You are on page 1of 16

Bài 31.

I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp

1. Vai trò
- Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn.

- Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác.

- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào
sánh được.

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công
nghiệp
- Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 32:

I. Công nghiệp năng lượng


- Vai trò: Là ngành quan trọng, cơ bản của một quốc gia; là cơ sở để phát
triển công nghiệp hiện đại và là tiền đề của tiến bộ khoa học kĩ thuật.

- Cơ cấu: Công nghiệp khai thác than, dầu, công nghiệp điện lực.

IV. Công nghiệp điện tử - tin học

1. Vai trò
- Là một ngành công nghiệp trẻ.

- Là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước.

- Là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên
thế giới.
2. Cơ cấu
- Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm).

- Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,...).

- Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa,...).

- Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại,…).

3. Đặc điểm sản xuất và phân bố


- Đặc điểm sản xuất: 

   + Ít gây ô nhiễm môi trường.

   + Không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng.

   + Yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.

- Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..

VI. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

1. Vai trò
- Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống.

- Nâng cao trình độ văn minh.

2. Cơ cấu, đặc điểm sản xuất và phân bố


- Cơ cấu ngành đa dạng: dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh,...

- Đặc điểm sản xuất:

   + Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.

   + Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản,...

   + Cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.
   + Có khả năng xuất khẩu.

- Phân bố: Chủ yếu ở các nước đang phát triển.

3. Ngành công nghiệp dệt may


- Vai trò: 

   + Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc.

   + Thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn
Độ,...

VII. Công nghiệp thực phẩm

1. Vai trò
- Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.

- Tiêu thụ sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,…

- Làm tăng giá trị của sản phẩm.

- Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.

2. Cơ cấu, đặc điểm và phân bố


- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...

- Đặc điểm: Sản phẩm đa dạng, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh,...

- Phân bố: Ở tất cả các nước trên thế giới.


Bài 33:

I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp


- Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất và lao động.

- Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

2. Đặc điểm của một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Bài 35:

I. Cơ cấu, vai trò của các ngành dịch vụ

1. Khái niệm 
- Là hoạt động kinh tế - xã hội.

- Có tạo ra giá trị mà không nằm trong lĩnh vực nông – lâm - ngư nghiệp;
công nghiệp - xây dựng cơ bản.

- Phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

2. Cơ cấu 
- Dịch vụ kinh doanh: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín
dụng, kinh doanh bất động sản, tư vấn, các dịch vụ nghề nghiệp,...

- Dịch vụ tiêu dùng: Thương mại, sửa chữa, khách sạn, du lịch, dịch vụ cá
nhân (y tế, giáo dục, thể thao), cộng đồng.

- Dịch vụ công: Khoa học công nghệ, quản lí nhà nước, hoạt động đoàn
thể (bảo hiểm bắt buộc).

3. Vai trò
- Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, giao lưu quốc tế.

- Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, các ngành sản xuất vật
chất.

- Tạo việc làm, phân bố lại nguồn lao động.

- Khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, di sản văn hóa, lịch sử,…

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các
ngành dịch vụ
Bài 36:

I. Vai trò và đặc điểm ngành giao thông vận tải

1. Vai trò
- Cung ứng vật tư, nguyên liệu, năng lượng và đưa sản phẩm đến thị
trường.

- Đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân, giao lưu giữa các vùng, miền,
nước.

- Thúc đẩy hoạt động kinh tế - văn hóa ở các vùng núi xa xôi.

2. Đặc điểm
- Sản phẩm của ngành giao thông vận tải: là sự chuyên chở người và hàng
hóa.

- Các tiêu chí đánh giá:

   + Khối lượng vận chuyển (số hành khách,số tấn hàng hoá).

   + Khối lượng luân chuyển (người/km; tấn/km).

   + Cự li vận chuyển trung bình (km).

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành
giao thông vận tải

1. Điều kiện tự nhiên


- Vị trí địa lí:

   + Quy định sự có mặt, vai trò của một số loại hình giao thông vận tải.

   + Ví dụ: Vùng hoang mạc: Lạc đà, trực thăng; vùng băng giá xe trượt
tuyết do chó và tuần lộc kéo.

- Địa hình:
   + Ảnh hưởng lớn đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao
thông vận tải.

   + Ví dụ: Địa hình đồi núi phải đầu tư nhiều để xây dựng các công trình:
Chống lở đất, làm đường vòng, đường hầm...

- Khí hậu, thời tiết:

   + Ảnh hưởng sâu sắc tới hoạt động của phương tiện vận tải.

   + Ví dụ: Các sân bay nhiều khi phải ngừng hoạt động do sương mù.

- Sông ngòi: Ảnh hưởng vận tải đường sông, chi phí cầu đường.

- Khoáng sản: Ảnh hưởng hướng vận tải, các loại hình vận tải.

2. Các điều kiện kinh tế-xã hội


- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết
định đối với sự phát triển, phân bố, hoạt động của giao thông vận tải.

- Phân bố dân cư (đặc biệt là sự phân bố các thành phố lớn và các chùm
đô thị) ảnh hưởng sâu sắc tới vận tải hành khách (vận tải bằng ô tô).

Bài 37:

I. Đường sắt
- Đặc điểm

   + Ưu điểm: Chở được hàng nặng, đi xa với tốc độ nhanh, ổn định, giá rẻ.

   + Nhược điểm: Tính cơ động thấp, khả năng vượt dốc nhỏ, đầu tư lớn.

- Tình hình phát triển: Có tổng chiều dài là 1,2 triệu km, luôn đổi mới về
sức kéo, đổi mới về toa xe và đổi mới về đường ray.

- Phân bố: Châu Âu, Đông Bắc Hoa Kì,...

III. Đường ống


- Đặc điểm

   + Ưu điểm: Vận chuyển dầu khí, chất lỏng, ổn định, tiết kiệm, giá rẻ,…

   + Nhược điểm: Công tác bảo vệ khó khăn, chi phí xây dựng cao,…

- Tình hình phát triển: Đây là một ngành trẻ nhưng chiều dài tăng liên
tục

- Phân bố: Khu vực Trung Đông, Hoa Kì, Liên bang Nga, Trung Quốc,…

V. Đường biển
- Đặc điểm:

   + Ưu điểm: Đảm nhận phần lớn khối lượng hàng hóa quốc tế, khối
lượng luân chuyển rất lớn, giá rẻ.
   + Nhược điểm: Ô nhiễm môi trường biển, chi phí xây dựng cảng nhiều.

- Tình hình phát triển: Phương tiện được cải tiến, phát triển và cải tạo
cảng biển, xây dựng các kênh biển cùng với đó là các đội tàu buôn không
ngừng tăng.

- Phân bố: Hai bờ Đại Tây Dương (Bắc Mĩ - Eu),…

VI. Đường hàng không


- Đặc điểm:

   + Ưu điểm: Vận tốc nhanh, không phụ thuộc vào địa hình.

   + Nhược điểm: khối lượng vận chuyển nhỏ, vốn đầu tư lớn, cước phí
cao,...

- Tình hình phát triển: Trên thế giới có khoảng 5000 sân bay đang hoạt
động, khối lượng vận chuyển ngày càng lớn, tốc độ tăng.

- Phân bố: Hồng Kông, Anh, Pháp, Đức, Nga,…

Bài 40:

I. Khái niệm về thị trường

- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa người bán và người mua.

- Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu.


- Do quy luật cung cầu nên giá cả trên thị trường thường xuyên bị biến
động.

II. Ngành thương mại

1. Vai trò
- Khái niệm: Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dung thông qua
việc luân chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.

- Vai trò: 

   + Điều tiết sản xuất.

   + Thúc đẩy sự phát triển của sản xuất hàng hóa.

   + Hướng dẫn tiêu dung.

- Phân loại: Nội thương và ngoại thương.

   + Nội thương: trao đổi hàng hoá, dịch vụ trong nước, thúc đẩy chuyên
môn hóa sản xuất và phân công lao động theo vùng, phục vụ từng cá
nhân.

   + Ngoại thương: Trao đổi mua bán hàng hoá giữa các nước trên thế giới,
góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ, gắn thị trường trong nước với thị
trường thế giới.

2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu


a. Cán cân xuất nhập khẩu.

- Khái niệm: Là quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu với giá trị
hàng nhập khẩu. (X-K)

- Phân loại: Nhập siêu và xuất siêu.

   + Xuất siêu khi xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu.

   + Nhập siêu khi xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu.
b. Cơ cấu hàng xuất, nhập khẩu

- Các mặt hàng xuất khẩu gồm các nguyên liệu chưa qua chế biến và các
sản phẩm đã qua chế biển.

- Các mặt hàng nhập khẩu gồm tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng.

- Cơ cấu hàng xuất – nhập khẩu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của
một quốc gia, một lãnh thổ.

III. Đặc điểm của thị trường thế giới


Bài 41:

I. Môi trường

- Môi trường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.

- Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con
người có ảnh hưởng đến sự sống phát triển của con người.

- Sự khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:

   + Môi trường tự nhiên: Xuất hiện trên bề mặt trái đất không phụ thuộc
vào con người, con người tác động vào môi trường tự nhiên thay đổi,
nhưng các thành phần tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật tự nhiên.

   + Môi trường nhân tạo: Là kết quả lao động của con người, phụ thuộc
vào con người, con người không tác động vào thì các thành phần của môi
trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại.
II. Chức năng của môi trường, vai trò của môi trường đối với sự
phát triển xã hội loài người
- Chức năng

   + Là không gian sống của con người.

   + Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.

   + Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.

- Vai trò: 

   + Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng với xã hội loài người.

   + Không có vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội loài người.

- Con người: Có những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường.

III. Tài nguyên thiên nhiên


- Khái niệm: Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của
sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử
dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng.

- Phân loại:

   + Theo thuộc tính tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.

   + Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, công nghiệp, du lịch.

   + Theo khả năng có thể hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người:
Câu1: Tạo sao lượng hành khách vận chuyển của Việt nam 2020 giảm so với 2019?
(COVID)

Câu 2: Vì sao Đường biển là loại hình giao thông vận tải có khối lượng hàng hoá luân
chuyển lớn nhất nước ta?
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để ngành vận tải đường biển phát triển như đường
bờ biển dài. Ngoài ra biển nước ta còn nằm trên đường hàng hải quốc tế,...
- Đó không chỉ là những thuận lợi để phát triển mà còn là điều kiện để giao lưu kinh tế
với các nước trong khu vực và trên thế giới
- Vận tải hàng hóa theo đường biển có ưu điểm là có thể vận chuyển khối lượng hàng hóa
lớn, đường đi dài và thuận tiện bởi đường bờ biển dài có nhiều cụm cảng quan trọng.

Câu 3: Vì sao phần lớn cảng biển nằm hai bên nờ đại tây dương?
- Cảng biển có vai trò quan trọng trong việc thúc đây giao lưu hàng hoá quốc tế (XK,NK)
- Hai bên bờ Đại Tây Dương là 2 trung tâm kinh tế lớn nhất thế gợi : Tây Âu và Hoa Kỳ
 Do nhu cầu trao đôi hàng hoá nặng, cồng kềnh là rất lớn

Câu 4: Ý nghĩa quan trọng của tuyến giao thông quốc lộ 1 (1A)
- Khái quát đôi nét về công trình quốc lộ 1:
+ có chiều dài 2300km ,chạy từ cửa khẩu Hữu Nghị-Lạng Sơn đến Đất Mũi-Cà
Mau
+ là một tuyến giao thông huyết mạch ở nước ta,đi qua hầu hết các vùng kinh tế
(trừ Tây Nguyên) và các trung tâm kinh tế lớn.
=> Vai trò quốc lộ 1 vô cùng quan trọng:
+ Phục vụ nhu cầu đi lại cho người dân,
+ Đảm bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra liên tục,
+ Củng cố tính thống nhất nền kinh tế trong nước
+ Tăng cường giao lưu kinh tế giữa các vùng trong-ngoài nước

You might also like