép trong nước cần tiếp tục theo
dõi, bám sát diễn biến giá sắt thép trên thế giới, đồng thời tang cường đầu tư công
nghệ nhằm thúc đẩy tự chủ đối với lĩnh vực tiềm năng này.

You might also like