You are on page 1of 3

Phần lớn lịch sử loài người, chúng ta nhỏ bé và thiếu quan trọng, hơn 80% dân số sống

trong nghèo khổ và sinh mệnh thì ngắn ngủi, nhưng tất cả mọi thứ đều thay đổi. Sau cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất xuất hiện vào cuối thế kỉ 18, chúng ta lần đầu đạt cột
mốc 1 tỷ người, gấp 8 con số ấy chỉ trong hơn 200 năm. Con người đi từ sản xuất thủ công
đến sản xuất máy móc, rồi chuẩn hóa sản xuất hàng loạt, sau đó là điện toán đám mây, trí
tuệ nhân tạo, kết nối không dây.

Quay ngược lại năm 1960 của thế kỷ trước, đất nước ta còn quá nghèo nàn lạc hậu so với
các quốc gia phát triển khác trên thế giới lúc bấy giờ, nhận thấy được điều đó điều tất yếu
chúng ta cần làm: thực hiện quá trình “Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa”.

Căn cứ vào tình hình trước đó, là 1 quốc gia với nền sản xuất- xã hội lạc hậu nội dung của
quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa ở nước ta gồm 2 nội dung cơ bản:
_chuẩn bị chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền sản xuất-xã hội tiến bộ
_thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi từ nền sản xuất xã hội lạc hậu sang nền sản xuất-xã
hội tiến bộ, cụ thể có thể kể đến:
1, Chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lí: từ nông nghiệp ->tiến đến công,nông nghiệp và ->
hướng đến công, nông, thương nghiệp
2, Áp dụng các thành tựu KH-KT hiện đại vào sản xuất
3, Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển các ngành công nghiệp
4, Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển chính sách giúp thúc đẩy sự phát triển của các ngành
công nghiệp
5, Xây dựng thị trường tiêu thụ đáp ứng nhu cầu của sản xuất công nghiệp

Để có thể hiện thực hóa nội dung trên, đòi hỏi chúng ta phải có những điều kiện tiên quyết:
1, Vốn: để có thể xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, thu mua nguyên vật liệu đáp
ứng sản xuất
2, Công nghệ: áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất giúp tăng cao năng suất lao động
=> thúc đẩy sự phát triển
3, Lực lượng lao động (nhân lực): Là nhân tố quan trọng bậc nhất, trực tiếp tham gia vào
quá trình sản xuất, ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động
4, Thị trường: Nền kinh tế sản xuất hàng hóa gắn liền với thị trường, 1 thị trường ổn định và
thích hợp là điều kiện cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế
5, Tài nguyên thiên nhiên: Là tư liệu sản xuất chính của các ngành công nghiệp qui mô lớn
6, Cơ chế chính sách, pháp luật: Là nguồn lực quan trọng thúc đẩy cũng như đảm bảo tính
bền vững cho sự phát triển

Ở thời điểm hiện tại, dù quá trình Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa đã diễn ra hơn 60 năm tuy
nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn đối với chúng ta:
1, Cơ sở hạ tầng kém phát triển: có thể kể đến là hệ thống giao thông vận tải, điện, nước,...
điều này làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển công nghiệp
2, Thiếu vốn đầu tư: để có thể phát triển các ngành công nghiệp quy mô lớn đòi hỏi 1 lượng
lớn vốn đầu tư là 1 thách thức lớn đối với quá trình công nghiệp hóa
3, Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao: để phát triển công nghiệp đòi hỏi cần có nguồn
nhân lực chất lượng cao tuy nhiên tình trạng thiếu hụt nhân lực và khó khăn trong tuyển
dụng, đào tạo, thu hút
4, Vấn đề môi trường: quá trình công nghiệp hóa cũng đem lại những tác động tiêu cực đến
môi trường:ở phạm vi thấp có thể kể đến như ô nhiễm không khí, đất, nước, tầm nhìn, âm
thanh,... hay ở mức độ cao là sự nóng lên toàn cầu
5, Sự phát triển không đồng đều: quá trình công nghiệp hóa tập trung ở các đô thị lớn trong
khi các vùng nông thôn và miền núi vẫn còn kém phát triển

Dù gặp nhiều khó khăn nhưng cũng không thể phủ nhận những điều kiện thuận lợi cho quá
trình
1, Vị trí địa lí: VIệt Nam có vị trí địa lí đắc địa, giáp ranh với nhiều nước trong khu vực, tiếp
giáp với các con đường thương mại quốc tế thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu
2, Tài nguyên phong phú: Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên phong phú từ khoáng sản,
rừng, biển, đất đai,
3, Thị trường tiêu thụ rộng: Việt Nam ngày càng có nhiều thị trường xuất khẩu mới mở rộng,
cùng với đó là sự phát triển của thị trường trong nước ngày càng tạo sự thuận lợi cho lưu
thông hàng hóa
4, Hội nhập quốc tế: Việt Nam đã kí kết nhiều hiệp định thương mai tự do với các nước, tổ
chức thương mại lớn giúp cho việc xuất khẩu và tiêu thụ hàng hóa ngày càng dễ dàng và
thuận lợi hơn

Cách mạng công nghiệp 4.0, với sự bùng nổ mạnh mẽ của Khoa học, Máy tính, Trí tuệ nhân
tạo, Kết nối không dây,... tuy nhiên thực tế cho thấy thể chế chính trị (tức nhà nước) đóng
vai trò đặc biệt quan trọng
1, Định hướng phát triển: Khuyến khích mạnh mẽ các chủ thể trong nền kinh tế nghiên cứu,
ứng dụng và phát triển Khoa học- công nghệ, đặc biệt công nghệ cao vào quá trình sản xuất
kinh doanh và các lĩnh vực đời sống khác
2, Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin: xu thế phát triển của hội nhập quốc tế với cuộc
CMCN 4.0 và kinh tế tri thức sẽ tạo áp lực buộc Việt Nam phải đẩy mạnh ứng dụng phát
triển CNTT trên cơ sở hạ tầng hiện đại
3, Quản lí giám sát: hoàn thiện cơ chế, chính sách để các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ,
tài chính, chứng khoán, bất động sản, khoa học- công nghệ được tạo lập đồng bộ và vận
hành thông suốt, có tính cạnh tranh cao và gắn kết ngày càng tốt hơn với thị trường
4, Đào tạo và phát triển nhân lực: nhà nước ban hành cơ chế, chính sách đảm bảo chất
lượng cũng như số lượng nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp

Là nơi đón nhận và thích ứng với những thay đổi trên mọi khía cạnh của cuộc sống-xã hội,
thị trường cũng ảnh hưởng to lớn đến việc thực hiện CMCN 4.0, cụ thể:
1, Đẩy mạnh sự cạnh tranh, khuyến khích sự sáng tạo: người tiêu dùng ngày càng dễ dàng
nắm bắt tiếp cận với thông tin của sản phẩm và ngày càng yêu cầu sản phẩm, dịch vụ mới
cao cấp hơn từ đó thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đồng thời cũng khuyến
khích sự sáng tạo hoàn thiện sản phẩm
2, Tiếp cận với các nguồn lực mới: thị trường tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp tiếp cận với
thị trường mới, nguồn vốn mới, công nghệ mới, cơ hội mới,... là nguồn lực quan trọng cho
sự phát triển bền vững

- phần câu hỏi câu trả lời(Đăng với Hoàng Anh)


câu hỏi ktct - Google Tài liệu

You might also like