You are on page 1of 6

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II – ĐỊA LÝ

Vai trò của công nghiệp:


 Công nghiệp là ngành sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn, có vai trò chủ
đạo trong nền kinh tế quốc dân.
 Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật.
 Tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị.
 Phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của toàn xã hội.
 Có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, giao
thông vận tải, thương mại, dịch vụ, củng cố an ninh quốc phòng.
 Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng khác
nhau, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát
triển giữa các vùng lãnh thổ.
 Công nghiệp ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật
chất có thể sánh được, tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo
ra nhiều việc làm mới tăng thu nhập.

Đặc điểm của công nghiệp:


 Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông
qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm
 Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn:

 Sản xuất công nghiệp có tính tập trung cao độ thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất
nhân công và sản phẩm.
 Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp được phân công tỉ mỉ và có sự phối
hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng:
o Công nghiệp là tập hợp của hệ thống nhiều ngành như: khai thác (khoáng sản, khai thác rừng,
thủy sản,…), điện lực, luyện kim, chế tạo máy, hóa chất, thực phẩm. Các ngành này kết hợp
chặt chẽ với nhau. Vì vậy các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò
đặc biệt trong sản xuất công nghiệp.
o Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động sản xuất công nghiệp được chia thành hai
nhóm chính là: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.
o Còn dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm sản xuất công nghiệp được chia thành hai nhóm:
công nghiệp nặng (nhóm A) và công nghiệp nhẹ (nhóm B).

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp:
 Vị trí địa lí:
o Vị trí về tự nhiên và kinh tế chính trị có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các
khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam.
o Vùng có vị trí địa lí thuận lợi hoạt động công nghiệp phát triển mạnh mẽ; ngược lại vùng miền
núi xa xôi có hoạt động công nghiệp
 Nhân tố tự nhiên:
o Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp, chi phối sự phân bố,
quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.
o Nguồn nước: là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công
nghiệp như luyện kim (đen và màu), dệt, nhuộm, giấy, hóa chất, chế biến thực phẩm.
o Khí hậu: đặc điểm khí hậu và thời tiết tác động đến hoạt động của các ngành công nghiệp khai
khoáng, chi phối và việc lựa chọn kĩ thuật và công nghệ sản xuất.
o Đất đai - địa chất công trình để xây dựng nhà máy.
o Tài nguyên rừng: là cơ sở cung cấp vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp
chế biến giấy, gỗ và các ngành tiểu thủ công nghiệp, dược liệu cho công nghiệp dược phẩm.
o Tài nguyên biển tác động tới việc hình thành các xí nghiệp chế biến thủy sản, khai thác, lọc
dầu, xí nghiệp đóng và sửa chữa tàu,...
 Nhân tố kinh tế - xã hội:
o Dân cư và nguồn lao động:
 Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần
nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm.
 Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp
hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm.
 Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát
triển.
o Tiến bộ khoa học kĩ thuật: Làm thay đổi hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và sự phân bố
hợp lí các xí nghiệp công nghiệp.
o Thị trường: có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa
sản xuất; đẩy mạnh sản xuất, tăng sức cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phâm, tạo nên thị
hiếu tiêu dùng mới.
o Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất -kĩ thuật: Nơi có hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện sẽ thu hút đầu
tư và phát triển kinh tế.
o Đường lối chính sách: chính sách mở cửa hội nhập trong xu thế hiện nay sẽ giúp nền kinh tế
phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường và thu hút vốn đầu tư.
So sánh đặc điểm của sản xuất công nghiệp và nông nghiệp:
 Giống nhau:
o Đều là ngành sản xuất hàng hóa.
o Tạo ra sản phẩm mang nhiều lợi ích, phục vụ cho nhu cầu của con người.
 Khác nhau:
CÔNG NGHIỆP NÔNG NGHIỆP
o Gồm hai giai đoạn, hai giai đoạn này o Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cây con,
diễn ra đồng thời hoặc cách xa nhau có sự sinh trưởng và phát triển qua nhiều giai
về măt không gian. đoạn kế tiếp, theo quy luật sinh học.
o Có tính chất tập trung cao độ o Sản xuất nông nghiệp phân tán trên một không
o Không có tính mùa vụ. gian rộng lớn.
o Ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên o Mang tính mùa vụ.
o Tính chuyên môn hóa cao, hợp tác o Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
hóa cao. o Hình thành các vùng chuyên môn hóa nông
nghiệp.
Công nghiệp năng lượng:
Là một trong những ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của một quốc gia là tiền đề của tiến bộ
khoa học kỹ thuật gồm có khai thác than khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.

Công nghiệp cơ khí:


 Là quả tim của công nghiệp nặng sản xuất các công cụ thiết bị máy động lực cho tất cả
các ngành kinh tế.
 Giữ vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cuộc cách mạng kỹ thuật nâng cao năng suất lao
động và cải thiện cuộc sống
 Các nước kinh tế phát triển đi đầu trong lĩnh vực này.

Công nghiệp điện tử tin học:


 Là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.
 Là thước đo trình độ phát triển kinh tế kỹ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
 Ít gây ô nhiễm môi trường, không chiếm diện tích rộng, không tiêu thụ nhiều kim loại
điện và nước, yêu cầu nguồn lao động trẻ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
 Phân chia thành 4 nhóm: máy tính (tb công nghê, phần mềm), thiết bị điện tử (linh kiện
điện tử, các tụ điên, các vi mạch), điện tử tiêu dùng(TV màu, casset, đồ chơi điện tử,
đầu đĩa) và thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại).
 Đứng đầu đầu trong lĩnh vực này là Hoa Kỳ Nhật Bản và EU

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng:


 Bao gồm dệt may, da giày, nhựa, sành, sứ, thủy tinh.
 Phục vụ cho nhu cầu của nhân dân.
 Sử dụng nhiên liệu động lực và chi phí vận tải, chịu ảnh hưởng lớn của nhân tố lao động,
thị trường tiêu thụ và nguồn nguyên liệu, đòi hỏi vốn đầu tư, thời gian xây dựng tương
đối ngắn, quy trình sản xuất tương đối đơn giản, thời gian hoàn vốn nhanh, thu lại lợi
nhuận tương đối dễ dàng và có khả năng xuất khẩu, giải quyết các vấn đề việc làm.
 Công nghiệp dệt may là một trong những ngành chủ đạo thúc đẩy nông nghiệp và các
ngành công nghiệp nào đặc biệt là công nghiệp hóa chất, giải quyết công ăn việc làm cho
người lao động.
 Các nước có ngành dệt may phát triển là Trung Quốc Ấn Độ Hoa Kỳ và Nhật Bản.
 Thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn là Yahoo Nhật Bản mắt Mỹ Liên bang Nga và các
nước Đông Âu.

Công nghiệp thực phẩm:


 Cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người về ăn uống.
 Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt chăn nuôi và thủy sản.
 Tạo điều kiện tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển, làm tăng
giá trị của sản phẩm, tạo khả năng xuất khẩu, tích lũy vốn, góp phần cải thiện đời sống.
 Sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm bao gồm: sản phẩm của ngành trồng trọt,
sản phẩm của ngành chăn nuôi và sản phẩm ngành thủy sản.
 Công nghiệp thực phẩm có mặt ở mỗi quốc gia trên thế giới.
Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:
 Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động.
 Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở các
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Một số hệ thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:


 Điểm công nghiệp: đơn giản nhất.
 Khu công nghiệp: hình thành và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa.
 Trung tâm công nghiệp: yêu cầu trình độ cao.
 Vùng công nghiệp: là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất và có quy mô lớn
nhất
Nhận dạng biểu đồ:
 Trường hợp một:
o Số năm: 1 2 hoặc 3 năm.
o Loại biểu đồ: biểu đồ cột hoặc biểu đồ tròn.
o Nếu có cơ cấu hay tải trọng thì vẽ biểu đồ tròn.
o Nếu không thì sẽ biểu đồ cột.
 Trường hợp 2:
o Số năm: nhiều hơn 3 năm, từ 4 năm trở lên.
o Loại biểu đồ: biểu đồ cột, biểu đồ đường, đồ thị.
o Nếu các từ cơ cấu hay tải trọng thì vẽ biểu đồ miền.
o Nếu có tăng trưởng, phát triển, hay biến động thì ta vẽ biểu đồ đường.
 Bài có hai đơn vị:
o Khi nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm: vẽ biểu đồ cột.
o Khi lớn hơn 3 năm: biểu đồ kết hợp (cột và đường).
 Bài có 3 đơn vị:
o Khi nhỏ hơn hoặc bằng 3 năm: biểu đồ cột, mỗi đơn vị 1 biểu đồ.
o Khi lớn hơn 3 năm: vẽ biểu đồ đường với đơn vị chung %. Để tính phần trăm tăng giá trị năm
đầu bằng 100% rồi tính những năm tiếp theo theo nguyên tắc tam suất.
 Bài có hai từ khóa dài: là tốc độ tăng trưởng về chỉ số tăng trưởng.
o Khi lớn hơn 3 năm: Vẽ đường (từ tăng trưởng) với năm đầu là 100%

You might also like