You are on page 1of 14

BÀI 10: CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG

HOA
TIẾT 2: KINH TẾ
I. KHÁI QUÁT:
 Giai đoạn trước năm 1949: Trung Quốc là một đất nước nghèo đói, lạc hậu nhất thế giới.
 Giai đoạn từ năm 1978 đến 1978: Trung Quốc bắt đầu khôi phục kinh tế với cuộc đại nhảy vọt, thực
hiện các cuộc cách mạng văn hóa và các kế hoạch 5 năm.
 Giai đoạn từ năm 1978 đến nay: Trung Quốc đã tiến hành cải cách, mở cửa, hội nhập, hiện đại hóa và
đạt được những thành tựu vô cùng to lớn:
- Tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất Thế giới (10,866 tỉ USD (đạt 6,9%) – 2015).
- Tổng sản phẩm quốc nội: 11,2 nghìn tỉ USD (2016).
- Đời sống người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, đạt 18110
USD/người (năm 2017)
- Giá trị xuất khẩu: thứ 3 thế giới
-
Bảng số liệu về GDP của Trung Quốc và thế giới qua các năm (Đơn vị: tỉ USD)

Năm 1985 1995 2004 2010 2015


Trung Quốc 239 697.6 1,649.3 6,040 10,866
Thế giới 12,360 29,357.4 40,887.8 65,648 73,434

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ


1. Công nghiệp
Là nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới sau Mỹ và là nền kinh tế lớn nhất châu Á, Trung Quốc sản xuất
và bán nhiều háng hoá hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Các sản phẩm của Trung Quốc (từ giày dép,
điện thoại di động, tấm năng lượng mặt trời, đồ điện tử, ô tô đến tàu thuỷ...) đóng góp gần 1/4 giá trị sản
xuất công nghiệp toàn cầu và 40% GDP của Trung Quốc.
Trung Quốc là nước sản xuất xe hơi đứng thứ ba trên thế giới. Bên cạnh đó, khoảng 90% máy tính cá
nhân, 70% điện thoại di động và 80% điều hoà tiêu thụ trên thế giới được sản xuất ở các nhà máy của
Trung Quốc.
Ngành công nghiệp nặng, như ngành thép ở Đông Bắc Trung Quốc đã chịu thiệt hại nặng nề trong năm
2015. Ngành thép vốn là một kỳ tích của nền kinh tế Trung Quốc trong 1/4 thế kỷ qua với sức tăng trưởng
hàng năm là 7% , song điều kỳ diệu đó đã không còn tái diễn trong năm 2022.

Thuận lợi Khó khăn


+ Giàu tài nguyên khoáng sản Thiếu vốn, công nghệ
+ Tiềm năng thủy điện lớn
+ Nguồn nguyên liệu dồi dào từ nông
nghiệp, ngư nghiệp.
+ Lao động dồi dào, chất lượng ngày càng
cao.
+ Chính sách mở cửa, hội nhập.

a. Chính sách: Trung Quốc có nhiều chính sách để phát triển công nghiệp.
- Thay đổi cơ chế quản lí: nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường.
- Thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
- Hiện đại hóa trang thiết bị và chú ý phát triển, ứng dụng công nghệ cao.
- Chính sách công nghiệp mới, tập trung 5 ngành: chế tạo máy, điện tử, hóa dầu, sản xuất ô tô
và xây dựng.
- Công nghiệp hóa nông thôn.
 Nhờ thực hiện các chính sách trên mà Trung Quốc đã có ngành công nghiệp phát triển thể
hiện qua bảng số liệu sau:

Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp của Trung Quốc qua các năm:

Sản phẩm 1985 1995 2005 2010 2015


Than (triệu tấn) 961,5 1536,9 1384,2 2365,1 3428,4
Điện (tỉ kWh) 390,6 956,0 1355,6 2500,3 4207,2
Thép (triệu tấn) 47,0 95,0 355,8 638,7 803,8
Xi măng (triệu tấn) 146,0 476,0 970,0 1800 2350
Phân đạm (triệu tấn) 13,0 26,0 28,1 27,5 29,2
Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc.
Các trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc đều tập trung chủ yếu ở miền Đông. Đây là khu vực
có điều kiện tư nhiên thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và cơ sở hạ tầng hiện đại để phát triển công
nghiệp
Nhà máy lắp ráp ô tô Volkswagen – Trung Quốc
Tàu vũ trụ Trung Quốc

Logo các hãng ô tô Trung Quốc


Xe hãng Beijing dòng x7

THÀNH TỰU:
 2017: đứng thứ 2 thế giới về sản lượng công nghiệp.
 Chiếm ¼ giá trị sản xuất công nghiệp toàn cầu và 40% GDP Trung Quốc.
 90% máy tính cá nhân, 70% điện thoại di động, 80% điều hòa tiêu thụ trên thế giới đều
được sản xuất ở Trung Quốc.
 Các ngành chính của Trung Quốc: sắt thép, than đá, máy móc, vũ khí, may mặc, xi măng,
hóa chất, giày dép, đồ chơi, chế biến thực phẩm,… => cơ cấu sản phẩm Trung Quốc đa
dạng.
Công nghiệp hóa chất
2. Nông nghiệp:
Để phát triển nông nghiệp, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp sau:
- Giao quyền sử dụng đất và khoán sản phẩm cho nông dân.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn: giao thông, hệ thống thủy lợi,…
- Áp dụng KH-KT và sản xuất, sử dụng giống mới, máy móc thiết bị hiện đại.
- Miễn thuế cho nông dân.

 Phân bố nông nghiệp:

HOA BẮC, ĐÔNG BẮC:

- Trồng trọt: lúa mì, củ cải đường, ngô, khoai tây, ngô, bông.
- Chăn nuôi: bò, lợn

HOA TRUNG, HOA NAM:

- Trồng trọt: lúa gạo, chè, bông,…


- Chăn nuôi: lợn, bò

MIỀN TÂY: chủ yếu là chăn nuôi gia súc.

Diện tích đất canh tác chỉ chiếm 7% thế giới nhưng phải nuôi 20% dân số thế giới.
Áp dụng nhiều biện pháp, chính sách cải cách nông nghiệp (giao quyền sử dụng đất cho nông dân, cải tạo,
xây dựng mới đường giao thông...).

Đã sản xuất được nhiều loại nông sản với năng suất cao, đứng đầu thế giới.
Ngành trồng trọt chiếm ưu thế, trong đó quan trọng là cây lương thực nhưng bình quân lương thực/người
thấp.

Sản lượng một số nông sản của Trung Quốc qua các năm (Đơn vị: triệu tấn)

Sản phẩm 1985 1995 2000 2005 2010 2014


Lương thực 339,8 418,6 407,3 429,4 498,5 559,3
Bông (sợi) 4,1 4,7 4,4 5,7 6,0 6,3
Lạc 6,6 10,2 14,4 14,4 15,7 15,8
Mía 58,7 70,2 69,3 87,6 111,5 126,2
Thịt lợn 17,6 31,6 40,3 41,8 49,6 53,8
Thịt bò 0,4 3,5 5,3 5,4 6,2 6,4
Thịt cừu 0,3 1,8 2,7 1,8 2,1 2,1
*Số liệu năm 2013
Một số hình ảnh về sản xuất nông nghiệp Trung Quốc:

ng dụng trí thông minh nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc (7/3/2019)
Máy gặt lúa ở Trung Quốc.
https://www.youtube.com/watch?v=4Q3XEnQpAb4
Bảng tổng kết về sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc:

Cơ cấu - Các loại nông sản phong phú


+ Trồng trọt chiếm ưu thế: lúa mì, lúa gạo, ngô, khoai tây, bông,…
+ Chăn nuôi: lợn, cừu, bò,…
Sản lượng Sản lượng nông sản tăng, đứng đầu thế giới về sản lượng lương thực, bông, lạc, thịt lợn,
cừu.
Phân bố Tập trung chủ yếu ở miền Đông, miền Tây chủ yếu phát triển chăn nuôi.
III. MỐI QUAN HỆ TRUNG QUỐC – VIỆT NAM:
- Trung Quốc và Việt Nam có quan hệ lâu đời và ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực.
- Phương châm 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương
lai”.
- Thương mại song phương của 2 nước ngày càng tăng.

You might also like