You are on page 1of 2

3.

Thị trường nhập khẩu: Nhật Bản


a. Kinh tế
Kinh tế Nhật Bản là một nền kinh tế thị trường tự do phát triển và là nước có nền
kinh tế đứng thứ 3 thế giới, Thị trường Nhật Bản có quy mô GDP năm 2022 là
4.100 tỷ USD, với 125 triệu dân.
Tăng trưởng GDP: 1,1% (2022) 1,3% (2023f) 1,0% (2024). Nhu cầu nhập khẩu
hàng hoá khoảng 900 tỷ USD hằng năm. Các hộ gia đình Nhật Bản ngày càng phụ
thuộc nhiều hơn vào hàng nhập khẩu. Hàng hóa nhập khẩu hiện chiếm 34% trong
các mặt hàng tiêu dùng lâu bền, ví dụ như đồ gia dụng và đồ nội thất đều tăng 1,7
lần so với một thập kỷ trước đó. Tỷ lệ này đối với thực phẩm, quần áo và các mặt
hàng tiêu dùng khác cao hơn 1,4 lần. Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu các loại hàng
hóa nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng, may mặc…Với dân
số hơn 126 triệu người, Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ
lớn đối với các sản phẩm nông thủy sản - thực phẩm nước ngoài, bao gồm: cá và
sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt và những sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản
phẩm từ ngũ cốc (sắn, ngô, khoai,…) rau quả tươi và chế biến, cà phê…
Chỉ số lạm phát: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - thước đo lạm phát chính của nền kinh
tế - đã tăng 3,1% trong tháng 7 (mức tăng CPI thực tế sẽ là 4,3%, cao hơn 0,1 điểm
phần trăm so với tháng 6) so với cùng kỳ năm 2022.
CSHT: Khoảng 63% cầu đường bộ, 62% bờ kè chắn lũ và công trình sông khác, và
42% đường hầm tại Nhật sẽ có tuổi thọ 50 năm vào năm 2033. Nhưng song song
với điều đó Nhật Bản vẫn là nước có hệ thống cơ sở hiện đại bậc nhất thế giới với
những trung tâm kinh tế trọng điểm.
Nguồn nhân lực: thiếu lao động vì tại Nhật Bản, già hóa dân số với mức sinh giảm
mạnh và lượng người cao tuổi ngày một đông.
b. Chính trị
Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ
lập hiến và Cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo đó Thủ tướng
giữ vai trò đứng đầu Chính phủ và chính Đảng đa số. Quyền hành pháp thuộc về
chính phủ. Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm với
chính phủ, trong trường hợp xấu nhất có thể tự đứng ra lập chính phủ mới.
Tình hình chính trị ổn định nhưng từ khi cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bị
ám sát, phe bảo thủ thiếu vắng lãnh đạo, thách thức kinh tế nổi lên, và tương lai bất
định dành cho Thủ tướng Kishida.
c. Technology
Nhật Bản hiện là một trong những thị trường CNTT lớn nhất thế giới hiện nay, chỉ
xếp sau Mỹ và Trung Quốc. Theo thống kê của Bộ kinh tế và công nghiệp Nhật
Bản, giá trị ngành CNTT của quốc gia này ước tính lên tới 340 tỷ USD, đóng góp
hơn 8% vào GDP quốc nội, chiếm gần 9% giá trị thị trường ICT toàn cầu.
Ngành công nghiệp ICT của Nhật Bản là một trong những ngành lớn nhất và tiên
tiến nhất trên thế giới, phát triển vô cùng nhanh chóng từ sau Thế chiến 2. Nhờ một
loạt những nỗ lực của chính phủ Nhật Bản, ví như hạn chế đầu tư vốn nước ngoài,
đề ra những biện pháp thuế đặc biệt nhằm thu hút đầu tư, khuyến khích thành lập
các dự án nghiên cứu và sản xuất, v.v… ngành công nghiệp ICT đã có mức phát
triển 20% trong 10 năm liên tục kể từ năm 1955. Đứng đầu ngành này là 3 hãng
sản xuất thiết bị viễn thông (Fujitsu, Nec, Oki Electric), 3 hãng sản xuất điện tử
(Hitachi, Toshiba, Mitsubishi Electric), 4 hãng sản xuất đồ điện dân dụng
(Matsushita Electric, Sanyo Electric, Sony, Sharp. Hiện nay, Nhật Bản đang
chuyển hướng từ chế tạo, sản xuất phần cứng sang cung ứng các giải pháp phần
mềm, ứng dụng CNTT sâu rộng vào cả đời sống và xây dựng một chính phủ điện
tử toàn diện. Mục tiêu của Nhật Bản là trở thành nước tiến tiến nhất về IT. Theo
đánh giá về chỉ số đầu tư cho ICT, Mỹ hiện đang dẫn đầu với tỷ lệ 35.4%, Nhật
Bản xếp ở vị trí thứ hai với 16.8% và bỏ khá xa quốc gia đứng thứ ba là Đức với
6.5%
Tiếp theo là thương mại điện tử. Nhật Bản hướng tới tạo ra một môi trường an toàn
và thuận lợi cho việc sử dụng Internet để tiến hành các cuộc giao dịch như từ
doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B to B), từ doanh nghiệp tới khách hàng (B to C)..
d. Vị trí địa lý
Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương, do bốn
quần đảo độc lập hợp thành. Vì là một đảo quốc, nên xung quanh Nhật Bản toàn là
biển. Nhật Bản không tiếp giáp quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền.
Nhật Bản là quốc gia có rất ít tài nguyên thiên nhiên. Các khoáng sản như quặng
sắt, đồng đỏ, kẽm, chì, bạc và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ,
than đều phải nhập khẩu. Địa hình và khí hậu Nhật bản khiến cho người nông dân
gặp rất nhiều khó khăn và vì ở Nhật bản chỉ trồng cây được một số cây trồng như
lúa gạo nên khoảng một nửa số lương thực phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Khó khăn: Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng
nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại, Địa hình chủ yếu là núi, đồng
bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất phát triển ngành nông nghiệp.
e. Cạnh tranh
cạnh tranh với các nước cùng xuất khẩu sắn sang nhâtj: thị phần chiếm bao
nhiêu?
f. Văn hoá
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI), cho biết tất cả các sản
phẩm xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản đều phải đáp ứng các quy
định nghiêm ngặt về nguồn gốc nguyên liệu và quy trình sản xuất. Không chỉ là
các sản phẩm đảm bảo các tiêu chuẩn cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm mà các doanh nghiệp còn chú ý đến các sản phẩm thân thiện với môi trường.
luật xuất nhập khẩu về các mặt hàng nhập khẩu: yêu cầu về chất lượng và số lượng

You might also like