You are on page 1of 47

Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

MỤC LỤC DỰ ÁN

Chương I. CĂN CỨ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ


I- Những căn cứ pháp lý
II- Nguồn gốc tài liệu sử
dụng III- Sự cần thiết phải
đầu tư

Chương II. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ


I - Mục tiêu đầu tư.
II- Hình thức đầu tư.
III- Quy mô và công suất đầu tư.
IV- Phương thức đầu tư.
V- Nguồn vốn.

Chương III. CHƯƠNG TRÌNH SX VÀ CÁC YẾU TỐ CẦN ĐÁP ỨNG


I- Chương trình sản xuất.
II- Các yếu tố cần đáp ứng
III- Các nhu cầu khác

Chương IV. LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG


I- Lựa chọn địa điểm.
II- Vị trí khu đất.
III- Các đặc điểm tự nhiên.

Chƣơng V. PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ


I- Các phương án công nghệ lên men từ tinh bột.
II- Lựa chọn quy trình công nghệ.
III- Phương án lựa chọn và mua sắm thiết bị.
IV- Phương án kiểm tra đo lường và giám sát công
nghệ. V- Các thiết bị trên dây chuyền và hệ thống phù
trợ.
VI- Trạm biến áp và thiết bị làm mát.
VII- Hệ thống đo lường và điều khiển.

Chương VI. PHƯƠNG ÁN KIẾN TRÚC XÂY DỰNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP

1
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG , AN TOÀN PHÕNG CHỐNG CHÁY NỔ.
I- Diện tích đất sử dụng cho dự án

2
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

II- Tổng mặt bằng


III- Phương án kiến trúc
IV- Giải pháp lắp đặt thiết bị và chạy thử bàn giao
V- An toàn phòng chống cháy nổ
VI- An toàn lao động
VII- Biện pháp tiếp đất và chống sét

Chương VII. NGUỒN VỐN VÀ KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH


I- Tổng mức đầu tư dự án
II- Nguồn vốn và khả năng tài chính

Chương VIII. BIỆN PHÁP VÀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG


I- Tổ chức đấu thầu thi công công trình.
II- Tiến độ giao hàng

Chương VIII. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC LAO ĐỘNG


I- Tổ chức bộ máy quản lý và lao động
II- Chế độ làm việc
III- Bố trí nhân lực lao động của nhà máy

Chương X. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ


I- Chuẩn bị thủ tục đầu tư.
II- Thực hiện đầu tư.
III- Nội dung chi tiết.

Chương XI. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ


I- Cơ sở tính toán kinh tế
II- Phương án tính toán.

Chương XII. HÌNH THỨC QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN DỰ ÁN


I- Hình thức quản lý dự án
II- Ban quản lý dự án

Chương XIII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Chương XIV. CÁC PHỤ LỤC BẢN VÈ CÔNG NGHỆ, MẶT BẰNG

3
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

CHƯƠNG I
CÁC CĂN CỨ THỰC HIỆN ĐẦU TƢ

I- Những căn cứ pháp lý:


- Căn cứ Luật doanh nghiệp được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 5 thông qua
ngày 12/06/1999.
- Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 06/12/1999 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành “Quy chế đầu tư xây dựng cơ bản”.
- Căn cứ Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
- Căn cứ Quyết định số 1133 QĐ/Ttg ngày 06/12/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về việc chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường
Lam Sơn.
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2010 họp ngày
15/4/2010 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư “Bổ sung dây chuyền hồ hoá lên
men sản xuất cồn từ sắn lát”.
- Căn cứ Nghị quyết HĐQT kỳ họp quý III, quý IV năm 2010.

II- Nguồn gốc tài liệu sử dụng:


Báo cáo nghiên cứu khả thi được thực hiện dựa trên cơ sở các tài liệu sau:
- Dự án khả thi đầu tư xây dựng Nhà máy cồn thực phẩm xuất khẩu 25 triệu
lít/năm tại Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “đầu tư xây dựng nhà máy
cồn thực phẩm xuất khẩu từ mật rỉ công suất 25 triệu lít/năm”
- Bản chào hàng công nghệ sản xuất cồn từ tinh bột của:
+ Tập đoàn Alfalaval India: Năm 2006
+ Công ty Polyco-ĐHBKHN: Năm 2008
- Các tài liệu kỹ thuật về công nghệ sản xuất cồn:
+ Công nghệ sản xuất và kiểm tra Cồn etylic của Viện công nghệ sinh học
thực phẩm - ĐHBK Hà Nội do Nguyễn Thị Hằng và Nguyễn Thế Thưởng biên
soạn.
+ Alcohol texbook của Alltech inc.
+ Perry's Chemical Engineers' Handbook.

4
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

III- Sự cần thiết phải đầu tƣ


1- Năng lực của Công ty CP mía đƣờng Lam Sơn đủ điều kiện để triển
khai có hiệu quả dự án đầu tƣ: Là một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành mía
đường Việt Nam. Năm 1999 được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lao động
thời kỳ đổi mới. Công ty đã được tặng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà
nước. Thương hiệu LASUCO đã được đăng ký bản quyền và được bảo vệ theo
luật pháp quốc tế. Sản phẩm chính của công ty trong những năm qua là Đƣờng –
Cồn – Điện. Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần mía đường
Lam Sơn liên tục phát triển với tốc độ cao. So với thời kỳ đầu: doanh số tăng 230
lần; sản lượng đường tăng 44 lần; nộp ngân sách tăng 71 lần; vốn được tích luỹ
tăng 60 lần; thu nhập và đời sống người lao động tăng 12 lần. Là một doanh
nghiệp hàng đầu trong ngành mía đường Việt Nam và là một mô hình kinh tế mới.
Hợp tác liên kết công, nông, trí thức được Đảng, Nhà nước quan tâm, bàn bè
ngưỡng mộ... Năm 1999 được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời
kỳ đổi mới. Công ty đã được tặng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước;
được cấp Chứng chỉ ISO 9001:2008, HACCP, GQM và được tặng nhiều giải
thưởng lớn về thương hiệu, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi
trường của các Tổ chức quốc tế và quốc gia.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên không ngừng phát triển về lượng và chất,
với hơn 1.000 lao động, trong đó 50% có trình độ từ cao đẳng trở lên; 50% là công
nhân kỹ thuật lành nghề; Công ty là doanh nghiệp đầu tiên đang áp dụng thành
công phần mềm quản trị doanh nghiệp tiên tiến ERP – Bản quyền Oracle.
Công ty có năng lực và kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án đầu tư.
Trong 10 năm gần đây đã triển khai thành công Dự án đầu tư NM đường 4.000
mía ngày, tổng mức đầu tư trên 500 tỷ đồng; Dự án đầu tư Nhà máy cồn 25 triệu
lít năm, tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng; Dự án đầu tư Trung tâm VHTT tổng mức
đầu tư 50 tỷ đồng; các dự án trong lĩnh vực nông nghiêp tổng mức đầu tư trên 300
tỷ đồng. Hiện nay đang tập trung triển khai Dự án mở rộng nâng công suất nhà
máy đường lên 7.500 tấn mía ngày, gắn với nhà máy nhiệt điện 12.5 MW, tổng
mức đầu tư 750 tỷ đồng; Dự án khách sạn Lam Sơn – Sầm Sơn tổng mức đầu tư
100 tỷ đồng; dự án xử lý nước thải cồn 60 tỷ đồng,...
Vốn điều lệ 300 tỷ đồng, trong đó của Nhà nước 12,14%, Quý IV/2010 và
năm 2011 nâng lên 500 tỷ đồng. Giá trị tổng tài sản hiện nay 1.118 tỷ đồng; vốn
chủ sở hữu trên 1.000 tỷ đồng; Đầu tư tài chính dài hạn vào các lĩnh vực: tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm gần 250 tỷ đồng. Tài chính ổn định vững vàng, sản xuất kinh
doanh liên tục tăng trưởng bình quân 17 - 20%/năm; lợi nhuận, nộp ngân sách, thu
nhập người lao động đều tăng cao; vốn điều lệ tăng trưởng 50%, cổ tức hàng năm
liên tục đạt 20%.
Kết quả SXKD những năm gần đây:

5
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

TT Chỉ tiêu ĐVT TH TH TH TH TH TH


2005 2006 2007 2008 2009 2010

1 D. thu có thuế Tr đồng 685.319 658.030 854.393 932.630 835.551 1.253.000

2 LN trước thuế Tr đồng 91.034 74.424 112.316 73.480 202.091 360.000

3 Nộp ngân sách Tr đồng 35.610 45.703 49.311 62.190 28.487 146.000

4 Cổ tức/vốn góp % 20 20 20 20 25 20
5 Vốn chủ sở hữu Tr.đồng 301.057 485.293 604.316 540.178 .664.176 754.909

Chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015:


- Mía nguyên liệu: 1.500.000 tấn.
- Đường các loại: 150.000 - 170.000 tấn.
- Cồn các loại: 20 triệu lít.
- Điện bán lên lưới: 50.000.000 KW
- Dầu sinh học: 50.000 tấn.
- Phân bón sinh học: 60.000 tấn.
- Đào tạo nghề: 4.000 - 5.000 lượt lao động nông thôn.
- Doanh thu: 5.000 tỷ đồng.
- Lợi nhuận: 600 tỷ đồng.
- Nộp ngân sách: 300 tỷ đồng.
- Cổ tức trên vốn góp: 17 - 20%
- Thu nhập BQ: 12.000.000 đồng/người/tháng.

2- Tình hình cồn trong nƣớc và thế giới


2.1- Sản lượng sản xuất và tiêu thụ ở các nước (Nguồn: F.O light)
TT Nƣớc và khu vực ĐVT Năm 1990 Năm 2000 Năm 2010
01 Braxin Tr.lít 11.500 10.000 16.600
02 Mỹ Tr.lít 4.000 7.000 19.000
03 Châu âu Tr.lít 1.000 12.000
04 Các nước khác Tr.lít 7.500
2.2- Thị trường cồn thực phẩm (số liệu đến năm 2006)
TT Nƣớc và khu vực ĐVT Khối lƣợng
01 Đài loan Tấn/năm 30.000
02 Hàn Quốc Tấn/năm 300.000
03 Ôxtraylia Tấn/năm 500.000
04 Nhật Bản Tấn/năm 80.000
05 Trung Quốc Tấn/năm 3.600.000
06 Việt Nam Tấn/năm 100.000
Nguồn: TT kinh tế

6
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

Theo số liệu trên, hơn 80% sản lượng cồn được sử dụng trong ngành sản
xuất chế biến Rượu, còn lại tiêu thụ trong các ngành mỹ phẩm, dược phẩm, dung
môi…
3- Tình hình nguồn nguyên liệu mật rỉ:
Hiện nay công suất chế biến của Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn là
6.500 tấn mía/ngày, mỗi năm chế biến từ 850 nghìn - 1 triệu tấn mía nguyên liệu,
sản xuất ra trên 100.000 tấn đường các loại và 30.000 - 35.000 tấn mật rỉ (tỷ lệ phế
liệu mật rỉ so với mía khoảng 3,2 - 3,5%) trong khi nhu cầu xấp xỉ 95.000 tấn.
Việc thu mua mật rỉ từ bên ngoài gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh giữa các
ngành nghề sản xuất sử dụng mật rỉ làm nguyên liệu chính đồng thời các nhà máy
đường cũng tự đầu tư xây lắp nhà máy cồn để sản xuất và tăng doanh thu cho
doanh nghiệp. Giai đoạn 2005-2010 thời tiết bất ổn, sản lượng mía dao động, cây
mía chịu sự cạnh tranh mạnh với cây trồng khác như cao su, sắn nên sản lượng
cũng như diện tích không tăng mà còn có xu hướng giảm. Nguồn cung thấp trong
khi nhu cầu cao dẫn đến giá mật rỉ trên thị trường tăng với tốc độ lớn, sản xuất
không hiệu quả. Việc mua mật ngoài như chủ trương ban đầu của dự án 25 triệu
lít/năm trở nên bất khả thi và trong năm 2010 đã dừng lại.
Theo định hướng phát triển đến 2020 của công ty CPMĐ Lam Sơn sản
lượng mía đạt 1,5 triệu tấn/năm, tương ứng lượng mật rỉ 52.000 tấn cũng mới chỉ
đáp ứng 55 – 60% công suất. Như vậy nếu trông chờ vào nguồn nguyên liệu từ
mía sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu cũng như kế hoạch sản
lượng đặt ra đối với nhà máy cồn (20 triệu lít/năm giai đoạn 2010-2015).
4- Tình hình sản xuất cồn tại Nhà máy cồn số 2.
Nhà máy cồn Lam Sơn được thiết kế với công suất 25 triệu lít/năm. Đây là
nhà máy được đầu tư với trang thiết bị và công nghệ hiện đại của Thụy Điển, Mỹ,
Nhật Bản và Ấn Độ. Mức độ tự động hóa cao, sản phẩm sản xuất ra theo tiêu
chuẩn chất lượng quốc tế. Nhà máy được đưa vào hoạt động từ tháng 10 năm
2004. Qua 06 vụ sản xuất, nhà máy đã sản xuất được trên 60 triệu lít cồn thực
phẩm, trên 04 triệu kg CO 2 đạt chất lượng cao, được khách hàng trong và ngoài
nước ưa chuộng. Nhà máy hoạt động đã giải quyết được triệt để nguồn mật rỉ của
02 nhà máy đường đồng thời làm tăng giá trị của mật rỉ lên rất nhiều lần.
Tuy nhiên với công suất của Nhà máy cồn, nguồn nguyên liệu tự cung cấp là
không đủ. Để đáp ứng đủ công suất trong năm 2007-2009 công ty đã phải mua bổ
xung từ các đơn vị khác. Việc mua mật ngoài cũng gặp phải nhiều khó khăn do
các công ty mía đường đã dần xây dựng và đưa vào hoạt động các nhà máy sản
xuất cồn từ chính nguồn nguyên liệu mật rỉ sản xuất ra. Hơn nữa mật rỉ cũng là
nguồn nguyên liệu chính cho một số sản phẩm như Mì chính, Thức ăn chăn nuôi
… nên dẫn đến cán cân cung cầu mất cân đối, giá mật bị đẩy lên cao, có thời điểm
lên mức 3.000 - 3.500 đồng/kg. Với giá thành quá cao, sản xuất hoàn toàn không

7
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

hiệu quả, công ty phải ngừng việc mua mật ngoài vì thế sản lượng sản xuất năm
2010 của nhà máy tiếp tục sụt giảm mạnh, thời gian dừng sản xuất dài, công việc
và thu nhập của người lao động trong đơn vị không ổn định, kế hoạch doanh thu
của công ty bị ảnh hưởng, và nguy hiểm hơn nữa là hao mòn vô hình đối với
thiết bị nhà xƣởng ngày càng tăng do thời gian ngừng sản xuất quá dài.

5- Sự cần thiết phải đầu tƣ dây chuyền lên men cồn từ tinh bột.
Như đã phân tích ở mục 3, giai đoạn 2010-2015 nếu trông chờ vào nguồn
nguyên liệu từ mía sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu của Nhà máy cồn, nếu chờ
đến giai đoạn 2015-2020 mới đầu tư dây chuyền mới thì quá muộn đối với hoạt
động sản xuất của Nhà máy và ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty. Giai đoạn 2010-2015 nhu cầu về cồn thực phẩm và cồn nhiên liệu tăng
mạnh do sự phát triển rất nhanh của các ngành sản xuất công nghiệp có nguyên
liệu đầu vào là cồn, nhất là khi có chủ trương của Chính phủ về phát triển nhiên
liệu sinh học giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn 2020. Do đó chúng ta không thể
chờ đợi mà phải tìm nguồn nguyên liệu để thay thế ngay tại thời điểm hiện tại.
Việc đầu tư xây dựng dây chuyền lên men từ tinh bột sắn để sản xuất cồn là
cần thiết và thiết thực vì các lý do sau đây:
* Thứ nhất: Hiện nay Sắn chính là nguồn nguyên liệu lý tưởng có thể bổ trợ
hoặc thay thế cho nguồn nguyên liệu mật rỉ dùng cho sản xuất cồn. Sắn là loại
nguyên liệu phổ biến và nằm trong quy hoạch phát triển vùng miền, hàm lượng
tinh bột 72-75% cao hơn so với các nguồn tinh bột khác nên hệ số chuyển đổi
thấp, giá thành hợp lý, do đó sản phẩm cồn từ sắn sẽ có tính cạnh tranh hơn hẳn so
với các nguồn nguyên liệu khác.
* Thứ hai: Việc đầu tư đưa vào sử dụng dây chuyền này sẽ tận dụng và khai
thác tối đa năng lực thiết bị hiện có của nhà máy; Nâng cao sản lượng cồn hàng
năm, ổn định việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên của nhà máy.
* Thứ ba: Cồn thực phẩm từ nguyên liệu tinh bột có giá trị cao hơn so với
cồn sản xuất từ mật rỉ do đó sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất của đơn vị và hiệu quả
kinh doanh của công ty.
* Thứ tư: Tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu sắn và quỹ đất nông nghiệp
không phù hợp hoặc không đủ diện tích trồng mía của vùng chuyển sang trồng
sắn; tập trung thu mua sắn các hộ nông dân trồng tự phát trong vùng; hình thành
các Công ty CP đầu tư phát triển Lam Sơn – Bá Thước, Lam Sơn - Như Xuân,…
dành 2.000 - 2.500 ha đất đồi chuyên trồng sắn cung cấp cho nhà máy, công ty sẽ
hỗ trợ đầu tư bằng các chính sách khuyến khích các hộ thâm canh tăng năng suất,
nâng cao đời sống của người dân và góp phần đảm bảo cho hoạt động sản xuất

8
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

kinh doanh và sự phát triển bền vững của Nhà máy, của công ty và đảm bảo cân
bằng an sinh xã hội trong khu vực.
* Thứ năm: Nhà máy Cồn có mặt bằng rộng rãi, có đội ngũ cán bộ quản lý,
kỹ sư trình độ chuyên môn cao và công nhân lành nghề đã được rèn luyện qua
thực tế, đã từng tham gia theo dõi thi công lắp đặt dây chuyền sản xuất Cồn từ mật
rỉ 25 triệu lít/năm... đủ điều kiện để tổ chức thi công và tiếp thu nhanh công nghệ
theo hướng dẫn của chuyên gia.
6- Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu sắn:
Trong những năm gần đây, năng lực sản xuất và chế biến sắn của Việt Nam
đã có bước tiến bộ đáng kể. Năm 2008 diện tích trồng sắn của nước ta đã tăng
mạnh từ 270.000 ha (năm 2005) lên 510.000 ha (năm 2009), sản lượng ước đạt
hơn 8 triệu tấn, tăng 2,3% so với năm 2007 và tăng gần gấp đôi so với năm 2005.
Đáng chú ý là diện tích tăng vượt 135.000 ha so với quy hoạch phát triển sắn tới
năm 2010. Năng suất những năm vừa qua cũng tăng, mặc dù không nhiều, từ
15,35 tấn/ha năm 2005 (trung bình của thế giới là 12,16 tấn/ha) lên 15,7 tấn/ha
năm 2008. Sản lượng cả năm 2009 ước đạt 8,1 đến 8,6 triệu tấn, cao hơn năm
2008 khoảng 0,2 đến 0,4 triệu tấn. Dự kiến trong năm 2010 sản lượng sắn sẽ tiếp
tục gia tăng do được định hướng là nguyên liệu chính để sản xuất cồn sinh học
theo đề án phát triển nhiên liệu sinh học giai đoạn 2010 - 2015 của Chính phủ, do
nhu cầu của các nước về nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học và thức ăn
chăn nuôi gia tăng.
Nguồn tiêu thụ sắn chủ yếu hiện nay là xuất khẩu vào thị trường châu Á,
trong đó nhiều nhất là Trung Quốc. Theo Trung tâm Thống kê Tin học - Bộ
NN&PTNT, 8 tháng đầu năm 2009, cả nước ước xuất khẩu được trên 2,7 triệu tấn
sắn và các sản phẩm làm từ sắn, tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ 2008. Các
chuyên gia dự báo, cả năm 2009 Việt Nam có thể đạt mức xuất khẩu khoảng 4,6 -
5 triệu tấn sắn. Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ chính đối với mặt hàng sắn
của Việt Nam, chiếm hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tiếp theo là Hàn Quốc
chiếm 5,5%, Đài Loan 2%... Nếu trừ đi khối lượng xuất khẩu, lượng sắn lưu
chuyển trong nội địa vào khoảng 4 triệu tấn hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu về
nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước, kể cả SX cồn trong thời gian tới.
Bảng 1.1. Sản lượng sắn phân theo địa phương và khu vực Thanh Hóa -
Nghệ Tĩnh
Đơn vị: nghìn tấn

9
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Cả nước 1986.3 3509.2 4438.0 5308.9 5820.7 6716.2 7782.5 8192.8 9395.8
Đồng bằng
87.9 92.7 91.9 98.7 96.9 92.4 93.7 102.9 102.1
sông Hồng
Trung du và
miền núi 678.5 697.0 778.2 860.8 962.2 986.8 1070.8 1132.3 1328.0
phía Bắc
Bắc Trung
Bộ và Duyên
645.9 776.2 991.7 1313.1 1566.8 1855.9 2167.6 2359.9 2808.3
hải miền
Trung
Thanh Hóa 78.5 94.9 111.4 129.6 124.3 126.0 142.8 160.8 210.6

Nghệ An 68.5 61.6 78.4 149.9 198.3 248.2 313.4 324.8 374.6

Hà Tĩnh 15.6 19.0 20.0 23.1 33.0 36.6 38.9 32.8 49.8

Nguồn: Trang web của Tổng cục thống kê tháng 10/2009

Bảng 1.2. Bảng phân bổ diện tích sắn theo vùng


Đơn vị: nghìn ha
Sơ bộ
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
2008
Cả nước 237.6 292.3 337.0 371.9 388.6 425.5 475.2 495.5 557.7
Đồng bằng
9.9 9.4 8.8 8.9 8.7 8.5 8.4 8.8 7.9
sông Hồng
Trung du và
miền núi phía 82.1 78.1 82.0 83.7 88.7 89.4 93.7 96.5 110.0
Bắc
Bắc Trung Bộ
và Duyên hải 83.8 86.3 98.6 111.6 118.4 133.0 140.3 151.2 168.8
miền Trung
Thanh Hóa 12.1 11.9 13.6 15.2 14.5 15.1 14.5 15.2 16.9
Nghệ An 11.2 10.2 9.9 11.3 12.5 13.9 15.2 16.2 19.3
Hà Tĩnh 2.5 2.6 2.9 3.1 3.7 3.9 3.7 4.1 4.1
Nguồn: Trang web của Tổng cục thống kê tháng 10/2009

Bảng 1.3 Tính cạnh tranh của sắn với các nguyên liệu khác trong nhóm ngũ
cốc khi sử dụng để sản xuất cồn:

10
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

Nguyên HS Hàm Khả Đơn giá Chi phí Chi phí Giá Hiệu
liệu chuyển lượng năng (*)(đ/kg) NL/lít SX/lít bán quả
đổi TB thu cồn cồn dự (đ/lít)
(%) mua (đ/lít) (đ/lít) kiến
(đ/lít)

Sắn lát 2,2 72 tốt 4.000 9.900 14.600 17.000 2.400

Tinh khó
1,4 84 9.000 12.600 17.640 17.000 (640)
bột

Cồn thấp
1,05 13.500 14.175 16.159 15.500 (659)
Thô

Ngô 2,4 65 khó 9,450 22.680 25.176 18.000 (7.167)

Gạo 2,4 68 Gạo 5.500 13.200 16.576 18.000 1.424

Mía 15 TB 800 12.000 15.752 18.000 2.248

Mật rỉ 4,1 TB 2.850 11.685 15.020 15.500 480

(*). Giá thành những loại nguyên liệu nêu trên được tính tại thời điểm quí I
năm 2011.
Công ty CP mía đường Lam Sơn hoàn toàn chủ động được vùng nguyên
liệu cho trồng sắn ít nhất 2.000 ha (dự kiến trồng ở huyện Bá Thước, Như
Xuân, các huyện miền núi và những diện tích đất đồi nhỏ lẻ trồng mía kém
hiệu quả chuyển sang trồng sắn) và sẽ tổ chức mua thêm sắn ở các vùng lân
cận.
Như vậy có thể khẳng định việc lựa chọn Sắn làm nguồn nguyên liệu bổ
xung và thay thế cho mật rỉ của Nhà máy cồn là hoàn toàn phù hợp.

11
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

CHƢƠNG II
HÌNH THỨC ĐẦU TƢ

I- Mục tiêu đầu tƣ:


- Đầu tư xây dựng dây chuyền lên men hồ hóa tinh bột sản xuất cồn thực
phẩm nhằm mục tiêu duy trì sản lượng cồn thực phẩm hàng năm của công ty đạt
20-25 triệu lít/năm, đảm bảo tận dụng và phát huy tối đa năng lực hiệu quả của
thiết bị, công nghệ và nguồn nhân lực có chất lượng hiện có của Nhà máy cồn.
- Tránh bị động do thiếu nguồn nguyên liệu đầu vào (mật rỉ), đồng thời tận
thu tối đa được phế thải của quá trình sản xuất như bã sắn để bán hoặc sản xuất
thức ăn chăn nuôi; dịch hèm để duy trì bể xử lý kị khí SMAG lấy biogas đốt lò
giảm chi phí nhiên liệu dầu FO, giảm chi phí sản xuất.
- Giải quyết công ăn việc làm, thu nhập cho CBCNV và góp phần làm tăng
doanh thu cho Cty.

II- Hình thức đầu tƣ:


Việc lựa chọn hình thức đầu tư là rất cần thiết và quan trọng. Nó phụ thuộc
vào điều kiện kinh tế, ngoài việc đảm bảo huy động nguồn vốn cho dự án còn phải
đảm bảo tính hiệu quả gián tiếp về mặt kinh tế, về điều kiện môi trường và xã
hội…
Do đó dự án chọn hình thức đầu tư trong nước, lựa chọn nhập công nghệ và
thiết bị quan trọng của nước ngoài và tự đầu tư chế tạo trong nước những thiết bị
đơn giản, thông dụng (bồn bể…) để hạ giá thành đầu tư là hoàn toàn phù hợp.
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn là Chủ đầu tư, chủ trì công tác triển
khai thực hiện và quản lý dự án.

III- Quy mô và công suất đầu tƣ:


Trên cơ sở thực tế về cơ sở vật chất, nhân lực, thiết bị công nghệ của dây
chuyền cồn 25 triệu lít/năm hiện có, khả năng đáp ứng nguyên liệu khi dây chuyền
mới đi vào hoạt động và các điều kiện địa chất công trình, khí tượng thủy văn
trong vùng, là một dự án nâng cấp ổn định công suất của dây chuyền cũ nên có thể
đưa ra hai phương án lựa chọn:

1- Phƣơng án 1: Lắp đặt dây chuyền lên men tinh bột công suất 85.000
lít/ngày.
* Ưu điểm: Đồng bộ với công suất dây chuyền hiện tại, có thể sử dụng hết
công suất của dây chuyền.
* Nhược điểm: - Chi phí đầu tư lớn. Không chạy song song cùng với dây
chuyền lên men cũ được dẫn đến lãng phí.

12
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

- Lượng nguyên liệu (sắn) tiêu hao cho một ngày rất nhiều, xấp xỉ 200 tấn
sắn khô/ngày sẽ khó cung ứng kịp.
- Lượng hơi cần từ 2-3 tấn/giờ nếu tính cả hơi tiêu hao cho chưng cất lò hơi
hiện tại không đáp ứng được, cần phải đầu tư lò hơi mới.

2- Phƣơng án 2: Lắp đặt dây chuyền lên men tinh bột với công suất
50.0 lít/ngày.
* Ưu điểm: Chi phí đầu tư thấp hơn phương án 1; Tận dụng và khai thác
được năng lực các thiết bị phụ trợ của dây chuyền hiện tại.
- Có thể vận hành song song hoặc độc lập với dây chuyền hiện tại, có thể
nâng công xuất lên khi cần.
- Ít chịu áp lực về vấn đề nguyên liệu do nhu cầu tương đối thấp.
* Nhược điểm: Công suất chỉ đạt 80% khi chạy riêng lẽ dây chuyền tinh bột
và mật rỉ.

3- Lựa chọn:
Qua đánh giá và cân nhắc, hình thức đầu tư lắp đặt bổ xung công đoạn lên
men từ nguồn nguyên liệu sắn lát (củ) với công xuất tương ứng 50% công suất dây
chuyền cũ là hợp lý nhất. Do đó đề nghị lựa chọn phƣơng án lắp đặt dây
chuyền lên men cồn từ tinh bột công suất 50.000 lít/ngày.

IV- Phƣơng thức đầu tƣ:


- Tuyển chọn nhà thầu trong nước hoặc nước ngoài có đủ năng lực để
chuyển giao công nghệ tiên tiến và cung cấp thiết bị tiêu chuẩn đặc trưng cho công
trình thông qua hình thức chào hàng cạnh tranh hoặc chỉ định thầu.
- Chọn lựa các nhà thầu trong nước có khả năng cung cấp và chế tạo thiết bị
trong nước tới mức tối đa, có thể theo thiết kế và giám sát chế tạo của chuyên gia
cũng như kỹ thuật của bên chủ đầu tư.
- Thiết kế xây dựng và lắp đặt thiết bị do nhà cung cấp thiết bị và chuyển
giao công nghệ đảm nhiệm, nhà thầu trong nước sẽ thi công. Việc lựa chọn nhà
thầu thi công thông qua đấu thầu hạn chế hoặc chỉ định nhà thầu có đủ năng lực,
có sự giám sát của chuyên gia nhà thầu cung cấp thiết bị, công nghệ và cán bộ kỹ
thuật dự án của chủ đầu tư.

V- Nguồn vốn cho dự án:


- Vốn tự có: 50% tổng mức đầu tư
- Vốn vay ngân hàng: 50% tổng mức đầu tư.

13
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

CHƢƠNG III
CHƢƠNG TRÌNH SẢN XUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẦN ĐÁP ỨNG

I- Chƣơng trình sản xuất

1- Kế hoạch sản lƣợng cồn:


* PA1 chạy riêng lẽ hai dây chuyền lên men.

SL cồn sx Th.1 Th. 2 Th. 3 Th. 4 Th. 5 Th.6 Th.10 Th.11 Th.12 Tổng
Mật(1000lít) 2.250 2.250 2.250 2.250 9.000
Sắn(1000lít) 2.200 2.200 2.200 2.200 2.200 11.000

* PA2 chạy song song hai dây chuyền lên men:

SL cồn sx Th.1 Th. 2 Th. 3 Th. 4 Th. 5 Th.6 Th.10 Th.11 Th.12 Tổng

Mật(1000lít) 1.300 1.300 1.300 1.300 1.000 6.200

Sắn(1000lít) 1.200 1.200 1.200 1.200 2.000 2.000 2.000 2.000 1.000 13.800

2- Kế hoạch thu mua nguyên vật liệu:


Do cây sắn có chu kỳ sinh trưởng, thu hoạch tương đối giống với mía. Thời
điểm từ tháng 12 đến tháng 2 hàng năm là chính vụ. Cũng vào thời điểm này giá
sắn sẽ nằm ở mức thấp do nguồn cung tăng cao trong khi cầu giảm đi. Nhất là việc
thị trường TQ (là thị trường nhập khẩu chủ yếu sắn của VN) hạn chế nhập sắn tại
thời điểm này do nguồn cung trong nước đảm bảo. Cộng với việc một số công ty
trong nước lâu nay chuyên thu gom và xuất khẩu sắn cũng dừng hoặc chuyển đổi
mục đích kinh doanh. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch thu mua sắn như sau:

Th.1 Th. 2 Th. 3 Th. 4 Th.5-7 Th.8-10 Th.11 Th.12 Tổng


SL (tấn) 5.000 5.000 3.500 1.500 1.000 1.000 1.000 3.500 21.500
Giá(đ/kg) 3.500 3.500 4.000 4.500 5.500 5.500 4.500 4.000 3.965
Vào thời điểm tháng 11 đến tháng 03 hàng năm là thời điểm chính vụ nên
lượng sắn ngoài thị trường sẽ nhiều, nguồn cung tăng vượt cầu nên việc thu gom
sắn với số lượng lớn, giá thấp sẽ thuận lợi. Thời điểm này sẽ tăng lượng thu mua.
Thời điểm từ tháng 5 đến tháng 11 đã qua vụ sắn nên giá cả sẽ tăng cao do đó
dừng thu mua hoặc nếu gặp giá phù hợp sẽ thu mua vào. Điểm thu mua chính sẽ
tập trung tại hai công ty Lam Sơn- Bá Thước và Lam Sơn - Như Xuân.

14
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

Với phân bổ sản lượng như trên, công ty có chính sách nguyên liệu và thu
mua hợp lý, giá sắn lát trung bình sẽ đạt mức 3.500 – 4.000 đồng/kg. Như vậy
sản xuất cồn từ sắn lát sẽ đảm bảo có lãi.
3- Cơ cấu sản phẩm.
Với mục tiêu lắp đặt dây chuyền lên men cồn từ tinh bột để ổn định và đạt
được công suất thiết kế của dây chuyền hiện tại nên cơ cấu sản phẩm tương tự như
dây chuyền cũ, ngoài ra có sự tăng thêm một số sản phẩm phụ:
- Sản phẩm chính:
+ Cồn tinh khiết 960 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và chế biến rượu
- Các sản phẩm phụ:
+ Cồn loại 2 (cồn đầu): tối đa 5% tổng cồn
+ Dioxid carbon CO2 : 950 kg/1.000 kg cồn loại 1 (thực tế thu hồi phụ thuộc
vào nhu cầu thị trường và phương án công nghệ. Ở đây dự án dự tính thu hồi
600kg/1.000 lít cồn, tương đương 63% lượng CO 2 sinh ra theo lý thuyết do phụ
thuộc công suất của dây chuyền CO2 hiện tại)
+ Dầu fusel: 40 lít/1000 lít cồn 100%.
- Phế thải:
+ Bã sắn: thu được khi li tâm nguyên liệu đầu vào và dịch hèm đầu ra.
Lượng bã này từ 300-400 kg/1.000 lít sẽ được sấy khô hoặc đóng bao bán trực tiếp
cho các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi.
+ Dịch bã hèm: 8.5-10 m3/1000 lít cồn 100%. Lượng này được cấp cho hệ
thống xử lý biogas hiện có của nhà máy để duy trì hoạt động và lấy biogas cấp cho
lò hơi.

4- Tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm:


4.1- Cồn thực phẩm xuất khẩu:
(Theo chỉ tiêu cơ sở sản phẩm cồn của LASUCO)

P. pháp
TT Thông số kiểm tra Đ.vị Tiêu chuẩn
kiểm tra
1. Nồng độ cồn etanol tại 200C %v/v min 96 TCVN378-86
2. Este ( tính theo ethyl acetate) mg/l max 5,0 GC
3. Aldehydes (tính theo acetaldehyde) mg/l max 2,0 GC
ASTM
4. Acidity (tính theo acetic acid) mg/l max 4,0
D1613
5. Methanol mg/l max 5,0 GC

15
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

6. N-Propanol mg/l max 5,0 GC


7. Isobutyl alcohol- isoamyl alcohol mg/l không có GC
8. Furfurol mg/l không có GC
Quang phổ tử
9. Chì (Pb) mg/l max 0.05
ngoại
Quang phổ tử
10. Đồng (Cu) mg/l max 0.3
ngoại
11. Thời gian oxi hóa phút min 20 KMnO4
12 Chỉ tiêu vi sinh vật TB/ml Không có

4.2- Cồn đầu:


- Nồng độ:  90%v/v
- Nhiệt độ:  40oC
4.3- CO2: Thể khí - đạt tiêu chuẩn sử dụng cho công nghiệp thực phẩm và
pha chế đồ uống.

II- Các yêu cầu cần đáp ứng


1- Nguyên liệu đầu vào của dự án:
Trên cơ sở định mức tiêu hao nguyên vật liệu và chương trình sản xuất như
đã trình bày ở trên, nhu cầu nguyên vật liệu cho công suất 50.000 lít cồn/ngày:

Nguyên vật liệu Đvt Tiêu hao/ Nhu cầu/ngày


1000 lít cồn
1. Sắn (với hiệu xuất tổng hợp Kg
đường hóa và lên men 91-92%)
Sắn lát khô (70% TB) Kg 2.20 110.000
2. Axít sunphuaric H2SO4 96% Kg 3,11 155,5
3. Axit photphoric 75% Kg 0,14 7,0
4. Chất tẩy rửa Kg 0,0015 0,075
5. Urea 46%N Kg 1,68 84
6. Các chất kháng sinh Kg 0,0023 0,115
7. Men khô Kg 0,17 8,5
8. Men phân giải tinh bột alpha Kg 2,51 125,5

16
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

9. Men phân giải tinh bột gluco Kg 0,2-0,3 10-15

( Có thể dùng sắn khô và sắn tươi để sản xuất cồn, ở đây chọn sắn khô)
Các nguyên vật liệu đầu vào nói trên, chỉ có 02 loại enzyme và men giống là
phải mua theo chỉ định của nhà cung cấp công nghệ. Những nguyên vật liệu khác
trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng.

III- Các nhu cầu khác

1- Cấp điện: được sử dụng cho sản xuất và chiếu sáng với thông số:
- Điện động lực: 380V/420V, 50Hz, 3 phase +1, cos pi =0.9
- Điện chiếu sáng: 220V, 50Hz.
- Công suất tiêu thụ: 250kwh/1000lít cồn, xấp xỉ 727 kw/h
Hiện tại Nhà máy cồn số 2 đang sử dụng 02 nguồn điện: 3,3KV từ nhà máy
đường số 2 và 35KV trạm 110KV. Với công suất của 2 máy biến áp 1.500KV/1
máy thì hoàn toàn có thể đáp ứng cho dây chuyền mới trong trường hợp chạy
riêng biệt hoặc chạy song song cả hai dây chuyền mật rỉ và tinh bột. Vị trí trạm
biến áp cách mặt bằng lắp đặt dự kiến 300m.

2- Cấp nƣớc:
- Lượng nước công nghệ: tiêu thụ 7.5-8.0 m3 nước/1000 lít cồn. Hiện tại hệ
thống cung cấp nước thô của nhà máy cồn 2 là 100m 3/giờ. Hệ thống này hoàn toàn
đủ khả năng cung cấp nước cho dây chuyền mới do đó không cần phải đầu tư
thêm.
3- Cấp hơi: Lượng hơi cần sử dụng cho dây chuyền hồ hóa lên men tinh bột
là 0,5 – 0,6kg hơi/1lít cồn với áp suất hơi 10kg/cm 2 hoặc 1.250kg/h. Hiện nay lò
hơi nhà máy có thể cấp được 16-17 tấn hơi/h ở áp lực 10kg/cm 2, trong đó lượng
dùng cho toàn bộ dây chuyền mật rỉ hết 13,5-14 tấn hơi/h. Lượng còn lại hoàn
toàn đủ để cung cấp cho dây chuyền tinh bột do đó không cần phải đầu tư thêm.

4- Kho, bể chứa và HT cân:


- Kho chứa sắn: để đảm bảo chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất, cần
thiết phải có 01 kho với sức chứa đủ cho 01 tháng sản xuất liên tục đồng thời là
nơi để tiếp nhận lưu trữ nguyên liệu mua về khi giá cả thuận lợi.
- Bể chứa axit H2SO4, H3PO4, amoniac…: Cần lắp đặt mỗi loại hóa chất 01
bể bằng inox hoặc thùng nhựa.
- Bể chứa cồn thành phẩm: Không cần phải đầu tư do sức chứa của hệ thống
kho cồn hiện tại đạt 3,5 triệu lít, đủ để đảm bảo cho dây chuyền hoạt động liên tục
trong thời gian 02 tháng.

17
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

- Bể chứa sản phẩm phụ: Sử dụng các kho chứa hiện có.
- Hệ thống cân: cần lắp đặt 01 bàn cân điện tử 80 tấn để phục vụ việc cân
nhập nguyên liệu sắn, cân xuất dịch hèm, bã sắn thải, sản phẩm cồn, CO 2… trong
suốt quá trình hoạt động của nhà máy.

5- Giải nhiệt và làm mát


- Giải nhiệt: Hệ thống giải nhiệt cũ quá tải vì vậy cần phải lắp đặt bổ xung
bằng cách mở rộng hệ thống làm mát cũ lên gấp đôi hiện tại hoặc lắp mới 01 tháp
giải nhiệt dạng tháp (cooling tower).
- Thiết bị làm mát: sử dụng trong quá trình làm mát dịch cháo, dịch men.
Hiện tại dây chuyền cũ chưa có, nay cần lắp thêm mới đáp ứng được.
Thông số thiết bị:
Công suất lạnh: 300TR
Môi chất lạnh: NH3
Nhiệt độ nước vào/ra: 320C/200C
Nhiệt độ bầu ướt TK: 280C
Lưu lượng: 120-150m3/h

18
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

CHƢƠNG IV
LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

I- Lựa chọn địa điểm (xem bản vẽ mặt bằng tổng thể kèm theo):
Ngay khi lập dự án Nhà máy cồn số 2 công suất 25 triệu lít/năm, công ty đã
dành quỹ đất 2,7 ha phía Nam nhà máy để phục vụ cho mục đích nâng cấp và mở
rộng sau này. Do đó dây chuyền lên men cồn từ tinh bột sẽ được lắp đặt trên phần
diện tích này.

II- Vị trí khu đất:


- Phía Bắc giáp khu sản xuất chính, khu văn phòng làm việc
- Phía Nam giáp đường vào kho cồn và khu xử lý nước thải
- Phía Tây giáp kho cồn
- Phía Đông giáp đường vào nhà máy.
Diện tích đất này đã được khoan thăm dò địa chất và đáp ứng đầy đủ điều
kiện để xây dựng.

III- Các đặc điểm tự nhiên:


1- Địa hình: Địa hình khu đất bằng phẳng, cùng cao độ với mặt bằng Nhà
máy cồn số 2.
2- Địa chất công trình: Lớp đất phía dưới là lớp laterit hoá, có thành phần
thạch học không thay đổi, khá đồng đều, có độ rắn cứng, cường độ chịu tải lớn (từ
2 - 3 kg/cm2), mặt khác lại không xuất hiện đá mẹ, vì vậy khi xây dựng công trình
không phải xử lý nền móng.
3- Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc trưng sau:
- Nhiệt độ không khí:
+ Mùa hè: Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24oC, cao nhất 42oC.
+ Mùa đông: Nhiệt độ trung bình tháng luôn dưới 18oC, nhiệt độ trung bình
thấp nhất hàng ngày luôn dưới 12oC.
- Lượng mưa: Trung bình năm 1.112 mm, mùa mưa kéo dài 4 tháng (tháng 7
đến 10) và chiếm gần 85% lượng mưa cả năm.
- Độ ẩm không khí: Khá cao, quanh năm trung bình 85 - 86%, tháng 7
(83%), tháng 3 (89%).
- Hướng gió: Hướng gió thịnh hành:
+ Đông Bắc: từ tháng 02 đến tháng 06
+ Bắc: từ tháng 11 đến tháng 01.

19
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

CHƢƠNG V
PHƢƠNG ÁN LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ

I- Các phƣơng án công nghệ lên men cồn từ tinh bột

sắn. 1- Nguyên liệu sắn:


Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ la tinh (Crantz, 1976)
và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây
sắn được giả thiết tại vùng đông bắc của nước Braxin thuộc lưu vực sông amazon
nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De Candolle 1886; Rogers, 1965).
Cây sắn được du nhập vào VN khoảng giữa thế kỷ 18, (Phạm Văn Biên, Hoàng
Kim, 1991). Hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên.
Cây sắn cao 2-3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và
tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy
giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.
Hiện tại, sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và
là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu người. Năm 2006/2007, sản lượng sắn thế
giới đạt 226,34 triệu tấn củ tươi, năm 2005/2006 là 211,26 triệu tấn, năm 1961 là
71,26 triệu tấn. Nước có sản lượng sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72 triệu tấn), kế
đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn). Nước có năng suất
sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan (21,09 tấn/ha), so với
năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,16 tấn/ha (FAO, 2008). Việt Nam đứng
thứ mười về sản lượng sắn (7,71 triệu tấn) trên thế giới. Tại Việt Nam, sắn được
canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của tám vùng sinh thái. Diện tích sắn trồng
nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Củ sắn tƣơi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%; chất protein, béo,
xơ, tro trong 100g được tương ứng là 0,8-2,5 g, 0,2-0,3 g, 1,1-1,7 g, 0,6-0,9 g; chất
muối khoáng và vitamin trong 100 g củ sắn là 18,8-22,5 mg Ca, 22,5-25,4 mg P,
0,02 mg B1, 0,02 mg B2, 0,5 mg PP. Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin
không đươc cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh.
Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi
trồng và kỹ thuật phân tích. Lá sắn trong nguyên liệu khô 100% chứa đựng đường
+ tinh bột 24,2%, protein 24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất khoáng 6,7%,
xanhthophylles 350 ppm (Yves Froehlich, Thái Văn Hùng 2001). Chất đạm của lá
sắn có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin.
Trong lá và củ sắn ngoài các chất dinh dưỡng cũng chứa một lượng độc tố
(HCN) đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80-110 mg HCN/kg lá tươi và 20-30
mg/kg củ tươi. Các giống sắn đắng chứa 160-240 mg HCN/kg lá tươi và 60-150
mg/kg củ tươi. Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết

20
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

người là 50 mg HCN cho mỗi 50 kg thể trọng. Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt
củ, điều kiện đất đai, chế độ canh tác, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN có
khác nhau. Tuy nhiên, ngâm, luộc, sơ chế khô, ủ chua là những phương thức cho
phép loại bỏ phần lớn độc tố HCN.
Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và
lương thực thực phẩm. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn
lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh
bột sắn như cồn, bột ngọt, maltodextrin, lysine, acid citric, xiro glucose và đường
glucose tinh thể, mạch nha giàu maltose, hồ vải, hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa
các tông (Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương, Nguyễn Xích Liên 2004), bánh kẹo,
mì ăn liền, bún, miến, mì ống, mì sợi, bột khoai, bánh tráng, hạt trân châu
(tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm, sản xuất màng phủ sinh học,
chất giữ ẩm. Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho
công nghiệp xenlulô. Lá sắn ngọt là loại rau xanh giàu đạm rất bổ dưỡng và để
nuôi cá, nuôi tằm. Lá sắn đắng ủ chua hoặc phơi khô để làm bột lá sắn dùng chăn
nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê v.v.

2- Các phƣơng án công nghệ hồ hóa lên men cồn từ tinh bột sắn.
2.1-Quy trình sản xuất gián đoạn:
Đối với quy trình này mỗi giai đoạn đều được thực hiện như sau:
- Nấu: Toàn bộ quá trình được thực hiện duy nhất trong một thiết bị. Tuy
nhiên thời gian nấu dài, tốn hơi và khó khống chế dẫn đến tổn thất nhiều.
- Đường hóa: Được thực hiện trong một thiết bị và có ưu điểm: dịch cháo
được làm loãng tức thời, tránh được hiện tượng lão hóa tinh bột, thời gian đổ đầy
nhanh. Tuy nhiên hoạt tính của amylase dễ bị mất, quá trình đổ cháo kéo dài, khó
kiểm soát nhiệt độ dẫn đến năng suất và hiệu suất đường hóa giảm.
- Lên men: Men giống và dịch đường được cấp đồng thời. Lượng dịch men
chiếm 10-15% dung tích thùng lên men, dịch đường không bơm đầy thùng mà cấp
dần trong thời gian từ 6-8 giờ nhằm duy trì mật độ tế bào men và hạn chế nhiễm
khuẩn. Nhược điểm là số lượng thùng men sử dụng cho phương pháp này tương
đối nhiều, cần ít nhất 10 thùng lên men nên diện tích mặt bằng lớn, chi phí cho
thiết bị nhiều. Tuy nhiên có ưu điểm dễ làm, dễ xử lý khi nhiễm khuẩn, nồng độ
cồn cao.
2.2- Quy trình sản xuất bán liên tục:
Quá trình được thực hiện như sau:
- Nấu: được thực hiện trong 03 nồi và được chia thành 03 cấp: nấu sơ bộ,
nấu chín và nấu chín thêm. Thời gian nấu được rút ngắn, hiệu suất nấu tăng, tiêu

21
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

hao nhiệt lượng giảm do sử dụng hơi thứ. Lượng hơi tiết kiệm 10-15% so với gián
đoạn.
- Đường hóa: Được thực hiện giống như quá trình sản xuất liên tục.
- Lên men: Hệ thống được cải tiến từ hệ lên men gián đoạn .Trong quá trình
không cần thêm tế bào nhân giống mà dùng chính men tại thùng men đang thời kỳ
men giống phát triển, axít hoá bằng H2SO4 đến pH 4,0÷4,2 kết hợp với bơm tuần
hoàn làm lạnh và sau 1 đến 2 giờ ta sang 1/2 dịch sang thùng khác làm men giống.
Sau đó cho dịch đường vào 2 thùng đến khi đầy và để cho lên men tiếp. Quá trình
này được thực hiện nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ nhiễm tạp và tình trạng men
giống tại thùng men chính. Lên men bán liên tục sẽ giảm được lượng men giống
sử dụng, giảm được nhiễm tạp, và làm cho tốc độ lên men tăng lên.
2.3- Quy trình sản xuất liên tục:
Được thực hiện như sau:
- Nấu: Được thực hiện trong 3 thiết bị và nấu theo 3 cấp như nấu bán liên
tục nhưng nguyên liệu được cấp vào và dịch được lấy ra liên tục trong suốt quá
trình. Có thể tiến hành trong nhiều thiết bị khác nhau, dễ cơ khí và tự động hóa.
Quá trình nấu tiết kiệm nhiệt lượng do tận dụng được hơi thứ, thời gian nấu ngắn,
có thể thực hiện ở điều kiện nhiệt độ thấp nên hiệu suất nấu cao so với nấu bán
liên tục. Tuy nhiên quá trình vận hành đòi hỏi ổn định cao về điện, hơi, nước.
Nguyên liệu cần phải đồng đều, mịn.
- Đường hóa: Được thực hiện trong các thiết bị khác nhau, dịch cháo và dịch
amylase liên tục đi vào hệ thống, dịch đường liên tục đi sang bộ phận lên men.
Phương pháp đường hóa này giảm sự lão hóa của tinh bột, thời gian đường hóa
ngắn, tăng công suất thiết bị, hoạt tính của amylase duy trì, hiệu suất đường hóa
cao, chi phí điện, hơi và enzyme thấp hơn so với gián đoạn. Tiết kiệm được diện
tích thiết bị nhà xưởng.
- Lên men: Kiểu lên men này xảy ra nhanh và hạn chế được sự phát triển
của tạp khuẩn. Dịch đường có nồng độ 50% sau khi xử lý, liên tục được pha loãng
12÷14% và 30÷32% ở hai thiết bị khác nhau và cùng vào thùng lên men đầu tiên.
Nấm men ở thùng lên men này phát triển mạnh với lực lên men rất cao được san
sẻ liên tục cho các nồi tiếp theo. Thời gian lên men theo phương pháp này là
32÷40 giờ, ngắn hơn lên men gián đoạn khoảng 8 giờ. .Quá trình này có ưu điểm
là lên men diễn ra nhanh do đó hạn chế được tạp khuẩn, công suất lên men lớn hơn
so với hai phương án lên men gián đoạn và bán liên tục. Hiệu suất chuyển hóa
đường cao và hiệu quả hơn, chỉ sau 24 giờ có thể chuyển hóa được trên 75%
đường. Phương án này có hiệu quả cao tuy nhiên trong quá trình vận hành cần
phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn do rất dễ xảy ra nhiễm
khuẩn toàn hệ thống.

22
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

II- Lựa chọn quy trình công nghệ:


Qua các phương án nêu ra ở trên kết hợp với đòi hỏi dây chuyền mới phải
đồng bộ, hiệu quả cao và khai thác được tối đa thiết bị của dây chuyền cũ. Do đó
đề nghị lựa chọn công nghệ lên men gián đoạn.

1- Mô tả sơ đồ quy trình công nghệ sơ bộ (chi tiết xem bản vẽ kèm theo)

Sắn khô 65-75% tinh bột

Phân loại

Alpha- amylase (0,02%)


(High TL120TM)
Alpha- amylase
(0,04%-0,06%)
(High TL120TM)

Nghiền búa
Đun Dịch hóa
(900C-1200C)

Thùng trộn
nóng Làm mát (900C)
Nấu

(400C-600C)

Nƣớc
Gluco amylase
(0,06%-0,12%)
(Alcoholase II
L400TM)
Hoặc
RhizozymeTM
Men giống ( 0,05% )

RhizozymeTM
( 0,01% khi bổ xung
hoặc 0,05% khi nhân mới) Đƣờng hóa (
600C)

Nhân men
giống

Chƣng cất Lên men liên tục Làm mát dịch


( 300C-320C) đƣờng

23
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

2- Thuyết minh quy trình công nghệ.


2.1- Công đoạn xử lý, nghiền và trộn nguyên liệu:
Sắn được chứa trong các si lô hoặc kho chứa được cấp vào hệ thống gầu tải
cao từ 15-20 mét tới thiết bị phân loại để phân loại nguyên liệu theo kích cỡ, qua
thiết bị tách sắt (nam châm điện) và được đưa tiếp tới thiết bị tách sỏi đá. Trong
quá trình tách sỏi đá, cặn sỏi đá được thu gom trong các xyclon.
Sắn nguyên liệu được làm sạch được cấp vào miệng của hệ thống gầu tải
(cao 15-20 mét) tới thùng đựng trung gian, từ thùng này sắn được cấp vào máy
nghiền để nghiền thành bột. Bột nghiền được đưa qua máy lọc (sàng) để phân loại.
Những hạt có kích cỡ lớn sẽ được đưa quay trở lại và nghiền tiếp.
Bột đã qua máy lọc được đưa vào hệ thống băng tải tới các si lô chứa bột
nghiền. Bột dưới dạng bụi thoát ra trong quá trình nghiền được thu gom bằng một
phin lọc túi và được đưa trở lại quy trình. Bột nghiền từ các si lô bột được vít tải
đưa tiếp tới các bồn trộn.
2.2- Công đoạn ngâm, ủ cháo:
Bột trước khi đưa vào các bồn trộn được đưa qua hệ thống cân xác định khối
lượng. Lượng nước công nghệ và bột xác định được trộn trong bồn để đạt được
dịch hồ đồng nhất. Bồn trộn cho phép hóa lỏng sơ bộ tinh bột. Một lượng nhỏ
enzyme được bổ xung vào công đoạn này để điều chỉnh độ nhớt của dịch hồ. Kiềm
hoặc amoniac cũng được bổ xung nhằm điều chỉnh pH. Bồn trộn được trang bị
cánh khuấy để giữ các chất rắn ở trạng thái lơ lửng.
Dịch hồ được bơm cấp vào thiết bị nấu. Quy trình nấu liên tục và dùng hơi
xục trực tiếp vào dịch hồ để nấu. Thiết bị nấu trực tiếp trên đường ống được sử
dụng cho quy trình này (do có hiệu quả cao hơn so với các thiết bị nấu khác). Quá
trình nấu sẽ phá vỡ các hạt tinh bột để quá trình hóa sinh được thực hiện tốt hơn
trong quá trình hóa lỏng (hồ hóa) và tiệt trùng dịch. Lưu lượng dịch đến thiết bị
nấu và nhiệt độ nấu được điều khiển tự động bằng các mạch điều khiển lưu lượng
và nhiệt độ tương ứng.
Để đảm bảo quá trình nấu phù hợp, dịch cháo nóng được giữ ở nhiệt độ cao
trong các ống của thiết bị nấu (phía sau thiết bị xục hơi trực tiếp) trong một
khoảng thời gian phù hợp. Dịch cháo được đưa vào bồn bốc (cooker flash tank)
của hệ thống nấu để giảm nhiệt độ và làm mát. Tiếp theo đó dịch cháo được đưa
tới bồn hóa lỏng.
2.3- Công đoạn hồ hóa:
Enzyme hóa lỏng được bổ xung vào bồn hóa lỏng để chuyển hóa tinh bột
thành các dextrins. Các thành phần trong bồn hóa lỏng được giữ ở trạng thái khuấy
trộn nhờ thiết bị khuấy để đảm bảo sự hòa trộn của enzyme với dịch cháo. Dịch

24
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

cháo hóa lỏng được đưa tới các bồn lên men sau khi được làm mát bằng thiết bị
làm mát dịch cháo.
Mức dịch trong bồn hóa lỏng và nhiệt độ của dịch sau thiết bị làm mát dịch
cháo được điều khiển tự động bằng các mạch điều khiển mức và nhiệt độ tương
ứng. Tỷ lệ pha trộn enzyme được cài đặt từ bơm pha trộn.
Dịch cháo được làm mát theo hai cấp. trong thiết bị làm mát sơ bộ, dịch
cháo được làm mát bằng nước công nghệ để tạo ra nước nóng phục vụ cho hệ
thống nấu CIP hoặc cho pha loãng dịch cháo và hòa bột. trong thiết bị làm mát
dịch cháo, dịch cháo tiếp tục được làm mát bằng nước lạnh (từ hệ thống lạnh). Sau
khi được làm mát dịch cháo được đưa tới bồn lên men.
Enzyme đường hóa và quá trình lên men yêu cầu nồng độ pH thấp hơn so
với quy trình hồ hóa. Để đạt được nồng độ pH này, trước khi làm mát dịch hồ
bằng các thiết bị làm mát, dịch loãng từ đáy tháp cất thô của hệ thống cất được bổ
xung vào dịch hồ để pha loãng và làm giảm pH. Nếu không dùng dịch loãng từ
đáy tháp thô, có thể sử dụng acit để điều chỉnh pH. Việc sử dụng dịch loãng đáy
tháp cất có thể giảm mức tiêu hao axit sunphuaric.
Các đầu nối của hệ thống vệ sinh tại chỗ (CIP) được bố trí tại các vị trí yêu
cầu để đảm bảo làm sạch và kiểm soát việc nhiễm khuẩn.
2.4- Công đoạn lên men:
Các bồn lên men có chức năng như các bồn phản ứng sinh học trong đó
đường được chuyển hóa thành cồn bằng men, chủng saccharomyses cerevisiae.
Công nhệ lên men sử dụng công nghệ đường hóa và lên men đồng thời.
Phương pháp này giảm thiểu được việc nhiễm khuẩn và đảm bảo chắc chắn về
hiệu suất lên men, tăng hiệu suất, giảm thiểu các thiết bị công nghệ phần cứng.
Các bồn lên men đơn giản, được trang bị các thiết bị khuấy có hiệu quả cao,
ít thiết bị bên trong để tối thiểu hóa chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành như
làm vệ sinh và tiệt trùng Hệ thống gồm 4 bồn lên men đáy côn, hoạt động theo quy
trình lên men liên tục. Tất cả các bồn lên men được trang bị bơm tuần hoàn và
thiết bị làm mát dạng tấm có khe hở lớn.
Các bồn lên men được thiết kế có các ưu điểm phù hợp về kết cấu cơ khí và
sinh học để giải nhiệt có hiệu quả và hòa trộn tốt, đảm bảo duy trì nhiệt độ đồng
nhất và tối thiểu hóa các nguy cơ tạo ra nhiễm khuẩn. Điều này đảm bảo việc khởi
động nhà máy dễ dàng, đảm bảo nồng độ cao trong quá trình lên men, giảm thiểu
việc nhiễm khuẩn cũng như các tạp chất khác trong hệ thống lên men. Để đảm bảo
hiệu quả làm việc sau mỗi chu kỳ lên men, mỗi bồn lên men được trang bị thiết bị
làm sạch dạng quay. Thiết bị này được đấu nối với hệ thống CIP.
Khi khởi động, bồn men được làm sạch bằng hệ thống CIP trước khi cấp
dịch hồ. Một phần dịch hồ từ các thiết bị làm mát dịch hồ được đưa tới bồn lên

25
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

men sơ bộ. Ở đó men với tỷ lện enzyme đường hóa yêu cầu và các chất dinh
dưỡng được hòa trộn. Hỗn hợp này được chuyển tới các bồn lên men.
Nhiệt độ trong bồn lên men được điều khiển tự động bằng cách điều chỉnh
lưu lượng nước lạnh tới các thiết bị làm mát bồn lên men trong hệ thống làm mát
tuần hoàn. Các thông số quan trọng như pH, nhiệt độ, nồng độ cồn, hàm lượng
đường và tinh bột được kiểm tra bằng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm. Sau
khi hoàn thành quá trình lên men dịch men chín sẽ được tới bồn chứa dịch. Các
bồn lên men được vệ sinh để thực hiện quy trình lên men tiếp theo. Bồn chứa dịch
men chín được điều phối công suất để giữ quá trình lên men và chưng cất ổn định.
Để tối đa hiệu suất, hệ thống thu hồi cồn với thiết bị rửa CO 2 hiệu suất cao
được trang bị để tận thu cồn từ khí CO2 thoát ra trong quá trình lên men.
Men cho quá trình lên men được nhân làm hai cấp trong bồn khuấy men và
bồn nhân men.
Các bồn và bơm định lượng được trang bị để bổ xung các enzyme, chất dinh
dưỡng và axit.
2.5- Hệ thống vệ sinh tại chỗ (CIP):
Để quá trình vệ sinh và lên men đảm bảo, ngăn ngừa nhiễm khuẩn, hệ thống
CIP được trang bị kèm theo. Hệ thống bao gồm một bồn nước nóng, bồn dung
dịch xút (hoặc axit), bơm áp cao và các đường ống phụ trợ. Hệ thống được thiết kế
để làm sạch các thiết bị làm mát dịch cháo, bồn lên men sơ bộ và các bồn bể lên
men chính với mức tự động hóa cao, sử dụng các van điều khiển bằng khí nén.

III- Phƣơng án lựa chọn và mua sắm thiết bị:


Trên cơ sở lắp đặt dây chuyền lên men cồn từ tinh bột để dây chuyền sản
xuất cồn của nhà máy có thể hoạt động liên tục và ổn định, hiệu quả cao nên việc
lựa chọn thiết bị phải dựa trên cơ sở các tiêu chí sau:
- Dựa trên cơ sở tận dụng và khai thác hiệu quả năng lực các thiết bị hiện có,
bao gồm các thiết bị trong khu vực sản xuất chính cũng như phụ trợ.
- Thiết bị phải được thiết kế, chế tạo và lựa chọn phù hợp với điều kiện nhiệt
đới nóng ẩm ở Việt Nam.
- Công nghệ sản xuất phải tiên tiến, mang lại hiệu suất thu hồi cao, chất
lượng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn đã đặt ra.
- Các thiết bị phải thông dụng, chất lượng tốt, dễ lắp đặt, sửa chữa; chi phí
bảo dưỡng, bảo trì thấp.
- Giá cả thiết bị hợp lý.
- Nhà cung cấp thiết bị có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thiết bị lên
men cồn...

26
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

- Những thiết bị chính, quan trọng và phức tạp, kể cả hệ thống kiểm soát và
điều khiển tự động được cung cấp từ nhà sản xuất có uy tín trên thế giới. Những
thiết bị ít quan trọng, như thùng bể, bơm, động cơ... được mua và chế tạo tại Việt
Nam theo bản vẽ thiết kế và giám sát của nhà cung cấp thiết bị chính, nhằm đảm
bảo chất lượng thiết bị, đồng thời giảm thiểu chi phí đầu tư dự án.
- Tất cả các thiết bị máy móc của dự án mua trong nước hay nhập khẩu đều
phải được tiến hành qua chào hàng cạnh tranh quốc tế hoặc đấu thầu hạn chế để
lựa chọn nhà cung cấp.
- Đối với công đoạn chưng cất không phải đầu tư thêm do đã có hệ thống
chưng cất hoàn chỉnh, hiện đại. Chỉ cần bổ xung thêm thiết bị li tâm tách cặn dịch
hèm thải ra từ tháp cất thô nhằm loại trừ ảnh hưởng của chất xơ đối với hoạt động
của bể SMAG.

IV- Phƣơng án kiểm tra đo lƣờng và giám sát công nghệ


Do tính nghiêm ngặt đòi hỏi trong quá trình vận hành hệ thống lên men cồn
từ tinh bột, để đảm bảo hoạt động dây chuyền an toàn, hiệu quả và chất lượng thì
các công đoạn của dây chuyền cần phải được lắp đặt các thiết bị đo lường điều
khiển tự động. Dự án dự kiến sẽ kết nối toàn bộ thiết bị tự động của dây chuyền
mới vào hệ thống điều khiển DCS của dây chuyền hiện tại.

V- Các thiết bị trên dây chuyền và hệ thống phụ trợ.


1- Các thiết bị chính:

TT Thiết bị Công suất Số Vật liệu Giá trị


TK lƣợng (1.000 đồng)

A KHU VỰC KHO


CHỨA, XỬ LÝ 12.400.000
NGUYÊN LIỆU
I Kho nguyên liệu 1.200.000
1 Băng tải tiếp nhận sắn 02 Thép đen
v=1m/s, L= 30 m và cao su
2 Cân băng tải, v=1m/s, 01 Thép đen
L=8m và cao su
3 Máy tách sắt điện từ, 01 Thép đen
công suất kích từ ≤ 3kw và cao su
4 Băng tải chuyển tiếp, 01 Thép đen
v=1m/s, L= 20m và cao su
II Công đoạn làm sạch, 1.200.000
5 Phễu nạp liệu 01 Thép đen

27
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

6 Băng tải, v =1m/s, 01 Thép đen


L=4.5m, d= 0,6m
7 Nam châm điện từ tách 01 Thép đen
sắt, công suất kích từ ≤
3kw
III Công đoạn nghiền Thép đen 10.000.000
8 Miệng hút nguyên liệu 02 Thép đen
9 Máy nghiền, kích thước 8-10 02 Thép đen
lỗ sàng ≤ 1.6mm, tấn/giờ
10 Bộ dỡ liệu (cyclon thu 5m3 02 SUS304
bột)
11 Van xả liệu, 02
12 Quạt hút bột cao áp, 02
13 Bộ thu hồi bụi kiểu màng 02 SUS304
nước

B KHU VỰC HỒ HÓA, 40.200.000


ĐƢỜNG HÓA, LÊN
MEN
I Chuẩn bị ngâm ủ. 2.000.000
3
1 Cân bột điện tử 8-10m /h 01
2 Thiết bị khuấy trộn 01 304SS
3 Bồn trộn dịch hồ 25m3 01 304SS
4 Thiết bị ngưng hơi thoát 01 304SS/
Thép đen
5 Bơm dịch hồ 60m3/h 02 316SS
II Hồ hóa và nấu 9.350.000
6 Thiết bị khuấy bồn hóa 01 304SS
lỏng
7 Bồn hồ hóa 70m3 01 304SS
8 Thiết bị gia nhiệt nấu 01 304SS/
Thép đen
9 Bơm dịch hóa lỏng 30m3/h 02 316SS
10 ống nấu số 1 5m3 01 304SS
11 ống nấu số 2 5m3 01 304SS
12 ống nấu số 3 5m3 01 304SS
13 Bồn bốc thiết bị nấu 4m3 01 304SS
14 Bình ngưng hơi bốc từ 15m2 01 304SS
bồn tách hơi

28
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

15 Bơm đẩy dịch hồ 30m3 02 316SS


16 Thiết bị làm mát dịch 02 316SS
cháo sơ bộ (khe hở rộng)
17 Thiết bị làm mát dịch 02 316SS
cháo (khe hở rộng)
III Bồn trộn và nhân men 1.500.000
18 Bồn nhân men 50m3 01 304SS
19 Thiết bị khuấy bồn nhân 02 304SS
men
20 Bồn trộn 2.5 m3 01 304SS
21 Thiết bị khuấy bồn trộn 02 304SS
22 Phin lọc khí vô trùng 01 316SS/PP
23 Bơm men 10m3/h 01 316SS
24 Bơm cấp bồn nhân men 30m3/h 01 316SS
IV Lên men và làm mát 20.500.000
25 Thiết bị làm mát bồn 01 316SS
nhân men
26 Bơm men từ bồn nhân 60m3/h 01 316SS
men
27 Bồn lên men số 1 450m3 01 304SS
28 Bồn lên men số 2 450m3 01 304SS
29 Bồn lên men số 3 450m3 01 304SS
30 Bồn lên men số 4 450m3 01 304SS
31 Bồn chứa dịch dấm 450m3 01 304SS
32 Thiết bị khuấy bồn lên 04 304SS
men
33 Thiết bị vệ sinh bồn lên 04 316SS
men
34 Thiết bị làm mát bồn lên 04 316SS
men
35 Bơm bồn lên men 220m3/h 04 316SS
36 Bơm CIP hồi từ bồn lên 75m3/h 02 316SS
men
37 Bơm cấp dịch dấm 30m3/h 02 316SS
V Thiết bị rửa CO2 1.000.000
38 Đệm rửa 01 304SS
39 Bơm rửa CO2 10m3/h 02 316SS
40 Bộ làm mát thiết bị rửa 01 316SS/
CO2 Thép đen

29
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

VI Phân tách và chứa 2.500.000


dịch thải đáy tháp
41 Thiết bị khuấy bồn chứa 01 304SS
dịch thải
42 Bơm chuyển dịch loãng 25m3/h 02 316SS
43 Bơm dịch hồi 25m3/h 02 316SS
44 Bơm dich thải công nghệ 25m3/h 01 316SS
45 Bồn chứa dịch thải 10 m3 01 304SS
46 Thiết bị tách bã sắn 25m3/h 02 304SS
47 Thiết bị tách cặn dịch thải 10m3/h 02 316SS
VII Nước làm kín 350.000
48 Bộ lọc nước làm kín số 1 01 304SS
49 Bộ lọc nước làm kín số 2 01 304SS
50 Bơm nước làm kín 10m3/h 02 304SS
51 Bồn chứa nước làm kín 3 m3 01 304SS
VIII Nước ngưng công 1.500.000
nghệ và hệ thống CIP
52 Thùng chứa nước ngưng 20 m3 01 Thép đen
công nghệ
53 Bơm nước ngưng 25 m3/h 01 316SS
54 Thiết bị gia nhiệt nước 01 304SS/
ngưng công nghệ Thép đen
55 Bộ lọc cho hệ thống CIP 01 304SS
áp cao
56 Bơm CIP cấp áp lực cao 60m3/h 01 316SS
57 Bồn tách CIP 1m3 01 304SS
58 Bơm CIP cấp áp lực thấp 230m3/h 01 316SS
59 Bồn chứa nước nóng 35m3 01 304SS
cùng bộ gia nhiệt
IX Lưu trữ và bổ xung 2.500.000
hóa chất
60 Bồn chứa xút 25m3 01 304SS
61 Bồn axits H2SO4 20m3 01 304SS
62 Bồn axit H3PO4 15m3 01 Nhựa
63 Bồn amoniac 20m3 01 Thép đen
64 Bồn Urea 15m3 01 Thép đen
65 Bơm chuyển xút tới hệ 18m3 01 316SS
thống CIP
66 Bơm axit sunphuaric 0.5m3/h 02 316SS

30
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

67 Bơm axit photphoric 0.5m3/h 02 316SS


68 Bơm amoniac 0.5m3/h 02 316SS
69 Bơm urea 0.5m3/h 02 316SS
70 Thiết bị khuấy bồn urea 01 316SS
71 Bơm men phân giải tinh 0.03m3/h 02 316SS
bột anpha
72 Bơm men phân giải tinh 0.03m3/h 02 316SS
bột gluco
73 Bồn chứa men phân giải 0.5m3 01 304SS
tinh bột anpha
74 Bồn chứa men phân giải 0.5m3 01 304SS
tinh bột gluco
C PHẦN ĐIỀU KHIỂN 01 1.500.000
- Giá đỡ các đầu cáp vào,
ra (I/O rack)
- Modun cho tín hiệu số
đầu vào (digital I/P
modules)
- Modun cho tín hiệu số
đầu ra (digital O/P
modules)
- Modun cho tín hiệu
tương tự đầu vào (Analog
I/P modules)
- Modun cho tín hiệu
tương tự đầu ra (Analog
O/P modules)
- Modun cấp điện (Power
supply modules)
- Các linh kiện: đồng hồ
đo nhiệt, đồng hồ đo áp,
đồng hồ lưu lượng, các
chỉ thị mức, van điều
khiển….
D THIẾT BỊ PHỤ TRỢ 7.600.000
75 Thiết bị làm mát nước 150m3/h 01 3.100.000
- Công suất lạnh 300TR
- Môi chất lạnh: NH3
- Nhiệt độ nước
vào/ra: 320C/210C

31
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

- Nhiệt độ bầu ướt TK:


280C

76 Tháp làm mát/trang thiết 01 1.500.000


bị phụ kiện mở rộng tháp
làm mát
77 HT cáp, máng cáp… đưa 1.000.000
điện từ trạm BA đến phân
xưởng sản xuất
78 Đường ống và phụ kiện 1.000.000
cho đường hơi, đường
nước cấp cho phân xưởng
sản xuất mới.
79 HT phòng cháy chữa 500.000
cháy (các trụ cứu hỏa,
đường ống phụ kiện kết
nối từ bơm cứu hỏa cũ,
các thiết bị phòng cháy
cầm tay...)
Tổng giá trị 61.200.000
Bằng chữ: Sáu mươi mốt tỷ, hai trăm triệu đồng

2- Hệ thống thiết bị phụ trợ


2.1- Cấp điện, cấp khí nén
a- Cấp điện:
Tổng công suất cấp điện dự kiến cho dự án là 727kw/h. Nếu tính cả điện
phục vụ cho chiếu sáng và điều khiển sẽ là 750kw/h. Cụ thể:
- Lưu trữ và xử lý nguyên liệu : 85KW (hoặc 41KWH/1000 lít)
- Công đoạn nghiền : 312KW (hoặc 150KWH/1000 lít)
- Công đoạn lên men : 230KW (hoặc 110KWH/1000 lít)
- Hệ thống lạnh : 75KW (hoặc 36KWH/1000 lít)
- Ly tâm ngang : 25KW (hoặc 12KWH/1000 lít)
- Chiếu sáng : 23KW (hoặc 11 KWH/1000 lít)
Hiện tại nhà máy có 02 hệ thống cấp điện:
- Trạm biến áp 3,3/0,4KV với tổng công suất 2.500Kw
- Trạm biến áp 35/0,4KV với tổng công suất 3.000 Kw.
Dây chuyền sản xuất cồn từ mật rỉ gồm lò hơi, xử lý nước thải, CO2, trạm
làm mát, nhà men, nhà cất, xử lý nước, bơm mật, cồn, điện chiếu sáng mới sử

32
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

dụng hết 1.450kw (tối đa). Trong thời gian qua công đoạn hiếu khí của xử lý nước
thải dừng nên chỉ còn 1.150kw. Như vậy nếu đưa dây chuyền lên men cồn từ tinh
bột vào vận hành hệ thống các trạm biến áp vẫn thừa năng lực phục vụ. Do vậy
không cần phải đầu tư thêm thiết bị mà chỉ cần bổ xung cáp truyền dẫn từ trạm
đến các tủ MCC của phân xƣởng mới. Khoảng cách từ trạm biến áp đến khu
vực mới dự kiến khoảng 200 mét.
b- Khí nén:
Nguồn khí nén được lấy từ 02 máy nén khí của hệ thống điều khiển tự động
của Nhà máy cồn và được đưa sang bằng ống kẽm ½” (ống D15).
2.2- Cấp nƣớc:
Lượng nước tiêu thụ 7.5-8.0 m3 nước/1000 kg cồn. Hiện tại hệ thống cung
cấp nước thô của Nhà máy cồn 2 cho dây chuyền cũ là 100m 3/giờ. Hệ thống này
hoàn toàn đủ khả năng cung cấp nước cho dây chuyền mới do đó không cần phải
đầu tư thêm thiết bị, chỉ cần đầu tư đường ống, van cấp nước từ trạm xử lý đến
khu vực sử dụng. Dự kiến chiều dài tuyến ống chính cỡ 150 mét, đường kính
@125.
2.3- Cấp hơi:
Lượng hơi cần sử dụng cho dây chuyền hồ hóa lên men tinh bột từ 0,5 – 0,6
kg hơi/1000 lít cồn với áp suất hơi 10kg/cm 2, tương đương 1.250kg hơi/h. Hiện
nay lò hơi nhà máy có thể cấp được 17-18 tấn hơi/h áp lực 10kg/cm 2, trong đó
lượng dùng cho toàn bộ dây chuyền mật rỉ hết 13,5-14 tấn hơi/h. Lượng còn lại
hòan toàn đủ để cung cấp cho dây chuyền tinh bột do đó không cần phải đầu tư
thêm. Vấn đề đầu tư thêm chỉ là đường ống và van dẫn hơi từ lò đến phân xưởng
mới. Tuyến hơi chính từ lò đến phân xưởng mới khoảng từ 200-250 mét, đường
kính @100.

VI- Trạm làm mát (cooling tower) và thiết bị làm mát.

1- Tháp làm mát nƣớc:


Quá trình lên men cũng như hồ hóa đường hóa tinh bột rất cần nước làm mát
giải nhiệt. Hệ thống làm mát hiện tại của nhà máy đã quá tải. Để đáp ứng tốt cần
phải đầu tư nâng công suất của trạm cũ lên gấp đôi hiện tại hoặc đầu tư 01 trạm
làm mát mới.

2- Thiết bị làm mát nƣớc:


- Số lượng 01 hệ thống
- Công suất lạnh 300TR
- Môi chất lạnh: NH3

33
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

- Nhiệt độ nước vào/ra: 320C/210C


- Nhiệt độ bầu ướt TK: 280C
- Lưu lượng:150m3/h

VII- Hệ thống đo lƣờng và điều khiển.


Hệ thống điều khiển dựa trên cơ sở hệ thống DCS hiện có của dây chuyền
hiện tại. Hệ thống này cho phép sử dụng (kết nối) các hệ thống điều khiển cục bộ
mạnh, tiên tiến nhất, trong khi vẫn duy trì việc vận hành an toàn của nhà máy.
Phần điều khiển của dây chuyền lên men cồn tinh bột bao gồm có các mạch
điều khiển sau:
- Hiển thị lưu lượng hồ tinh bột tới thiết bị nấu
- Hiển thị nhiệt độ và mức dịch trong bồn hồ hóa
- Điều khiển nhiệt độ của dịch nấu
- Điều khiển áp suất của dịch tới bồn hồ hóa
- Hiển thị lưu lượng của dịch tới các bồn lên men
- Hệ thống dầu khử bọt
- Bật/tắt các bơm, quạt thổi…
Tất cả được bố trí trong 01 tủ DCS lắp đặt tại phòng điều khiển trung tâm,
bao gồm có các bộ phận:
- Giá đỡ các đầu cáp vào, ra (I/O rack)
- Modun cho tín hiệu số đầu vào (digital I/P modules)
- Modun cho tín hiệu số đầu ra (digital O/P modules)
- Modun cho tín hiệu tương tự đầu vào (Analog I/P modules)
- Modun cho tín hiệu tương tự đầu ra (Analog O/P modules)
- Modun cấp điện (Power supply modules)
- Các linh kiện: đồng hồ đo nhiệt, đồng hồ đo áp, đồng hồ lưu lượng, các chỉ
thị mức, van điều khiển….

34
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

CHƢƠNG VI
PHƢƠNG ÁN KIẾN TRÖC XÂY DỰNG, CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG VÀ AN TOÀN PHÕNG CHỐNG CHÁY NỔ

I- Diện tích đất sử dụng cho dự án


Mặt bằng dành cho dự án được bố trí ở phía Nam nhà máy, thuộc phần đất
dự phòng của dự án 25 triệu lít/năm. Toàn bộ mặt bằng này có diện tích 27.000m 2.
Với dây chuyền lên men tinh bột này, ta sử dụng diện tích: dài 120 mét rộng 45
mét. Trong đó:
- Kho sắn có diện tích: 42m x24m = 1.008m2
- Khu vực nghiền, hồ hóa, dịch hóa, đường hóa và lên men có diện tích: 62m
x 24m = 1.488m2.
- Khu vực thùng bể hóa chất: 9,5m x 38m = 361m2.
- Khu vực Bãi tập kết xe chở nguyên liệu, chở cồn và bãi chứa bã sắn có
diện tích: 20m x 80m = 1.600mm2.
- HT đường nội bộ xung quanh, mương rãnh thoát nước và HT phòng cháy
chữa cháy: đường rộng 6 mét, rãnh thoát nước rộng 01 mét nằm giữa đường và
tường của phân xưởng sản xuất. Phần này cần diện tích: 1.900 m 2. Xung quanh
khu vực sản xuất bố trí 04 trụ cứu hỏa.
Như vậy: Tổng diện tích đất sử dụng cho dự án: 6.357 m2

II- Tổng mặt bằng (Xem bản vẽ)

1- Vị trí xây dựng dự án (Xem bản vẽ)

2- Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị: (Xem bản vẽ).


Phương án bố trí như sau: Dây chuyền lắp đặt theo hình chữ nhật với hướng
song song với khu sản xuất chính. Tiếp giáp tuyến đường nội bộ phía nam là kho
chứa nguyên liệu, tiếp giáp tuyến đường chính vào khu sản xuất (hướng Bắc) là
khu vực đường hóa và lên men.

III- Phƣơng án kiến trúc:


Yêu cầu cần phải thông thoáng ở mức tốt nhất do đó phương án kiến trúc
nhà xưởng đơn giản, do đó khu vực nhà lên men có thể xây dựng phần sàn thao tác
và mái che cho sàn thao tác, không cần lắp mái và dựng nhà. Riêng đối với khu
vực nghiền và dịch hóa, đường hóa cần xây tường bao khép kín để tránh ồn, bụi
phát sinh trong quá trình sản xuất và nhằm tránh các yếu tố khách quan của môi

35
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

trường như mưa, gió tác động lên nguyên liệu (có thể sử dụng loại gạch bê tông
chưng áp để bao che cho khu vực này)
Riêng kho chứa nguyên liệu thiết kế giống như đối với kho đường của nhà
máy đường. Phần cuối kho sẽ kết nối với phân xưởng nghiền để tiện cho việc vận
chuyển nguyên liệu phục vu sản xuất (dùng gạch bê tông chưng áp để đảm bảo
cách ẩm, cách âm, cách nhiệt).

IV- Giải pháp lắp đặt thiết bị và chạy thử bàn giao.
1- Giải pháp lắp đặt thiết bị:
- Toàn bộ thiết bị của dự án được lắp đặt trong nhà có mái che, đặt trên cùng
một cao độ và bằng với cốt nền của khu sản xuất chính hiện có.
- Thùng chứa axit, được lắp ngoài trời, ở khu vực cách ly, có mái che cục
bộ. Đường ống dẫn được chế tạo bằng inox sus 304 hoặc bằng ống nhựa chịu axits
và áp lực.
- Nhà xưởng được bố trí thoáng, thông gió tốt, đảm bảo cho môi trường vận
hành luôn sạch sẽ thoáng mát.
- Việc lắp đặt thiết bị được chuyên gia của nhà cung cấp thiết bị và chuyển
giao công nghệ giám sát hướng dẫn.

2- Chạy thử nghiệm thu và bàn giao:


Chuyên gia của nhà thầu cung cấp thiết bị chuyển giao công nghệ có mặt tại
công trình để hướng dẫn, giám sát lắp đặt, vận hành thử nghiệm, hiệu chỉnh, chạy
thử toàn bộ hệ thống công trình. Sau 72 giờ chạy thử, vận hành ổn định, đạt các
thông số kỹ thuật cam kết trong hợp đồng và hướng dẫn cho công nhân bên chủ
đầu tư vận hành thuần thục thiết bị máy móc, công nghệ. Hai bên sẽ tiến hành lập
biên bản nghiệm thu bàn giao.

V- An toàn phòng chống cháy nổ:


Sử dụng hệ thống phòng cháy hiện có của nhà máy, chỉ bổ xung thêm các
họng cứu hỏa tại các khu vực dễ xảy cháy nổ như kho nguyên liệu, khu vực
nghiền, lên men.

VI- An toàn lao động:


Thực hiện nghiêm túc theo quy định về an toàn lao động của nhà nước đối
với nghành công nghiệp hóa chất, thực phẩm.

VII- Biện pháp tiếp đất và chống sét:


Công trình dự án có chiều cao tối đa 16 mét, cách xa đường dây 500kV, phía
bắc giáp khu sản xuất chính. Phía Đông, Tây, Nam giáp tuyến đường nội bộ. Do

36
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

đó chỉ cần bố trí 01 cột thu lôi tại vị trí cao nhất của dây chuyền và thực hiện việc
đấu nối tiếp đất cho toàn bộ các thiết bị.

CHƢƠNG VII
NGUỒN VỐN VÀ KHẢ NĂNG TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN
I- Tổng mức đầu tƣ của dự án (ĐVT: 1.000 đ):
TT NỘI DUNG CHI PHÍ GHI CHÚ

I Phần thiết bị 61.200.000


A Kho chứa và xử lý nguyên liệu 12.400.000
- Thiết bị chứa, cấp nguyên liệu 1.200.000
- Thiết bị làm sạch sơ bộ 1.200.000

- Thiết bị nghiện, thu hồi bụi 10.000.000


B Khu vự hồ hóa, dịch hóa và lên men 40.200.000
- Chuẩn bị ngâm ủ 2.000.000
- Hồ hóa và nấu 9.350.000
- Bồn trộn và lên men 1.500.000
- Nhân men và làm mát 20.500.000
- Rửa CO2 1.000.000
- Phân tích và chứa dịch thải đáy tháp 2.500.000
- Nước làm kín 350.000
- Nước ngưng công nghệ và hệ thống CIP 1.500.000
- Lưu trữ và bổ sung hóa chất 1.500.000
C Phần điều khiển 1.500.000
D Phần phụ trợ 7.100.000
- Máy làm mát nước 3.100.000
- Cáp, máng điện…. 1.000.000
- Đường ống, phụ kiện đường hơi, nước 1.000.000
- Tháp làm mát (hoặc phụ kiện nâng cấp tháp làm mát cũ) 1.500.000
- Hệ thống phòng cháy 500.000
II Phần xây dựng 10.000.000
A Chi phí xây lắp nhà xƣởng, kho chứa, móng thiết bị 6.000.000
Chi phí xây dựng sân bãi, đƣờng giao thông, mƣơng
B rãnh thoát nƣớc 4.000.000
III Chi phí lắp đặt 2.000.000
IV Chi phí chuyên gia hoặc thuê tƣ vấn 500.000
V Các chi phí quản lý dự án 1.463.378
- Chi phí quản lý dự án = 1,08% (TB+XD) 768.960
- Chi phí lập dự án đầu tư = 0,299%(TB+XD)x1,2 255.466
- Chi phí thiết kế phần xây dựng = 2,92%(XD) 292.000
- Chi phí đấu thầu phần XD và lắp đặt = 0,115%(XD+LĐ) 13.800

37
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

- Chi phí giám sát lắp đặt thiết bị = 0,292%TB 133.152


VI Dự phòng 836.622
Tổng mức đầu tƣ (I+II+III+IV+V) 76.000.000

II- Nguồn vốn và khả năng tài chính:


- Vốn tự có: 50 tổng mức đầu tư, tương ứng 38 tỷ đồng
- Vốn vay ngân hàng: 50 tổng mức đầu tư, tương ứng 38 tỷ đồng.

38
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

CHƢƠNG VIII
BIỆN PHÁP VÀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG THỰC HIỆN DỰ ÁN
I- Tổ chức đấu thầu công trình
1- Đối với thiết bị cung cấp từ nƣớc ngoài:
Thực hiện phương thức đấu thầu từng cụm thiết bị với các công ty nước
ngoài, các công ty này phải là các công ty chuyên chế tạo thiết bị cho các nhà máy
đường, bảo đảm kỹ thuật tiên tiến và có uy tín đối với khách hàng trong sản xuất
kinh doanh.
Việc đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác cung cấp thiết bị cần lưu
ý gắn trách nhiệm của bên bán với việc thiết kế công nghệ và lắp đặt bảo đảm
công suất, chất lượng theo đúng thiết kế.
2- Đối với thiết bị chế tạo trong nƣớc:
Thực hiện theo phương pháp chọn thầu trên cơ sở chọn lựa các nhà máy chế
tạo thiết bị chuyên ngành của Việt Nam.
3- Công tác thi công xây lắp:
Việc đấu thầu có thể toàn bộ công trình hay từng hạng mục riêng rẽ. Việc
chọn thầu dựa vào các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Năng lực, kinh nghiệm bao gồm: Khả năng vốn, năng lực máy móc thiết
bị, kinh nghiệm xây lắp các nhà máy đường ở Việt Nam.
- Kỹ thuật, chất lượng.
- Giá cả.
- Việc giám sát kỹ thuật thi công xây lắp được giao cho ban quản lý dự án
công trình do LASUCO quyết định thành lập, bao gồm các kỹ sư của LASUCO và
có thể mời một số chuyên gia có kinh nghiệm tham gia .
- Quá trình xây lắp sẽ có giám sát và hƣớng dẫn kỹ thuật của các nhà
cung cấp thiết bị.
II- Tiến độ giao hàng:
Việc lập kế hoạch các hạng mục công trình phải đảm bảo nhà máy vẫn phải
hoạt động sản xuất chế biến bình thường đối với nguyên liệu mật rỉ từ hai nhà máy
đường cung cấp và nguồn mật mua từ bên ngoài về để đảm bảo duy trì công việc,
thu nhập cho người lao động trong đơn vị và doanh thu của công ty. Quá trình thi
công lắp đặt bổ xung dây chuyền lên men được thực hiện trên phần diện tích trống
và đây là dây chuyền vận hành độc lập với dây chuyền lên men cũ nên không gây
ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất.

39
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

Do vậy có thể tiến hành các bước của dự án ngay khi xác định được nhà
cung cấp TB công nghệ và hoàn thành công tác đấu thầu xây dựng lắp đặt thiết bị.
Tiến độ triển khai dự án (xem bảng)

40
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

BẢNG TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Thời gian Th. Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng Tháng
01.2011 02.2011 03.2011 04.2011 05.2011 06.2011 07.2011 08.2011 09.2011 10.2011 11.2011 12.2011
Nội dung

Lập báo cáo nghiên cứu khả


thi và báo cáo đầu tư
Thành lập ban nghiên cứu
dự án lên men cồn từ tinh
bột sắn
Liên hệ, thương thảo và ký
hợp đồng tư vấn thiết kế
chuyển giao công nghệ
Tính toán thiết kế công
nghệ, phương án công
nghệ, lựa chọn thiết bị và
tìm nhà cung cấp thiết bị
Thiết kế xây dựng, đấu thầu
và thi công
Đấu thầu chế tạo, lắp đặt
thiết bị đường ống …
Nghiệm thu chạy thử dây
chuyền

40
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

CHƢƠNG IX
PHƢƠNG ÁN TỔ CHỨC LAO DỘNG

I- Tổ chức bộ máy quản lý và lao động


- Tổ chức dây chuyền lên men cồn từ tinh bột trực thuộc tổ chức của nhà
máy cồn 25 triệu lít/năm của công ty CPMĐ Lam sơn, hoạt động theo hình thức
hạch toán phụ thuộc.
- Biên chế lao động thuộc biên chế lao động cũ của nhà máy cồn.

II- Chế độ làm việc:


- Số ngày làm việc trong năm: 365 ngày, trong đó thực tế vận hành 320
ngày trong đó 120 ngày sản xuất từ mật rỉ và 200 ngày sản xuất bằng sắn.
- Số ka sản xuất: 03 ka
- Số giờ làm việc trong ka: 08 giờ
- Số ngày làm việc trong tuần: 08 ngày.
- Số lao động vận hành trong 01 ka: 26 người.
- Tổng số lao động vận hành, bảo trì, quản lý nhà máy: 79 người.

III- Bố trí nhân lực lao động của nhà máy.


Lao động trực tiếp của dây chuyền được bố trí cụ thể như sau:

TT Cƣơng vị Ka sản xuất Ghi chú


Ka 1 Ka 2 Ka 3
01 Quản lý sản xuất ka 01 01 01 Trưởng ka
02 Vận hành thiết bị
- Vận hành hệ thống 03 03 03 Luân chuyển từ các tổ
chuẩn bị nguyên liệu sx của nhà máy cồn
- Nấu, đường hóa 02 02 02 Luân chuyển từ các tổ
sx của nhà máy cồn
- Lên men 02 02 02 Tổ lên men nhà máy
cồn
- Sửa chữa cơ điện 03 03 03 Tổ sửa chữa cơ điện
nhà máy cồn
- Phân tích 02 02 02 Tổ phân tích nhà máy
cồn
- Vận hành điều khiển 02 02 02 Tổ DCS nhà máy cồn
41
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

- Chưng cất 02 02 02 Tổ chưng cất của nhà


máy cồn
- Thu hồi CO2 02 02 02 Tổ CO2 của nhà máy
cồn
- Xử lý nước thải 04 04 04 Tổ XLNT nhà máy cồn
- Xử lý nước + lò hơi 03 03 03 Tổ XLN và lò hơi nhà
máy cồn

TỔNG CỘNG 26 26 26
72

Lao động vận hành cho dây chuyền bổ xung là lao động hiện đang vận
hành trong dây chuyền cũ. Trường hợp vận hành song song cả hai thì sẽ luân
chuyển bớt từ các tổ sản xuất, không cần bổ xung thêm lao động.

CHƢƠNG X
42
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐẦU TƢ

I- Chuẩn bị thủ tục đầu tƣ: Trong tháng 1 năm 2011.

II- Thực hiện đầu tƣ: Từ tháng 7/2011 đến hết tháng 9/2012 (15 tháng).

III- Nội dung chi tiết:


- Lập dự án nghiên cứu khả thi, thành lập Ban dự án.
- Tìm đối tác, lựa chọn nhà cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ.
- Thiết kế xây dựng, đấu thầu xây dựng và thi công.
- Lựa chọn nhà thầu chế tạo lắp đặt thiết bị, nhà xưởng.
- Vận hành chạy thử và nghiệm thu bàn giao công trình.

CHƢƠNG
XI
43
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ

I- Cơ sơ tính toán:
Phần tính toán dựa trên công suất thiết kế của dây chuyền là 50.000 lít cồn
thực phẩm/ngày. Gồm có:
- Cồn thực phẩm : 47.500 lít/ngày, nồng độ 96%v/v
- Cồn tạp : 2.500 lít/ngày, nồng độ >90%v/v.
- CO2 thực phẩm : 30.000kg/ngày, độ tinh khiết >99%
- Fusel: 40 lít/1000 lít cồn : 2.000 lít/ngày.
- Bã sắn thu hồi : 300kg x 50 = 15.000kg
- Tiêu hao sắn lát 70% tinh bột : 110.000 kg/ngày.
- Lao động tham gia sản xuất : 79 người
- Lương cho lao động bình quân: 4.500.000 đồng/người/tháng.
- Thời gian sản xuất : 200 ngày.
- Tiêu hao hóa chất: H2SO4:155.5kg/ngày; H3PO4: 7kg/ngày; Urea
84kg/ngày; Enzyme anpha: 125.5kg/ngày; enzyme gluco: 10kg/ngày; men khô:
8.5kg/ngày.
- Nước công nghệ : 600m3/ngày.
- Điện:
+ Dùng cho công đoạn lên men : 18.000KW/ngày.
+ Cho công đoạn chưng cất : 1.200kw/ngày.
+ Dùng cho XLMT : xấp xỉ 6.000kw/ngày.
- Hơi bảo hòa : 10kg/cm2:
+ Dùng cho công đoạn hồ hóa và lên men : 30.000kg/ngày.
+ Dùng cho công đoạn cất: 3,5 kg/lít cồn x 50.000 lít = 175.000 kg/ngày.
- Chi phí quản lý 4.0% doanh thu SP chính.
- Chi phí bán hàng 1.5% doanh thu SP chính.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp 25% lợi nhuận.

Phần tính toán hiệu qủa dự án (NPV, IRR,…): Xem


file Excel: Tài chính dự án.

44
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

BẢNG 1: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU

TT Chỉ tiêu ĐVT Chỉ tiêu


I Một số chỉ tiêu KT-KT chủ yếu
1 Số ngày hoạt động trong năm Ngày 200
2 Sản lượng sắn tiêu thụ một năm Tấn 22.000
3 Sản phẩm thu hồi:
3.1 Sản lượng cồn TP thu hồi lít 9.500.000
3.2 Sản lượng cồn đầu lít 500.000
3.3 Sản lượng CO2 thu hồi Tấn 6.000.000
3.4 Sản lượng bã sắn thu hồi Tấn 3.000.000
3.5 Sản lượng fusel thu hồi lít 400.000
4 Tỷ lệ sắn/cồn Kg/lít 2.2
II Vốn đầu tƣ
1 Tổng vốn đầu tư cố định 1.000đ 76.000.000
2 Xây lắp 1.000đ
3 Thiết bị 1.000đ
4 Chi phí khác 1.000đ
III Nguồn vốn đầu tƣ
1 Nguồn vốn đầu tư 1.000đ 76.000.000
- Tự có 1.000đ 38.000.000
- Vay ngân hàng 1.000đ 38.000.000
2 Lãi vay % 19,2
3 Thời gian vay Năm 7
IV Tiến độ thực hiện dự án
1 Thời điểm thi công Quý I.2012
2 Thời điểm hoàn thành đưa vào SX Quí IV.2012
V Hiệu quả tài chính
1 Thời gian thu hồi và trả nợ vay 07 năm
2 Lợi nhuận ròng bình quân/năm Tr. Đồng 12.400
3 NPV (Theo lãi suất chiết khấu 19.2% năm) Tr. Đồng 11.131

45
Công ty cổ phần mía đường lam sơn Báo cáo nghiên cứu khả thi

46

You might also like