You are on page 1of 20

 TRUNG QUỐC

TT GẠO:

- Tổng quan

Kể từ năm 2013, Trung Quốc nổi lên thành nhà nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới. Các
nước cung cấp gạo chính cho thị trường Trung Quốc là Việt Nam, Thái Lan và Myanmar,
trong khi Trung Quốc cũng nhập khẩu khá nhiều từ Campuchia. Việt Nam và Thái Lan là
hai nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Trung Quốc, chiếm hơn 3/4 (78%) tổng trị giá gạo
nhập khẩu năm 2018 (theo Worldstopexports). Theo các chuyên gia, Trung Quốc chiếm
30% tổng sản lượng cũng như tổng tiêu thụ gạo toàn cầu, là nước sản xuất và tiêu dùng
gạo lớn nhất thế giới. Cách đây 10 năm, khối lượng gạo thương mại của Trung Quốc còn
rất ít. Là nước sản xuất đồng thời tiêu thụ lương thực lớn nhất thế giới, họ tự cung tự cấp
phần lớn lương thực cho bản thân mình. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ cho người trồng
lúa, cụ thể là áp dụng giá thu mua tối thiểu, đều đặn trong nhiều năm đã khiến sản lượng
gạo tăng nhanh.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), khối lượng gạo xuất khẩu tháng 3/2019
ước đạt 658.000 tấn với giá trị 281 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 3 tháng đầu
năm 2019 ước đạt 1,43 triệu tấn và 593 triệu USD, giảm 3,5% về khối lượng và giảm
20,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Đáng chú ý, nếu như năm 2018, Trung Quốc luôn đứng ở vị trí thứ nhất trong số các thị
trường nhập khẩu gạo chính của Việt Nam thì 3 tháng đầu năm 2019, Philippines vươn
lên đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam với 40,2% thị phần.

Để tăng lượng gạo xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam,
thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều Chương trình xúc tiến thương mại
gạo theo hướng đổi mới, đa dạng hóa hình thức thực hiện. Trong đó, giai đoạn từ 2016-
2018, Bộ đã mời 4 đoàn doanh nghiệp nhập khẩu gạo của Trung Quốc từ các tỉnh có nhu
cầu tiêu thụ lớn sản phẩm gạo Việt Nam như: An Huy, Quảng Đông, Vân Nam, Phúc
Kiến, Chiết Giang, thành phố Trùng Khánh vào giao dịch mua hàng, thăm quan thực địa
tại các địa phương có sản lượng gạo hàng hóa lớn và tập trung nhiều doanh nghiệp xuất
khẩu.

Đặc biệt, từ ngày 5-10/5/2019, Bộ Công Thương và các đơn vị tổ chức mời đoàn doanh
nghiệp nhập khẩu gạo Trung Quốc kết nối, giao thương và tham gia các hoạt động xúc
tiến thương mại gạo. Các chương trình này là cơ hội để quảng bá về chất lượng gạo Việt
Nam, tiềm năng về sản xuất cũng như giới thiệu cơ sở vật chất, khả năng đáp ứng nhu
cầu của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, được kỳ vọng sẽ mở rộng cơ hội cho hạt
gạo Việt Nam vào thị trường Trung Quốc, một trong những thị trường chủ lực của gạo
Việt.

- Rào cản

Trung Quốc tăng rào cản kỹ thuật và áp thuế cao lên mặt hàng gạo

Từ năm 2019, Trung Quốc sẽ kiểm soát chặt chẽ hơn đối với việc nhập khẩu gạo từ Việt
Nam và các nước ASEAN. Cụ thể, gạo Việt Nam muốn vào thị trường này phải đảm bảo
các quy định như thời gian xông trùng phải đạt 120 giờ; mẫu kiểm tra phải được đưa đến
cơ sở của Trung Quốc kiểm nghiệm; bao bì, nhãn mác phải ghi đầy đủ thông tin về xuất
xứ hàng hóa theo thông lệ quốc tế và phải được cơ quan kiểm nghiệm của quốc gia này
đóng dấu. Trường hợp không đáp ứng sẽ bị từ chối cấp chứng thư nhập khẩu, thời gian áp
dụng là từ giữa năm 2019.

Hiện Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc gia Trung Quốc chỉ
cho phép tổng cộng 22 doanh nghiệp (DN) của Việt Nam đảm bảo các tiêu chí và rào cản
mà Trung Quốc đưa ra được xuất khẩu gạo chính ngạch sang quốc gia này. Tuy nhiên, để
có “giấy thông hành”, các DN này phải đáp ứng những đòi hỏi bao gồm việc tất cả các lô
gạo phải được cơ quan chức năng của Trung Quốc kiểm tra chất lượng - từ vùng trồng,
nhà máy sản xuất cho đến kho bãi và công tác khử trùng trước khi gạo được xuất sang
nước họ.

Trung Quốc đột ngột áp thuế nhập khẩu gạo ở mức rất cao kể từ ngày 1/7/2018, thuế suất
nhập khẩu các loại gạo là 40-50%, chỉ riêng gạo tấm là 5% đã ảnh hưởng đến tình hình
tiêu thụ lúa gạo. Trung Quốc đánh thuế nhập khẩu gạo Việt Nam lên mức 50%, làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến xuất khẩu mặt hàng này.
TT QUẦN ÁO:

Sự lên ngôi của chủ nghĩa tiêu dùng dân tộc tại Trung Quốc góp phần đưa ngành thời
trang nội địa phát triển mạnh mẽ. Điều này khiến nhiều thương hiệu quốc tế đang kiếm
tiền tại thị trường tỉ dân 'đau đầu' tìm cách cạnh tranh.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thương hiệu thời trang nội địa đã đặt ra nhiều thách thức các
nhà mốt danh tiếng phương Tây đang hoạt động tại Trung Quốc và xem thị trường này là
“con gà đẻ trứng vàng”. Những “ông lớn” nước ngoài không chỉ thận trọng để tránh đụng
chạm đến các vấn đề chính trị, văn hóa nhạy cảm với người dân địa phương mà còn đau
đầu tìm cách thích ứng trước sự phát triển quá mạnh mẽ của các đối thủ nội địa. Họ cũng
chịu áp lực phải theo kịp thị hiếu thay đổi chóng mặt của khách hàng trẻ xứ Trung và
đứng trước nguy cơ bị ép giá.

Cùng với đó, người dân Trung Quốc càng trở nên khó tính hơn đối với việc đón nhận
những sản phẩm ngoại và sẵn sàng tẩy chay triệt để đối với những thương hiệu đụng
chạm đến vấn đề văn hóa, chính trị của quốc gia mình.

Cuối năm 2018, Dolce & Gabbana bị “ném đá” thậm tệ tại Trung Quốc vì một video bị
cho là chế giễu văn hóa của người châu Á và phải hủy show diễn hoành tráng ở Thượng
Hải vào phút chót. Làn sóng phản đối nhà mốt Ý cũng lan rộng khắp Cbiz với sự hưởng
ứng của loạt sao đình đám. Dù có nhiều động thái hối lỗi, thương hiệu này vẫn bị người
Trung Quốc quay lưng và sự căng thẳng này đến giờ chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Hồi
tháng 6 vừa qua, Mạc Văn Úy đã bị khán giả nước này tuyên bố tẩy chay vì diện trang
phục của Dolce & Gabbana.

TT GỖ:

Bán đồ nội thất trực tuyến trở thành xu hướng trên cả nước
Ngành thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc, tạo ra
những con đường ngày càng tăng cho ngành trang trí nội thất. Cổng thương mại
điện tử có các tính năng tuyệt vời để thu hút khách hàng kỹ thuật số và cung
cấp các tùy chọn tăng trưởng mới cho các nhà bán lẻ nội thất. Mua đồ nội thất
trực tuyến đang trở thành một xu hướng khi khách hàng thích mua hàng trực
tuyến do sự tiện lợi và thoải mái của dịch vụ hậu cần và vận chuyển đồ nội thất
đến tận nhà. Nhiều nhà bán lẻ đồ nội thất đang tạo ra sự hiện diện thương hiệu
trực tuyến mạnh mẽ và tăng doanh số bán hàng của họ với các cửa hàng trực
tuyến và cổng thương mại điện tử. Một số trang chuyên bán đồ nội thất nổi
tiếng trong nước bao gồm Alibaba, JD.com và Made-In-China.

Theo ước tính, Trung Quốc dẫn đầu doanh số bán đồ nội thất trực tuyến trên
toàn cầu với doanh số ước tính hơn 68,6 tỷ USD vào năm 2019. Sự phát triển
nhanh chóng của thương mại điện tử ở Trung Quốc đã gia tăng các kênh bán đồ
nội thất trong 2-3 năm qua. Doanh số bán đồ nội thất trực tuyến thông qua các
kênh phân phối trực tuyến tăng từ 54% năm 2018 lên khoảng 58% vào năm
2019 do người tiêu dùng đang thể hiện sở thích mua các sản phẩm nội thất trực
tuyến ngày càng tăng. Sự tăng trưởng ổn định trong thương mại điện tử và sự
gia tăng các nhà bán lẻ áp dụng các kênh trực tuyến để bán các sản phẩm nội
thất của họ được dự đoán sẽ làm tăng thêm nhu cầu đối với các sản phẩm nội
thất trong nước.

Thị phần của thương mại điện tử trong ngành nội thất tăng từ 53% lên 58% qua
các năm 2017-2019. Chiếm phần trăm vượt trội so với mua sắm truyền thống,
và trong tương lai sẽ còn tăng trưởng hơn nữa.

Nội thất phòng khách và phòng ăn nổi lên trở thành phân khúc lớn nhất
của thị trường nội thất
Với điều kiện nhà ở ngày càng được cải thiện, mức độ sẵn sàng đầu tư nhiều
hơn vào nội thất gia đình của người dân Trung Quốc không ngừng tăng lên, đặc
biệt là các sản phẩm nội thất phòng khách, phòng ăn và phòng ngủ. Doanh số
bán lẻ đồ nội thất của Trung Quốc cũng duy trì xu hướng tăng trưởng ổn định từ
năm 2018 đến năm 2020 với doanh số bán lẻ đồ nội thất ở Trung Quốc lên tới
gần 19,5 tỷ nhân dân tệ vào năm 2019. Doanh số bán đồ nội thất gia dụng
thống trị doanh số bán lẻ do sự sẵn có và đổi mới của một số lượng lớn đồ mới.
các sản phẩm nội thất dân dụng đa dạng về kiểu dáng và kết hợp chất liệu.
Trong số các đồ nội thất dân dụng, nhu cầu về đồ nội thất phòng khách và
phòng ăn đã cho thấy sự tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc. Nội thất phòng
khách và phòng ăn thống trị thị trường với thị phần gần 38% trong thị trường
nội thất nói chung, tiếp theo là nội thất phòng ăn và nhà bếp vào năm 2019.
Ghế và sofa đóng góp phần lớn về mặt doanh thu trong phân khúc nội thất
phòng khách. Các danh mục quan trọng khác là Bộ Sofa, Bàn ăn, Ghế trung
tâm, và các loại khác. Các tỉnh miền Nam và miền Đông đang chứng kiến nhu
cầu về nội thất phòng khách và phòng ăn ngày càng tăng do số lượng các tòa
nhà dân cư ngày càng tăng, thu nhập khả dụng cao và quá trình đô thị hóa.
Thị trường đồ gỗ của Trung Quốc có tính cạnh tranh cao với sự hiện diện của
các công ty trong nước và quốc tế. Một số công ty lớn trong nước bao gồm
Suofeiya, Chengdu Shuanghau Industrial Company, Oppein Homes và Landbond
Group. Các cơ hội kinh doanh mới xuất hiện trên thị trường đang thu hút những
người mới tham gia vào ngành đồ nội thất Trung Quốc và cũng có sự gia tăng
của các công ty nước ngoài tham gia vào thị trường. Các công ty nội thất nước
ngoài hiện chiếm khoảng 3-4% thị phần trong nước và dẫn đầu phân khúc cao
cấp. Tuy nhiên, các công ty này đang nhắm đến phân khúc cấp thấp để chiếm
thị phần cao. Các công ty như IKEA đã thành công trong việc mở gần 20 cửa
hàng trên khắp cả nước và dự kiến có khả năng sẽ mở thêm 13 cửa hàng mới
vào năm 2020.

Các công ty nắm thị phần chủ chốt tại thị trường nội thất Trung Quốc gồm có:
Interi Furniture, Qumei Furniture, IKEA China, Kinwai Group, China, Chengdu
Sunhoo Industry Co., Ltd.

Việt Nam là thị trường nổi bật khi ngành hàng đồ gỗ nội thất Trung Quốc gặp khó

Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung
Quốc trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 163.000 tấn, trị giá 812,6 triệu USD, giảm 22% về
lượng và giảm 16,6% về trị giá so với cùng kì năm 2018. 
Giá nhập khẩu bình quân mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc trong 9 tháng đầu
năm nay đạt 4.983,7 USD/ tấn, tăng gần 7%.
Theo Bộ Công Thương, nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chậm lại trong bối
cảnh xung đột thương mại kéo dài với Mỹ. Trong đó, tăng trưởng nhập khẩu đã giảm tốc
mạnh trong vài quí gần đây và tiếp tục xu hướng giảm. 

Theo đó, nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm mạnh, trong đó có mặt hàng đồ nội thất
bằng gỗ. 

Mặt khác, do không xuất khẩu được vì ảnh hưởng từ căng thẳng thương mại với Mỹ nên
các nhà sản xuất đồ nội thất của Trung Quốc đang hướng mục tiêu tới thị trường nội địa,
vì vậy nhu cầu nhập khẩu đồ nội thất của Trung Quốc giảm. 
Tuy nhiên, với các qui định về môi trường ngày càng nghiêm ngặt như hiện nay, khiến
các nhà sản xuất nội thất của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về chi phí và khó cạnh
tranh với các sản phẩm nhập khẩu.

Do đó, sản xuất đồ nội thất tại thị trường Trung Quốc đang có xu hướng thu hẹp. 

Cụ thể, theo Tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (ITTO), với các qui định môi trường mới,
nhiều nhà máy chế biến gỗ ở khu vực Manzhouli, Suifenhe và Erlianhot ở Trung Quốc đã
ngừng sản xuất. 

Một số đã đóng cửa kinh doanh hoàn toàn trong khi một số doanh nghiệp khác đã di dời
và điều này đã thay đổi các kênh phân phối sản phẩm gỗ tại thị trường đồ nội thất tại
Trung Quốc. 
Triển vọng xuất khẩu đồ nội thất cho các thị trường, trong đó có Việt Nam rất khả quan
bởi nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất tại Trung Quốc là rất lớn, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công
Thương nhận định.

Đặc biệt Cục phát triển Thương mại Hong Kong (HKTDC) cho rằng thị trường người
tiêu dùng Trung Quốc đang trong độ tuổi từ 25 - 35, những người tiêu dùng bắt đầu cuộc
sống một mình hoặc lập gia đình đều có nhu cầu cao về đồ nội thất.

Tầng lớp trung lưu Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng dẫn đến nhu cầu ngày càng
tăng đối với các sản phẩm nội thất chất lượng cao. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng sẽ thúc
đẩy thị trường đồ nội thất của Trung Quốc tăng trưởng mạnh

Việt Nam, Italy, Ba Lan là ba thị trường cung cấp mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ lớn nhất
cho Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2019, lượng nhập khẩu từ ba thị trường này
chiếm tới 48,4% tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc.
Trong đó nhập khẩu từ Việt Nam dẫn đầu đạt 35.600 tấn, trị giá 100,78 triệu USD, giảm
19,7% về lượng, giảm 22,5% về trị giá so với cùng kì năm 2018. 

Tuy nhiên, tỉ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam tăng thêm 0,6 điểm phần
trăm so với 8 tháng đầu năm 2018
Trong 9 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu đồ nội thất phòng khách và phòng ăn bằng gỗ
(mã HS 940360) của Trung Quốc chiếm 52% tổng lượng đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu,
đạt 84.700 tấn, trị giá 307,4 triệu USD, giảm 27,3% về lượng và giảm 18,5% trị giá so
với cùng kì năm 2018.

Trong đó, nhập khẩu đồ nội thất phòng ngủ bằng gỗ (mã HS 940350) từ Việt Nam với
lượng chiếm tỉ trọng lớn nhất, nhưng giảm mạnh với lượng nhập khẩu đạt 9.600 tấn, trị
giá 26 triệu USD, giảm 26,2% về lượng, giảm 29,7% về trị giá.

Ngoài ra, trong 9 tháng đầu năm 2019 Trung Quốc còn nhập khẩu ghế khung gỗ, đồ nội
thất nhà bếp và đồ nội thất văn phòng, nhưng lượng và trị giá nhập khẩu các mặt hàng
này đều giảm. 

Đáng chú ý, mặc dù nhập khẩu các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ đều giảm cả về lượng và
trị giá trong 9 tháng đầu năm 2019, nhưng giá nhập khẩu bình quân các mặt hàng này đều
tăng, trừ mặt hàng đồ nội thất nhà bếp

Nhu cầu tiêu thụ nội địa sản phẩm gỗ của Trung Quốc (chiếm 75% sản lượng) cũng đang tăng lên cùng với
mức sống của người dân. Các công ty sản xuất sản phẩm lâm sản thuộc khu vực UNECE đang phải đối mặt
với sự chuyển biến mau lẹ của thị trường: một số công ty thành công trong việc tham gia đầu tư và kinh doanh
với các đối tác Trung Quốc, trong khi các công ty khác thì không thể trụ vững khi doanh thu suy giảm. Kim
ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Trung Quốc và Đông Nam Á sang 5 thị trường lớn là Mỹ, Pháp, Đức, Anh và Nhật
Bản thời gian qua đã đạt mức tăng trưởng mạnh. Ngành đồ gỗ Trung Quốc có nhiều lợi thế lớn như chi phí
nhân công rẻ, các cơ sở sản xuất qui mô lớn hoạt động hiệu quả cao và cho ra sản phẩm chất lượng tốt. Trung
Quốc chiếm lần lượt khoảng 43% và 33% kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ và Liên minh Châu Âu. Hiện
nay, Trung Quốc có thể được coi là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới, vị trí độc tôn của Italia trong một
thời gian dài.

Ngành sản xuất gỗ ván sàn Trung Quốc cũng đang tạo ra ảnh hưởng mạnh đến thị trường thế giới khi tích cực
gia tăng thị phần tại châu Âu. Mặc dù vậy, gỗ ván sàn Trung Quốc tại châu Âu cũng phải đối mặt với sự cạnh
tranh từ sản phẩm phi gỗ và ván sàn nhập khẩu từ các thị trường khác. Riêng gỗ lót ván sàn, Trung Quốc đã
tăng thị phần mặt hàng này tại châu Âu từ 10% năm 2000, lên đạt trên 35% năm 2005. Để giải toả các áp lực
cạnh tranh, ngành gỗ ván sàn Trung Quốc đã thực hiện chiến dịch marketing nhằm khuyến khích người tiêu
dùng sử dụng gỗ ván sàn thật thay vì sử dụng các vật liệu ván sàn khác.
Trong một diễn biến khác, Bộ Thương mại và Tổng Cục thuế Trung Quốc đã cùng phát hành
thông tư về việc thu và hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với gỗ phế liệu và gỗ nội thất. Quyết
định trên -có hiệu lực từ ngày 1/1/06-31/12/08- sẽ khuyến khích việc tận dụng và khai thác mọi
nguồn gỗ và được áp dụng cho các loại gỗ phế liệu, gồm phụ phẩm từ cây lấy gỗ (như cành, vỏ,
lá, rễ...) và phế liệu gỗ trong quá trình chế biến (như thanh gỗ, phụ phẩm của gỗ và tre, mạt
cưa, lớp gỗ mặt hỏng, lõi gỗ...). Phế liệu gỗ nội thất bao gồm gỗ khúc thứ cấp có chất lượng
kém, gỗ có đường kính nhỏ và gỗ khúc có chiều dài dưới 2m và đường kính nhỏ hơn 8 cm.
Quyết định trên cũng quy định các doanh nghiệp đóng thuế phải đảm bảo sản phẩm có chất
lượng đáp ứng được các tiêu chuẩn truớc khi áp dụng hoàn thuế VAT.

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 10 tháng năm 2021
đạt 1,25 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2020. Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam được dự báo
có nhiều cơ hội tăng trưởng tại thị trường này.
10 tháng năm 2021, xuất khẩu tăng 25,7% so với cùng kỳ

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm tới thị trường Trung Quốc trong
tháng 9/2021 đạt 108,7 triệu USD, tăng 20,1% so với tháng 9/2020. Trong 9 tháng đầu năm 2021, trị giá xuất khẩu
gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Trung Quốc đạt 1,13 tỷ USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hầu hết gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu tới các thị trường đều giảm,
nhưng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Quốc chỉ giảm so với tháng trước, nhưng tăng
mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Tốc độ tăng trưởng cao sang thị trường Trung Quốc nằm trong nhóm hàng dăm gỗ
và nhóm hàng gỗ, ván và ván sàn. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ dẫn đầu đạt 891,8 triệu USD trong 9
tháng đầu năm 2021, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 78,7% tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của
Việt Nam, giảm 5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.

Tiếp theo là gỗ, ván và ván sàn đạt 173 triệu USD, tăng 114,7% so với cùng kỳ năm 2020. Nhóm hàng đồ nội thất
cần đẩy mạnh xuất khẩu nhưng chỉ đạt 64,7 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm
2020. Tốc độ tăng trưởng thấp nhất, do ảnh hưởng bởi dịch nên hoạt động sản xuất của nhóm hàng này bị gián đoạn.

Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm đồ nội thất bằng gỗ tới thị trường Trung Quốc là mặt hàng đồ nội thất
văn phòng đạt 20,9 triệu USD tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là mặt hàng đồ nội phòng khách và
phòng ăn đạt 16,9 triệu USD, giảm 6,8%; Ghế khung gỗ đạt 11,3 triệu USD, giảm 7,5%....

Bước sang tháng 10/2021, ước tính kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc trong tháng 10/2021 đạt 121 triệu USD, nâng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc trong 10 tháng năm 2021 đạt 1,25 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2020.
Đồ nội thất bằng gỗ là nhóm hàng cần đẩy mạnh xuất khẩu để nâng cao giá trị của ngành gỗ, tuy nhiên kim ngạch
xuất khẩu mặt hàng này tới thị trường Trung Quốc vẫn còn thấp so với nhu cầu nhập khẩu của nước này.

Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm
2021 đạt 748,3 triệu USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 cho Trung Quốc, sau EU nhưng chỉ chiếm
9,2% tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc. Các mặt hàng đồ nội thất bằng gỗ Trung Quốc nhập khẩu chiếm tỷ
trọng cao như đồ nội thất phòng khách và phòng ăn, ghế khung gỗ đều là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Do
đó, rất nhiều cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đẩy mạnh sang thị trường Trung Quốc.

Xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc càng có nhiều cơ hội tăng trưởng trong tới
gian tới khi hoạt động sản xuất của nước này đang có xu hướng giảm, do tình trạng thiếu điện năng, nên các biện
pháp hạn chế sử dụng điện trong các nhà máy hiện đang được thực thi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến gỗ
tại Trung Quốc còn đối mặt với các quy định nghiêm ngặt về môi trường.

 SINGAPO

Tuy là một đất nước nhỏ với chưa đầy 6 triệu dân, nhưng mức tiêu dùng qua thương mại
điện tử (TMĐT) của Singapore có thể nói gần tương đương với thị trường xấp xỉ 100
triệu dân của Việt Nam. Đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho rằng, đây là cơ
hội tốt cho doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào thị trường Singapore thông qua
TMĐT vì độ dung nạp của thị trường lớn. Người tiêu dùng Singapore có xu hướng phụ
thuộc vào TMĐT nhiều hơn người dân các nước khác do cường độ làm việc cao, nền
tảng thanh toán thuận lợi an toàn và tốc độ Internet cao.
Hiện nay, ở Singapore, có rất nhiều sàn TMĐT đang hoạt động như: Shopee, Lazada,
Amazon.sg, Qoo10, Ezbuy, Ebay. Một số sàn chuyên về thời trang, mỹ phẩm như:
Zalora, Reebonz, Love Bonito, Althea; và các sàn chuyên về nội thất, phong cách sống
là: Courts, Castlery, Forty Two, Hip Van, Tangs, Horme; các sàn chuyên về thực phẩm
là Redmart, Fairprice marketplace… Hầu hết các sàn TMĐT đều cho phép đóng gói và
kiện toàn dịch vụ từ nước ngoài trừ Amazon.sg và các sàn chuyên về thực phẩm. Chi phí
phải trả cho các sàn giao dịch TMĐT thông thường là 7,5% giá trị giao dịch, không kể
chi phí vận chuyển.
Hiện nay, ngày càng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn tham gia các sàn
TMĐT ở Singapore thông qua các doanh nghiệp cung ứng trung gian dịch vụ. Nhà cung
ứng dịch vụ trung gian này đứng ra là nhà nhập khẩu (xin giấy phép nhập khẩu), làm thủ
tục hải quan, cung ứng dịch vụ lưu kho, giao nhận và trung gian bán hàng trên một hoặc
cùng lúc trên nhiều sàn TMĐT.
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho hay, đến nay hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam
tham gia TMĐT ở Singapore chủ yếu là trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, có rất ít
doanh nghiệp tham gia vào các ngành hàng thế mạnh của Việt Nam như đồ nội thất,
quần áo, đồ chơi, đồ gia dụng… Đối với các mặt hàng này, do dễ dàng thực hiện đóng
gói và kiện toàn dịch vụ từ nước ngoài, các doanh nghiệp có thể tự đăng ký tài khoản và
“mở quầy” trực tiếp với các sàn, ví dụ như Lazada, Shopee… Tuy nhiên, đối với sản
phẩm thực phẩm, đồ uống, do liên quan đến quy định giấy phép nhập khẩu thực phẩm,
bắt buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải có nhà nhập khẩu tại Singapore để làm thủ tục
xin cấp phép tại Cơ quan thực phẩm Singapore nếu muốn bán hàng qua các sàn
Amazon.sg, Redmart, Fairprice marketplace…
Hiện nay, ở Singapore có nhiều doanh nghiệp cung ứng dịch vụ trung gian bán hàng trên
các sàn TMĐT với giá cả cạnh tranh và với mức độ cung cấp dịch vụ sâu rộng và chất
lượng khác nhau (công nghệ quản lý lưu kho, mức độ cập nhật của báo cáo và kiểm kê,
quản lý tài khoản thu hộ…), Thương vụ Việt Nam tại Singapore khuyến nghị các doanh
nghiệp liên hệ với Thương vụ để có thêm thông tin và sự lựa chọn tin cậy.
Singapore là thị trường có độ mở lớn, với kim ngạch thương mại lớn và cũng không có
bất cứ hạn chế nào với nhập khẩu, không có bất cứ rào cản phi thuế quan nào ngoài
những tiêu chuẩn được các tổ chức quốc tế quy định (OIE và Codex). Hơn 99% hàng
nhập khẩu vào Singapore là miễn thuế (trừ ôtô, xăng dầu, rượu, thuốc lá…). Đây còn là
thị trường trung chuyển, tạm nhập tái xuất lớn, lên đến khoảng 43% giá trị nhập khẩu.
Dù là nước nhỏ, với dân số chưa đến 6 triệu người, nhưng Singapore là nước có đối tác
nhập khẩu đa dạng bậc nhất thế giới với 220 đối tác. Trước bối cảnh dịch Covid-19,
Singapore ngày càng thận trọng trong chính sách thương mại, tránh phụ thuộc vào một
thị trường cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Hiện, Singapore đang khống chế tỷ lệ xuất
khẩu vào một thị trường đơn lẻ không quá 15% tổng giá trị xuất khẩu của nước này. Dự
kiến, tỷ lệ này sẽ được xem xét giảm đối với cả xuất khẩu và nhập khẩu.
Với những đặc điểm đó, DN Việt có cơ hội lớn để thâm nhập thị trường Singapore và
thông qua thị trường này để đi ra thế giới. Tuy nhiên, để làm được điều này, DN cần chú
trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Đối với
thực phẩm chế biến, đồ uống… cần chú ý đến bao bì, chỉ dẫn bằng tiếng Anh, thời hạn
sản phẩm và các chứng chỉ như HACCP, Halal…
Đối với thị trường Singapore, các DN cũng nên lưu ý đến vấn đề thời hạn sản phẩm. Để
đưa vào hệ thống bán lẻ, thời hạn của các sản phẩm chế biến phải đủ dài, tốt nhất trên 12
tháng để đảm bảo đủ vòng quay kinh doanh. Các sản phẩm có thời hạn ngắn, chưa kịp
tiếp cận khách hàng, thương mại hóa đã phải giảm giá thanh lý (mọi sản phẩm còn hạn
dưới 6 tháng) sẽ khiến các nhà nhập khẩu ngần ngại. Một khó khăn khác cho các DN
Việt Nam trong khả năng cạnh tranh là vấn đề giá và khả năng đảm bảo nguồn cung. Các
nhà nhập khẩu Singapore có mạng lưới đối tác phong phú từ 220 đối tác trên thế giới, vì
vậy, họ luôn lưu ý để tìm kiếm những sản phẩm tốt nhất có giá thành hạ nhất cho người
tiêu dùng Singapore.
Ngoài ra, các DN cũng cần giữ chữ tín trong kinh doanh, đảm bảo nguồn cung ổn định
cho các nhà nhập khẩu Singapore. Các DN xuất khẩu Việt Nam cũng cần lưu ý đến việc
kết nối theo chuỗi với các nhà cung ứng dịch vụ vận tải, kho bãi, nhà vận tải gom
hàng…, có sẵn thông tin và mạng lưới để xuất hàng nhanh chóng. Các DN Việt Nam đặc
biệt phải quan tâm đến việc xây dựng trang web và năng lực trao đổi thông tin qua các
ứng dụng công nghệ số.

TT GẠO:

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Singapore cũng đạt mức
tăng trưởng tốt đạt kim ngạch  67.557 triệu USD (tăng  7,12% so với
2019) và lượng đạt khoảng  trên 86.679 tấn (tăng  15,8% so với cùng kỳ
2019).

Trong năm 2020, tốp những quốc gia xuất khẩu gạo vào thị trường Singapore
không có nhiều thay đổi, 03 quốc gia là Thái Lan, Ấn Độ và Việt Nam chia sẽ 3
vị trí dẫn đầu với tổng 81,39% thị phần gạo của Singapore.

Năm 2020 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về số lượng nhập khẩu, trong khi
các năm trước đó thị trường Singapore có dấu hiệu giảm nhập khẩu gạo. Đặc
biệt trong quý 4 của năm 2019, nhập khẩu gạo của Singapore tăng trưởng
mạnh mẽ từ mức tăng trưởng âm sau 9 tháng đầu năm 2019 (giảm 4,1%) lên
mức tăng trưởng dương cả năm 2019 (tăng 11,98%) và tăng mạnh vào năm
2020 với mức tăng rất cao (30,6%)
Hầu hết các nhóm gạo đều tăng trưởng nhập khẩu ở mức cao, chỉ riêng gạo lứt
thường (HS10062090) suy giảm nhẹ, ở mức giảm 0,71%. Đặc biệt, nhóm gạo
trắng hom mali (HS 10063040) và gạo tẻ trắng (HS 10063099) chiếm tỷ trọng
lớn nhất, đạt mức tăng ấn tượng từ đầu năm với kim ngạch tăng lần lượt
29,16% và 36,7% và khối lượng tăng lần lượt 27,2% và 28,3% so với cùng kỳ
năm ngoái. Đây cũng là nhóm gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị
trường Singapore trong nhiều năm qua và hiện tại do nhu cầu của thị trường,
một số đối tác khác như Ấn Độ và Myanmar cũng bắt đầu tiến hành xuất khẩu
loại gạo này sang thị trường Singapore.

Riêng đối với mặt hàng gạo, hiện Việt Nam xuất khẩu sang Singapore chiếm 20% thị
phần tại nước này (với kim ngạch xuất khẩu đạt gần 80 triệu SGD, 80.000-90.000
tấn/năm), là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ 3 vào Singapore chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan.

Các loại gạo nhập khẩu chủ yếu của Singapopre hiện nay là gạo trắng, gạo thơm, gạo
Thái Hom Mali, gạo lứt hoặc gạo nâu, gạo nếp, gạo đồ và gạo tấm; trong đó Việt Nam
hiện xuất khẩu sang Singapore chủ yếu là gạo trắng chiếm khoảng 81%, gạo nếp
chiếm 14% và gạo tấm 7%.

TT GỖ

Định hướng từ năm 2021, ban lãnh đạo cho biết TTF sẽ đàm phán với các hành
truyền thống và đẩy mạnh mảng xuất khẩu, trong đó tích cực nâng cao hợp đồng
dài hạn, tập trung chủ lực vào thị trường Mỹ, Ý, châu Âu, Trung Quốc, Nhật
Bản… thông qua các kênh bán lẻ. Công ty cũng tiếp tục tìm đối tác tiềm năng
trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất để liên doanh.
Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) vừa thông qua quyết định đầu tư gần 5,4 triệu
USD (tương đương 124 tỷ đồng) để nắm 20% vốn điều lệ Công ty Natuzzi Singapore
PTE. Ltd có trụ sở đặt tại Marina Bay Financial Tower 1, Singapore. Được biết, Natuzzi
là công ty nội thất lâu đời được thành lập từ năm 1959.
Theo TTF, thương vụ lần này nhằm mục tiêu xây dựng thương hiệu và mở rộng sự hiện
diện của các sản phẩm nội thất sản xuất tại Việt Nam ra thế giới. Mở rộng thị trường xuất
khẩu là mục tiêu lớn của TTF đặt ra từ năm 2020 – sau khi mất 2 năm để củng cố và tìm
lời giải cho bài toán giải cứu Công ty sau cú sốc hàng tồn năm 2016. Trong đó, TTF hiện
đang đánh vào các thị trường khó tính như Trung Đông và Nga; cùng với các thị trường
lâu năm đang làm như châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Australia…

Định hướng từ năm 2021, ban lãnh đạo cho biết TTF sẽ đàm phán với các hành truyền
thống và đẩy mạnh mảng xuất khẩu, trong đó tích cực nâng cao hợp đồng dài hạn, tập
trung chủ lực vào thị trường Mỹ, Ý, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản… thông qua các
kênh bán lẻ. Công ty cũng tiếp tục tìm đối tác tiềm năng trong lĩnh vực đồ gỗ nội thất để
liên doanh.
Tham vọng xa hơn, chia sẻ tại Hội nghị kinh tế đầu năm nay, ông Mai Hữu Tín – Chủ
tịch TTF – cho biết kế hoạch 10 năm tới đây Công ty xác định là thập kỷ nhảy vọt, đưa
Gỗ Trường Thành trở thành doanh nghiệp gỗ hàng đầu ASEAN cả về công nghệ, sản
lượng, doanh thu, nhất là thị trường đồ gỗ nội thất.

Singapore là một quốc gia nhỏ, không có tài nguyên thiên nhiên. Do vậy, nền kinh tế nước này phụ
thuộc rất lớn vào hàng nhập khẩu. Vì thế Singapore đã thực hiện chính sách mở cửa nên việc nhập
khẩu vào Singapore rất đơn giản. Vì vậy, Singapore là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho các gỗ và
sản phẩm gỗ của Việt Nam. Singapore còn là trung tâm dịch vụ quốc tế, có điệu kiện thuận lợi giúp
gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tiếp cận với các nhà mua hàng của các tập đoàn bán lẻ, các chuỗi
khách sạn, nhà hàng đa quốc gia và các nhà nhập khẩu của nhiều nước. Nằm ở vị trí chiến lược
trong vùng lưu thông hàng hóa giữa châu Á, châu Úc, châu Âu, Trung Đông và Hoa Kỳ, Singapore
là một trong những nền kinh tế mở nhất và cũng độc lập nhất trên thương trường quốc tế. Ngoài ra,
Singapore là giao điểm của các tuyến đường hàng không và hàng hải quan trọng của khu vực châu
Á Thái Bình Dương, là trung tâm và cũng là điểm trung chuyển hàng hóa chính của khu vực Đông
Nam Á và tiểu lục địa Ấn Độ. Vai trò của Singapore trong giao thương của khu vực được thể hiện ở
chỗ 45- 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này là tái xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ
của Singapore trong 4 tháng đầu năm 2019 đạt 80,1 triệu USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm
2018. Singapore nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ chủ yếu từ Malaysia và Trung Quốc, trị giá nhập
khẩu từ hai thị trường này chiếm tới 71,1% trong 4 tháng đầu năm 2019. Việt Nam là thị trường
cung cấp lớn thứ 5, tỷ trọng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ chiếm 1,9% tổng trị giá nhập khẩu mặt hàng
đồ nội thất của Singapore.
Đáng chú ý, Singapore đã ký được 24 thỏa thuận thương mại và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác
toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong đó có Việt Nam tham gia, nên gỗ và
sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang Singapore sẽ được hưởng nhiều thuận lợi về thuế. Hiện
tại, một số doanh nghiệp Singapore đang tìm kiếm nhập khẩu đồ gỗ nội thất để phân phối tại thị
trường Singapore và xuất khẩu sang các nước khác. Đây được xem là cơ hội để các doanh nghiệp
xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam phát triển thị trường xuất khẩu mới trong thời gian tới.
Mặc dù có diện tích và dân số khiêm tốn nhưng nhờ hệ thống sân bay và cảng biển phát triển mà
Singapore là một trong những thị trường nhập khẩu lớn trên thế giới. Các doanh nghiệp Việt có thể
hợp tác chiến lược với các công ty Singapore để đưa sản phẩm của mình vươn ra thị trường thế
giới.
Để đưa hàng vào Singapore các sản phẩm phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng, tiêu
chuẩn về kỹ thuật và Singapore có luật lệ rất chặt chẽ với các hình phạt nặng đối với những người
vi phạm. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam cần cải thiện mẫu
mã, chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng, có chiến lược kinh doanh phù hợp… để đẩy mạnh
kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Singapore trong thời gian tới.
TT QUẦN ÁO:

Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore là điểm đến để du học ngành thời
trang vì từ lâu, đảo quốc này đã được mệnh danh là “Kinh đô thời trang khu
vực”. Với hơn 5.000 công ty thời trang, đất nước này được coi là trung tâm
kinh doanh và nơi cung ứng các sản phẩm dệt may thứ nhì châu Á - Thái
Bình Dương. Đảo quốc cũng là nơi diễn ra ba tuần lễ thời trang thường niên,
một hội chợ thương mại quốc tế và một hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về thời
trang.

Để thành công trong các khía cạnh của ngành công nghiệp thời trang như
thiết kế, sản xuất, bán lẻ và truyền thông, cá nhân cần phải am hiểu thị
trường trong nước nhưng đồng thời phải có kinh nghiệm quốc tế. Đây là lý do
vì sao bạn trẻ Việt Nam chọn “chiến lược”: du học tại Singapore để xây dựng
nền tảng trở thành người tiên phong trong ngành thời trang Việt Nam, vốn
đang mở ra nhiều cơ hội và triển vọng.

Khóa học thời trang tại MDIS có chất lượng giảng dạy xuất sắc, nhờ vào sự
hợp tác với Đại học Nottingham Trent (NTU) của Anh quốc. Sinh viên MDIS
được chú trọng vào thực hành, làm dự án thực với các đối tác lớn như: Max
Mara, Dolce và Gabbana, Bata và Bazaar Harper. Sinh viên được sử dụng
studio thời trang của trường - một cơ sở đào tạo được trang bị đầy đủ thiết bị
và Resource Hub - nơi cung cấp bộ sưu tập các cuốn sách thời trang.

Định hướng hát triển bền vững lấy con người, môi trường làm cốt lõi hiện
được nhiều doanh nghiệp ở đa dạng lĩnh vực hướng đến, bao gồm cả thời
trang. Xu hướng này xuất phát từ việc người tiêu dùng toàn cầu ngày càng
chú trọng đến những yếu tố tác động tới môi trường, nhất là các loại nguyên
vật liệu và chất thải sau sử dụng.
Theo khảo sát "Tâm lý người tiêu dùng về tính bền vững trong ngành thời
trang" do McKinsey công bố năm 2020, 63% người thực hiện khảo sát cân
nhắc lựa chọn những thương hiệu lấy yếu tố "bền vững" làm cốt lõi kinh
doanh khi ra quyết định mua sắm.

Mặt khác, thời trang phát triển theo hướng bền vững cũng là giải pháp lý
tưởng giúp các thương hiệu giảm bớt chi phí, nguồn lực và hạn chế tác động
đến môi trường xung quanh. Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Singapore
đang ngày càng quan tâm hơn tới "thời trang bền vững".

Tại đảo quốc sư tử, mua sắm được xem là sở thích "quốc dân", đứng số một
với tỷ lệ gần 50% người yêu thích trong một khảo sát năm 2019. Từ năm
2014, Singapore chính thức tham gia "cách mạng thời trang" toàn cầu. Chính
phủ nước này kêu gọi người tiêu dùng, các thương hiệu, nhà bán lẻ, nhà
cung cấp, các hiệp hội và giới truyền thông báo chí, cùng tạo ra sự thay đổi
cục bộ trên quy mô lớn, hướng đến ngành công nghiệp thời trang minh bạch
và bền vững hơn.

Hưởng ứng lời kêu gọi, các thương hiệu thời trang tích cực tìm kiếm cách
thức sáng tạo nhằm thu hút khách hàng tham gia vào hành trình thời trang
bền vững. Đơn cử có thương hiệu thời trang Ginlee Studio, nổi tiếng với
những thiết kế xếp ly thanh lịch, khác biệt.
HÀN QUỐC

au hơn 2 năm đàm phán, vào ngày 5-5-2015, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức
ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA). 
Với những cam kết mở cửa thuế quan, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường
xuất khẩu sang Hàn Quốc trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, dệt may, đồ gỗ, điện
tử, tăng lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các nước trong khu
vực; góp phần đa dạng hóa nguồn cung nguyên phụ liệu cho các ngành sản xuất, xuất
khẩu; giảm phụ thuộc nguồn nhập khẩu từ một số thị trường truyền thống, đồng thời thu
hút vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam.
Thu hút các nhà đầu tư
Trước đây, Việt Nam đã từng ký FTA với Hàn Quốc nhưng trong khuôn khổ ASEAN và
Việt Nam chỉ là một nước thành viên. Tuy nhiên, hiện nay, Hàn Quốc đang là nhà đầu tư
lớn vào Việt Nam và có thế mạnh về công nghệ, tiềm năng vốn.
Bên cạnh đó, điều quan trọng là quốc gia này đang thực hiện chuyển hướng đầu tư sang
Đông Nam Á để cạnh tranh trực tiếp với Nhật Bản và một số nước châu Âu.
FTA Việt Nam - Hàn Quốc mở ra cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư rất lớn từ Hàn Quốc
vào Việt Nam, đặc biệt là có thể kỳ vọng dòng vốn chảy vào các lĩnh vực chủ yếu như:
công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp điện tử, nông nghiệp chế biến… Đó cũng là một trong
những lợi ích cơ bản, là tiền đề để Chính phủ Việt Nam quyết định ký kết hiệp định này.
Về cơ bản, tác động của việc ký kết FTA Việt Nam - Hàn Quốc tới nền kinh tế Việt Nam
là tích cực.
Mở rộng xuất khẩu
Một trong những lợi ích lớn mà Việt Nam nhận được từ việc ký kết FTA với Hàn Quốc là
mở rộng thị trường xuất khẩu sang Hàn Quốc; hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ được
hưởng nhiều cơ hội nhờ các cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ của Hàn Quốc.
Theo cam kết, phía Hàn Quốc tự do hóa 97,2% giá trị nhập khẩu (tính theo số liệu năm
2012), mở cửa thêm 500 mặt hàng, nâng tổng số dòng thuế tự do hóa lên 11.600 dòng
thuế (chiếm 95,4% tổng biểu thuế).
Đặc biệt, trong đó có nhiều nhóm hàng nông, thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
như tôm, cua, cá, hoa quả nhiệt đới, sản phẩm nông nghiệp và hàng công nghiệp như dệt
may, đồ gỗ, sản phẩm cơ khí...
Thậm chí, một số mặt hàng dệt may, quần áo nguyên chiếc sẽ được xóa bỏ toàn bộ thuế
quan ngay trong năm đầu tiên thực hiện hiệp định.
Đặc biệt, Việt Nam là đối tác FTA đầu tiên được Hàn Quốc mở cửa thị trường, xóa bỏ
thuế quan có lộ trình đối với những sản phẩm hết sức nhạy cảm trong nước như hoa quả
tươi, chế biến (thuế suất khoảng 30% đến 50%); một số rau quả nhiệt đới và nhất là
những mặt hàng như tỏi, gừng, mật ong, khoai lang, đỗ đỏ... (thuế suất những mặt hàng
này rất cao từ 241% đến 420% do đó là hàng hóa đặc biệt nhạy cảm với Hàn Quốc).
Các sản phẩm dệt may, giày dép xuất khẩu sang Hàn Quốc của Việt Nam cũng được xóa
bỏ ngay từ 10-13% xuống còn 0% vào năm 2016.
Riêng với mặt hàng tôm, Hàn Quốc cam kết cấp cho Việt Nam lượng hạn ngạch 10.000
tấn/năm và tăng dần trong 5 năm đến mức 15.000 tấn/năm với thuế suất 0%.
Tất cả những ưu đãi đó sẽ tạo cơ hội cạnh tranh đáng kể cho hàng xuất khẩu của Việt
Nam so với các đối thủ cạnh tranh khác trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia,
Malaysia và Thái Lan.
Một vấn đề khác vừa là lợi ích cho người dân nhưng cũng là thách thức đối với các doanh
nghiệp Việt Nam đó là việc cắt giảm thuế theo lộ trình từ 7 đến 10 năm đối với các mặt
hàng tiêu dùng (mỹ phẩm), đồ điện gia dụng (máy lạnh, tủ lạnh, lò vi sóng, lò nướng...).
Việc giảm thuế dần dần các mặt hàng này sẽ mang lại cơ hội được sử dụng hàng giá rẻ
cho người dân Việt Nam, song các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng cần đầu tư,
thúc đẩy sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh

- Dệt may

Dựa trên các cam kết thì HQ sẽ bỏ toàn bộ thuế quan ngay trong năm đầu tiên thực hiện
hiệp định cho một số mặt hàng dệt may, quần áp nguyên chiếc

Cụ thể trước đây mức thuế của hàng dệt may xuất khẩu sang Hàn Quốc có mức thuế từ
10-13%. Nay giảm xuống còn 0% (2016)

Ngành công nghiệp thời trang HQ đang đi lên chủ yếu bắt nguồn từ các khách du lịch.
Thị hiếu khách hàng tại nước này ngà càng thay đổi kể cả khách hàng lớn tuổi. Họ muốn
tìm kiếm những điều mới mẻ tại các thương hiệu mới thay vì truyền thống.

Ngành thời trang của HQ có sự biến đổi lớn, ngày nay thì phong cách thời trang bị ảnh
hưởng bởi xu hướng của các thần tượng.

Tổng quy mô thị trường hàng dệt may gia dụng Hàn Quốc đạt sản lượng ước tính trị giá
326 triệu USD. Các sản phẩm dùng trong nhà tắm và nhà bếp đạt 200 triệu USD, chiếm
61,4%, tiếp theo đó là các mặt hàng liên quan đến giường ngủ chiếm 36,8% tổng thị
trường, đạt sản lượng 120 triệu USD và cuối cùng là các sản phẩm liên quan đến khăn
trải bàn đạt 6 triệu USD, chiếm 1,8%. Cụ thể, thị trường sản phẩm liên quan đến giường
ngủ, sản xuất các sản phẩm như ga giường, khăn trải giường đạt 70 triệu USD, chiếm
58,3%. Tiếp theo là các loại gối và vỏ gối với sản lượng đạt 20 triệu USD, chiếm 16,7%.
Các sản phẩm liên quan đến giường ngủ đạt 30 triệu USD, chiếm 25%. Các mô hình tiêu
dùng phân cực đang dần xuất hiện tại thị trường hàng dệt may gia dụng. Các mặt hàng
phổ biến, đắt tiền bao gồm quần áo ngủ được làm bằng các vật liệu uy tín như sợi
cashmere và alpaca, cũng như khăn tắm và áo choàng tắm được làm bằng các sợi tinh
khiết. Mặt khác, các vật dụng thực tế bền, dễ rửa và khô cũng đang dần chiếm thị phần
cao. Thị trường các sản phẩm dùng trong giường ngủ đang hướng đến 3 xu hướng chính
bao gồm thân thiện với môi trường, tính năng sử dụng cao, và sự hài hòa với đồ nội thất
xung quanh. Cụ thể như sau: VIET NAM EMBASSY TO KOREA, TRADE OFFICE
Add: 6F, Golden Bridge Building, 222 Chungjeongno 3-ga, Seodaemun-gu, Seoul, Korea
120-708 Tel: +82-2-364-3661; Fax: +82-2-364-3664; kr@moit.gov.vn; 4 Thứ nhất,
những sản phẩm làm từ chất liệu thân thiện với môi trường, tốt cho sức khỏe sẽ dần trở
nên phổ biến, phù hợp với xu hướng tiêu dùng ưu tiên sức khỏe đang ngày càng được
người tiêu dùng Hàn Quốc tin dùng. Thứ hai, những sản phẩm có tính năng sử dụng cao
sẽ thu hút được sự chú ý, đặc biệt những sản phẩm làm từ chất liệu thân thiện môi trường
như sợi cotton nguyên chất, tre nứa, không có các chất gây kích ứng da, đồng thời có tính
năng thông gió và khả năng chống các loại nấm mốc cao. Thứ ba, người tiêu dùng có xu
hướng thích các sản phẩm hài hòa với nội thất trong phòng ngủ và môi trường xung
quanh. Do đó, họ mong muốn mua quần áo ngủ có thể tạo sự hài hòa với giường và các
đồ nội thất khác trong phòng. Ngày nay phổ biến với các mặt hàng có màu sắc rực rỡ, với
nhiều mẫu in lên trên và các mặt hàng làm từ các chất liệu cao cấp như cashmere, len
Angoras, mang tính trang trí nội thất bên trong. Xu hướng tiêu dùng đối với thị trường
khăn trải bàn hướng tới các sản phẩm thiết kế. Ví dụ như đối với mặt hàng khăn trải bàn,
người tiêu dùng ngày nay không còn coi đó chỉ là những vật liệu hữu ích trong các bữa ăn
mà còn muốn những chiếc khăn trải bàn phải phù hợp với bàn ăn, phòng bếp và coi đó
như là một phần trang trí nội thất trong nhà. Xu hướng phổ biến trong số những người
tiêu dùng là những sản phẩm có thể làm mới bầu không khí nhà bếp với màu sắc rực rỡ
hoặc bản in, hoặc các vật liệu với tông màu tự nhiên. Liên quan đến bữa ăn và sức khoẻ,
khăn trải bàn phải đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ. Về vấn đề này, những sản phẩm làm từ
cotton nguyên chất và các sợi tự nhiên khác không chứa chất liệu có hại với cơ thể con
người đang dần trở nên phổ biến. Xu hướng ưu tiên những mặt hàng thiết kế, đảm bảo
sức khỏe con người được cho rằng sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Quy mô thị
trường nội địa của sản phẩm khăn dùng trong nhà bếp, nhà vệ sinh ước tính đạt 200 triệu
USD. Mặt hàng khăn tắm đạt 120 triệu USD. Mặt hàng khăn tắm dùng sợi tơ dệt và các
vật liệu tự nhiên đang ngày càng trở nên thông dụng đối với người tiêu dùng. Song Wol
Towel hiện đang là nhà sản xuất hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất khăn tắm. Daejeon là
trung tâm của ngành sản xuất khăn trong nước, cung cấp khoảng 60% sản phẩm khăn tắm

Những sản phẩm khăn dùng trong nhà vệ sinh và nhà bếp thường tiếp xúc trực tiếp với
da, và một số trong đó có liên quan đến bữa ăn. Về vấn đề này, các sản phẩm thân thiện
với môi trường, hướng đến sức khỏe ngày càng phổ biến. Các mặt hàng làm từ hàng dệt
tơ truyền thống thường được người tiêu dùng ưa chuộng vì mang lại cảm giác mềm và có
khả năng hút ẩm cao. Gần đây, các mặt hàng bán chạy nhất bao gồm các mặt hàng thân
thiện với hệ sinh thái làm từ sợi cotton nguyên chất, sợi tre, và sợi tự nhiên

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Việt Nam đối với mặt hàng trên tại thị trường Hàn Quốc
là Trung Quốc. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong 3 năm gần đây đã tăng
26,9% từ 31,4 triệu USD năm 2014 lên 39,9 triệu USD năm 2017 song trong cùng giai
đoạn, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc cũng đạt mức tăng trưởng 25,4%. Theo đó,
Trung Quốc và Việt Nam chiếm vị trí thứ nhất và thứ hai trong số các nước có kim ngạch
xuất khẩu mặt hàng dệt may gia dụng vào thị trường Hàn Quốc, lần lượt là 40% và 37%.

- Các hiệp định:

5/5/2015: VN và HQ đã chính thức ký ký kết Hiệp định thương mại tự do (FIA): Với
những mở rộng của thuế quan. VN sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu sang
HQ trong lĩnh vực thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ,…

Trc đây VN đã từng ký FTA với HQ nhưng chỉ trong khuôn khổ ASEAN và VN chỉ là 1
nước thnahf viên . Tuy nhiên gần đây thì HQ đang có những đầu tư lớn vào VN

You might also like