You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Chủ đề:
CÔNG NGHIỆP ĐÓNG GÓP NHƯ THẾ NÀO ĐẾN PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

GVHD: CAO TIẾN SĨ

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM


STT Họ và Tên MSSV Lớp

1 Nguyễn Thị Giàu DNH212504 DH22NH2

2 Phạm Linh Đan DNH212490 DH22NH2

3 Võ Thị Minh Thư DKQ211545 DH22KQ2

4 Nguyễn Tâm Đoan DNH212498 DH22NH1

Long Xuyên, ngày 29 tháng 05 năm 2023


Mục Lục
I. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ................................................................................... 2
II. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP ............................................................ 2
1. Khái niệm công nghiệp ................................................................................... 2
2. Phân loại công nghiệp .................................................................................... 2
2.1. Công nghiệp nhẹ....................................................................................... 2
2.2. Công nghiệp nặng ..................................................................................... 2
2.3. Tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp. ......................................................... 3
3. Một số chỉ tiêu thống kê công nghiệp ............................................................ 3
3.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP).............................................................. 3
3.2. Chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo ......................... 3
3.3. Sản phẩm công nghiệp ............................................................................. 3
III. TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY: .............. 4
IV. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ: ................................................................................................................. 7
1. Công nghiệp nặng: .......................................................................................... 7
2. Công nghiệp nhẹ:............................................................................................ 8
3. Tiểu thủ công nghiệp: ..................................................................................... 9
4. Đóng góp khác: ............................................................................................... 9
V. KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC: .............................................................................. 12
VI. GIẢI PHÁP: ..................................................................................................... 13
VII. KẾT LUẬN: ..................................................................................................... 14

1
I. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Trong xu thế vươn mình hội nhập với khu vực và thế giới, các quốc gia nói
chung và Việt nam nói riêng đòi hỏi phải không ngừng phát triển nhanh chóng và
bền vũng về nền kinh tế.
Công nghiệp là một trong những ngành chủ đạo của một quốc gia phát triển,
có tầm quan trọng quyết định đến sự vững mạnh của một nền kinh tế, hơn nữa còn
là nền tảng kéo theo sự phát triển của những ngành khác.
Nhóm cảm thấy đây là một đề tài đáng để nghiên cứu, làm rõ trong bối cảnh
toàn cầu hoá và hội nhập và đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá thì việc
nghiên cứu sâu về công nghiệp và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế là một
việc hết sức cần thiết.

II. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP:


1. Khái niệm công nghiệp:

Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất hàng hóa,
vật chất mà sản phẩm của nó được chế tạo, chế phẩm, chế biến, chế tác,… phục vụ
cho các nhu cầu tiêu dùng hoặc hoạt động kinh doanh của con người. Đây là hoạt
động có quy mô lớn và có sự hỗ trợ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ.
2. Phân loại công nghiệp:

2.1. Công nghiệp nhẹ: Công nghiệp nhẹ thiên về cung cấp hàng hoá tiêu dùng
cùng hơn là phục vụ các doanh nghiệp (dễ hiểu hơn là sản phẩm này sản xuất chủ
yếu cho người tiêu dùng cuối cùng hơn là sản xuất để làm đầu vào cho một quá trình
sản xuất khác). Các ngành công nghiệp nhẹ như: Quần áo, giày dép, đồ nội thất, thiết
bị trong nhà, giấy, nước giải khát và thuốc lá…
2.2. Công nghiệp nặng: là ngành mà sản phẩm dùng để cung cấp cho các ngành
công nghiệp khác. Các nghành công nghiệp nặng như: Luyện kim, Khai thác
than, Sản xuất phân bón, Cơ khí, Điện tử – tin học, Công nghiệp năng lượng.

2
2.3. Tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp: Là lĩnh vực sản xuất bao gồm các nghề thủ công
và các cơ sở công nghiệp nhỏ. Thường các cơ sở công nghiệp nhỏ này có nguồn gốc từ các
nghề thủ công phát triển thành. Như là làng gốm Bát Tràng, Làng gốm Thanh Hà hay
làng lụa Vạn Phúc,… Tất cả những làng nghề truyền thống trên đều được xem là
một ngành tiểu thủ công nghiệp.
3. Một số chỉ tiêu thống kê công nghiệp:
3.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): Chỉ tiêu đánh giá tốc độ phát triển sản xuất
ngành công nghiệp hàng tháng, quý, năm. Chỉ số được tính dựa trên khối lượng sản
phẩm sản xuất, nên còn được gọi là “chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp”. Chỉ
số sản xuất công nghiệp là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh nhanh tình hình phát triển
toàn ngành công nghiệp nói chung và tốc độ phát triển của từng sản phẩm, nhóm
ngành sản phẩm nói riêng; đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan quản lý Nhà
nước, các nhà đầu tư và các đối tượng dùng tin khác.
3.2. Chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo là chỉ tiêu so sánh mức tiêu
thụ sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ do hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra giữa kỳ
báo cáo với kỳ được chọn làm gốc so sánh. Thời kỳ gốc so sánh của chỉ số tiêu thụ
sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo là tháng bình quân của năm gốc, tháng trước
liền kề và tháng cùng kỳ năm trước. Chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến,
chế tạo phản ánh tình hình thay đổi (tăng, giảm) mức tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá,
dịch vụ của một sản phẩm, nhóm sản phẩm, của một ngành công nghiệp cấp 4, cấp
2 và toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
3.3. Sản phẩm công nghiệp: Chỉ tiêu phản ánh kết quả trực tiếp của hoạt động sản
xuất công nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định, bao gồm sản phẩm vật chất và
sản phẩm dịch vụ công nghiệp.

3
III. TÌNH HÌNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY:

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) qua các năm


ĐVT: %
12
10
8
6
4
2
0
2016 2017 2018 2019

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trong 4 năm 2016-2019, sản xuất công nghiệp tăng trưởng tích cực. Chỉ số
sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2016 tăng 7,4%; năm 2017 tăng 11,3%; năm 2018
tăng 10,1%; năm 2019 tăng 9,1%; bình quân giai đoạn 2016-2019 IIP tăng
9,5%/năm. Năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới sản xuất công nghiệp,
làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào, thu hẹp thị trường xuất, nhập khẩu
nên IIP chỉ tăng 3,3% và là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2012.
Bình quân giai đoạn 2016-2020, IIP ngành công nghiệp tăng 8,2%/năm, cao
hơn mức tăng 7,2%/năm của giai đoạn 2012-2015. Trong đó, IIP ngành khai khoáng
giảm 4%/năm; chế biến, chế tạo tăng 10,6%/năm; sản xuất và phân phối điện tăng
8,5%/năm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng
6,4%/năm.

4
MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU CÓ TỐC ĐỘ TĂNG CAO TRONG 5 NĂM 2016-2020

30

25

20

15

10

Ti vi lắp ráp Máy giặt Quặng đồng Quặng sắt Phốt pho vàng Đơn vị:
%
Thuốc trừ sâu Xi măng Điện Nước máy Xe ô tô, xe máy

Nguồn: Tổng cục thống kê

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có tốc độ tăng cao trong 5 năm 2016-
2020 khá như: Ti vi lắp ráp tăng 27%/năm; máy giặt dùng trong gia đình tăng
20,7%/năm; quặng đồng và tinh quặng đồng tăng 18,7%/năm; quặng sắt và tinh
quặng sắt tăng 14,2%/năm; phốt pho vàng tăng 13%/năm; thuốc trừ sâu tăng
11,1%/năm; xi măng tăng 10%/năm; điện phát ra tăng 8,3%/năm; nước máy thương
phẩm tăng 6,3%/năm; xe mô tô, xe máy lắp ráp tăng 5,1%/năm.
Tuy nhiên, một số sản phẩm công nghiệp giảm là: Ngói nung giảm 2,9%/năm;
khí tự nhiên ở dạng khí giảm 3%/năm; gạch nung giảm 7,1%/năm; tấm lợp fipro xi-
măng giảm 7,2%/năm; dầu thô khai thác giảm 9,4%/năm; điện thoại cố định giảm
23,4%/năm.

Trong giai đoạn 2011-2020, với việc đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, Việt
Nam đã trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của khu vực và của thế
giới, thuộc nhóm ASEAN-4 và nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh công
nghiệp trung bình cao với vị trí thứ 36 trên thế giới vào năm 2019 (năm 2009 đứng
vị trí thứ 58).

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, quy mô sản xuất công nghiệp của Việt
Nam ngày càng mở rộng với chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng cao (bình quân
7,7%/năm), tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân tăng khá cao (7,4%/năm),
góp phần gia tăng tỷ trọng của ngành Công nghiệp trong nền kinh tế (từ 26,6% năm

5
2011 lên 27,5% vào năm 2020), cao hơn tỷ lệ trung bình của thế giới và nhóm các
quốc gia thu nhập trung bình thấp.

Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu ngành Công nghiệp ngày càng tích cực, theo
hướng giảm tỷ trọng các ngành thâm dụng tài nguyên (tỷ trọng ngành khai khoáng
giảm gần 2 lần trong 10 năm qua, từ 9,9% xuống còn 5,6%) và tăng tỷ trọng của các
ngành chế biến chế tạo (tỷ trọng của ngành chế biến chế tạo (từ 13,4% lên 16,7%).
Đồng thời, chuyển dịch nội ngành từ các ngành thâm dụng lao động (dệt may, da
giày) sang các ngành thâm dụng vốn (thép, ô tô, hóa chất) và hiện nay là sang các
ngành thâm dụng công nghệ (điện tử, công nghệ thông tin).

Công nghiệp chế biến, chế tạo trở thành động lực tăng trưởng chủ yếu của
ngành Công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 10,4%/năm) với đóng góp
vào xuất khẩu của cả nước tăng nhanh qua các năm và đã vượt qua các nước trong
khu vực (từ 64% năm 2010 lên 85,1% kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế vào
năm 2020). Tỷ trọng giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến chế tạo so với toàn
cầu tăng từ 0,001% năm 2010 lên 0,003% năm 2019; tỷ trọng xuất khẩu của công
nghiệp chế biến chế tạo so với toàn cầu tăng tương ứng từ 0,5% lên 1,8% (theo WB).

Thống kê cho thấy, trong số 11 nhóm ngành Công nghiệp ưu tiên phát triển
giai đoạn 2011-2020 thì đến nay 6/11 ngành hiện là các ngành Công nghiệp đứng
đầu cả nước, có đóng góp lớn cả về sản xuất, xuất khẩu, đầu tư và việc làm gồm:
Dệt may; Da giầy; Thực phẩm chế biến; Thép; Hóa chất; Nhựa. Đặc biệt, một số
ngành Công nghiệp xuất khẩu (dệt may, da dày, điện tử…) đã cơ bản hội nhập thành
công vào chuỗi giá trị toàn cầu, có năng lực cạnh tranh cao và chiếm thị phần ngày
càng lớn trên thị trường quốc tế. Công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện, cụm linh
kiện đã dần được hình thành, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và giá trị tăng thêm
trong các ngành Công nghiệp, thúc đẩy một số mặt hàng tham gia sâu, có hiệu quả
vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị, phân phối toàn cầu.

Đáng chú ý, đến nay, công nghiệp vẫn là ngành thu hút đầu tư FDI lớn nhất
với tốc độ tăng trưởng cao (tăng gần 2 lần cả về quy mô và tỷ trọng trong 10 năm
qua), đặc biệt là trong công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm hơn 60% vốn đầu tư vào
các ngành và khoảng 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội) với một số dự án đầu tư lớn
của các tập đoàn công nghệ toàn cầu đã tạo động lực tăng trưởng mới cho ngành
trong bối cảnh một số ngành Công nghiệp lớn đã chạm trần tăng trưởng (dệt may,
da dày, khai khoáng…) và góp phần hình thành nên các trung tâm công nghiệp mới
của đất nước.

6
IV. VAI TRÒ CỦA CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ:
1. Công nghiệp nặng:

Một số ngành có mức tiêu thụ tăng mạnh, như: sản xuất sản phẩm từ cao su
và plastic tăng 62,3%; sản xuất đồ uống tăng 50,3%; sản xuất thiết bị điện tăng
30%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 15%.

Tồ n kho cũng giảm tương đương ở lĩnh vực sản xuất sản phẩm từ cao su và
plastic giảm 32,6%; sản xuất thiết bị điện giảm 32,7%; sản xuất da và các sản
phẩm có liên quan giảm 56,8%; sản xuất kim loại giảm 40,7%.

Sức tiêu thụ giảm khiến tồn kho của công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4%
so với cùng kỳ, tính đến tháng 3/2023 cả ở ngành công nghiệp nặng và nhẹ. Trong
đó, tồ n kho tăng tới 75,4% ở lĩnh vực sản xuất giường, tủ, bàn, ghế; tồn kho cũng
tăng 34-40% ở các lĩnh vực sản xuất trang phục; thuốc lá; hóa chất; máy móc, thiết
bị chưa được phân vào đâu.

7
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) TP.HCM quý 1/2023 - Nguồn: Cục Thống kê
TP.HCM.

Có thể thấy, sự sụt giảm tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp của
TP.HCM tập trung vào ngành công nghiệp nặng. Ngành công nghiệp nhẹ (lĩnh vực
sản xuất hàng tiêu dùng) và dịch vụ vẫn tăng nhờ cầu tiêu dùng trong nước. Do đó,
tầm quan trọng của công nghiệp nặng là không nhỏ đối với tăng trưởng kinh tế.

2. Công nghiệp nhẹ:


Trong tổng số 32 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD vào năm
2019 hàng công nghiệp chiếm 29/32 mặt hàng và 5/5 mặt hàng có kim ngạch xuất
khẩu trên 10 tỷ USD (điện tử, dệt may, da giày, đồ gỗ, máy móc, thiết bị). Một số
ngành công nghiệp hiện có vị trí vững chắc trên thị trường thế giới hiện nay như
dệt may (đứng thứ 7 về xuất khẩu), da giày (thứ 3 về sản xuất và thứ 2 về xuất

8
khẩu), điện tử (đứng thứ 12 về xuất khẩu, trong đó mặt hàng điện thoại di động
đứng thứ 2 về xuất khẩu), đồ gỗ (đứng thứ 5 về xuất khẩu).
Nguồn: Bộ Công Thương Việt Nam

3. Tiểu thủ công nghiệp:


Theo báo cáo của 49/63 tỉnh, thành phố, tính đến 30/6/2019, tình hình phát
triển sản xuất kinh doanh trong các làng nghề CN-TTCN đạt được một số kết quả
như: Tổng doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất
trong làng nghề CN-TTCN đạt 61.904,45 tỷ đồng; Tổng vốn và tài sản của các cơ
sở sản xuất trong làng nghề CN-TTCN là 1.894,72 tỷ đồng; Tổng nộp ngân sách nhà
nước năm 2018 của các cơ sở sản xuất trong làng nghề CN-TTCN là 91,9 tỷ đồng.
Số lượng lao động tham gia sản xuất kinh doanh tại các cơ sở sản xuất trong
làng nghề CN-TTCN là 827.849 lao động, trong đó số lao động thường xuyên là
743.035 người (chiếm 89,75%), chuyên gia có tay nghề cao là 10.368 người (chiếm
1,25%). Thu nhập bình quân của lao động trong làng nghề đạt 3,83 triệu
đồng/người/tháng.
Số lượng các cơ sở tham gia sản xuất kinh doanh trong làng nghề là 309.749
cơ sở, bao gồm 3.963 doanh nghiệp, 1.386 hợp tác xã, 978 tổ hợp tác và 303.422 hộ
gia đình. Như vậy hình thức tổ chức sản xuất hiện nay trong các làng nghề CN-
TTCN chủ yếu vẫn là sản xuất tại các hộ gia đình, với quy mô vừa và nhỏ.
Nguồn: Bộ Công Thương – Cục Công Thương địa phương
4. Đóng góp khác:

Tạo ra lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội. Cung cấp máy móc, cơ sở vật
chất kĩ thuật cho các ngành kinh tế mà không ngành nào có thể thay thế được, cũng
như các mặt hàng tiêu dùng phục vụ đời sống con người.

9
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 01/2022, kim ngạch
xuất khẩu máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng của Việt Nam đạt xấp xỉ 3,5 tỷ USD,
giảm 18,58% so với tháng 12/2021, nhưng tăng 7,51% so với với tháng 01/2021;
chiếm tỷ trọng 11,35% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Trước đó, trong tháng 12/2021, kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị dụng
cụ phụ tùng của Việt Nam đạt gần 4,3 tỷ USD, tăng 4,1% so với tháng 11/2021 và
tăng 36,56% so với tháng 12/2020. Tổng kim ngạch xuất khẩu máy móc thiết bị của
cả nước năm 2021 đạt hơn 38,34 tỷ USD, tăng 41,01% so với năm 2020; chiếm tỷ
trọng 11,4% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

– Thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp và các ngành dịch vụ theo hướng
công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

+ So với năm 2011, năm 2019 có số lượng máy kéo cả nước tăng khoảng
48%, máy gặt đập liên hợp tăng 79%, máy sấy nông sản tăng 29%. Đối với
công nghiệp chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp, đến nay, ngành cơ khí trong
nước đã sản xuất được động cơ, máy kéo công suất đến 30 mã lực (HP), chiếm
trên 30% thị phần trong nước; máy liên hợp gặt lúa chiếm 15%. Trang bị động
lực bình quân trong sản xuất nông nghiệp cả nước đạt khoảng 2,4 HP/ha canh
tác. Tại các địa phương, các loại máy móc phục vụ sản xuất (máy cày, bừa,
gặt, tuốt lúa…) được nông dân đầu tư mua sắm ngày càng nhiều, đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao trong sản xuất nông nghiệp.

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư

10
– Làm thay đổi sự phân công lao động, phát huy thế mạnh của mỗi vùng, giảm
chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng.

+ Cụ thể, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,8 triệu người,
tăng 255,2 nghìn người so với quý trước và tăng 3,5 triệu người so với quý III
năm 2021 (quý chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19). Tính chung
9 tháng, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm là 50,5 triệu người, tăng 1,5
triệu người so với 9 tháng năm 2021.Trong đó, lực lượng lao động, số người
đang làm việc tăng. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm giảm so với quý
trước và so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt lao động trong ngành công nghiệp
và dịch vụ tăng đáng kể so với quý trước. Số lao động có việc làm ghi nhận
tăng ở cả khu vực thành thị và nông thôn cũng như ở nam giới và nữ giới. Số
lao động có việc làm ở khu vực thành thị là 18,7 triệu người, tăng 1,1 triệu
người và ở nam giới là 26,8 triệu người, tăng 806.900 người so với cùng kỳ
năm trước. Theo các ngành kinh tế, khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 16,9
triệu người (chiếm 33,4%), tăng 726.800 người so với cùng kỳ năm trước.

–Tạo ra tính đa dạng hàng hoá, phát triển thương mại, phát triển thị trường
trao đổi mua bán, giải quyết việc làm, sử dụng lao động và tăng thu nhập.

+ Cụ thể, tổng sản lượng khai thác dầu dự kiến cả năm 2020 đạt 20,5
triệu tấn, vượt 0,7% kế hoạch năm (kế hoạch cả năm là đạt 10 -15 triệu tấn),
trong đó: Sản lượng khai thác dầu thô cả năm đạt 11,47 triệu tấn, vượt 8% kế
hoạch năm; Sản lượng khai thác khí đạt 9,03 tỷ m3, bằng 92,7% kế hoạch
năm. Tính chung cả giai đoạn, gia tăng trữ lượng dầu khí 5 năm 2016 - 2020
ước đạt 56,26 - 61,26 triệu tấn quy dầu, trung bình đạt 11,2 - 12,4 triệu tấn
quy dầu/năm, bằng 100% kế hoạch 5 năm 2016 - 2020 (10 - 30 triệu tấn quy
dầu/năm). Tổng sản lượng khai thác dầu khí 5 năm 2016 - 2020 ước đạt
120,87 triệu tấn quy dầu, bằng 100% so với kế hoạch 5 năm.

Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam

- Từ vai trò quan trọng của công nghiệp đối với kinh tế và xã hội, nên tỉ trọng
công nghiệp trong GDP là tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế.

- Tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà các nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự
phân bố công nghiệp có thể là: dân cư và nguồn lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật và
kết cấu hạ tầng, thị trường, khoa học – công nghệ, chính sách phát triển… Nhìn
chung, trong điều kiện hiện nay, nhân tố đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với
sự phân bố công nghiệp là tiến bộ khoa học – công nghệ:

11
+ Tiến bộ khoa học – công nghệ tạo ra những khả năng mới về sản xuất,
đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành, làm tăng tỉ trọng của chúng trong
tổng thể công nghiệp; làm cho việc khai thác sử dụng tài nguyên và phân bố
công nghiệp trở nên hợp lí, có hiệu quả và kéo theo những thay đổi về qui luật
phân bố sản xuất. Ví dụ: với phương pháp điện luyện hoặc lò thổi oxi, việc
phân bố các xí nghiệp luyện kim đen không nhất thiết phải gắn với vùng nhiên
liệu than…

+ Khoa học – công nghệ làm nảy sinh nhu cầu mới, đòi hỏi xuất hiện
một số ngành công nghiệp với công nghệ tiên tiến và mở ra triển vọng phát
triển công nghiệp trong tương lai, như công nghiệp điện tử – tin học, công
nghiệp lọc – hóa dầu…

V. KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC:


- Các doanh nghiệp nước ta hiện đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức
trung bình của thế giới 2-3 thế hệ; Tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ của các DN Việt
Nam là dưới 0,5% doanh thu (trong khi Ấn Độ là 5% và Hàn Quốc 10%); Tỷ lệ đổi
mới công nghệ và thiết bị mỗi năm mới khoảng 10% trong 5 năm qua (các nước phát
triển trong khu vực tỷ lệ trung bình là 15-20%). Công nghệ hiện đại trong công
nghiệp chậm được đổi mới dẫn đến các DN công nghiệp nước ta không đủ khả năng
tự sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao. ..

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo so với GDP và tỷ lệ đóng góp của
công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn còn hạn chế, nhất là so với các nước trong khối
ASEAN. Tỷ trọng của công nghiệp chế biến, chế tạo/GDP mới đạt xấp xỉ 16% (tuy
cao hơn mức trung bình thế giới nhưng thấp thua Trung Quốc (khoảng 27,1%); Hàn
Quốc (khoảng 25,3%); Thái Lan (25,3%); Nhật Bản (20,7%),…

- Năng suất lao động còn thấp so với các nước trong khu vực và không hoàn
toàn dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Công nghiệp là
ngành có mức tăng trưởng năng suất lao động thấp nhất trong các ngành kinh tế do
thiếu khoa học công nghệ với đội ngũ lao động tay nghề thấp (28,54% lao động
không có trình độ chuyên môn kỹ thuật).

- Năng lực tự chủ của ngành Công nghiệp Việt Nam không cao, đặc biệt là
nhóm ngành Công nghiệp nền tảng (điện tử, hoá chất, dệt may...) và công nghiệp hỗ
trợ dẫn đến lệ thuộc hoàn toàn vào bên ngoài. Công nghiệp chế biến, chế tạo mới chỉ
chiếm khoảng 0,3% toàn cầu, thấp hơn khá nhiều so với các nước ASEAN – 4
(Indonesia chiếm khoảng 1,6%; Thái Lan chiếm khoảng 1%).

12
- Đến nay, Việt Nam phải nhập phần lớn nguyên, phụ liệu phục vụ cho các
ngành Công nghiệp lớn hiện nay. Thậm chí một số ngành Công nghiệp lớn như may
mặc, da giày, điện tử Việt Nam nhập khẩu hơn 90% nguyên liệu và phụ thuộc rất
nhiều vào một số thị trường như Trung Quốc, Hàn Quốc... Từ đó, khiến cho các DN
trong nước đối diện với các rủi ro do biến động của các thị trường quốc tế, đặc biệt
là biến động về tỷ giá.

- Doanh nghiệp tư nhân trong nước trong các ngành Công nghiệp, đặc biệt là
công nghiệp chế biến, chế tạo thường quy mô thấp và ít hiệu quả hơn so với các DN
có vốn đầu tư nước ngoài do còn hạn chế trong đổi mới công nghệ, năng lực quản
trị và sản xuất nên chưa thể tham gia được vào các chuỗi giá trị toàn cầu và chưa thể
có những DN lớn và có năng lực cạnh tranh toàn cầu. . Mức độ liên kết giữa doanh
nghiệp FDI với DN trong nước chưa cao, từ đó hạn chế năng lực tăng năng suất cho
khu vực trong nước thông qua chuyển giao công nghệ và nâng cao trình độ quản lý...

- Các doanh nghiệp Việt Nam cơ bản vẫn đóng vai trò là người làm thuê cho
nước ngoài trong chuỗi giá trị toàn cầu với tỷ suất lợi nhuận khá thấp, trung bình
khoảng 5 - 10%. Các ngành Công nghiệp và doanh nghiệp nội địa của Việt Nam cơ
bản mới chỉ tham gia được vào các khâu trung gian có giá trị gia tăng thấp (sản xuất
và gia công) trong chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi những phân khúc có giá trị gia
tăng cao lại ở nước ngoài bao gồm các khâu thượng nguồn (nghiên cứu thị trường,
phát triển sản phẩm; tiếp thị sản phẩm, marketing, dịch vụ hậu mãi...) và các khâu
hạ nguồn (nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị sản xuất); các dịch vụ hỗ trợ phát
triển công nghiệp rất hạn chế (phát triển thương hiệu, đào tạo nguồn nhân lực...).

- Phân bố không gian cụm ngành Công nghiệp chưa phát huy được lợi thế so
sánh của từng địa phương, chưa hình thành được những cụm ngành Công nghiệp lớn
để liên kết phát triển chuỗi ngành, chuỗi giá trị của ngành Công nghiệp với vai trò
chủ đạo của các khu công nghiệp, khu kinh tế.

VI. GIẢI PHÁP:


Một là, xây dựng chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ hỗ trợ công
nghiệp và mạng lưới trung gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ công nghiệp như vốn, tài
chính, công nghệ, thủ tục đầu tư, đo lường, quy chuẩn công nghiệp; xây dựng đội
ngũ các chuyên gia hỗ trợ công nghiệp để áp dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới sáng
tạo và chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp.
Hai là, đổi mới chính sách đầu tư để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn từ khu vực tư nhân đầu tư vào phát triển ngành, nắm bắt những cơ hội đầu tư và

13
chuyển dịch đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là vào chuỗi cung cấp sản
phẩm công nghiệp trên thế giới và ở khu vực, dòng đầu tư đang chuyển dịch ra ngoài
những trung tâm sản xuất công nghiệp toàn cầu do ảnh hưởng của cuộc xung đột
thương mại và dịch COVID-19 vào những ngành, lĩnh vực mới tham gia những công
đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Ba là, có chính sách thu hút những dự án đầu tư vào từng phân ngành Công
nghiệp ưu tiên, đặc biệt là dự án FDI vào những phân ngành Công nghiệp ưu
tiên, vào các chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng trong nước với sự tham gia của các
doanh nghiệp nội địa; đặc biệt chú trọng việc các địa phương tham gia tích cực hơn
nữa vào việc thu hút những dự án đầu tư. Chủ động triển khai các chương trình xúc
tiến đầu tư FDI nhằm kêu gọi được những nhà đầu tư trong từng phân ngành Công
nghiệp ưu tiên.
Bốn là, xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi tín dụng cho các dự án đầu tư theo
mạng sản xuất và chuỗi giá trị trong sản xuất công nghiệp theo chuỗi giá trị ngành
Công nghiệp và chuỗi giá trị theo hệ thống phân phối; Nghiên cứu và học hỏi kinh
nghiệm quốc tế sự cần thiết của các công cụ hỗ trợ tài chính theo chuỗi ngành và
chuỗi giá trị. Xây dựng các nền tảng chuyển đổi số và xây dựng các hệ sinh thái công
nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số; triển khai
các dự án chuyển đổi số mẫu có tính sáng tạo và hiệu quả nhằm đặt nền tảng cho
tinh thần khởi nghiệp sáng tạo và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp.
Năm là, phát triển giáo dục, đầu tư vào giáo dục để nâng cao trình độ nguồn
nhân lực phục vụ sự phát triển khoa học kỹ thuật giúp nền công nghiệp non trẻ đang
phát triển rút ngắn thời gian hiện đại công nghiệp và phát triển vượt bậc.

VII. KẾT LUẬN:


Quá trình phát triển của sản xuất công nghiệp cả về cơ sở vật chất – kỹ thuật
và kinh tế – xã hội đã khẳng định vai trò chủ đạo và từng bước phát huy vai trò chủ
đạo của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp là ngành duy nhất
trang bị thiết bị máy móc cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân khác, do đó, tốc độ
và sự phát triển của công nghiệp quyết định trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và năng suất lao động, hiệu quả sản xuất. Nó cũng ảnh hưởng đến sự phân công
lao động. Công nghiệp thông qua thiết bị kỹ thuật cho các ngành kinh tế (đặc biệt là
nông nghiệp). Công nghiệp có tác dụng to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Niêm giám thống kê của Tổng cục thống kê. Truy cập từ
https://www.gso.gov.vn/nien-giam/
2. Tổng cục thống kê. Truy cập từ https://www.gso.gov.vn
3. Tạp chí tài chính. Truy cập từ https://tapchitaichinh.vn/
4. https://vccidata.com.vn/nghanh-cong-nghiep-trong-diem-la-gi/
5. Đóng góp của tiểu thủ công nghiệp http://arit.gov.vn/tin-tuc/lang-nghe-cong-
nghiep-tieu-thu-cong-nghiep-hien-trang-va-giai-phap-phat-trien-cf3da0e5_4127/
6. Xuất nhập khẩu máy móc và thiết bị của Việt Nam tăng cao, triển vọng cho ngành
công nghiệp hỗ trợ. Truy cập từ https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-
nghiep/xuat-nhap-khau-may-moc-va-thiet-bi-cua-viet-nam-tang-cao-trien-vong-
cho-nganh-cong-nghiep-ho-tro.html
7. Ngành công nghiệp và dịch vụ tăng cả số việc làm lẫn thu nhập. Truy cập từ
https://kinhtedothi.vn/nganh-cong-nghiep-va-dich-vu-tang-ca-so-viec-lam-lan-thu-
nhap.html
8. Bộ Công Thương Việt Nam. Truy cập từ https://moit.gov.vn/

15

You might also like