You are on page 1of 9

TỔNG CÔNG TY PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ

1. Giới thiệu
A. Tổng quan về Tổng công ty phân bón và hóa chất
1.1 Lịch sử hình thành công ty

Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí, tên viết tắt: PVFCCo, mã chứng khoán DPM
(HSX), là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Thành lập từ năm 2003,
chặng đường phát triển của PVFCCo đã trải dài qua 2 thập kỷ và đạt vị thế là đơn vị dẫn đầu
trong ngành phân bón Việt Nam.

PVFCCo có đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm với khoảng 1.500 người, sở hữu Tổ hợp Nhà máy
hiện đại, bộ sản phẩm Phú Mỹ chất lượng cao, hệ thống kinh doanh phân phối sâu rộng, hàng
năm cung cấp trên 1,2 triệu tấn phân bón và hóa chất cho thị trường nội địa và quốc tế.

Lịch sử hình thành:

 Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí là doanh nghiệp thành viên của Tập
đoànDầu khí Quốc gia Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004, được
giao nhiệm vụ quản lý, vận hành và kinh doanh các sản phẩm của Nhà máy Đạm Phú
Mỹ.
 Ngày 21/09/2004: Tổ hợp nhà thầu Technip – Samsung bàn giao Nhà máy Đạm Phú Mỹ
cho Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí
 Ngày30/6/2007: Đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần Phân đạm và Hóa chất
Dầu khí.
 Ngày05/11/2007: Cổ phiếu của PVFCCo, mã chứng khoán DPM chính thức được niêm
yết và giao dịch trên sàn chứng khoán TP. HCM
 Ngày 15/05/2008: Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi thành
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần (Tên Tiếng Anh là
PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation và tên viết tắt là PVFCCo)
 Ngày 14/09/2010: Khánh thành cụm thu hồi khí thải CO2, nâng công suất Nhà máy đạm
Phú Mỹ lên 800.000 tấn/năm.
 Ngày 16/07/2011: Khánh thành trụ sở PVFCCo Tower.
 Ngày 26/03/2013 PVFCCo và Nhà máy Đạm Phú Mỹ vinh dự đón nhận Huân chương
Lao động Hạng Nhất.
 Ngày 20/12/2013 Nhà máy Đạm Phú Mỹ đạt sản lượng 7 triệu tấn
 Tháng 02/2015 Nhà máy Đạm Phú Mỹ đạt sản lượng 8 triệu tấn
 Sự kiện lớn trong năm 2015: Khánh thành xưởng UFC85: sự kiện xưởng UFC85 chính
thức đi vào hoạt động thương mại đã nối thêm bước tiến quan trọng của PVFCCo trong
chiến lược phát triển mảng hóa chất. Khi đi vào vận hành đủ công suất, xưởng sẽ đem lại
doanh thu khoảng 400-500 tỷ đồng /năm, góp phần giúp PVFCCo mở rộng quy mô sản
xuất và gia tăng doanh thu, lợi nhuận trong những năm tới.

1.2 Thị phần của doanh nghiệp:

Với chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, giá cả cạnh tranh và nguồn cung luôn đảm bảo ổn định,
sản phẩm phân bón mang thương hiệu "Phú Mỹ” đáp ứng trên 1.000.000 tấn /năm, thị phần urea
chiếm trên 40% cả nước. Thương hiệu “Đạm Phú Mỹ” đã khẳng định được vị thế dẫn đầu trong
ngành phân bón Việt Nam, các thương hiệu khác như NPK Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ, Kali Phú
Mỹ ...cũng đang chiếm được sự tin yêu của bà con nông dân.

Hệ thống phân phối với nòng cốt là 4 công ty kinh doanh phân bón, hóa chất tại miền Bắc, miền
Trung, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh, 76 đại lý cấp 1 và gần 2.400
cửa hàng. Ngoài ra, PVFCCo còn có hệ thống 30 kho đầu mối với sức chứa khoảng 250.000
tấn trải dài từ Bắc đến Nam, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về phân bón đúng thời điểm, vụ mùa.

Trong những năm gần đây, PVFCCo tích cực xuất khẩu sang các nước trong khu vực như New
Zealand, Jordan, Campuchia, Myanmar, Malaysia, Thái Lan, Phillipines....

1.3 Thành tích đạt được của doanh nghiệp qua các năm:

Tổng Công Ty Phân Bón và Hóa Chất Dầu Khí đã ghi nhận những thành tựu đáng chú ý trong
thời gian qua, chứng tỏ vị thế và uy tín của mình trong ngành công nghiệp. Với tầm nhìn chiến
lược và sự đổi mới không ngừng, công ty đã đạt được những mốc quan trọng như:
- Huân chương lao động hạng Nhất cho PVFCCo và Nhà máy Đạm Phú Mỹ: năm 2013
Huân chương lao động hạng Nhì cho PVFCCo và Nhà máy Đạm Phú Mỹ: năm 2009;
- Huân chương lao động hạng Ba cho Nhà máy Đạm Phú Mỹ: năm 2008
- Top 20 đơn vị đạt Danh hiệu “100 Tổ chức Đảng tiêu biểu trong Doanh nghiệp”: năm
2011
- Giải thưởng Bông lúa vàng Việt nam: năm 2012
- Cúp vàng Chất lượng Xây dựng Việt nam cho công trình Nhà máy Đạm Phú Mỹ: năm
2010 Top 10 Thương hiệu Việt nam - Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt: năm 2009, năm
2011, năm 2013.
- Top 10 Doanh nghiệp thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội- Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt:
năm 2011, năm 2013
- Giải Nhất, Giải Vàng Báo cáo Thường niên liên tục các năm
- Danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn liên tục từ
2004-2016
- Danh hiệu "Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu" năm 2013- 2014
- Top 3 trong 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam do Forbes bình chọn, liên tiếp 04 năm
2013-2014-2015-2016 và là doanh nghiệp phân bón duy nhất đạt được thành tựu này
trong 4 năm liền
- Được công nhận là "Thương hiệu Quốc gia" năm 2014
- Top 5 doanh nghiệp có hoạt động IR tốt nhất do nhà đầu tư bình chọn
- Top 3 "Quản trị công ty khu vực ASEAN" – 2015
- Top 10 doanh nghiệp có uy tín nhất trên truyền thông – 2015
- 2020 danh hiệu Hàng việt nam chất lượng cao lần thứ 17 liên tiếp
- 2020 Đạm Phú Mỹ lần thứ 5 lọt vào Top 50 thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực kinh
doanh tại việt nam.
- 2022 PVFCCo lọt vào “Top 50 công ty niêm yết tốt nhất” và “Top 50 Công ty Đại chúng
Uy tín và Hiệu quả” năm 2022.
1.4 Tầm nhìn và Sứ mệnh
Tầm nhìn

Phát triển trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và trong khu vực về lĩnh vực sản xuất
và kinh doanh phân bón và hóa chất phục vụ ngành dầu khí.
Sứ mệnh

Sản xuất, cung ứng nguồn phân bón và hóa chất phong phú, đáng tin cậy với giá cả hợp lý và
điều kiện tốt nhất cho khách hàng trên cơ sở đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần
tích cực vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp và kinh tế đất nước.

B. Ngành nghề kinh doanh


1.5 Ngành nghề kinh doanh:

Tổng công ty phân bón và hóa chất đang kinh doanh các ngành nghề sau:
- Sản xuất, kinh doanh phân bón, các sản phẩm hóa chất phục vụ ngành Dầu khí...
- Các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh phân bón và các sản phẩm hóa chất khác
có liên quan (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh);
- Sản xuất và kinh doanh điện;
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
- Ngoài ra, PVFCCo còn có hệ thống kho bãi trải dài từ Bắc đến Nam, đảm bảo đáp ứng
nhu cầu về phân bón đúng thời điểm, vụ mùa.
- Sản phẩm chính: Hiện nay, sản phẩm chủ lực của tổng công ty là phân đạm (Urê) hạt
trong, phân NPK, Kali, SA, DAP phục vụ cho nền nông nghiệp của đất nước, khí
Amoniac lỏng, hóa chất UFC85/Fomaldehyde
Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa
chất. Hiện nay sản phẩm chủ lực của Tổng công ty là phân đạm (urê) hạt trong, phân NPK,
Kali, SA, DAP phục vụ cho nền nông nghiệp của đất nước, khí Amoniac lỏng, hóa chất
UFC85/Formaldehyde, CO2, hóa chất sử dụng trong hoạt động khai thác dầu khí.

Hoạt động sản xuất chính của Tổng công ty tiến hành tại Nhà máy đạm Phú Mỹ, đơn vị trực
thuộc Tổng công ty, đặt tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hoạt động kinh doanh phân bón của Tổng công ty trải rộng khắp các vùng canh tác nông nghiệp
và cây công nghiệp trên khắp lãnh thổ Việt Nam thông qua hệ thống tiêu thụ sản phẩm hình
thành từ các công ty con đóng trụ sở chính tại các khu vực: miền Bắc, miền Trung và Tây
Nguyên, miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh thị trường nội địa, Tổng công ty
cũng xuất khẩu sản phẩm phân bón đi nhiều nước, tập trung tại châu Á.

Về hóa chất, khách hàng và thị trường chủ lực được tập trung tại khu vực phía Nam và trong
ngành dầu khí, sản xuất công nghiệp.
1.6 Tổng quan tốc độ tăng trưởng của công ty

Vào dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, năm 2012 Tổng công ty chạm tới các kỷ lục lịch sử tính đến
thời điểm đó, sản lượng Đạm Phú Mỹ đạt 856.000 tấn, tổng doanh thu đạt 13.906 tỷ đồng, tổng
lợi nhuận trước thuế đạt 3.542 tỷ đồng. Đến năm 2022 hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng
công ty cũng lại ghi dấu những kỷ lục mới ấn tượng hơn. Tổng doanh thu cán mốc trên 19 nghìn
tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 6.606 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 45% và 74% so với năm
trước. Sản lượng Đạm Phú Mỹ cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay là 917 nghìn tấn được sản
xuất trong năm, tương đương 115% công suất thiết kế và thị phần còn vươn ra thị trường thế giới
với lượng xuất khẩu 192 nghìn tấn urê, gấp 3 lần năm trước. Trong năm 2022, Tổng công ty
cũng ra mắt bộ sản phẩm phân bón mới “Phú Mỹ Garden” (Vườn Phú Mỹ) dành riêng cho phân
khúc khách hàng tại các vùng đô thị. Lượng tiêu thụ phân bón Phú Mỹ của Tổng công ty Phân
bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) trong 9 tháng đầu năm 2023 đạt trên 980 ngàn tấn, tăng hơn
100 ngàn tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2022.
Hai thập kỷ qua, PVFCCo đã sản xuất và cung ứng cho ngành nông nghiệp hàng chục triệu tấn
phân bón, mang lại lợi nhuận 30 ngàn tỉ đồng, đóng góp cho ngân sách nhà nước hơn 6 ngàn tỉ
đồng. PVFCCo xây dựng thành công một hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp với hàng
nghìn Nhà phân phối các cấp để đưa phân bón đến tận tay bà con nông dân trên mọi miền đất
nước đúng mùa đúng vụ. Qua đó, PVFCCo đã góp phần trực tiếp và hiệu quả vào chính sách
điều tiết vĩ mô của Chính phủ, vào việc bình ổn thị trường và kiềm chế lạm phát trong các giai
đoạn.

2. Giới thiệu, tìm hiểu, phân tích môi trường cạnh tranh như là đối thủ cạnh tranh
2.1 Ngành phân bón thế giới

Nhu cầu phân bón năm 2022 được IFA ước tính ước tính giảm -3,8% yoy – mức sụt giảm lớn
nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu đến từ (1) giá phân bón
tăng cao khiến sức mua giảm, đồng thời thúc đẩy sự chuyển đổi sang các cây trồng tiêu thụ ít
phân bón, (2) hoạt động vận chuyển phân bón bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga-Ukraine và (3)
các lệnh hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc và lệnh trừng phạt đối với Nga và Belarus. Trong
đó, nhu cầu các loại phân bón chính được IFA dự báo đều sụt giảm so với cùng kỳ bởi các yếu tố
liên quan đến nguồn cung.

 Các đối thủ cạnh tranh quốc tế


 Yara International: Là một công ty hóa chất của Na Uy . Công ty sản xuất, phân
phối và bán phân khoáng gốc nitơ và các sản phẩm công nghiệp liên quan. Dòng
sản phẩm của công ty còn bao gồm phân khoáng gốc lân và kali, cũng như các sản
phẩm phân khoáng phức tạp và đặc biệt. Yara International có cơ sở sản xuất
trên sáu châu lục, hoạt động tại hơn 60 quốc gia và bán hàng cho khoảng 150
quốc gia.
 OCP Group: là công ty khai thác đá phốt phát , nhà sản xuất axit photphoric và
sản xuất phân bón thuộc sở hữu nhà nước Maroc . Được thành lập vào năm 1920,
công ty đã phát triển để trở thành nhà sản xuất phốt phát và các sản phẩm dựa trên
phốt phát lớn nhất thế giới và là một trong những công ty công nghiệp phốt
phát, phân bón , hóa chất và khoáng sản lớn nhất thế giới tính theo doanh thu.
OCP có quyền tiếp cận hơn 70% trữ lượng đá phốt phát của thế giới. Ban đầu là
một công ty khai thác mỏ , OCP đã đa dạng hóa vào năm 1965 để trở thành nhà
chế biến phốt phát, trở thành nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới. Công ty
nắm giữ 31% thị phần trên thị trường sản phẩm phốt phát thế giới.

Như vậy ngành phân bón đang đối diện với cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ, cũng như các sản
phẩm thay thế. Thị trường phụ thuộc mạnh vào giá cả của nguyên liệu, có thể biến đổi mạnh do
yếu tố thị trường toàn cầu. Sự tăng cường cần thiết về bảo vệ môi trường đang thúc đẩy các
doanh nghiệp kinh doanh về phân bón, hóa chất dầu khí chuyển đổi sang các sản phẩm sạch hơn,
an toàn , thân thiện với môi trường hơn.

2.2 Ngành phân bón Việt Nam

Nhu cầu phân bón nội địa năm 2022 được ước tính đạt 8.630 nghìn tấn, sụt giảm -12,4% yoy,
mặc dù có diễn biến thời tiết thuận lợi. Nguyên nhân chính đến từ (1) giá phân bón tăng cao
khiến nhu cầu tiêu thụ trong nước bị ảnh hưởng và (2) nhập khẩu phân bón bị ảnh hưởng do
chiến tranh Nga-Ukraine khiến vận chuyển khó khăn và các lệnh hạn chế xuất khẩu.
Thị trường phân bón Việt Nam có mức độ tập trung thấp, với 5 công ty hàng đầu chiếm khoảng
28% thị phần; trong đó, Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau, mã chứng
khoán DCM) nắm giữ khoảng 15% thị phần. Các doanh nghiệp lớn khác bao gồm Công ty cổ
phần Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã chứng khoán DGC), Tổng công ty Phân bón và Hóa
chất Dầu khí - CTCP (Đạm Phú Mỹ, mã chứng khoán DPM), Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
(Vinachem), Công ty cổ phần DAP - Vinachem (mã chứng khoán DDV).

 Các đối thủ cạnh tranh trong nước

Đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) là các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón và hóa chất. Dưới đây một số
đối thủ cạnh tranh chính của PVFCCo:
 Đạm Cà Mau: một công ty con của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, có trụ
sở chính tại Cà Mau. Công ty sản xuất, kinh doanh các loại phân bón vô cơ, phân
bón hữu cơ, phân bón lá, phân bón sinh học, hóa chất dầu khí,… Công ty hiện có
1 nhà máy sản xuất phân bón với công suất 800 tấn/năm. Đạm Cà Mau được coi
là đối thủ mạnh của Đạm Phú Mỹ vì cùng thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam, có nguồn khí đầu vào ổn định, có thương hiệu uy tín và hệ thống phân phối
rộng.
 Phân bón Bình Điền: Là một trong những doanh nghiệp sản xuất phân bón hàng
đầu tại Việt Nam, có thương hiệu mạnh, hệ thống phân phối rộng khắp cả nước,
công nghệ sản xuất hiện đại. Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các loại phân
bón hữu cơ, phân bón vô cơ, phân bón tổng hợp,… Công ty hiện có 5 nhà máy
sản xuất phân bón với tổng công suất 625 tấn/năm. Phân bón Bình Điền cạnh
tranh với Đạm Phú Mỹ về chất lượng, giá cả và dịch vụ hậu mãi của các sản phẩm
phân bón, đặc biệt là phân bón NPK5.
 Phân bón Miền Nam: công ty sản xuất phân bón có quy mô lớn tại Việt Nam, có
trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty sản xuất, kinh doanh các loại
phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, phân bón lá, phân bón sinh học,… Công ty
hiện có 3 nhà máy sản xuất phân bón với tổng công suất 1.000 tấn/năm. Phân bón
Miền Nam cạnh tranh với Đạm Phú Mỹ về thị phần, doanh thu, lợi nhuận và chiến
lược của công ty.
3. MÔ HÌNH SWOT VÀ PEST
3.1 Mô hình SWOT
Điểm mạnh:

Hiện nay, thương hiệu Đạm Phú Mỹ đã khẳng định được vai trò và vị trí dẫn đầu trong ngành
phân bón Việt Nam. Thị phần rộng lớn chiếm 50% thị phần phân bón trong nước. Công ty được
Tập đoàn Dầu khí ưu tiên đảm bảo nguồn khí đầu vào với công suất tối đa. Công ty có thương
hiệu và uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế, được nhiều khách hàng tin tưởng và ủng hộ.
Có hệ thống phân phối rộng khắp, hiệu quả và linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của
khách hàng. Đây là nhà máy phân bón lớn và hiện đại nhất của Việt Nam cũng như trong khu
vực, nhà máy sử dụng nguyên liệu khí để sản xuất phân đạm theo dây chuyền công nghệ tự động
hóa của Đan Mạch và Italia. Trong 2 năm gần đây, nhà máy luôn đạt 100% công suất thiết kế và
đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế

Điểm yếu:

Giá bán sản phẩm phụ thuộc nhiều vào giá dầu và phân bón trên thế giới. Các quyết định đầu tư
chịu nhiều chi phối bởi cổ đông lớn là Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam Trình độ đội ngũ nhân
viên kinh doanh còn thiếu kinh nghiệm, chưa tiên liệu được các sự cố có thể xảy ra trên thị
trường. Chưa xây dựng được hệ thống kho bãi vững chắc tại các khu vực tiêu thụ trọng điểm.

Giá bán phân bón cao và biến động khó lường theo thị trường, tác động đến tâm lý mua hàng của
đại lý dẫn đến sản lượng ra hàng thấp. Đồng thời cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nông
dân, dẫn đến xu hướng giảm đầu tư phân bón cho cây trồng, ảnh hưởng về lâu dài đến hoạt động
SXKD chung của Tổng công ty;

Giá nguyên, nhiên liệu, vật tư... tăng góp phần tăng giá thành sản xuất, tăng chi phí logistic;

Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa Nhà máy đạm Phú Mỹ tăng lên sau 19 năm vận hành;

Cơ hội:

Hàng năm, công ty thu về một lượng lớn nguồn tiền mặt (khoảng 2.5 nghìn tỷ đồng). Đây sẽ là
nguồn lực lớn giúp công ty đẩy mạnh hoạt động đầu tư đa dạng hóa sản phẩm và đầu tư tăng sản
lượng sản xuất. Đa dạng hóa sản phẩm: ngoài sản phẩm chủ lực là phân urê, và amonia công ty
đang có cơ hội đểphát triển các sản phẩm khí công nghiệp Argon, axit nitric (HNO3), nitrat
amôni (NH4NO3)

Thách thức

Cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong và ngoài nước, đặc biệt là các công ty sản xuất phân
bón hữu cơ và thân thiện với môi trường, quy định về tiêu chuẩn chất lượng và bảo vệ môi
trường ngày càng nghiêm ngặt, đòi hỏi công ty phải tuân thủ và đầu tư nhiều hơn.

Biến đổi khí hậu và thiên tai gây ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ phân bón, đặc biệt là ở các
vùng ven biển và miền núi. Dịch bệnh Covid-19 gây ra nhiều khó khăn cho ngành phân bón, như
gián đoạn chuỗi cung ứng, thiếu hụt nguồn lao động, giảm nhu cầu tiêu thụ, tăng chi phí vận
chuyển, mất thị trường xuất khẩu.

Một thách thức khác đáng kể đối với công ty là hiện nay trên thị trường xuất hiện một số sản
phẩm DPM giả. Về lâu về dài, các sản phẩm phân bón giả hiệu này có thể làm mất đi uy tín
thương hiệu chất lượng của DPM

You might also like