You are on page 1of 5

2.

Phân tích đặc điểm của thị trường xuất khẩu được chọn; trong đó tối thiểu làm rõ:
Quy mô, tiềm năng tăng trưởng, cơ cấu nhập khẩu, tập quán kinh doanh, và đặc điểm nhu
cầu tiêu dùng của sản phẩm được chọn để phân tích.

1. Thị trường Nhật Bản

Quy mô:

Nhật Bản là một thị trường mở và cũng là thị trường quan trọng trong việc xuất khẩu
quần áo của các nhà xuất khẩu. Là thị trường hàng may mặc lớn thứ hai thế giới sau Mỹ ,
nó cung cấp quần áo chủ yếu cho người tiêu dùng để đáp ứng lượng được nhu cầu sử
dụng của người lao động và đặc biệt là

Nhật Bản là một thị trường lớn chỉ đứng sau Trung Quốc và Hoa kỳ , dân số rơi vào
khoảng 122,42 triệu người tính đến ngày 1/1/2023 lượng dân số giảm nhưng quy mô mở
rộng cơ cấu thị trường ngày càng tăng

Dân số đông dẫn đến việc nhập khẩu hàng từ các nước khá nhiều để đáp ứng được nhu
cầu của người tiêu dùng

Do việc thiếu lao động và chi phí nhân công cao nên nhiều nhà sản xuất Nhật bản đã
chuyển sang nước ngoài để sản xuất và vận chuyển về lại Nhật nên quy mô sản xuất nội
đại giảm và tăng lượng nhập khẩu từ các nước

Tiềm năng tăng trưởng

Với thiên nhiên ưu ái cho Nhật Bản có khí hậu mát lạnh tạo điều kiện cho việc tiêu thụ
quần áo cũng như giúp Nhật Bản tăng trưởng nền kinh tế

Theo dự báo ngành công nghiệp thời trang của Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng trưởng trong
thời gian tới và càng phát triển hơn sau đại dịch Covid sự tăng trưởng kinh tế và sự quan
tâm của người tiêu dùng đối với thời trang ngày càng tăng .

Thời trang Nhật bản ngày càng tâng tiến khi nhu cầu tiêu dùng của người lao động khá
cao yêu cầu chính phủ phải đáp ứng được lượng quần áo nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng.

4/2022 nền kinh tế Nhật Bản đã quay lại với quỹ đạo tăng trưởng sau một quý tăng
trưởng âm vì tác động của đại dịch , đồng thời bị tác động của việc lạm phát và sự mất
giá của đồng Yên Nhật. So với cùng kì năm ngoái tổng sản phẩm quốc nội tăng 0.6% so
với quí trước đó.
Do tác động chiến tranh giữa Nga và Ukraina làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng cao ,sự
mất giá của đồng yên đã khiến thặng dư thương mại của Nhật giảm gây ra ảnh hưởng đến
đà tăng trưởng chung nền kinh tế Nhật.

Cơ cấu nhập khẩu

Nhật Bản nhập khẩu quần áo từ các quốc gia khác nhau như: Việt Nam , Trung Quốc ,
Ấn Độ , Campuchia trong đó Trung Quốc chiếm 93% lượng quần áo nhập khẩu của nước
này .

Nhật Bản là một quốc có nhu cầu về thời trang khá cao nên việc nhập khẩu quần áo cũng
khá đa dạng nhưng với tình hình kinh tế suy thoái và cạnh tranh nhiều với các quốc gia
khác , Nhật Bản đã thực hiện ký kết hiệp định với Việt Nam để được giảm thuế quan
trong khi Trung Quốc là quốc gia có phát triển mạnh trên thị trường có nhiều vấn đề xảy
ra

Nhật Bản ưu tiên nhập khẩu quần áo từ các nước Châu á thay vì ở châu Âu sẽ bị đánh
thuế cao , thì Nhật Bản lại chọn thi trường Châu á là nơi cung cấp sản phẩm cho mình để
củng cố tinh thần đoàn kết giữa các quốc gia và thiết kế mẫu mã cũng khá giống với
Châu Á, chi phí rẻ nhân công ít.

Với việc tự cung chỉ đảm bảo đáp ứng khoản 30% tổng mức tiêu thu dệt may trên thị
trường nội địa làm cho kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản rất lớn về khối lượng và các
mặt giá trị , chiếm khoảng 70% tổng lượng cầu của thị trường đối với cả hai dòng dệt thoi
và dệt kim.

Hiện tại Canada nhập khẩu hàng hóa thông qua 2 kênh chủ yếu đó là trực tiếp từ nhà sản
xuất đến nhà nhập khẩu và gián tiếp qua các bên trung gian( các công ty thương mại)

Tập quán kinh doanh và đặc điểm nhu cầu người tiêu dùng

Người Nhật thường rất chú trọng đến chất lượng sản phẩm thiết kế và mẫu mã , thường
ưa chuộng các sản phẩm thười trang cao cấp.

Hiệu ứng “ made in Japan” là yếu tố quan trọng trong việc mua hàng của người tiêu dùng
Nhật Bản

Thời trang Nhật Bản khá tâng tiến và phát triển khi nhu cầu của người lao động cần
những sản phẩm phải theo phong cách thời trang , không lỗi thời.

Hiện nay các nhà sản xuất Nhật bản đã đưa nguyên liệu sang nước ngoài để sản xuất gia
công ở đó nhân công rẻ , chi phí thấp là một lợi thế cho nước Nhật đầu tư vào
Người tiêu dùng Nhật đặt ra các tiêu chuẩn về độ bền và chất lượng cao cho những hàng
hóa công nghiệp , tạo ra các yêu cầu khác nhau và các chủng loại tuy nền kinh tế Nhật
đang trong đà phát triển người tiêu dùng Nhật đã tập quen với chất lượng sản phẩm thấp
đổi lấy giá cả rẻ nhưng quan điểm về chất lượng sản phẩm của họ vẫn là 1 dấu ấn quan
trọng.

2. Thị trường Canada

Quy mô:

- Tính đến thời điểm hiện nay Canada là quố gia ở khu vực Bắc mỹ có quy mô dân số
nhỏ, dân số rơi vào khoảng 49tr dân là một thị trường nhập khẩu lớn và tiềm năng trong
khu vực. Theo ước tính 10 năm trở lại đây , tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Canada tăng cao
trong khối G7. Quy mô cơ cấu dân số các năm gần dây tăng liên tục nhờ các chính sách
nhập cư với tốc độ tăng trung bình khoảng 400.000-500.000 người với tiêu chí đạt 100tr
người vào năm 2050.

- Qui mô nhập khẩu hàng hóa của Canada đa số nằm trong các khu vực có tham gia
CPTPP và các hiệp định song phương giữa Hoa Kỳ và Canada nhưng việc nhập khẩu
hàng bên Hoa Kỳ có qui mô giảm dần khi nhà cung cấp không hài lòng với việc nhập
khẩu các đơn hàng nhỏ nên việc tìm đến các FTA để mở rộng thị trường là điều quan
trọng.

Tiềm năng tăng trưởng

-Tính đến thời điểm hiện nay 2023 , trong bối cảnh lạm phát và suy thoái nền kinh tế
nhưng thị trường Canada vẫn ghi nhân tăng trưởng nhập khẩu từ Việt Nam cụ thể là các
mặt hàng như may mặc tăng 7,8 %, da giày tăng 47% so với cùng kì năm 2022

- Người tiêu dùng Canada luôn có nhu cầu về mặt hàng may mặc làm từ sợi tự nhiên phù
hợp với mặt hàng may mặc do Việt Nam sản xuất

- Canada là 1 quốc gia nhập siêu nhưng việc nhập siêu trên thi trường chỉ bằng 10% thị
trường Hoa Kỳ nên việc lựa chọn nước nhập khẩu ở quốc gia này là một điểm bất lợi
đồng thời Canada phải tìm kiếm một nguồn nhập khẩu nhỏ lẻ để đáp ứng việc cung ứng
sản phẩm cho người tiêu dùng.

- Theo số liệu được biết năm 2022 , doanh thu ngành may mặc ở Canada đạt 37,52 tỷ
USD, theo dự kiến mức tăng trưởng hàng may mặc sẽ duy trì mức tăng trưởng hàng năm
là 3,9% từ năm 2022-2026. Theo Trendex , ngành may mặc sẽ đạt mức tăng trưởng hàng
năm là 14,8% vào năm 2022 và 5% vào năm 2023, 2,9% vào năm 2024, 1.5% vào năm
2025 và 1.8% vào năm 2026. Nhìn chung mức tăng trưởng theo dự đoán sẽ càng phát
triển

- Đại dịch covid 19 diễn ra làm cho thị trường tăng trưởng ở mức vừa phải và sẽ tăng
đáng kể vào năm 2022. Trong khi đại dịch đã làm giảm đáng kể nhu cầu tiêu dùng về
quần áo trong hầu hết các quý đầu năm , doanh số bán hàng đã tăng đáng kể sau sự phồi
hồi của nền kinh tế.

- Với thiên nhiên ưu ái cho Canada có 3 mặt giáp biển với lãnh thổ trải dài từ Đại Tây
Dương sang Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương , thuận tiện cho việc kết nối giữa các
khu vực lân cận , có nhiều tiềm năng phát triển về Logistics.

Cơ cấu nhập khẩu

-Canada nhập khẩu hàng may mặc nhiều từ các nước như Trung Quốc , Bangladesh, Việt
Nam và Campuchia thị phần Trung Quốc chiếm tỉ trọng xuất khẩu hàng may mặc nhiều
nhất chiếm 40% thị phần

-Các nhà nhập khẩu Canada họ rất nhạy bén trong việc kinh doanh nhỏ lẻ , họ thường
khai thác sâu các thị trường phù hợp với chủng loại và thị hiếu người tiêu dùng đặc biệt
các nước Châu Á là sự lựa chọn đầu tiên cho vấn đề nhập khẩu hàng may mặc vì ở đây
các thị trường nhỏ lẻ đáp ứng được việc cung cấp các sản phẩm cho Canada.

-Xu hướng hiện nay các nhà nhập khẩu Canada tìm kiếm nguồn cung ứng từ Việt Nam
thay cho nguồn cung ứng ở Trung Quốc để đáp ứng việc nhập khẩu các đơn hàng nhỏ mà
các nước Châu Âu không đáp ứng được.

Tập quán kinh doanh và đặc điểm nhu cầu người tiêu dùng

- Về cơ bản, người Canada rất coi trọng chất lượng dịch vụ, rất thích có những sản phẩm
chất lượng cao và thời gian cung ứng ngắn..

-.Dưới sự tác động của chiến tranh Ukraine và Nga làm cho chi phí nguyên nhiên liệu
tăng cao , ảnh hưởng đến các vấn đề về chuỗi cung ứng ở quốc gia này. Khi đó người tiêu
dùng ngày càng thận trọng hơn trọng việc chi tiêu cho quần áo để tập trung vào các nhu
cầu thiết yếu trước , doanh số bán hàng may mặc sẽ giảm đi đáng kể.

- Mức tiêu thụ và nhu cầu hàng may mặc ở Canada tăng trên thị trường may mặc trong
nước và trên thị trường quốc tế mở ra nhiều cơ hội hội và nhu cầu hơn cho các thương
hiệu cao cấp, tạo ra nhiều cơ hội tăng trưởng hơn cho nhiên liệu dệt may ở Canada.
- Ở đây có sự khác biệt về thị hiếu tiêu dùng và nhu cầu về hàng may mặc có tính chất
theo mùa, nhất là màu sắc , các vùng nói tiếng Quebec, tiếng Pháp chịu ảnh hưởng mạnh
của thời trang Châu Âu và phong cách thời trang hiện đại , tân tiến. Trong khi người tiêu
dùng ở vùng Ontario và các tỉnh khác quan niệm vẫn thích các mẫu mã đơn giản , các
dòng mốt cơ bản , không cầu kì quá phức tạp. Người tiêu dùng Canada sẽ có sự chuẩn bị
cần thiết cho quần áo mỗi mùa vì thường di chuyển nhiều trong công việc nền đối với họ
quần áo luôn phải phù hợp và tiêu chi hàng đầu phải thoải mái.

- Canada là quốc gia nhập siêu dệt may nhưng qui mô thị trường chỉ bằng 10% thị trường
Mỹ họ đang tìm kiếm các nhà xuất khẩu sẵn sàng phục vụ các đơn hàng nhỏ của họ để
đáp ứng cho người tiêu dùng nhưng thực tế cho thấy nhiều nhà cung cấp lớn không thiên
chí về các các đơn đặt hàng ở Canada thường nhỏ đây là cơ hội và là lợi thế cho các
doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ ở Việt Nam.

-Người Canada ngày càng quan tâm đến tiêu dùng bền vững, người tiêu dùng hướng tới
các sản phẩm có tính nhân văn hoặc các sản phẩm tự nhiên, đơn giản , hữu cơ đặc biệt là
các sản phẩm về hàng may mặc. Các chương trình quảng cáo trên các trang thông tin đại
chúng đang ngày càng ảnh hưởng đến xu hướng người tiêu dùng Canada.

You might also like