You are on page 1of 3

2.1.

MỤC TIÊU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM
2030

2.1.1. Mục tiêu chung


Mục tiêu cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải tiến nước ta thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lí quan hệ
sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Mức sống cũng như GDP
thu nhập đầu người cao, quốc phòng – an ninh vững chắc tạo tiền để toàn dân tập trung
xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Từ nay đến giữa thế kỷ
XXI, nước ta hoàn thành mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu chung đến năm 2030: Việt Nam cơ bản đạt được những tiêu chí của một
nước công nghiệp, có nền công nghiệp hiện đại, thu nhập bình quân đầu người cao, đời
sống người dân được cải thiện; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công
nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào
chuỗi giá trị toàn cầu.

Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng
7%/năm; GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 7.500 USD; GNI bình
quân đầu người theo giá hiện hành đạt trên 7.000 USD. Ðóng góp của năng suất nhân tố
tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế ở mức trên 50%; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu
(GII) thuộc nhóm 40 nước dẫn đầu thế giới.1

2.1.2. Mục tiêu trước mắt


Sau khi phân tích tình hình và nguyên nhân, nghị quyết số 29 đã nêu ra quan điểm chỉ
đạo là: Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải đảm bảo kinh tế vĩ mô; chủ
động và tích cực trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng; hiệu quả; khơi dậy khát vọng
phát triển, tinh thần khởi nghiệp quốc gia, đổi mới sáng tạo; phát huy giá trị tinh hoa văn

1
Nhân Dân (2022), Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045, tại trang https://nhandan.vn/tiep-tuc-day-manh-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-den-nam-2030-tam-
nhin-den-nam-2045-post727074.html
hóa dân tộc, bản lĩnh và trí tuệ con người Việt Nam và truyền thống của giai cấp công
nhân, vai trò xung kích, đi đầu của đội ngũ trí thức và doanh nhân Việt Nam.

Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, tự lực, tự cường; từng bước làm chủ
công nghệ lõi, công nghệ nền của các ngành công nghiệp nền tảng và mũi nhọn. Khoa
học, công nghệ và giáo giữ một vị trí then chốt, là khâu đột phá trong chính sách công
nghiệp quốc gia. Phải tận dụng hiệu quả cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 để có cách
tiếp cận, đi tắt, đón đầu hợp lí trong sự nghiệp phát triển công nghiệp. Việc xác định nền
công nghiệp nồng cốt phải khách quan, linh hoạt. Phải có hệ thống tiêu chí rõ ràng với
từng giai đoạn công nghiệp hóa của đất nước và quan trọng nhất là phát huy tốt lợi thế
điều kiện của quốc gia.

Nông nghiệp phát triển nhanh, bền bững theo hướng sinh thái ứng dụng khoa học kĩ thuật
tiên tiến, nâng cao chất lượng cũng như sản lượng. Bên cạnh đó các ngành dịch vụ được
cơ cấu lại đồng bộ, hiệu quả trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số với chất
lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh được nâng cao, hình thành nhiều ngành dịch vụ
mới có giá trị tăng cao.

Hình thành một số tập đoàn, doanh nghiệp có qui mô lớn, đa quốc gia có khả năng
cạnh tranh trên trường quốc tế, làm chủ thị trường và các công nghệ hiện đại, mở rộng
qui mô, liên tục sáng tạo

Xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam hiện đại, lưỡng dụng,
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội là nội dung quan
trọng.

Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%. Phấn đấu để sử dụng một cách hiệu quả các nguồn tài
nguyên (đất, nước, khoáng sản), nghiên cứu và phát triển những công nghệ mới giải
quyết các vấn đề rác thải và thân thiện với môi trường; chỉ số hiệu quả môi trường (EPI)
đạt trên 55. Chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0.7.

Cần phải có cách tiếp cận và những tư duy mới trong thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Từ vấn đề lựa chọn các mô hình cũng như là các chính sách, các vấn đề ưu
tiên trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ cũng như là thực hiện các vấn
đề phát triển đô thị, kinh tế đô thị cũng như vấn đề liên kết vùng. Chuyển đổi tư duy, phát
triển từ phụ thuộc vào nguồn lực bên ngoài sang chủ động phát triển nội lực, đẩy mạnh
năng lực sáng tạo vươn lên làm chủ công nghệ nước nhà.

Cách tiếp cận công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam phải phù hợp với xu thế
mở cửa hội nhập ngày càng sâu rộng cũng như sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và
công nghệ dưới tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Doanh nghiệp mạnh dạn
nhận chuyển giao dây chuyền sản xuất hiện đại; bên cạnh đó dày công nghiên cứu dây
chuyền phù hợp với hoạt động sản xuất, tích hợp những công nghệ điều khiển do người
Việt chế tạo, đồng thời cũng phải đào tạo một đội ngũ nhân lực có chuyên môn cao. Từ
đó, hiệu quả và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp luôn được duy trì

Đẩy mạnh phát triển một số ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiểm năng, lợi
thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số
lĩnh vực so với khu vực và thế giới. Một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới,
công nghệ cao được ưu tiên bao gồm: Công nghệ thông tin, công nghiệp sản xuất rô-bốt,
điều khiển và tự động hóa, năng lượng sạch và thông minh, công nghiệp chế biến và các
ngành vật liệu mới…

You might also like