You are on page 1of 1

CHỦ ĐỀ: TRUNG QUỐC

Tiết 2. KINH TẾ
I. Khái quát
Công cuộc hiện đại hóa (1978) mang lại những thay đổi quan trọng:
- Kinh tế phát triển nhanh, liên tục trong nhiều năm.
+ Tổng GDP cao đứng thứ 2 trên thế giới (năm 2010).
+ Cuối năm 2021 TQ vươn lên số 1 thế giới về tổng GDP.
+ GDP/người: gần 13000 USD (năm 2022).
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế: nhanh nhất thế giới (khoảng 8%/năm).
+ Giá trị xuất khẩu đứng thứ 3 thế giới.
+ Đời sống của người được cải thiện.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại.
*Nguyên nhân: chính trị ổn định; khai thác nguồn lực trong và ngoài nước, áp dụng khoa học – kĩ thuật;
chính sách phát triển kinh tế hợp lí.
II. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
a. Chiến lược phát triển công nghiệp
- Thay đổi cơ chế quản lý: Các nhà máy được chủ động lập kế hoạch sản xuất và tìm thị trường tiêu thụ
- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Hiện đại hoá trang thiết bị sản xuất công nghiệp, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ
- Thực hiện chính sách công nghiệp mới,tập trung 5 ngành: chế tạo máy,điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô và xây
dựng.
- Phát triển các ngành công nghiệp hiện đại đáp ứng nhu cầu của nhân dân
b/Thành tựu
- CN phát triển mạnh, một số ngành tăng nhanh.
- Sản lượng nhiều ngành công nghiệp đứng đầu thế giới như: than, xi măng, thép, phân bón, sản xuất điện.
- Cơ cấu + ngành CN truyền thống: SXVLXD, SX hàng tiêu dùng, luyện kim, hoá chất, hoá dầu, sản xuất ôtô...
+ ngành CN hiện đại: điện tử, cơ khí chính xác, máy móc tự động..
- Chế tạo thành công tàu Thần Châu V.
c/ Phân bố:
- Các trung tâm công nghiệp lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Trùng Khánh ... phân bố chủ yếu ở
miền Đông (do giàu ks, lao động dồi dào, hạ tầng tốt) và đang mở rộng sang miền Tây.
2. Nông nghiệp.
a. Chính sách phát triển nông nghiệp:
- Giao quyền sử dụng đất cho nông dân.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: giao thông, thuỷ lợi,...
- Đưa kỹ thuật mới vào sản xuất. - Sử dụng giống mới. - Miễn thuế nông nghiệp.
b. Thành tựu:
- SX nhiều loại nông phẩm năng suất cao.
- Một số loại sản lượng đứng hàng đầu thế giới như lương thực, bông, thịt lợn.
- Cơ cấu: + Ngành trồng trọt đóng vai trò chủ đạo và cây lương thực chiếm vị trí quan trọng nhất lúa mì, ngô,
khoai tây, củ cải đường, lúa gạo...
+ Ngành chăn nuôi trâu bò, cừu, heo....
c. Phân bố:- Các đồng bằng phía đông.
+ Đồng bằng Đông Bắc, Hoa Bắc: trồng củ cải đường, lúa mì, đỗ tương, khoai tây, bông, rừng, nuôi bò, ngựa,
+ Đồng bằng Hoa Trung, Hoa Nam: trồng lúa gạo, chè, thuốc lá, ngô, mía, nuôi lợn, bò (do thuận lợi về đất,
nước, khí hậu, lao động, chính sách)
- Phía Tây: Đồng cỏ, nuôi cừu, ngựa.
III. Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam.
- Phương châm 16 chữ vàng “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai “
- Quan hệ lâu đời, càng phát triển trên nhiều lĩnh vực.

You might also like