You are on page 1of 9

Môi trường kinh tế

1. Kinh tế

Các chỉ tiêu kinh tế của Pháp:


 Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển. Nhật Bản là
nền kinh tế lớn thứ ba thế giới theo GDP danh nghĩa và lớn thứ tư theo sức
mua tương đương (PPP), ngoài ra Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong
số các nước phát triển
 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2018: 5.380 tỷ USD.
 Tổng thu nhập quốc gia (GNI) năm 2018: 5.610 tỷ USD.
 Tăng tưởng GDP năm 2018: 0.6%
 GDP bình quân đầu người: 40.847 USD/người.
 Tỷ lệ lạm phát: 0,979%/năm.
 Phân bổ lực lượng lao động theo ngành: Nông nghiệp (3%); Công nghiệp
(25%); Dịch vụ: (72%)
Nhật Bản đã trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo lớn
nhất thế giới, với tiềm năng tăng trưởng khả quan. Sự tập trung vào năng lượng tái
tạo tăng cường sau trận động đất và sóng thần tháng 3/2011 làm hư hại nhà máy
điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Các động thái đầu tư và quyết định đóng cửa hầu
hết các lò phản ứng hạt nhân của Nhật Bản đã khiến việc phát triển năng lượng tái
tạo tăng trưởng ổn định. Chính vì vậy, Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu lớn đối với
mặt hàng dăm gỗ, đá tự nhiên.

Nhật Bản được cả thế giới biết đến với nền kinh tế rất phát triển, dân trí cao
là một trong những nước có tỉ lệ nghèo đói thấp nhất, tỉ lệ bất bình đẳng trong thu
nhập thấp nhất trong các nước có nền kinh tế lớn, đồng thời có dịch vụ chăm sóc
sức khỏe, giáo dục, lương hưu, vận tải công cộng và an ninh được xếp vào loại tốt
nhất thế giới. Bởi vậy, thị trường tiêu dùng Nhật Bản cũng sử dụng các sản phẩm
có chất lượng cao, thẩm mỹ đẹp, an toàn với sức khỏe con người và được quy định,
kiểm tra nghiêm ngặt trước khi đưa vào tiêu thụ. Từ đặc điểm trên, sản phẩm Ván
sàn của công ty hướng đến sẽ là sản phẩm cao cấp hơn sản phẩm nội địa, đặc biệt
chú trọng đến chất lượng, thẩm mỹ và độ an toàn của sản phẩm để đáp ứng các yêu
cầu của thị trường này.
2. Thực trạng và đối thủ cạnh tranh.

Quan hệ thương mại Việt Nam và Nhật Bản


Trong những năm gần đây, kim ngạch trao đổi thương mại Việt – Nhật tăng
liên tục, đưa Nhật Bản trở thành một trong những bạn hàng châu Âu lớn nhất của
Việt Nam.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Nhật Bản
giai đoạn 2018-2022
(Đơn vị: tỷ USD)
2018 2019 2020 2021 2022
VN Xuất Khẩu 18,8 20,3 20,3 20,1 23,4
VN Nhập Khẩu 19,1 19,6 19,3 22,6 24,6
Kim ngạch XNK 37,9 39,9 39,6 42,7 47,6
(Tổng cục Thống kê Việt Nam)
Trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản thời gian qua tương đối cân
bằng, bền vững và tăng trưởng ổn định. Kim ngạch thương mại song phương năm
2022 đạt gần 50 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 24,2 tỷ USD
và nhập khẩu từ Nhật Bản 23,4 tỷ USD. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4,
là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 và là đối tác nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản năm
2022 bao gồm: hàng dệt may, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác, phương
tiện vận tải và phụ tùng, gỗ và đồ nội thất, hàng thủy sản. Trong đó gỗ, sản phẩm
từ gỗ và đồ nội thất chiếm 1,89 tỷ USD. Từ đó cho thấy thị trường đồ nội thất tại
Nhật Bản là một thị trường màu mỡ và đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt
Nam.

Thực trạng thị trường ván sàn trên thế giới.

Thị trường dịch vụ cải tạo nhà ở được định giá 317 tỷ USD vào năm 2020 và
dự kiến sẽ đạt 585 tỷ USD vào năm 2028. Trong đó tăng trưởng mạnh mẽ nhất là
phân khúc thay mới và sửa chữa ngoại thất, nội thất với tăng trưởng dự kiến 6,3%
trong giai đoạn 9 năm tiếp theo.

Những người tiêu dùng trong độ tuổi từ 35 đến 54 đang là phân khúc khách
hàng đóng góp doanh thu nhiều nhất. Bên cạnh đó, những người trẻ tuổi mới đi
làm thường có xu hướng chi tiêu nhiều hơn vào việc xây dựng phong cách, lối
sống thể hiện qua việc bài trí nội thất trong căn hộ. Dự báo số người dưới 35 tuổi
quan tâm tới việc cải tạo, tân trang nhà cửa cũng như thay thế, sửa chữa nội thất sẽ
tiếp tục tăng mạnh trong những năm sau.

Trên thế giới, Bắc Mỹ là thị trường lớn nhất và tạo ra doanh thu cao nhất cho
ngành nội thất – ngoại thất trong năm 2020 - 2021. Tiềm năng tăng trưởng cao nhất
thuộc về Ấn Độ với mức tăng trưởng 8,9% một năm và các nước Châu Á Thái
Bình Dương (8,6% một năm)

Theo báo cáo của cơ quan ngôn luận của hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam
năm 2022, Nhật Bản là quốc gia nhập khẩu ván sàn từ Việt Nam lớn thứ 3 với 1,89
tỷ USD tăng 46% so với năm 2021 sau Mỹ (8,48 tỷ USD) và Trung Quốc (2,17 tỷ
USD).

(Đơn vị: tỷ USD)


Kim nghạch nhập So với năm
Quốc gia Tỷ lệ
khẩu ván sàn 2021
Mỹ 8,48 54,2% Tăng 0,9%
Trung Quốc 2,17 12,3% Tăng 46%
Nhật Bản 1,98 13,08% Tăng 36%
Hàn Quốc 1,01 6,5% Tăng 16,5%
EU (không bao gồm
0,645 4,1% Tăng 8%
Anh)
Anh 0,232 1,5% Giảm 8,5%
Dù đứng ở vị trí thứ 3 nhưng khoảng cách giữa thị trường Nhật Bản và thị
trường Mỹ còn quá xa. Năm 2022 tổng giá trị sản phẩm ván sàn của Việt Nam
nhập khẩu vào Mỹ chiếm 54,2%, ½ tổng giá trị sản phẩm này xuất khẩu ra thế giới.
Có thể thấy thị trường Nhật Bản là thị trường vô cùng màu mỡ với mật độ dân số
đông, tỷ lệ đô thị hóa cao cùng nhu cầu sử dụng sàn gỗ, đá tự nhiên. Tuy nhiên các
doanh nghiệp tại Việt Nam mới chỉ tập trung vào thị trường Mỹ.

Thực trạng thị trường ván sàn tại Nhật Bản.

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nhật Bản, nhập khẩu mặt hàng
đồ nội thất trong tháng 01/2022 đạt 71,6 nghìn tấn, trị giá 26,6 tỷ Yên (tương
đương 229,7 triệu USD), giảm 1,9% về lượng và tăng 19,7% về trị giá so với tháng
01/2021. Trị giá tăng mạnh là do giá tăng mạnh, bởi các chi phí đầu vào và phí vận
chuyển ngày càng tăng tại các thị trường cung cấp.

Trong đó, Trung Quốc là thị trường cung cấp đồ nội thất lớn nhất cho Nhật
Bản, đạt 36,5 nghìn tấn, trị giá 14,2 tỷ Yên (tương đương 122,5 triệu USD), tăng
6,4% về lượng và tăng 26,3% về trị giá so với tháng 01/2021; tiếp theo là thị
trường Việt Nam đạt 16,9 nghìn tấn, trị giá 5,9 tỷ Yên (tương đương 51,3 triệu
USD), giảm 10,8% về lượng, nhưng tăng 13,5% về trị giá so với tháng 01/2021.
Theo Tạp chí doanh nghiệp và đầu tư thống kê năm 2022, sản phẩm ván và
ván sàn chiếm tới 11,3% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thật từ Việt Nam sang
Nhật Bản thu về 16,613 nghìn USD, cho thấy được tiềm năng xuất khẩu mặt hàng
đồ nội thất, đặc biệt là ván sàn sang Nhật Bản là rất lớn bởi Nhật Bản là thị trường
có sức tiêu thụ lớn, với dân số gần 126 triệu người và thu nhập bình quân đầu
người khoảng 43.000 USD/người.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả các cam kết trong các
Hiệp định thương mại tự do (FTAs) mà Việt Nam và Nhật Bản cùng là thành viên
như: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... Điều này sẽ thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng
khả quan trong thời gian tới.

Mặc dù theo đuổi chính sách thương mại tự do cắt giảm thuế quan theo lộ
trình từ các Hiệp định thương mại, nhưng Nhật Bản vẫn áp dụng các cơ chế phi
thuế quan nhằm bảo hộ ngành sản xuất trong nước.

Trong các rào cản như vậy, Chính phủ Nhật Bản thường lồng những lý do
chính đáng như bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước những hành động
thương mại không lành mạnh (chống bán phá giá, chống trợ cấp), bảo vệ an toàn
sức khỏe con người, an toàn môi trường… Do đó, doanh nghiệp cần phải nắm bắt
được nhu cầu, sản xuất sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng đúng các yêu cầu và
quy định của thị trường Nhật Bản.

3. Một số quy định nhập khẩu tại Nhật Bản

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn nhập khẩu hàng hóa vào Nhật Bản phải thực
hiện khai báo với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nhật Bản để được phép
nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu sẽ được cấp sau khi cơ quan Hải quan Nhật Bản
thực hiện các thủ tục kiểm hóa hàng hóa cần thiết đối với hàng hóa liên quan và
các doanh nghiệp nhập khẩu thực hiện đầy đủ các thủ tục thanh toán thuế hải quan
và thuế tiêu thụ đặc biệt.

Về thủ tục

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh


 Hoá đơn thương mại;
 Vận đơn;
 Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O: Hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam có thể
làm mẫu AJ, VJ, CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo khuôn
khổ Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Nhật Bản (AJFTA), Hiệp định
Đối tác Kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA); Hiệp định Đối tác Toàn diện
và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
 Phiếu đóng gói, biên lai cước vận chuyển, giấy chứng nhận bảo hiểm và
những giấy tờ liên quan cần thiết khác tùy theo mặt hàng cụ thể
 Giấy phép, giấy chứng nhận, v.v… theo yêu cầu của pháp luật và các quy
định khác ngoài Luật Hải quan (khi việc nhập khẩu một số hàng hóa bị hạn
chế theo các luật và quy định đó);
 Giấy đề nghị miễn giảm các khoản phí, thuế trong đó mô tả chi tiết các
thông tin cần thiết, các quy định, luật liên quan.
 Biên lai thuế hải quan (nếu hàng hóa thuộc diện chịu thuế).

Đối với sản phẩm ván sàn

a. Tiêu chuẩn về khí phát thải

Giới hạn nồng độ phát


Tiêu chuẩn về khí phát Quốc gia, vùng lãnh thổ
thải Formandehyde
thải áp dụng phổ biến
(mg/kg)

Nhật Bản, Hàn Quốc,


E0 0.07
Châu Âu, Úc, Tây Á

Nhật Bản, Hàn Quốc,


E1 0.10 – 0.14
Châu Âu, Úc, Tây Á

E2 0.38 Đông Nam Á, Bắc Phi


Fomaldehyde có thể gây ra các kích thích mắt và màng nhầy, làm chảy nước
mắt, đau đầu, cảm giác nóng trong cổ họng và khó thở. Chất này được sử dụng
trong các loại keo liên kết gỗ, liên kết bề mặt.
Khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tất cả các sản phẩm ván sàn phải đạt
chứng chỉ đạt tiêu chuẩn JAS và JIS về dư lượng formandehyde có trong sản phẩm
tức phải đạt tiêu chuẩn E1 nếu không sản phẩm sẽ hoàn toàn bị cấm.
b. Các tiêu chuẩn về thông số kỹ thuật

Sản phẩm ván sàn khi sang thị trường Nhật Bản cần đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật sau:
Thông số kỹ thuật Thông số tiêu chuẩn
Độ chống mài mòn AC AC2 (Lớn hơn hoặc bằng 1000 số vòng
quay)
Chịu va đập IC2 (15N/1000mm-12N/1400mm), IC3
(20N/1200mm-15N/16000mm)
Tiêu chuẩn Class Class 21: Domestic – Moderate (Công
trình dân dụng – Mức độ vừa phải)
Class 22: Domestic – Normal (Công
trình dân dụng – Mức độ thường)
Class 23: Domestic – Intensive (Công
trình dân dụng – Mức độ mạnh)
Class 31: Commercial – Moderate
(Công trình thương mại – Mức độ vừa
phải)
Class 32: Commercial – Normal (Công
trình thương mại – Mức độ thường)
Class 33: Commercial – Intensive
(Công trình thương mại – Mức độ
mạnh)
Tiêu chuẩn về độ trương nở Cấp độ 3 (trương nở dưới 8%)
Tiêu chuẩn về hèm khóa Hèm khóa thế hệ III, IV, Valinge
Innovations, Uniclic, Yekalon,
Innovations4Flooring,
c. Tiêu chuẩn về độ chống cháy

Sản phẩm ván sàn khi sang thị trường Nhật Bản cần đạt yêu cầu về chứng
chỉ chống cháy Châu Âu là vật liệu cháy - rất hạn chế tạo ra ngọn lửa.
d. Tiêu chuần về bao bì và ghi nhãn sản phẩm

Sản phẩm ván sàn tại Nhật Bản phải có bao bì thể hiện các thông tin bắt buộc sau:
 Tên sản phẩm: Tên của sản phẩm sẽ là tên hợp pháp của nó.
 Mã sản phẩm: Mã của sản phẩm mà nhà sản xuất quy định
 Kích thước: chiều dài, chiều rộng và độ dày của mỗi tấm ván.
 Số lượng ròng: biểu thị bằng đơn vị khối lượng (kilôgam, gam)
 Số lượng tấm: Số tấm ván có trong bao bì
 Diện tích: số m2 có trong bao bì
 Ngày sản xuất
 Nơi xuất xứ

You might also like