You are on page 1of 6

KINH TẾ CHÍNH TRỊ

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế? Cho ví dụ? Liên hệ thực tế Việt Nam?
Liên hệ bản thân?
 Một là, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
VD: Một kỹ sư công nghệ sẽ có mức lương cao hơn một công nhân kỹ thuật dù làm chung một
lĩnh vực.
 Hai là, địa vị của chủ thể trong hệ thống quan hệ sản xuất.
VD: Trong cùng một công ty, người chủ và người làm thuê có mức lương khác nhau, lao công và
nhân viên văn phòng có mức lương khác nhau.
 Ba là, Chính sách phân phối thu nhập của Nhà nước.
VD: Vấn đề xuất bản sách giáo khoa, trước đây là do nhà nước đảm nhận nhưng những năm gần
đây các doanh nghiệp tư nhân đã và đang dấn thân vào công trình xuất bản sách giáo khoa, điều
này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế của nhà nước và tư nhân.
VD : nhà nước đưa ra chính sách tăng lương cơ bản cho người lao động
 Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế.
VD : Các nhà đầu tư châu Á, đặc biệt là Trung Quốc đã đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh tế ở Việt
Nam, trong đó có xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, việc nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp góp
vốn và xây dựng đã gây ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến quan hệ lợi ích kinh tế, cụ
thể trong phi vụ đường sắt Cát Linh Hà Đông lỗ 160 tỷ trong năm đầu tiên hoạt động.
VD:Trong tình hình hội nhập kinh tế như hiện nay, Việt Nam đã và đang tham gia hoạt động tại
nhiều tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO, APEC, … để phát triển sự thống nhất của quan hệ
kinh tế Việt Nam và thế giới; thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực, giúp
ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh; làm cho sức mạnh kinh tế của đất nước từng bước được nâng
lên.
*Liên hệ thực tế Việt Nam
*Liên hệ bản thân
2. Phân tích vai trò của cuộc Cách mạng công nghiệp?
-Khái niệm : Cách mạng Công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất về trình độ của
tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình
phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo
bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng
mới trong kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất
-Khái quát:
Lần 1: Cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và hơi nước. ( Sức lao động biến thành thành
hàng hóa )
Lần 2: Động cơ điện và dây chuyền lắp ráp, sản xuất hàng loạt. ( Lần đầu tiên xuất hiện kỹ sư
điện,... => phân công lao động có sự thay đổi)
Lần 3: Kỷ nguyên máy tính và tự động hóa ( Xuất hiện kỹ sư công nghệ thông tin, thiết kế web)
Lần 4: Các hệ thống liên kết thế giới thực và ảo ( Nổi bật nhất số và trí tuệ nhân tạo và Internet
vạn vật)
-Vai trò của CMCN đối với việc phát triển:
-Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
+ Tư liệu sản xuất
+ Phát triển nguồn nhân lực
VD: cuộc CM công nghiệp tạo điều kiện việc làm cho nhiều người
+ Phát triển đối tượng lao động
+ Tạo điều kiện cho các nước phát triển, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống
+ Làm xuất hiện những ngành kinh tế mới
+ Thuận lợi cho người dân ( sở hữu sản phẩm chất lượng chi phí thấp)
-Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất :
+ Thực hiện đa hình thức sở hữu
VD: Sở hữu danh tiếng thương hiệu: Ngọc Trinh- “Nữ hoàng nội Y ”
+ Thay đổi chế độ phân phối
+ Tạo điều kiện tiếp thu, trao đổi kinh nghiệm, công nghệ với nhau
+ Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế
VD: +xuất khẩu đi nước ngoài và nhập khẩu
+ CM công nghiệp thúc đẩy về mặt giao lưu văn hóa
-Thúc đẩy đổi mới phương thức quản lý, quản trị :
VD: CCCD gắn chip dễ quản lý công dân và thực hiện các tác vụ giao dịch nhanh, gọn, dễ dàng.
Dữ liệu được quản lý bằng hệ thống máy tính sẽ có độ bảo mật cao và chính xác hơn.
*Liên hệ thực tế Việt Nam
*Liên hệ bản thân
3.Phân tích tính tất yếu xây dựng nền KTTT định hướng? ( Tại sao chúng ta phải xây dựng nền
kinh tế thị trường?) Rút ra ý nghĩa cho bản thân?
-Phù hợp với quy luật khách quan
Nền KTTT là nền kinh tế hàng hóa trình độ cao
Hướng đến 1 xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Nền kinh tế TT của CNTB vẫn còn hạn chế, tất yếu tiến đến 1 nền kinh tế thị trường tiến bộ hơn
-Tính ưu việt của nền KTTT
Phân bố phù hợp các nguồn lực
Thúc đẩy lực lượng sản xuất
Năng động, sáng tạo , kích thích khoa học - công nghệ phát triển

VD: Ngành sản xuất hàng hóa tiêu dùng Công nghiệp nhẹ lương thực, thực phẩm 🎉
Đặc điểm: + thu hồi vốn vốn nhanh
+sử dụng nguồn nguồn nhân lực lao động hiệu quả
+tài nguyên phong phú
+phù hợp với điều kiện trình độ của nhân lực Việt Nam
-Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
Tạo nguồn nhân lực CLC
Sử dụng máy móc tiến bộ ( Khoa học công nghệ , Công nghệ 4.0)
-Thực hiện được mong muốn của người dân
* Nền KTTT có là 1 trong số những nguyên nhân làm phai mờ giá trị truyền thống dân
tộc ?
Nền KTTT là nền kinh tế mà mọi sản phẩm làm ra được đem đi buôn bán trao đổi và dựa trên cơ
chế thị trường. Tuy nhiên, có những giá trị nó không phải mua bán nhưng nó vẫn diễn ra các hoạt
động mua bán. Ví dụ, Ngày 20/11 là ngày tri ân thầy cô, trước đây phụ huynh và học sinh thường
gửi tặng thầy cô những món quà thiết thực như là dầu gội, sữa tắm, sổ tay,...còn bây giờ ngày
20/11 là “ngày giao dịch” rất lớn của ngân hàng, phụ huynh chuyển tiền vào tài khoản cá nhân
của giáo viên như một lẽ tất nhiên, có qua có lại, nếu không làm vậy thì con em mình sẽ chịu
thiệt. =)) mất giá trị văn hóa dân tộc, tạo nên một trào lưu tiêu cực ảnh hưởng đến sự nghiệp giáo
dục của cả đất nước
*Liên hệ bản thân
4. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với quá trình phát triển của Việt Nam? Phương
hướng nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế?
 Tích cực:
-Kinh tế
+Mở rộng thị trường, tạo điều kiện sản xuất trong nước
+Tận dụng các lợi thế kinh tế của đất nước trong phân công lao động quốc tế
=) Phục vụ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng
trưởng sang chiều sâu và hiệu quả cao
+Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KT theo hướng hợp lý, hiện đại hiệu
quả
=) Hình thành các lĩnh vực KT mũi nhọn
=) Nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh của nền KT của các sản phẩm và
doanh nghiệp trong nước
=) Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Tăng khả năng thu hút KH-CN hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền KT
 Tăng cơ hội cho các các doanh nghiệp trong nước
=) Tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để
thay đổi công nghệ sản xuất
=) Tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc tế
 Tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước; người dân được thụ
hưởng các sản phẩm mẫu mã đa dạng
=) Được tiếp cận giao lưu thế giới bên ngoài -> cơ hội tìm kiếm việc làm
cả ở trong lẫn ngoài nước
 Tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tình hình
và xu thế phát triển của TG
-Công nghệ: Nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học công
nghệ quốc gia
+ Đẩy mạnh hợp tác giáo dục- đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước
+ Thu hút đầu tư nước ngoài và chuyển giao công nghệ
=) Khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới trong
nước được nâng cao
-Văn hóa
 Là tiền đề cho hội nhập về văn hóa
 Tạo điều kiện để tiếp thu những giá trị tinh hoa thế giới
 Bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn hóa, văn minh của thế
giới
=) Làm giàu thêm văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội
-Chính trị: Tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị
 Tạo điều kiện cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà
nước pháp quyền XHCN
 Tạo điều kiện để mỗi nước tìm cho mình một vị trí thích hợp trong
trật tự quốc tế, nâng cao vai trò , uy tín và vị thế quốc tế của nước
ta trong các tổ chức chính trị, kinh tế toàn cầu
 An ninh quốc gia
 Góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định ở
khu vực và quốc tế tập trung cho phát triển kinh tế xã hội
 Mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để
giải quyết những vấn đề chung mang tính toàn cầu
*Liên hệ
 Tiêu cực:
 Gia tăng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế nước ta
gặp khó khăn
 Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào vào thị trường bên ngoài,
khiến nền kinh tế tế dễ bị tổn thương
 Phân phối không công bằng về lợi ích và rủi ro cho các nước, các nhóm khác
nhau trong xã hội, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu nghèo và bất
bình đẳng trong xã hội.
 Các nước đang phát triển đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên
bất lợi
=)Dễ trở thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên
nhiên và hủy hoại môi trường ở mức độ cao
 Thách thức đối với quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh vấn đề
phức tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự an toàn xã hội
 Gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn
 Tăng nguy cơ gia tăng tình trạng khủng bố quốc tế, buôn lậu, tội phạm xuyên
quốc gia, dịch bệnh,nhập cư bất hợp pháp,…
*Liên hệ
*Liên hệ bản thân
5. Trình bày những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH?
Thuận lợi:
- Tài nguyên lao động dồi dào: Việt Nam có dân số trẻ năng động và có trình độ giáo dục ngày
càng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
-Vị trí địa lý và lợi thế kinh tế: Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi với các cảng biển và đường
thủy quan trọng, giúp thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa và tiếp cận các thị trường quốc
tế. Ngoài ra, Việt Nam có một nền kinh tế đang phát triển, thu hút đầu tư nước ngoài và có thị
trường tiêu thụ lớn.
-Chi phí lao động thấp: Mức lương và chi phí lao động ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với các
quốc gia phát triển, thu hút các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để tận dụng nguồn lao
động rẻ và tăng cường sản xuất.
-Chính sách đầu tư hấp dẫn: Chính phủ Việt Nam đã áp dụng các chính sách và quy định thuận
lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm cả việc cải thiện môi trường kinh doanh, tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Khó khăn:
-Hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu: Mặc dù đã có sự đầu tư vào hạ tầng, nhưng Việt Nam
vẫn đang phải đối mặt với những hạn chế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm giao thông, điện,
nước, viễn thông, điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển của các ngành công
nghiệp.
-Thiếu nguồn đầu tư và công nghệ: Việc thiếu nguồn vốn và công nghệ tiên tiến là một thách
thức lớn đối với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu
của một nền kinh tế hiện đại, Việt Nam cần thu hút đầu tư nhiều hơn và cải thiện năng lực nội
địa về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ.
-Bất ổn chính trị và pháp lý: Một số thách thức về bất ổn chính trị, thủ tục pháp lý phức tạp và
việc thực thi luật không đồng đều còn tồn tại, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và khả năng
thu hút đầu tư nước ngoài.
-Tác động môi trường và vấn đề an toàn lao động: Việc công nghiệp hóa và hiện đại hóa có thể
gây tác động tiêu cực đến môi trường và an toàn lao động. Cần có sự quan tâm và đầu tư vào
việc giảm thiểu tác động này và đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động.
=)) Tóm lại, Việt Nam đang có nhiều thuận lợi để tiến hành quá trình công nghiệp hóa và hiện
đại hóa, nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Quá trình này đòi hỏi sự đầu
tư vào hạ tầng, công nghệ, nâng cao chất lượng lao động và cải thiện môi trường kinh doanh để
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam.
*Liên hệ Việt Nam
*Liên hệ bản thân
6. Đóng góp tích cực- hạn chế của CNTB?
 Đóng góp tích cực:
-CNTB xuất hiện xóa bỏ xã hội phong kiến, thay đổi phương thức sản xuất ( Nông nghiệp nghèo
nàn, lạc hậu -> Công nghiệp tiên tiến )
- CNTB mặc dù có hạn chế nhưng chuẩn bị cho ta điều kiện tiền tệ rất tốt -> CNXH
- CNTB tạo ra khối lượng hàng hóa khổng lồ bằng tất cả khối lượng hàng hóa xã hội trước mang lại
VD:Như Mác đánh giá ở thời kỳ của mác, chủ nghĩa tư bản từ giữa thế kỉ 18 đến giữa thế kỉ 19, nó
đã tạo ra 1 lực lượng sản xuất ngang bằng lực lượng sản xuất trước đó của loài người cộng
lại, và trong thế kỷ 20, các nhà kinh tế học của nước anh đã đánh giá: 100 năm tồn tại của
chủ nghĩa tư bản trong thế kỷ 20(1905-2000), chủ nghĩa tư bản đã tạo ra 1 khối lượng của
cải gấp 15 lần khối lượng của cải của loài người trước đó cộng lại
- CNTB xóa được “Đêm trường trung cổ”
- CNTB ra đời làm thay đổi tác phong lao động của con người, xây dựng tiêu chuẩn mới của người
lao động ( xây dựng cho người lao động có tác phong lao động công nghiệp: đúng giờ, chịu
áp lực công việc, người công nhân luôn thay đổi,...)
-CNTB giúp xã hội tiến hành quá trình xã hội hóa
-CNTB đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân lên
-CNTV có sự thay đổi trong phân công lao động tạo nên sự chuyên môn hóa, tập trung sản xuất phù
hợp
- CNTb thiết lập nền dân chủ tư sản thừa nhận quyền tự do cá nhân

 Hạn chế 🙂
 CNTB là người trực tiếp gây ra chiến tranh vô nghĩa trên thế giới -> nghèo đói, bệnh
tật, chết chóc, vấn đề ảnh hưởng kinh tế
VD: Chiến tranh thế giới thứ lần thứ II có tới 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương
và tàn phá rất lớn nhiều thành phố trên TG
 CNTB phát động cuộc chạy đua vũ trang
 CNTB tập trung trong quá trình sản xuất nhưng không quan tâm vấn đề môi trường -
> ảnh hưởng đến môi trường 1 cách sâu sắc
 CNTB nguyên nhân gây ra khoảng cách giàu nghèo ngày càng cách biệt
VD: Thế kỷ XVIII chênh lệch về mức sống giữa nước giàu nhất và nước nghèo nhất mới chỉ
là 2,5 lần, hiện nay số chênh lệch ấy là 250 lần
 CNTB làm phai mờ giá trị văn hóa các nước bằng biện pháp xâm lăng
*Liên hệ Việt Nam
*Liên hệ bản thân
7.Vai trò của các chủ thể tham gia thị trường?
 Gồm 4 người: người tiêu dùng, nhà nước, người sản xuất, trung gian
 Người sản xuất: là những người sản xuất và cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường nhằm
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Họ là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất,
sản phẩm cho xã hội để phục vụ tiêu dùng.
 Người sản xuất là những người sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh và thu
lợi nhuận. Vai trò của người sản xuất là tạo ra sản phẩm và dịch vụ, đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế, tạo ra việc làm, tạo ra cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu xã hội.
 Người tiêu dùng: là những người mua hàng hóa, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng.
 Người tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong định hướng sản xuất. Vai trò của người tiêu
dùng là tạo ra nhu cầu, lựa chọn sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy sự cạnh tranh, góp phần vào
tăng trưởng kinh tế và phản ánh nhằm thúc đẩy sự cải tiến.
 Các chủ thể trung gian: là những chủ thể kết nối, trao đổi thông tin trong quan hệ mua bán.
 Các chủ thể trung gian, như nhà buôn, nhà phân phối và nhà bán lẻ, đóng vai trò quan trọng
trong quá trình truyền tải và phân phối sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Vai
trò của các chủ thể trung gian là kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng, quản lý
chuỗi cung ứng, tiếp cận thị trường, tạo giá trị gia tăng, phân phối và tiếp thị sản phẩm, và
giảm rủi ro trong quá trình phân phối.
 Nhà nước: quản lý nhà nước về kinh tế và khắc phục những khuyết tật của thị trường.
 Vai trò của nhà nước khi tham gia thị trường là quản lý và điều tiết, tạo ra môi trường kinh
doanh thuận lợi, bảo vệ lợi ích công cộng, quản lý tài nguyên và nguồn lực, và điều chỉnh thị
trường để đảm bảo sự công bằng và cân bằng trên thị trường.
=)) Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, mọi quan hệ sản xuất và trao đổi, các hoạt động của các chủ thể
đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường; đồng thời chịu sự điều tiết, can
thiệp của nhà nước qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế
*Liên hệ Việt Nam
*Liên hệ bản thân

You might also like