You are on page 1of 14

Câu 1: Phân tích tác động của 1 vấn đề đến nền kinh tế.

Đề xuất giải pháp


Vấn đề toàn cầu: là những vấn đề có tính chất toàn cầu tác động tới tất cả các quốc gia, yêu
cầu có sự phối hợp hành động của các quốc gia để cùng giải quyết
Thế giới vừa trải qua 1 thời kỳ vô cùng kk do đại dịch Covid-19. Dịch bệnh xuất hiện vào
tháng 12/2019 và đến ngày 31/01/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng
y tế khẩn cấp mang tính toàn cầu. Các vấn đề về con người và xã hội bị ảnh hưởng sâu sắc.
Trong đó, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng không hề nhỏ. Bài làm sẽ tập trung phân tích tác
động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế thế giới năm trong giai đoạn cuối 2019-2020.
Các tác động đến nền kinh tế thế giới:
 Tổng vốn FDI toàn cầu giảm mạnh :
Tổng giá trị vốn FDI toàn cầu năm 2020 được dự báo sẽ giảm khoảng 40% so với năm
2019 (giảm từ 1,54 nghìn tỷ USD xuống còn khoảng 924 triệu USD). Đây là lần đầu
tiên dòng vốn FDI giảm xuống dưới 1 nghìn tỷ USD kể từ năm 2005.
 Người lao động bị ảnh hưởng :
Theo Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), tính đến tháng 4/2020, 81% lực lượng lao
động toàn cầu (3,3 tỷ người) chịu tác động do nơi làm việc bị đóng cửa một phần hoặc
toàn bộ; trong quý II năm 2020, tổng số giờ làm việc toàn cầu giảm 14%, tương đương
khoảng 400 triệu lao động toàn thời gian.
 Cung, cầu hàng hóa trên phạm vi toàn cầu cũng ngưng trệ và khối lượng thương mại
hàng hóa thế giới sụt giảm đáng kể ngay từ những tháng đầu của năm 2020 và tiếp tục
giảm sâu ở những tháng tiếp theo:
Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD, 2020a),
thương mại thế giới giảm 3% trong quý đầu tiên năm 2020 cũng là khoảng thời gian
đại dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng trên phạm vi toàn cầu. Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) cho rằng, đại dịch Covid-19 có thể gây tổn thất lớn nhất cho kinh tế toàn
cầu với sụt giảm thương mại có thể giao động từ 13 - 23%.
Nguyên nhân:
 Mối quan hệ và mức độ hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các đối tác trên
thế giới bị ngưng trệ khi Chính phủ và các doanh nghiệp quyết định ngừng hoạt động
kinh tế ở những nơi bị dịch bệnh, đồng thời chuyển dịch cơ sở sản xuất ra nơi khác.
 Giãn cách xã hội ở nhiều quốc gia.
 Một số trung tâm lớn trên thế giới cung ứng đầu vào, đóng vai trò quan trọng trong
chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…
chịu tác động nặng nề từ đại dịch Covid-19.
Giải pháp:
 Hỗ trợ tài chính cho hệ thống y tế quốc gia đang trong quá trình gấp rút phát triển
vacxin, đảm bảo khả năng ứng phó với dịch bệnh hiệu quả.
 Chuyển đổi cơ chế, cải tiến các phương pháp làm việc thông qua không gian mạng,
nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc, tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh.
 Các gói cứu trợ tài khóa khẩn cấp và thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng nhằm ngăn
chặn đà suy giảm do đại dịch Covid-19 gây ra, kích thích kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng.

Câu 2. Vai trò của PCLĐ


Phân công lao động quốc tế là một hình thái đặc thù của phân công lao động xã hội,
được hình thành khi sự phân công lao động xã hội vượt ra ngoài biên giới một quốc gia do sự
phát triển của lực lượng sản xuất. Khi tham gia vào phân công lao động quốc tế, Việt Nam đã
thực hiện vai trò của mình thông qua hai hình thức: Chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất quốc
tế.
1.1. Hình thức chuyên môn hoá
Việt Nam tập trung vào xuất-nhập khẩu một số sản phẩm nhất định.
1.1.1. Xuất khẩu
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tính chung 11 tháng năm 2022, kim ngạch xuất
khẩu hàng hoá ước đạt 342,21 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao
nhất là:
Điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu lớn nhất đạt 55,4 tỷ USD, chiếm tỷ trọng
16,2% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước trong 11 tháng năm 2022.
Dệt may: Chỉ trong 10 tháng đầu năm, toàn ngành dệt may xuất khẩu được gần 38 tỷ
USD. Ngành dệt may đã xuất khẩu vào 66 nước, vùng lãnh thổ, số mặt hàng duy trì xuất khẩu
khoảng 47-50 mặt hàng khác nhau.
Ngoài ra còn có sự đóng góp của ngành nông, lâm, thuỷ sản. Kim ngạch xuất khẩu của
ngành ước đạt 28,3 tỷ USD. Trong đó, đối với ngành Nông nghiệp, xuất khẩu gạo là mặt hàng
chủ lực với khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt lần lượt 6,69 triệu tấn và
3,24 tỷ USD. Trong ngành Lâm nghiệp, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong 11 tháng năm
2022 ước đạt 14,6 tỷ USD; cà phê đạt 3,5 tỷ USD. Ngành thuỷ sản sản ghi nhận mức tăng
trưởng ấn tượng, ước tính đạt 10,1 tỷ USD. Trong đó, 2 mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất
là tôm (4,3 tỷ USD), cá tra (hơn 2 tỷ USD).
1.1.2. Nhập khẩu
Tính chung 11 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 331,61 tỷ
USD
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 11 tháng, Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
đạt giá trị cao nhất với tổng giá trị đạt 76,07 tỷ USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
khác đạt 41,64 tỷ USD; Nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da giày đạt 26,04 tỷ USD;
Điện thoại các loại và linh kiện đạt 19,71 tỷ USD; Xăng dầu nhập khẩu 7,89 truệu tấn với trị
giá 8,12 tỷ USD;…
1.2. Hình thức hợp tác sản xuất
Chuỗi cung ứng toàn cầu bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc cung cấp,
sản xuất và phân phối một sản phẩm hoặc dịch vụ từ nhà cung cấp đầu tiên đến người tiêu
dùng cuối cùng trên phạm vi toàn cầu. Hiện tại Việt Nam là một trong những trung tâm sản
xuất quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt là trong các lĩnh vực dệt may, linh
kiện điện tử, phụ tùng ôtô.
1.2.1. Dệt may
Các khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng may mặc gồm: R&D, Thiết kế, Mua nguyên
phụ liệu, Cắt-may, Phân phối, Marketing, Tạo thương hiệu. Trong đó, Việt Nam chủ yếu tham
gia vào khâu Cắt-may.
Xuất khẩu dệt may Việt Nam chiếm 5,2% thị phần toàn cầu. Năm 2021 Việt Nam đứng
thứ 4 trong top 10 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc (sau Trung Quốc, EU, Bangladesh) và
đứng thứ 7 xuất khẩu hàng dệt trên thế giới (sau Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ,
Pakistan và Hoa Kỳ). Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 66 quốc gia,
vùng lãnh thổ. Trong đó, Hoa Kỳ tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn nhất với 42%, tiếp đến là Trung
Quốc 11%, Nhật Bản và Hàn Quốc cùng chiếm 9%, thị trường khu vực ASEAN chiếm 6%.
1.2.2. Linh kiện điện tử
Việt Nam bắt đầu tham gia mạnh mẽ vào chuỗi giá trị 3C trong ngành điện tử từ năm
2010 (gồm linh phụ kiện, lắp ráp cụm linh kiện, thành phẩm) và trở thành là trung tâm lắp ráp
linh kiện điện tử của thế giới. Trong nhóm hàng linh kiện điện tử, vai trò của Việt Nam trong
chuỗi giá trị điện tử toàn cầu chỉ giới hạn ở vai trò là nhà tích hợp các linh kiện. Trong chuỗi
giá trị gia tăng toàn cầu, thị trường được chia thành ba phần, gồm các hoạt động thượng
nguồn, trung nguồn và hạ nguồn. Việt Nam chủ yếu hội nhập ở phần trung nguồn với giá trị
gia tăng thấp hơn, bao gồm các cụm lắp ráp nhỏ như màn hình và các bộ phận đặc biệt, và các
sản phẩm hoàn chỉnh như điện tử tiêu dùng, truyền thông và máy tính. Việt Nam cũng tham
gia vào các hoạt động thượng nguồn nhưng chủ yếu ở các sản phẩm giá trị gia tăng thấp như
nhựa, thủy tinh và bao bì.
1.2.3. Linh kiện và phụ tùng ô-tô
Một số doanh nghiệp nội địa đã tham gia tích cực vào chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu với
tổng công suất lắp ráp theo thiết kế khoảng 755.000 xe/năm. Tính đến hết năm 2022, cả nước
có khoảng hơn 40 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với sản lượng sản xuất lắp ráp trong
nước đáp ứng khoảng 70% nhu cầu xe dưới 9 chỗ trong nước. Nhiều hãng lớn trên thế giới có
hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam: Toyota, Chevrolet, Honda, Huyndai, KIA,
Mazda,...
Mới đây, một đơn vị thuộc Thaco Industries là Công ty Sản xuất phụ tùng ô-tô (Autocom)
đã xuất khẩu gần 8.000 bộ áo ghế xe Kia Bongo cho Công ty Cellmech International Vina (Hàn
Quốc). Dự kiến cả năm 2022, nhà máy Autocom sẽ xuất khẩu 107.000 bộ áo ghế xe Kia Bongo
(tăng 18,5% so với năm 2021), đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm khác như: Bọc cần số, áo ghế
Kia Rio, áo ghế Hyundai I30, áo ghế Hyundai AX... cho đối tác này.
1.2. Nhận xét
Qua những số liệu trên ta có thể thấy, Việt Nam đã có rất nhiều đóng góp tích cực trong
chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp của ta nhìn chung mới chỉ
tham gia được vào các khâu trung gian có giá trị gia tăng thấp (là các khâu gia công, lắp ráp),
chưa chiếm lĩnh được các phân khúc có giá trị gia tăng cao như các khâu thượng nguồn (như
nghiên cứu phát triển, thiết kế sản phẩm; quảng bá sản phẩm, phân phối, chăm sóc khách hàng)
hoặc cung ứng các sản phẩm dịch vụ và các khâu hạ nguồn (như nguyên, nhiên vật liệu, máy
móc thiết bị sản xuất).
Nguyên nhân của vấn đề này là do:
- Hạn chế về lao động. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tỷ lệ lao động qua đào tạo có
bằng, chứng chỉ quý III năm 2022 là 26,3%. Kỹ năng lao động của Việt Nam chỉ đạt
46/100 điểm (xếp thứ 103), thứ hạng này thấp hơn nhiều so với nhóm ASEAN-4. Cùng
với đó, năng suất lao động bình quân là 171,8 triệu đồng/lao động (năm 2021), thấp hơn
26 lần so với Singapore, 7 lần so với Malaysia, 4 lần so với Trung Quốc.
- Hạn chế trong năng lực khoa học công nghệ của doanh nghiệp. Tính đến tháng
12/2020, Việt Nam có hơn 811.000 DN, trong đó DN SME chiếm tới 98,1% tổng số
DN Việt Nam, vì vậy các doanh nghiệp không có đủ năng lực về tài chính để đầu tư
cho khoa học công nghệ.

1.3. Giải pháp


- Các doanh nghiệp tạo điều kiện về thời gian, không gian để công nhân có thể tự học,
tự phát triển về năng lực, tay nghề của mình. Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi
đào tạo, các chương trình chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm dành cho công nhân. Đây là
hoạt động ý nghĩa, giúp họ có thể phát triển tay nghề hơn.
- Doanh nghiệp cần tập trung đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại trong sản xuất và chế
biến, đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hợp tác kết nối với đối tác trong chuỗi cung
ứng.

Câu 3. Thực trạng XNK

1. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam


a. Kim ngạch, tốc độ tăng trưởng
Theo số liệu thống kê sơ bộ được Tổng cục Hải quan, tính chung 11 tháng năm 2022, xuất
khẩu cả nước vẫn duy trì tăng trưởng đáng ghi nhận với tổng kim ngạch gần 342,2 tỷ USD.
b. Mặt hàng xuất khẩu chính
Điện thoại các loại, máy vi tính và linh kiện điện tử và hàng dệt may tiếp tục là mặt hàng xuất
khẩu chủ đạo của Việt Nam. Cụ thể:
1. Tính chung trong 11 tháng/2022, điện thoại và linh kiện điện tử đạt trị giá xuất khẩu
cao nhất lên tới 54,48 tỷ USD
2. Trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện đứng thứ hai
về nhóm hàng xuất khẩu trong 11 tháng/2022 đạt 54,89 tỷ USD
3. Vị trí thứ 3 là mặt hàng dệt may với tổng kim ngạch xk đạt 34,65 tỷ USD trong 11
tháng/2022. Dự kiến cả năm 2022 đạt 42 tỷ USD.
4. Ngoài ra còn rất nhiều mặt hàng khác như: gỗ và các sản phẩm từ gỗ, phương tiện vận
tải, sắt thép, thuỷ sản,…cũng ghi nhận có đóng góp tích cực vào tổng kim ngạch XK
trong 11T/2022.
c. Thị trường xuất khẩu chính
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng/2022 với tổng kim
ngạch ước đạt 101,5 tỷ USD và được coi là thị trường xuất siêu của Việt Nam. Xuất khẩu Việt
Nam sang Mỹ trong 11 tháng/2022 với các mặt hàng chủ lực như: Máy móc thiết bị dụng cụ
phụ tùng khác có trị giá xuất khẩu đạt 18,55 tỷ USD; Hàng dệt may đạt 16,09 tỷ USD; Máy vi
tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 14,57 tỷ USD
Trung Quốc giữ vững vị trí thứ hai về thị trường xuất khẩu trong 11 tháng/2022, ước đạt
52,59 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo cho thị trường này trong 11 tháng/2022 đó là:
Điện thoại các loại và linh kiện đạt 14,98 tỷ USD; Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện
đạt 10,66 tỷ USD.
Ngoài ra, VN còn xuất khẩu sang các thị trường EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản
d. Hạn chế:
Thứ nhất, Việt Nam còn đang phụ thuộc nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường Trung Quốc
để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Chẳng hạn như việc nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ
ngành dệt may, da giày của Việt Nam đang bị động, phải phụ thuộc vào Trung Quốc để sản xuất
các mặt hàng dệt may, da giày xuất khẩu sang Mỹ và các thị trường khác.
Thứ hai, các mặt hàng như giày dép các loại, gỗ và sản phẩm gỗ thì chủ yếu là xuất
khẩu các nguyên liệu thô, giá trị không cao.
Thứ ba, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa nào thì chủ yếu nhập khẩu hàng hóa đó. Trong 11
tháng/2022, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam phải kể đến như: Điện thoại các
loại, linh kiện, Máy vi tính sản phẩm điện tử và đây cũng là các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu
của nước ta trong giai đoạn này.
e. Giải pháp:
- Việt Nam cần hạn chế việc nhập khẩu phụ thuộc và các thị trường nước ngoài, đặc biệt
là việc phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc bằng việc nâng cao năng lực sản xuất của
các doanh nghiệp trong nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa
- Nhằm giảm hàm lượng thô trong các mặt hàng xuất khẩu thì cần phải đẩy mạnh phát
triển các ngành công nghiệp phụ trợ như: điện tử, dệt may, da giày, các ngành công
nghiệp chế biến.
- Cần tăng cường đa dạng thêm các nhóm hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là các nhóm
hàng hóa đang có tiềm năng xuất khẩu tăng mạnh. Chẳng hạn như mặt hàng thủy sản,
đang có dấu hiệu tăng trưởng đáng mừng trong năm 2022.
2. Thực trạng nhập khẩu của VN
a. Tổng kim ngạch, tốc độ tăng trưởng
Tính chung 11 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 331,51 tỷ USD,
trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 115,4 tỷ USD, tăng 11,2%; khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài đạt 216,1 tỷ USD, tăng 9,6%.
b. Mặt hàng nhập khẩu chính
Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trị giá nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện trong 11 tháng/2022 đạt giá trị cao nhất lên tới 76,07 tỷ USD. Điện
thoại các loại và linh kiện lần lượt đạt trị giá 41,6 tỷ USD và 19,7 tỷ USD.
Trong số các mặt nhập khẩu, xăng dầu là mặt hàng có mức tăng trưởng lớn nhất với
mức 119,8% về trị giá, ước đạt 8,1 tỷ USD. Trong năm nay, Việt Nam cũng tăng 24,2% lượng
nhập khẩu xăng dầu, ở mức 7,9 triệu tấn xăng dầu. Mức tăng này chủ yếu do các tháng đầu
năm, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (đơn vị chiếm 35 - 40% nguồn cung xăng dầu trong nước)
giảm mạnh công suất
Bên cạnh đó, VN cũng NK các mặt hàng khác như: vải các loại, chất dẻo, ô tô, kim loại,
hoá chất, …
c. Thị trường nhập khẩu
Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng/2022
(chiếm 33%/tổng số), ước đạt 109,9 tỷ USD và được coi là thị trường nhập siêu của Việt
Nam. Các mặt hàng nhập khẩu chủ lực từ Trung Quốc phải kể đến như: Máy móc, thiết bị,
dụng cụ, phụ tùng khác trong 11 tháng/2022 với trị giá là 22,58 tỷ USD; Máy vi tính, sản
phẩm điện tử và linh kiện trong 11 tháng/2022 đạt trị giá nhập khẩu 22,47 tỷ USD; Nguyên
phụ liệu phục vụ ngành dệt may, da giày đạt 13,11 tỷ USD.
Đứng thứ hai về thị trường nhập khẩu là Hàn Quốc. Trong 11 tháng/2022, Việt Nam
nhập khẩu từ Hàn Quốc với trị giá ước đạt 57,65 tỷ USD, với các mặt hàng chính đó là: Máy
vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 21,44 tỷ USD; Điện thoại các loại và linh kiện đạt
10,75 tỷ USD.
Ngoài ra VN còn nhập khẩu từ ASEAN, Hàn Quốc, NB
d. Hạn chế:
Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Do nhập siêu từ Trung Quốc quá lớn và ngày
càng tăng nên nước ta đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường này dẫn đến nhiều mặt hàng
nhập khẩu của Việt Nam còn có tình trạng “bỏ trứng vào một giỏ”.
Việt Nam nhập khẩu rất nhiều thành phẩm hoàn chỉnh, có giá trị mua cao
Các chính sách kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu, chính sách hải quan tại Việt
Nam còn tồn tài nhiều bất cập
e. Giải pháp:
- Để tránh nhập siêu từ Trung Quốc, Việt Nam cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại;
chuyển hướng thị trường nhập khẩu (đặc biệt là máy móc, công nghệ) sang các thị
trường khác, nhất là các thị trường có công nghệ cao như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ
- Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối
với hàng hóa xuất nhập khẩu ở những mức độ, hình thức khác nhau thông qua việc áp
dụng các phương thức kiểm tra như: miễn kiểm tra, kiểm tra thông thường, kiểm tra
giảm, tự công bố sản phẩm, kiểm tra xác suất, lấy mẫu xác suất…
Câu 4: Phân tích thực trạng và tác động của dòng vốn FDI đến nền kinh tế Việt Nam. Giải
pháp
Khái niệm:
Theo Luật Đầu tư Việt Nam (2005): FDI là hình thức đầu tư do đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu
tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư
và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy luật này và các quy định khác có
liên quan.
Thực trạng dòng vốn FDI tại Việt Nam:
Tính từ thời điểm đổi mới từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang mô hình nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đã trở thành một điểm thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài do sự ổn định về chính trị cùng với đó là nguồn nhân lực dồi dào với giá lao động
rẻ. Bài làm sẽ chọn phân tích thực trạng của nguồn vốn FDI tại Việt Nam qua 3 năm 2020-
2022 để làm rõ sự biến đổi của dòng vốn FDI tác động đến nền kinh tế.
a. Thực trạng
 Tổng giá trị và tốc độ tăng trưởng:
Năm Tổng vốn FDI (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng
2020 28,53 -25%
2021 31,15 9,18%
2022 27,71 -11%

 Số dự án và quy mô dự án:
Năm Số dự án Tổng vốn dự án (tỷ USD)
2020 33070 384
2021 34527 408,1
2022 36278 438,7

 Top lĩnh vực tiếp nhận đầu tư:


2020 2021 2022
Năm

Ngành tiếp
nhận đầu tư
Công nghiệp chế biến, 13,6 tỷ USD (47,7%) >18,1 tỷ USD >16,8 tỷ USD
chế tạo (58,2%) (60,6%)
Kinh doanh bất động < 4,2 tỷ USD >2,6 tỷ USD >4,45 tỷ USD
sản (16,1%)
Sản xuất, phân phối >5,1 tỷ USD (18%) >5,7 tỷ (18,3%) >2,26 tỷ USD
điện

 Top nhà đầu tư:


2020 2021 2022
Năm

Các quốc gia


đầu tư
Singapore < 9 tỷ USD(31,5%) >10,7 tỷ USD < 6,46 tỷ USD
(34,4%) (23,3%)
Hàn Quốc >3,9 tỷ USD(13,8%) < 5 tỷ USD (15,9%) < 4,88 tỷ USD

Nhật Bản < 3.9 tỷ USD >4,78 tỷ USD


(12,5%) (23,3%)
Trung Quốc 2,46 tỷ USD (8,6%)

b. Tác động
 Tích cực:

 Tạo công ăn việc làm cho nước tiếp nhận vốn; nâng cao chất lượng và năng suất lao
động; tăng kim ngạch xuất khẩu: Theo Tổng cục Thống kê (2019), kết quả Điều tra
Lao động - Việc làm quý 1/2019, khu vực doanh nghiệp FDI đã và đang tạo công ăn
việc làm cho 3,8 triệu người lao động, chiếm trên 7% trong tổng lực lượng lao động
(trên 54 triệu lao động), chiếm trên 15% trong tổng lao động làm công ăn lương (25,3
triệu người) ở Việt Nam.

 Bổ sung nguồn vốn cho việc xây dựng nền kinh tế - xã hội: Tỷ lệ vốn FDI thực hiện
trên vốn đăng ký so sánh trong giai đoạn 2018-2022 cho thấy xu hướng rất tích cực
của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Tỷ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng ký 9
tháng năm 2022 đạt 82,3%, là tỷ lệ đạt cao kỷ lục.

 Tạo cơ hội cho việc tiếp thu công nghệ; cách thức quản lí, vận hành của các nước phát
triển hơn: Một số ngành đã tiếp thu được công nghệ tiên tiến của thế giới như: bưu
chính - viễn thông, dầu khí, xây dựng, cầu đường, khách sạn, văn phòng cho thuê...
Nhiều doanh nghiệp trong nước đã đổi mới hoặc nâng cấp trang thiết bị đáp ứng yêu
cầu cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tế.

 Hạn chế:

 Gia tăng các mức độ ô nhiễm MT: Theo kết quả thanh tra của Tổng cục Môi trường
(Bộ Tài nguyên và Môi trường) tại 28 tỉnh phía Bắc trong các năm 2017, 2018 và
2019, tỷ lệ doanh nghiệp FDI vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tăng lên
trong các năm. Cụ thể, năm 2017 có 12/27 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 44,5%;
năm 2018 có 14/25 doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 56% và năm 2019 là 13/19
doanh nghiệp vi phạm, chiếm tỷ lệ 68%.
Luật Đầu tư năm 2014; Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;… Cần có sự phối hợp ăn
khớp giữa các cơ quan quản lý môi trường.
 Chuyển giao công nghệ không đạt hiệu quả cao: Tỷ lệ doanh nghiệp (DN) đầu tư nước
ngoài sử dụng công nghệ của châu Âu và Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 6%; Về tổng thể,
tỷ lệ DN FDI sử dụng công nghệ có tuổi đời từ năm 2000 - 2005 chiếm hơn 65% và
chủ yếu là công nghệ trung bình, hoặc trung bình tiên tiến của khu vực; Số lượng DN
FDI có năng lực công nghệ cao chỉ 5%, 80% công nghệ trung bình, còn lại là sử dụng
công nghệ thấp
Luật Chuyển giao công nghệ 2017; Xúc tiến chuyển giao công nghệ (CGCN); Nghị
định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 về doanh nghiệp KH&CN
 FDI làm giảm số lượng doanh nghiệp trong nước: Những doanh nghiệp FDI, nhất là
những công ty xuyên quốc gia có ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, quản lý sản xuất
gây sức ép cạnh tranh đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của những doanh nghiệp
trong nước : Nhà máy Bia Sông Hàn đã phải bán cho Công ty Bia Fosters’ của
Australia do sản phẩm bia của địa phương không cạnh tranh được trên thị trường
Chủ trương liên kết DN FDI và DN trong nước; Tăng cường liên kết giữa khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài

Câu 5: Chuyển giao công nghệ thông qua FDI ở Việt Nam thời gian qua đã
không đạt được như kỳ vọng. PHân tích và đề xuất giải pháp
Qua hơn 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, các dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam chưa thực sự đầu tư vào những lĩnh vực công
nghệ cao, đem lại giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế:
- Theo báo cáo diễn đàn KTTG thông qua chuyển giao CN 2018, điểm số xếp hạng các
quốc gia về chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt
Nam có điểm số là 4,1 đứng ở vị trí 89 trong tổng số…… các quốc gia tham gia xếp
hạng và đứng ở vị trí thứ 8 trong các quốc gia trong khu vực, sau Campuchia,
Philippine, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore. Việt Nam đang bị đánh giá là
quốc gia có hiệu quả chuyển giao công nghệ từ khu vực FDI rất thấp và đang có xu
hướng tụt hậu.
- Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung 2016, Việt Nam thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đạt 2.556 dự án cấp phép mới, nhưng trong đó chỉ có 600 dự án
được chuyển giao công nghệ, chiếm 23% tổng số dự án FDI. Đây là mức tỷ lệ rất thấp
và không tương xứng với tổng số dự án.
- Theo số liệu của Tổng cục thống kê, trong giai đoạn 2019-2021, những ngành nhận
được nhiều vốn FDI hầu hết là những ngành sử dụng công nghệ thấp như chế biến,
chế tạo. Cụ thể:
Năm Tổng vốn FDI ( tỷ USD ) Vốn FDI cho ngành chế
biến, chế tạo ( tỷ USD )
2019 38,02 24,56
2020 29 13,6
2021 31,15 18,1
Bảng số liệu tác giả tự tổng hợp theo số liệu của Tổng cục thống kê

Đây là những ngành thâm dụng lao động và không cần sử dụng đến công nghệ cao,
chủ yếu tập trung vào lắp ráp, gia công, tỷ lệ nội địa hoá thấp – đây vẫn là khâu có giá
trị thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, các công nghệ mà doanh nghiệp FDI
đưa vào chủ yếu là công nghệ ở mức trung bình, chiếm khoản 80% số lượng công
nghệ được chuyển giao, còn lại thì khoảng 14% là công nghệ lạc hậu và chỉ có 5-6%
công nghệ cao.
Nguyên nhân:
- Hạn chế về năng lực lao động:
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý
III năm 2022 là 26,3%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với quý trước và hơn 0,2 điểm
phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên con số này vẫn ở mức rất thấp. Kỹ
năng lao động của Việt Nam chỉ đạt 46/100 điểm (xếp thứ 103), thứ hạng này thấp hơn
nhiều so với nhóm ASEAN-4, chỉ cao hơn Indonesia và Lào. Cùng với đó, năng suất lao
động bình quân là 171,8 triệu đồng/lao động (năm 2021), thấp hơn 26 lần so với
Singapore, 7 lần so với Malaysia, 4 lần so với Trung Quốc, 2 lần so với Philippines, 3
lần so với Thái Lan.
- Tận dụng được lợi thế Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ nên các nhà đầu tư
nước ngoài hầu hết chỉ tập trung rót vốn vào các ngành thâm dụng lao động như da
giày, dệt may, chế biến chế tạo. Mà đây là những ngành sử dụng chủ yếu sức lao động
con người nên chưa cần áp dụng công nghệ cao.
- Chính sách của nhà nước chỉ tập trung thu hút số lượng dự án FDI thông qua những
ưu đãi thuế hay chính sách thuê đất nhưng không kèm theo những ràng buộc. Do đó,
nhiều doanh nghiệp FDI đã nghiên cứu rất kỹ và họ đến Việt Nam chỉ để tận dụng các
biệt đãi này mà hầu như không phải thực hiện cam kết nào.
Giải pháp
- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao bao gồm: đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ
sư và công nhân kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp công nghệ cao. Cần
đa dạng hóa các loại hình đào tạo, gắn việc đào tạo nghề tại các trường đại học, cao
đẳng với các doanh nghiệp FDI
- Mở rộng phát triển các ngành kĩ thuật cao như công nghệ thông tin, công nghệ tự động
hoá, công nghệ sinh học, hoá học,…
- Cần đổi mới thể chế, thay thế chính sách ưu đãi dựa trên lợi nhuận bằng chính sách ưu
đãi dựa trên hiệu quả.
- Cần chú ý tới chất lượng của dòng vốn FDI thay vì số lượng. Trong giai đoạn tới, thu
hút vốn FDI cần gắn chặt với chiến lược phát triển quốc gia, chỉ tập trung ưu tiên thu
hút một số ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh theo từng vùng, đặc biệt ưu tiên những
ngành sử dụng công nghệ cao, năng lượng mới.
Câu 6: Phân tích tác động của phá giá đồng nhân dân tệ đến quan hệ kinh tế quốc tế của Việt
Nam
Khái niệm tỷ giá: Tỷ giá hối đoái giữa hai loại tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ
trao đổi cho một đồng tiền khác.
Sự ảnh hưởng của biến động tỷ giá đến các quan hệ KTQT:
 Tác động tới xuất nhập khẩu hàng hóa: khi đồng nội tệ giảm giá sẽ khuyến khích
xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và ngược lại.
 Tác động tới quan hệ đầu tư nước ngoài: khi nội tệ giảm giá trị, kích thích đầu tư
nước ngoài vào trong nước và hạn chế đầu tư trong nước ra nước ngoài, trong điều
kiện tất cả các nhân tố khác không thay đổi.
 Tác động tới nợ nước ngoài của các quốc gia: khi đồng tiền giảm giá làm nợ quốc
gia tính bằng ngoại tệ tăng lên và ngược lại sẽ làm giảm nợ quốc gia khi đồng nội tệ
tăng giá.
 Tác động tới dịch vụ thu ngoại tệ: nổi bật trong ngành du lịch, khi nội tệ giảm giá
khuyến khích khách du lịch sử dụng nhiều dịch vụ và hàng hóa, đem lại nguồn thu
ngoại tệ. Ngược lại nếu đồng nội tệ tăng giá sẽ làm hạn chế nguồn thu ngoại tệ từ
khách du lịch.
Qua đó có thể thấy được, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái tác động mạnh đến 2 lĩnh vực:
thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế.
Sự kiện phá giá NDT của Trung Quốc:
 Năm 2015: Với động thái phá giá đồng nội tệ lên đến 4,6% chỉ trong tháng 8/2015,
Trung Quốc đã gây rúng động thị trường tiền tệ nhiều nước trên thế giới.
 Năm 2018: Tháng 11/2018, trước sự leo thang căng thẳng của cuộc chiến thương mại
với Mỹ, Trung Quốc đã có động thái phá giá đồng Nhân dân tệ (NDT) khiến tỉ giá
đồng tiền này so với USD đã rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua. Đây được
coi là biện pháp trả đũa việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế bổ sung 10%
đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã
giảm 0,11% giá trị đồng NDT so với USD, khiến đồng tiền nước này tiệm cận mức 7
NDT đổi được 1 USD, cụ thể là 6,94 NDT/ 1 USD.
2 sự kiện nổi bật này gây ra nhiều biến động cho kinh tế Trung Quốc và các nước có quan
hệ thương mại với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Trong đó là các mối quan hệ kinh tế
quốc tế của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là mối quan hệ với người “bạn
hàng” lớn nhất của chúng ta trên trường quốc tế - Trung Quốc.
Ảnh hưởng quan hệ KTQT giữa VN và TQ:
 Thương mại quốc tế:

 Xuất khẩu:
Thời điểm tháng 5/2019, trước diễn biến mới của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Ngân
hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) ngày 15/5 đã đặt tỉ giá tham chiếu là 6,8365 NDT đổi 1
USD. Khi NDT liên tục bị phá giá và mất giá nhiều hơn so với mức mất giá của VNĐ trước
đồng USD sẽ tạo ra chênh lệch giữa đồng NDT và VNĐ. Lúc này, giá hàng hóa từ Việt Nam
sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho DN xuất khẩu nước ta. Theo báo cáo mới
nhất của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương): Nửa đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu
sang Trung Quốc chỉ đạt 16,68 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước (tương đương
mức tăng 42,7 triệu USD). Theo lí thuyết, mối quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam và
Trung Quốc sẽ ảnh hưởng như sau: khi NDT giảm giá hơn so với VND, Trung Quốc sẽ có lợi
thế xuất khẩu hơn Việt Nam và ngược lại. Lí thuyết này tuy đúng, nhưng chưa hoàn hảo cho
tất cả các trường hợp thực tiễn. Sự tăng nhẹ của xuất khẩu Việt Nam không chỉ bị ảnh hưởng
bởi biến động tỉ giá mà còn nhiều yếu tố khác như: mối quan hệ mật thiết giữa 2 quốc gia, nhu
cầu tiêu dùng của Trung Quốc, hoặc là do sự tích cực trong biện pháp ứng phó của chính phủ
Việt Nam...
 Nhập khẩu:
Khi NDT mất giá so với VND thì hàng hóa của Trung Quốc đổ vào Việt Nam sẽ rẻ đi, nhập
siêu của Việt Nam sẽ tăng lên. So với 1 năm trước, năm 2019, kim ngạch nhập khẩu của Việt
Nam từ Trung Quốc tăng thêm tới 10,014 tỷ USD, trong khi xuất khẩu chỉ tăng gần 150 triệu
USD. Chính vì vậy, cán cân thương mại của nước ta với Trung Quốc bị thâm hụt rất lớn lên
tới hơn 34 tỷ USD. Một số nhà đầu tư Trung Quốc đã dịch chuyển cơ sở sản xuất sang Việt
Nam tạo sự cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam về chất lượng, giá cả, thị phần.
Khi ấy, các doanh nghiệp Việt sẽ phải “gồng mình” để cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ của
Trung Quốc nếu nước này tiếp tục phá giá đồng NDT.
 Đầu tư nước ngoài:
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 5 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 16,74 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ
2018. Đáng chú ý, vốn đầu tư từ Trung Quốc cũng tăng mạnh, đạt 2 tỷ USD ở tất cả hợp
phần, trong đó riêng phần đăng ký cấp mới là 1,56 tỷ USD, tăng 450% so với con số 280 triệu
USD của cùng kỳ 2018. Đồng NDT giảm giá làm cho tăng trưởng trong nước suy giảm (chỉ
6,6% trong năm 2018) là nguyên nhân khiến doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư sang
Việt Nam.
 Nợ quốc gia:
Theo số liệu chính thức ở Bản tin nợ nước ngoài số 7 của Bộ Tài chính, cuối năm 2010, dư nợ
Chính phủ với Trung Quốc là 551,7 triệu USD, chiếm 2% tổng dư nợ Việt Nam; dư nợ của
doanh nghiệp vay Trung Quốc được Chính phủ bảo lãnh là 1,12 tỷ USD (quy đổi theo tỷ giá
cuối năm 2010). Việt Nam cũng nhận ODA và vay ưu đãi của Trung Quốc 395,8 triệu USD
tính đến hết tháng 6/2015 (số liệu đã được quy đổi theo tỷ giá), chiếm 1% tổng vốn. Với việc
nhân dân tệ mất giá, Việt Nam sẽ được lợi với những khoản vay này khi thanh toán. Song, tỷ
giá VND/USD biến động lại gây bất lợi khi các khoản vay bằng đôla Mỹ đến hạn. Khi Việt
Nam đáo hạn các ưu đãi vào năm nay, tốc độ trả nợ sẽ phải tăng lên, từ mức khoảng 7,5 tỷ
USD mỗi năm lên 9,5 tỷ USD, điều này sẽ gây áp lực lớn lên ngân sách - vốn đã khó khăn,
nếu tỷ giá với USD còn tăng tiếp.
 Dịch vụ thu ngoại tệ:
Việc nhân dân tệ mất giá liên tiếp sẽ khiến những người có thu nhập trung bình hoặc khá ở
Trung Quốc hạn chế đi du lịch hoặc mua sắm ở nước ngoài, do chi phí đắt đỏ hơn. Tổng cục
Thống kê cũng cho biết mặc dù chiếm tỷ lệ cao nhưng khách du lịch Trung Quốc lại là đối
tượng chi tiêu thấp hơn so với khách quốc tế khác tại Việt Nam. Theo số liệu điều tra của cơ
quan này, khách du lịch Trung Quốc tự tổ chức đi du lịch có mức chi tiêu bình quân khoảng
90 USD mỗi ngày, bằng 63% so với chi tiêu trung bình của khách quốc tế tại Việt Nam. Chi
tiêu trung bình ngoài tour của khách Trung Quốc là 41,28 USD một ngày, bằng 35% mức chi
tiêu trung bình.

Câu 8: Thực trạng hội nhập của Việt Nam. Phân tích tác động của WTO đến nền kinh tế Việt
Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết nền kinh tế từng quốc gia với nền kinh tế khu
vực và thế giới thông qua thúc đẩy tự do và mở cửa thị trường.
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan, đối với các nước đang và kém phát
triển nói chung và Việt Nam nói riêng, con đường này là con đường tốt nhất để rút ngắn
khoảng cách so với các nước khác và phát huy những lợi thế của mình trong phân công lao
động và hợp tác quốc tế.
Thực trạng hội nhập của Việt Nam:
 Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh hội nhập
kinh tế quốc tế theo xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại.
 Hợp tác song phương:
 Thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 quốc gia
 Mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu tới trên 230 thị trường
 Ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song phương: VJEPA, VCFTA, VKFTA,...
 Thiết lập quan hệ tốt với các nước lớn:
 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (P5), các nhóm nước G8;
 Nâng quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc;
 Số lượng các cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài tăng lên (91 cơ quan): 65 đại sứ
quán, 20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1
văn phòng kinh tế văn hóa.
 Hợp tác đa phương và khu vực: Tiến trình hội nhập được đẩy mạnh và đưa lên một
tầm cao hơn bằng việc VN tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế
giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương
 Các tổ chức KTQT: WTO, ASEAN, APEC, ASEM
 Các FTAs đa phương:
 Đã ký kết: ATIGA; AIFTA, AJFTA, AKFTA; FTA VN-EAEU (Armenia, Belarus,
Kazakhstan, Nga, Kyrgyzstan); CPTPP (4/2/2016, 2 năm), EVFTA,...
 Đang đàm phán: Việt Nam - EFTA
Những thành tựu:
 Quy mô nền kinh tế tăng nhanh
 Trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990) mức tăng trưởng GDP bình quân
hàng năm chỉ đạt 4,4% thì giai đoạn 1991-1995, GDP bình quân đã tăng gấp
đôi, đạt 8,2%/năm
 Các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao: giai đoạn 2016-2019 đạt
mức bình quân 6,8%; Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề
của dịch bệnh Covid-19 nhưng tốc độ tăng GDP của Việt Nam vẫn thuộc
nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.
 Phát triển kinh tế gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa - xã hội
Công tác giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng: tỷ lệ hộ
nghèo trên cả nước đã giảm từ 58% năm 1993 xuống 22% năm 2005; 9,45% năm
2010, 7% năm 2015 và còn dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa chiều).

 Hội nhập quốc tế sâu rộng, vị thế ngày càng được nâng cao
Đến năm 2020 đã có 71 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị
trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có 1 bước đi quan trọng khi VN
chính thức tham gia Tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 11/1/2007 sau 11 năm đàm
phán.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế toàn cầu duy nhất xử lý các quy tắc
thương mại giữa các quốc gia. Trọng tâm của nó là Hiệp Định Chung Về Thương Mại Dịch
Vụ, được đàm phán và ký kết bởi phần lớn các quốc gia thương mại trên thế giới và được phê
chuẩn tại quốc hội của họ. Mục tiêu là giúp các nhà sản xuất hàng hóa và dịch vụ, các nhà
xuất khẩu và nhập khẩu tiến hành hoạt động kinh doanh của họ.
Tác động của WTO đến nền kinh tế Việt Nam:
 Tích cực:
 Sự quản lý, điều hành của Nhà nước đối với kinh tế thị trường sát thực và hiệu quả
hơn, chuyển dần từ nhà nước sở hữu và kiểm soát sang nhà nước kiến tạo, điều tiết và
phục vụ phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường. Chỉ trong 2 năm trước và sau thời
điểm gia nhập WTO (2006 - 2007), Việt Nam đã sửa trên 60 văn bản luật, hàng trăm
nghị định, thông tư hướng dẫn để thực thi cam kết WTO.
 Với 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang đàm phán; trong đó có 15 hiệp
định thương mại tự do đã ký kết (tính tới tháng 11 năm 2021) giúp Việt Nam trở thành
một điểm đến đáng tin cậy cho các nhà đầu tư quốc tế về lâu dài:
 Tính chung đến nay, cả nước có khoảng 34.500 dự án đầu tư đến từ 141 quốc gia và
vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký trên 408 tỷ USD.
 Năm 2021, thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam vẫn đạt khoảng 31,15 tỷ
USD, tăng 9,2% so với năm 2020.
 Nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu như Samsung, Microsoft, LG, Adidas, Nike... đã
chọn Việt Nam là điểm dừng chân.

 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng gần 8 lần sau 15 năm được kết
nạp là thành viên WTO.
Năm 2006 xuất nhập khẩu của cả nước chỉ đạt 84,7 tỉ USD nhưng đến năm 2021, tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt 668,5 tỷ USD.

 Tiêu cực:
 Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng khiến cho nền kinh tế Việt
Nam sẽ chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi các diễn biến kinh tế quốc tế ngày càng
phức tạp, khó lường.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 khiến cho lạm phát tại Việt Nam tăng mạnh: trong
nửa đầu năm 2008, chỉ số lạm phát khoảng 2.86%/tháng.

 Cạnh tranh trong hoạt động thương mại quốc tế của nước ta đã diễn ra gay gắt hơn,
với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn. Nhiều doanh nghiệp đối mặt
với thách thức nghiêm trọng trong điều kiện rất khó khăn (quy mô nhỏ, công nghệ lạc
hậu, quản lý kém...):
 SMEs chiếm 98% tổng số doanh nghiệp trên cả nước
 Bộ Khoa học và Công nghệ đánh giá, doanh nghiệp VN sử dụng công nghệ lạc hậu so
với thế giới 3-4 thế hệ ( 15-20 năm)

 Rủi ro khi hoạt động trên thị trường nước ngoài (không hiểu rõ chính sách, luật lệ, thủ
tục...)
Theo thống kê của Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), 9 tháng năm 2019,
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với 154 vụ kiện phòng vệ thương mại
(PVTM) từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Giải pháp:
 Từ chính phủ:
 Xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội và chiến lược hội nhập kinh tế dài hạn ( 15-20
năm ) để ứng phó với các biến động kinh tế trong tương lai.
 Nâng cao nhận thức và đào tạo trình độ kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước,
tạo sức khỏe cho doanh nghiệp để có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong quá trình hội nhập
 Rà soát, điều chỉnh và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, phù hợp với quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và phù hợp với luật pháp quốc tế.

 Từ doanh nghiệp:
 Làm tốt việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu; về lâu dài sẽ giảm thiểu mức
độ tiêu cực của các biến động kinh tế thế giới.
 Tạo lập nguồn vốn để tăng cường tiềm lực tài chính, chủ động đổi mới công nghệ sản
xuất.
 Có các giải pháp để tiếp cận thị trường nước ngoài một cách hiệu quả.

You might also like