You are on page 1of 76

LỜI CẢM ƠN

Sau một tháng thực tập tại công ty CP Dầu nhớt và Hóa chất Việt Nam (VILUBE Corp.).
Chúng tôi là những sinh siên năm cuối ngành Hóa hữu cơ K15 trường Đại học Sư phạm Kỹ Thuật
TPHCM, nhóm chúng tôi đã học được nhiều kiến thức về các quá trình hóa học, các thiết bị máy
móc hiện đại phục vụ cho ngành công nghệ hóa chất nói chung và ngành dầu khí nói riêng. Nhà
máy dầu nhớt VILUBE là một nhà máy lớn, có thời gian hoạt động lâu dài, quy mô tổ chức khoa
học và có tầm ảnh hưởng lớn trong và ngoài nước. Chính vì thế mà một tháng thực tập tại đây thực
sự là điều rất quý giá để cho chúng tôi củng cố lại kiến thức và mở rộng thêm sự hiểu biết về ngành
hóa dầu.
Chúng tôi không chỉ biết thêm về kiến thức dầu khí từ phía các anh chị kỹ sư mà còn còn
được tham gia vào các quy trình sản xuất, biết cách sử dụng các công cụ quản lý trong sản xuất.
Mặt khác, chúng tôi còn được tham gia vào việc kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào và ra của
dầu nhớt thông qua các thiết bị hiện đại tại phòng Lab của công ty. Điều quan trọng nhất vẫn là
chúng tôi đã học thêm được rất nhiều kiến thức về dầu nhớt từ các anh chị kỹ sư, công nhân viên ở
đây, anh chị đã rất tận tình chỉ dạy cho chúng tôi, không những về kiến thức không mà còn cho
chúng tôi học hỏi thêm về tác phong trong công nghiệp, phương pháp làm việc khoa học và chuyên
môn hóa cao. Đó là những điều rất quý giá mà chúng tôi đã có được từ lần thực tập này.
Về phía nhà trường, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Hóa hữu cơ, khoa Công nghệ
Hóa học và Thực phẩm, trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM đã tổ chức cho chúng tôi đợt
thực tập tại hữu ích công ty.
Về phía nhà máy, chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban Lãnh Đạo,
tập thể công nhân viên nhà máy, đặt biệt là tới hai bộ phận Sản xuất và Chất lượng đã tận tình
hướng dẫn, chỉ dạy, giúp cho chúng tôi hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Cuối cùng, chúng tôi muốn kính chúc quý thầy cô, Ban Lãnh Đạo, các anh chị kỹ sư cùng
toàn thể công nhân nhà máy lời chúc sức khỏe và thành công hơn nữa trong công việc của mình.
Thời gian làm thực tập
- Thời gian làm việc 2 buổi/ ngày/ 7.5-8 tiếng.
- Buổi sáng: từ 8h đến 11h45.
- Buổi chiều: từ 13h đến 16h30
- Các ngày làm việc trong tuần: từ thứ 2 đến thứ 6 (trong 1 tháng có 2 tuần làm ngày thứ 7)
- Thời gian thực tập: từ 17/12/2018 đến 11/1/2019.
Cán bộ hướng dẫn tại trường: T.S Võ Thị Ngà và T.S Phan Thị Anh Đào
- Cán bộ hướng dẫn tại công ty: Anh chị kỹ sư tại phòng kiểm tra chất lượng và xưởng.
Tại công ty sinh viên được trang bị một nơi làm việc tại phòng Lab và xưởng phù hợp với
công việc nghiên cứu tìm tòi máy móc thiết bị và tiếp thu được nhiều kiến thức về hóa dầu. Ngoài
ra, sinh viên còn được thực hành tại phòng Lab. Phòng Lab gồm nhiều máy móc như máy đo tỉ
trọng, máy đo độ nhớt động học, máy đo CCS, máy đo TBN, … Trong xưởng gồm nhiều máy móc
và bồn chứa.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VILUBE
1. Lịch sử hình thành
Công ty Vilube được thành lập vào năm 1994, tiền thân là công ty TNHH Toàn Tâm, ngoài
việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm dầu nhớt mang thương hiệu Vilube, công ty còn sản xuất gia
công cho các công ty dầu nhớt đa quốc gia như Caltex, Esso và Total. Sau đó, công ty đã nỗ lực
phát triển sản phẩm và thương hiệu Vilube để trở thành Công ty dầu nhớt hàng đầu của Việt Nam
hiện nay, có vị trí và uy tín riêng biệt trên thị trường dầu nhớt trung và cao cấp.
Đến năm 2001, sản phẩm của Vilube đã chiếm tới 11 % tổng thị phần sản phẩm dầu nhớt
trong cả nước.
Năm 2008, một sự kiện quan trọng mang tính tạo bước ngoặt, mở ra một thời kỳ mới cho
Công ty: Vilube chính thức là thành viên trong tập đoàn dầu nhớt Motul danh tiếng của Pháp. Với
sự hợp tác này, Vilube không những đã khẳng định được vị thế trên thị trường dầu nhớt Việt Nam
mà còn có thêm những cơ hội để vươn xa hơn, hội nhập sâu hơn với thị trường quốc tế.
Với tư cách là thành viên của Motul, Vilube đóng vai trò chủ chốt trong việc sản xuất ra
các sản phẩm có chất lượng cao cho các thị trường trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, bao
gồm cả thị trường Việt Nam.
Kể từ đây, tất cả các sản phẩm mang nhãn hiệu Vilube được sản xuất dưới sự giám sát kỹ
thuật của Motul nhằm cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho thị trường đồng thời gửi tới người
tiêu dùng thông điệp về cam kết chất lượng sản phẩm và nỗ lực phát triển thương hiệu Vilube đưa
ra phương châm sản xuất công nghiệp không chấp nhận các sai sót, sự cố và khiếm khuyết.
Vilube hiện nay có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, gồm có năm chi nhánh:
Hà Nội (phục vụ thị trường miền Bắc), Đà Nẵng (phục vụ thị trường miền Trung), hai chi nhánh
đặt tại Tp. HCM (phục vụ thị trường các tỉnh Miền Đông Nam Bộ và thị trường TPHCM) và Cần
Thơ (phục vụ thị trường Đồng bằng Sông Cửu Long).
2. Sơ nét lịch sử hình thành của MOTUL
Được thành lập hơn 150 năm trước tại NewYork vào năm 1853, Motul bắt đầu ngành kinh
doanh chủ yếu bằng việc sản xuất dầu lấy từ mỡ cá voi dùng cho đèn lồng. Sở hữu Motul lần lượt
là Forest & Francis, tiếp đến là Standard Oils of NJ và sau cùng là Swan & Finch (S&F). Những
năm sau đó chứng kiến S&F tập trung và mở rộng kinh doanh vào thị trường Châu Âu với nhiều
nhãn hiệu về sản phẩm dầu nhờn, trong đó nhãn hiệu Motul đã nhanh chóng khẳng định được
thương hiệu của mình. Vào năm 1932, công ty phân phối của Pháp thuộc quyền sở hữu của gia đình
Zaugg đã mua lại S&F nhưng vẫn giữ lại thương hiệu Motul. Vào những năm 1960, tất cả các họat
động của công ty đều được chuyển sang Pháp, và từ đó Motul đã được biết đến như một nhãn hiệu
và sản phẩm của Pháp.
Tất cả các loại sản phẩm chất lượng cao của Motul đang được bán rộng rãi tại 80 quốc gia
trên thế giới với thị phần chủ yếu ở các phân khúc xe hai bánh và ô-tô.
3. Qúa trình phát triển của VILUBE
Năm 1994:
Thành lập Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Toàn Tâm với nhà máy có công suất
15 000 tấn/năm, đặt tại Thủ Đức.
Năm 1995:
- Công ty lần đầu tiên đưa ra thị trường Việt Nam sản phẩm can nhựa 18 L phục vụ cho
ghe tàu đánh cá và xe tải.
- Bắt đầu sản xuất gia công cho Esso, Total, Caltex.
- Thành lập chi nhánh tại Cần Thơ phục vụ cho thị trường Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Năm 1999:
Thành lập chi nhánh tại Đà Nẵng phục vụ cho thị trường Miền Trung từ Phú Yên ra Quảng
Bình.
Năm 2000:
Công ty lần đầu tiên đưa ra thị trường loại nhớt xe gắn máy GAMA, GAMA X và nhớt xe
hơi du lịch BLAZO, MASTER.
Năm 2001:
- Khánh thành nhà máy mới nằm cạnh khu công nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, TP
Hồ Chí Minh với công suất gần 13 000 000 L/năm, trên diện tích 30 000 m2.
- Nhận được 3 huy chương Vàng Chất lượng tại Hội chợ Quốc tế Expo 2001 cho các sản
phẩm GAMA X, STELLO, HYDROLIC AW32.
- Thành lập chi nhánh tại Hà Nội phục vụ thị trường Miền Bắc từ Hà Tĩnh trở ra.
Năm 2002:
- Nhận chứng chỉ quản lý chất lượng Quốc tế ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI, Vương
Quốc Anh cấp.
- Đổi tên thành Công ty TNHH Dầu nhớt và Hoá chất Việt Nam (Vilube Co.).
Năm 2003:
- Nhận giải thưởng Mai vàng Hội nhập do VCCI và Tổng cục Chất lượng Việt nam trao
tặng.
- Huy chương Vàng Chất lượng Hội chợ Quốc tế EXPO 2003 cho nhớt xe gắn máy GAMA
X, bằng khen sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm khác.
- Cúp Vàng Chất lượng dành cho các doanh nghiệp có nhiều sản phẩm đạt huy chương
vàng.
- Đạt tiêu chuẩn JASO MA T903 do Tổ chức tiêu chuẩn Ô tô Nhật Bản (Japanese
Automobile Standard Organization) cấp.
- Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt do Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam và Uỷ Ban Trung
Ương Hội các nhà Doanh Nghiệp Trẻ Việt Nam cấp cho những thương hiệu mạnh ở Việt Nam.
Năm 2004:
- Từ tháng 04 năm 2004, Công ty Vilube đã được cổ phần hóa và có tên mới là Công ty Cổ
Phần Dầu Nhớt và Hóa Chất Việt Nam (Vilube Corp).
- Công ty Vilube đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang Campuchia và Trung Quốc.
Năm 2005:
- Ngày 04 tháng 01 năm 2005, Vilube được trao "Cúp Vàng Top Ten Thương hiệu Việt"
của nghành dầu nhớt và hoá chất do Trung tâm Công nghệ thông tin và Tư vấn quản lý doanh
nghiệp QVN (thuộc Hội Sở hữu công nghiệp Việt Nam) thực hiện tổ chức bình chọn.
- Ngày 28 tháng 01 năm 2005, Sản phẩm dầu nhớt Vilube được chứng nhận là "Hàng Việt
Nam Chất Lượng Cao" do người tiêu dùng bình chọn trên báo Sài Gòn Tiếp Thị.
Năm 2006:
Được bình chọn là một trong 500 thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam theo kết quả dự án
khảo sát Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam năm 2006, do Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam (VCCI) cùng tạp chí Vietnam Business Forum, Công ty truyền thông Cuộc sống và công
ty nghiên cứu thị trường ACNielsen Việt Nam thực hiện.
Năm 2008:
Tháng 11/2008 Vilube chính thức là thành viên của tập đoàn dầu nhớt đa quốc gia Motul
có trụ sở chính đặt tại Pháp. Đánh dấu sự tham gia của cổ đông chiến lược nuớc ngoài đầu tiên. Cổ
đông nước ngoài thuộc tập đòan dầu nhớt Motul với 30 % tổng số vốn điều lệ công ty.
Năm 2009:
Năm 2009 được xem như năm đầu tiên Vilube hoạt động với hình thức công ty 100 % vốn
nước ngoài kinh doanh dầu nhớt tại Việt Nam.
4. Năng lực sản xuất – Kinh doanh – Phân phối sản phẩm
Năng lực sản xuất
Vilube vận hành một nhà máy pha chế dầu nhớt riêng của công ty nằm cạnh khu công
nghiệp Hiệp Phước, Huyện Nhà Bè, Tp. HCM. Vị trí đặt nhà máy thuận tiện cho việc vận chuyển
nguyên vật liệu và sản phẩm. Địa thế và diện tích hiện tại của nhà máy cho phép nhà máy tiếp tục
mở rộng để tăng công suất trong một thời gian dài mà không phải di dời, tạo nên sự linh động về
chiến lược sản xuất của Vilube.
Bảng 1: Năng lực sản xuất của nhà máy
Công suất thiết kế L/năm
Diện tích nhà máy 30 000 m2
Công suất bồn chứa dầu gốc 5 bồn 750 m3 và 4 bồn 650 m3
Kho bãi Bãi chứa và kho có mái che
dành cho vật liệu và thành phẩm
Cơ sở hạ tầng phục vụ giao nhận Đường bộ và cầu cảng đường
hàng thủy
Trang thiết bị kiểm định chất Phòng hóa nghiệm kiểm nghiệm
lượng chất lượng của nguyên liệu, dầu nhớt
thành phẩm và dầu nhớt đã qua sử dụng
Kích cỡ sản phẩm và bao bì Nhà máy có thể đóng gói vào
phuy, can, xô và chai/bình nhựa từ 0.8
L, 1 L, 4L, 5L, 18 L, 25L, 200 L.
Năng lực kinh doanh của công ty
Công ty Vilube hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối dầu nhớt, mỡ bôi trơn và
các loại hóa chất tại Việt Nam. Công ty nhập khẩu dầu gốc và phụ gia từ các nhà cung cấp nổi tiếng
trên thế giới như Chinese Petroleum Corporation (Taiwan), Exxon Mobil (Singapore), Chevron
Oronite (USA), Lubrizol Asia Pacific, Afton Aisa Pacific Singapore, Dupont Dow Elastomers
(USA) và Fragrance Oils (England)… Tiến hành pha chế tại nhà máy theo một quy trình được kiểm
soát chặt chẽ về chất lượng, sau đó đưa ra tiêu thụ trên thị trường thông qua hệ thống phân phối của
công ty.
Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty
Vilube phân chia thị trường thành năm khu vực chính, phục vụ cho việc quản lý hậu cần và
quản lý tiếp thị, bán hàng: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Đông Nam Bộ, Tp. HCM và Đồng Bằng
Sông Cửu Long.
Công ty có hai thương hiệu chính Vilube và Motul với ba dòng sản phẩm:
- Dòng sản phẩm thương hiệu Vilube truyền thống chủ yếu cung ứng cho thị trường nội
địa và các nước lân cận.
- Dòng sản phẩm kết hợp hai thương hiệu Vilube - Motul (Co-branding) đáp ứng kênh
tiêu thụ đòi hỏi chất lượng cao hơn ở trong nước.
- Dòng sản phẩm mang thương hiệu Motul là một loại sản phẩm dầu nhớt tổng hợp có
chất lượng rất cao của Tập đoàn mẹ Motul – Pháp được sản xuất tại Nhà máy Vilube và
xuất khẩu đi tất cả các nước thuộc Châu Á – Thái Bình Dương.
Sản phẩm của Công ty bao gồm các chủng loại dầu nhớt phục vụ cho các thị trường trung
và cao cấp:
- Dầu nhớt xe gắn máy.
- Dầu nhớt xe đua (Thương hiệu Motul).
- Dầu nhớt xe hơi.
- Dầu nhớt xe tải, tàu truyền và động cơ Diesel.
- Dầu nhớt ngành hàng hải.
- Các loại dầu nhớt công nghiệp đặc chủng: cung cấp cho các Nhà máy SX, Công trường
phục vụ cho các thiết bị, máy móc chuyên dụng khác nhau như: thủy lực, máy nén, bánh
răng…
- Các loại sản phẩm đặc biệt và cao cấp khác.
5. Vị thế nhà máy
Nhà máy Vilube nằm cạnh khu công nghiệp Hiệp Phước, tại xã Hiệp Phước, Huyện Nhà
Bè, TP.HCM, cách trung tâm thành phố 18 km:
- Diện tích nhà máy 30 000 m2, diện tích xây dựng 3828 m2
- Phía Đông và Tây giáp các công ty khác trong KCN Hiệp Phước; phía Nam giáp sông
Đồng Điền; phía Bắc giáp đồng ruộng.
6. Sơ đồ phân bố vị trí nhân sự của nhà máy

Giám đốc nhà máy

Tổng giám sát


Thư ký giám đốc
chất lượng

Quản lý sản Quản lý chất Quản lý kỹ Quản lý hành Quản lý an


xuất lượng thuật chính toàn

Giám Giám sát Quản lý Nhân viên Nhân viên


sát sản chất lượng dự án hành chính HSE
xuất
Phòng hóa Giám
Giám Công
nghiệm (kỹ sát bảo
sát khu nhân
sư) trì (kỹ
vực sx vệ
sư bảo
Tổ trì) sinh
trưởng Kiểm tra bao
pha bì đầu vào
chế (nhân viên
QA)
Công
nhân
pha
Kiểm tra
chế
chất lượng
Công quá trình sản
nhân xuất ( nhân
đóng viên QA)
gói và
kiểm
tra
mẫu
cuối
Hình 1: Sơ đồ bố trí nhân sự của nhà máy
7. An toàn - Sức khỏe – Môi trường tại nhà máy Vilube (HSE)
7.1 Nội dung an toàn (HSE) đối với khách làm việc tại nhà máy
Khách đến làm việc tại nhà máy cần nghiêm túc thực hiện đầy đủ các thủ tục như sau:
- Đăng kí vật dụng cá nhân: máy chụp hình, máy tính và hàng hóa tại phòng bảo vệ.
- Đi trên phần đường dành cho người đi bộ, quan sát khi bang ngang qua đường.
- Sử dụng phương tiện cá nhân phù hợp khi đi vào trong nhà máy và trong khu vực sản
xuất. Nón cứng, giấy an toàn là yêu cầu tối thiểu khi đến nhà máy. Quần ngắn và dép kẹp không
được sử dụng tại nhà máy.
- Không tác động vào bất cứ máy móc thiết bị nào khi không được phép.
- Khi có tai nạn hoặc sự cố xảy ra, báo ngay cho nhân viên nhà máy mình đang cùng làm
việc. Khi phát hiện sự cố cháy nổ: nhấn nút báo động gần nhất, gọi số nội bộ để thông báo sự cố.
- Khi nghe báo động, bình tĩnh di chuyển ra khu vực an toàn theo chỉ dẫn thoát hiểm, nhanh
chóng di chuyển đến điểm tập kết.
- Tuân theo quy định an toàn, biển báo an toàn và hướng dẫn tại mỗi khu vực
- Cấm hút thuốc và ăn uống trong nhà máy, ngoại trừ đúng nơi quy định.
- Không được vào những khu vực không cho phép.
- Không chạy xe quá tốc độ an toàn quy định là 10 km/h. Đậu xe phải đúng nơi định theo
chỉ dẫn của bảo vệ.
7.2 Nội dung an toàn (HSE) đối với nhà hợp đồng và nhân viên
Nhà máy xây dựng hệ thống quản lý an toàn tập trung vào 3 nhân tố chính là: con
người, môi trường và thiết bị. Hệ thống quản lý an toàn dựa trên nền tảng OHSAS 18001
và 5S.
Nội dung an toàn được thể hiện qua các mặt sau đây:
• An ninh – trật tự.
• An toàn cháy nổ.
• Tình huống khẩn cấp, lối thoát hiểm và điểm tập trung.
• Giao thông đường bộ.
• Điện thoại di động và phương tiện nghe nhìn.
• Bảo hộ lao động (PPE).
• 12 nguyên tắc vàng về an toàn lao động.
• Huấn luyện ATVSLĐ.
7.2.1 An ninh – trật tự
- Cấm gây rối trật tự nhà máy.
- Cấm tổ chức buôn bán dưới mọi hình thức.
- Cấm sử dụng ma túy, chất kích thích, thức uống có cồn.
- Cấm tổ chức cờ bạc.
- Không ăn uống tại nơi làm việc, không hút thuốc trong nhà máy.
7.2.2 An toàn cháy nổ
- Cấm hút thuốc tất cả khu vực trong nhà máy.
- Chỉ được hút thuốc tại nhà hút thuốc.
- Cấm lửa.
7.2.3 Tình huống khẩn cấp, lối thoát hiểm và điểm tập trung
Khi có tình huống nguy hiểm khẩn cấp, lập tức báo động và thoát ra bằng con đường ngắn
và an toàn nhất.

Hình 2: Sơ đồ mặt bằng và cửa thoát hiểm của nhà máy


Sau khi thoát hiểm, di chuyển đến điểm tập trung trước cổng vào nhà máy.
Hình 3: Điểm tập kết trước cổng nhà máy
7.2.4 Giao thông đường bộ
- Đi đúng tuyến.
- Đi đúng tốc độ.
- Không tự ý đi lại trong nhà máy.
- Tuân theo sự hướng dẫn.
7.2.5 Điện thoại di động và phương tiện nghe nhìn khác
- Sử dụng điện thoại và các phương tiện nghe nhín khác phải đảm bảo an toàn.
- Không được quay phim chụp hình khi không được phép.
7.2.6 Các nguyên tác vàng an toàn lao động
Đối với tất cả công việc
- Nhận diện được các nguy cơ.
- Đảm bảo an toàn cho chính bản thân.
- Tuân thủ các quy định PPE.
- Tuân thủ quy trình/thủ tục/hướng dẫn công việc.
- Báo cáo tai nạn, sự cố.
Bảo hộ lao động (PPE):
- Giày bảo hộ lao động.
- Nón bảo hộ lao động.
- Các trang bị bảo hộ lao động khác.
- Quy định bảo hộ lao động tại các khu vực trong nhà máy:
Khi giám sát công việc
 Đảm bảo những người được giám sát tuân thủ nguyên tắc vàng và thực hiện
công việc an toàn.
 Đảm bảo những người được giám sát tuân thủ các quy trình/thủ tục hoặc
hướng dẫn công việc/vận hành an toàn (nếu có).
 Khắc phục ngay khi nhận diện ra các hành động hoặc các điều kiện không an
toàn.
Khi vận hành phương tiện vận chuyển
 Có bằng cấp/ chứng chỉ vận hành phương tiện
 Đảm bảo an toàn khi lưu thông và vận hành phương tiện vận chuyển trong nhà
máy, như phải cài dây an toàn và đội nón bảo hiểm.
 Tuân thủ các quy định về tốc độ.
Khi làm việc trên cao (>1.8m)
 Phải có sàn thao tác hoặc sử dụng dây đeo an toàn – toàn thân.
 Rào chắn khu vực làm việc trên cao.
 Phải có phương án cứu hộ.
 Những nhân viên làm việc trên cao phải được biết phương án cứu hộ.
 Huấn luyện kỹ thuật an toàn làm việc trên cao.
Cách ly máy và thiết bị
 Máy/thiết bị phải được cách ly và treo thẻ trước khi thực hiện công việc.
 Kiểm tra và xác nhận đã cách ly đúng.
 Nhân viên cách ly và tháo gỡ cách ly là duy nhất.
 Huấn luyện kỹ thuật cách ly.
Khi làm việc với máy/thiết bị/ bộ phận chuyển động
 Máy/thiết bị/ chuyển động phải được che chắn.
 Nghiêm cấm tháo gỡ các che chắn.
 Nhận diện được các nguy cơ, rủi ro.
An toàn điện
 Đảm bảo máy/thiết bị/ dụng cụ sử dụng điện trong tình trạng an toàn.
 Đầu nối an toàn: không có mối nối hở, mối nối không đạt yêu cầu…..
 Sử dụng các ổ cắm, phích cắm hoặc các thiết bị kết nối điện phù hợp.
 Công việc điện phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn.
 Huấn luyện kỹ thuật an toàn điện.
Khi làm việc trong không gian hạn chế
 Không được vào không gian hạn chế khi chưa được sự cho phép.
 Phải có giấy phép vào hoặc làm việc trong không gian hạn chế.
 Tuân thủ các yêu cầu an toàn.
 Phải biết phương án cứu hộ.
 Phải được huấn luyện an toàn khi làm việc trong không gian hạn chế.
Những công việc gây cháy nổ
 Chỉ được thực hiện ở những khu vực qui định và phải có giấy phép nếu thực
hiện bên ngoài khu vực qui định.
 Các biện pháp an toàn phải được đảm bảo được thực hiện.
 Các chai khí áp lực phải được đặt ở tư thế đúng và được buộc chặt vào kết cấu
vững chắc.
 Được huấn luyện về an toàn thực hiện các công việc gây cháy nổ.
 Được huấn luyện về PCCC.
 Được thực hiện bởi người có chuyên môn.
Khi làm việc với thiết bị nâng
 Có bằng cấp/chứng chỉ chuyên môn phù hợp.
 Được huấn luyện về an toàn khi làm việc với thiết bị nâng.
 Thiết bị phải được kiểm định, đăng kiểm, hiệu chuẩn theo qui định pháp luật.
 Biết rõ về khu vực và hướng nâng hàng.
Tình trạng sức khỏe phù hợp
 Không chịu sự ảnh hưởng của thức uống có cồn hoặc chất kích thích.
 Sức khỏe trong tình trạng phù hợp để vận hành máy/thiết bị.
 Không được làm việc nếu tình trạng sức khỏe gây mất an toàn.
Điện thoại di động và thiết bị nghe nhìn khác
Chỉ được sử dụng khi:
 Đã dừng công việc đang thực hiện.
 Di chuyển đến một vị trí an toàn.
 Sử dụng ở những khu vực cho phép.
Huấn luyện ATVSLĐ theo yêu cầu pháp luật (tt37/2005/BLĐTBXH)
 ATVSLĐ chung.
 Sơ cấp cứu.
 Phòngcháy chửa cháy.
 An toàn chuyên môn khác: điện, hàn điện – hàn hơi, không gian kín…
Đặc biệt vấn đề phòng cháy chữa cháy:
 Hàng năm tiến hành đào tạo, huấn luyện, diễn tập 1 lần/năm theo các quy định
về PCCC của Bộ Công an.
 Các khu vực trong nhà máy luôn được trang bị hệ thống báo hiệu, chữa cháy
tự động, đảm bảo an toàn PCCC.
Một số hình ảnh thực hiện diễn tập PCCC tại nhà máy:

Hình 4: Thực hiện diễn tập PCCC tại nhà máy.


8. Xử lý phế thải, nước, khí thải và vệ sinh công nghiệp
8.1 Xử lý phế thải, khí thải và vệ sinh công nghiệp
Phế thải của nhà máy là các sản phẩm không đạt chất lượng, nhà máy đã tiến hành kiểm tra
độ nhớt của dầu phế thải, nếu đạt độ nhớt cho phép, dầu này có thể tái sử dụng, nếu độ nhớt không
nằm trong khoảng cho phép, dầu phế thải sẽ được lưu trữ, pha trộn lại để đạt yêu cầu cho phép.
Nhà máy có sử dụng bec đốt dầu D.O, nhưng với công suất thấp, vì lượng D.O này chủ yếu
để đun nồi hơi và nấu các loại phụ gia nên không cần hệ thống xử lý khói thải, có thể thải trực tiếp
ra ngoài không khí.
Vệ sinh công nghiệp: trước và sau khi sản xuất, lực lượng công nhân trong nhà máy đều
làm vệ sinh, và định kỳ có làm vệ sinh bồn bể. Còn trong khuôn viên nhà máy đã có lực lượng lao
công quét dọn, và trồng nhiều cây xanh nên môi trường cảnh quan nhà máy rất thoáng mát đảm bảo
cho sản xuất được hiệu quả.
PHẦN II: NGUYÊN VẬT LIỆU SẢN XUẤT

Nguyên vật liệu trong sản xuất dầu nhờn bao gồm: Dầu gốc, Phụ gia, Bao bì.
Dầu gốc và phụ gia nhập khẩu từ các nhà cung cấp nổi tiếng trên thế giới như Chinese
Petroleum Corporation (Taiwan), Exxon Mobile (Singapore), Chervon Oronite (USA),
Lubrizol Asia Pacific, Afton Asia Pacific Singapore, Dupont Dow Elastomers (USA)
và Fragrance Oils (England). Bao bì được cung cấp từ các nhà sản xuất trong nước có
chất lượng cao.

1. Dầu gốc
1.1 Tính chất chung
Phân đoạn dầu gốc có được từ quá trình chưng cất sâu các phân đoạn nặng của
dầu thô, sau khi đã qua quá trình tách loại paraffin, cụ thể được mô tả trong sơ đồ sau:

Hình 5: Các thành phần cơ bản của dầu nhờn.


Thành phần của dầu gốc có thể có:
 Parafin mạch thẳng và mạch nhánh.
 Hydrocacbon no đơn và đa vòng (naphten) có cấu trúc vòng xyclohexan gắn
với mạch nhánh parafin.
 Các hydrocacbon thơm đơn vòng và đa vòng chủ yếu chứa các mạch nhánh ankyl.
 Các hợp chất chứa vòng naphten, vòng thơm và mạch nhánh ankyl trong cùng
một phân tử.
 Các hợp chất hữu cơ có chứa các dị nguyên tử, chủ yếu là các hợp chất chứa
lưu huỳnh, nitơvà oxy.
Phân loại dầu gốc:
- Dựa vào bản chất, thành phần của dầu gốc: dầu parafin, dầu napthen, dầu aromatics
- Dựa vào tiêu chuẩn API:
Bảng 1: Phân loại dầu gốc theo tiêu chuẩn API

% Hydrocarbon Chỉ số độ Phương pháp


Nhóm % Sunfua
bão hoà nhớt, VI sản xuất
I > 0.03 <90 80 ≤ VI ≤ 120 Solvent refining
II ≤ 0.03 ≥ 90 80 ≤ VI ≤ 120 Hydrotreating
Hydro-
III ≤ 0.03 ≥ 90 VI ≥ 120
isomerization
IV Poly Alpha Olefins (PAO) – Dầu tổng hợp
V Tất cả các loại dầu gốc còn lại không bao gồm nhóm I, II, III, IV

- Dựa vào độ nhớt: dầu gốc SN (Solvent Neutral), dầu gốc BS (Bright Stock).

1.2 Một số loại dầu gốc nhà máy đang sử dụng

- Dầu gốc nhóm 2 (API): 600N Caltex, 150N Caltex…


- Dầu gốc nhóm 3 (API): Yubase 4, Yubase 6, Mexbase…
- Dầu gốc nhóm 4 (API): PAO 4, PAO 6…

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá dầu gốc

Để đánh giá chất lượng dầu gốc trong quá trình thu mua và pha chế dầu nhớt,
ta cần kiểm tra các thông số sau đây:
- Ngoại quan: B & C và cặn.
- Tỉ trọng.
- Độ nhớt động học tại 40 oC và 100 oC.
- Chỉ số độ nhớt.
- Điểm chớp cháy.
- Điểm đông.
- Màu sắc.
- Cặn Carbon.
- Ăn mòn miếng đồng.
- TBN.
Mỗi loại dầu gốc khi đưa về sẽ kèm theo một bảng tiêu chuẩn do nhà sản xuất
cung cấp, mỗi nhà cung cấp sẽ có 1 tiêu chuẩn riêng:
Ví dụ:
Bảng 2: Dầu gốc từ nhà cung cấp SBC Petrochemical PTE LTD

Items Test Method Result Specification


Appearance Visual Bright & Clear Bright & Clear
Specific Gravity, @15/4 oC ASTM D1298 0.8415 Report
Kinematic Viscosity, @40 oC ASTM D445 35.01 Report
Kinematic Viscosity, @100 oC ASTM D445 6.320 6.3-6.7
Viscosity Index ASTM D2270 132 Min. 125
Noack Volatility, wt% DIN 51581 7.5 Max. 8
Flash Point, oC ASTM D92 235 Min. 210
Pour Point, oC ASTM D97 -12 Max. -12
Color, ASTM ASTM D1500 L0.5 Max. L0.5
Con. Carbon Residue, wt% ASTM D189 < 0.01 Max. 0.05
Copper Corrosion ASTM D2622 <1 Report
Total Acid Number, mgKOH/g ASTM D664 < 0.01 Report

2. Phụ gia
2.1 Tính chất chung
Phụ gia sử dụng cho dầu nhờn rất đa dạng, đó có thể là những hợp chất hữu cơ,
cơ kim, thậm chí là các nguyên tố. Tùy theo yêu cầu tính năng của từng loại sản phẩm
mà ta sử
dụng các loại phụ gia phù hợp để nâng cao các tính chất riêng biệt cho sản phẩm.
Thông thường hàm lượng mỗi loại phụ gia trong dầu nhờn thay đổi từ vài ppm
đến trên 10 %.
Phần lớn các loại dầu nhờn cần nhiều loại phụ gia để thỏa mãn tất cả các
yêu cầu về tính năng. Các loại phụ gia khác nhau có thể hỗ trợ cho nhau gây nên
hiệu ứng tương hỗ hoặc ngược lại, chúng có thể tương tác với nhau gây nên hiệu
ứng đối kháng làm giảm hiệu lực của phụ gia và tạo ra những sản phẩm phụ không
tan hoặc những sản phẩm có hại khác. Do đó việc tổ hợp các phụ gia đòi hỏi phải
khảo sát kỹ những tác dụng qua lại giữa các loại phụ gia cũng như cơ chế hoạt
động của từng loại phụ gia riêng và tính hòa tan của chúng.
Phụ gia có thể ở dạng phụ gia thành phần (component) hoặc phụ gia đóng
gói (packages) trong đó chất mang được sử dụng là dầu khoáng. Hiện nay khuynh
hướng sử dụng phụ gia đóng gói đang rất phổ biến. Nó có các ưu điểm là tính
tương hợp cao và rất thuận tiện trong quản lý tồn kho vì chi phí thấp. Tuy nhiên,
khi sử dụng phụ gia đóng gói ta cũng gặp phải một số bất lợi như không thể điều
chỉnh hoặc giảm thiểu một tính năng nào đó trong sản phẩm. Sản phẩm tạo ra có
tính phổ cập, không có tính chuyên biệt và sừ dụng phổ biến cho các sản phẩm
thông dụng như dầu động cơ PCMO, MCO và HDEO.
Dầu động cơ có thể chứa tới mười nhóm phụ gia, hoặc hơn. Lượng phụ gia
dùng cho dầu động cơ chiếm trên 50 % tổng lượng phụ gia được sử dụng trên thế
giới.

2.2 Các chủng loại phụ gia


Một số loại phụ gia quan trọng:
- Phụ gia chống oxy hóa: làm tăng độ bền oxy hóa cho sản phẩm.
+ Cơ chế: phụ gia chống oxy hoá tác dụng theo một trong ba cơ chế sau
 Ức chế gốc tự do.
 Phân huỷ các peroxyt.
 Thụ động kim loại.
+ Ví dụ: các dẫn xuất phenol, amin thơm, ZDDP (Kẽm
diankyldithiophotphat)…
- Phụ gia khử hoạt tính kim loại: ngăn chặn hiệu ứng xúc tác của kim loại
trong quá trình oxy hóa và ăn mòn.
+ Cơ chế: tạo thành màng hấp phụ lên bề mặt kim loại, ngăn cản sự tiếp xúc với
môi trường.

+ Ví dụ: dẫn xuất triazole, benzotriazole, thiodiazole, hợp chất photphit…


- Phụ gia ức chế ăn mòn: chống ăn mòn.
+ Cơ chế: tạo thành màng bảo vệ trên bề mặt kim loại, ngăn cản sự tiếp xúc
của các tác nhân ăn mòn lên bề mặt kim loại.
+ Ví dụ: dithiophotphat kim loại, đặc biệt là Kẽm, các tác nhân hoạt động
bề mặt như các axit béo, amin, axit ankylsuxinic, clo hoá parafin…
- Phụ gia ức chế chống gỉ: chống gỉ.
+ Cơ chế: tạo màng hữu cơ bền vững trên bề mặt kim loại, ngăn ẩm thoát qua.
+ Ví dụ: acid succinic, epoxylate alkyl phenols/ alcohol/ amine…
- Phụ gia làm tăng chỉ số độ nhớt: tăng chỉ số độ nhớt.
+ Cơ chế: là các polymer tồn tại ở dạng xoắn chặt trong dầu khi ở nhiệt độ
thấp do khả năng hoà tan kém và khi ở nhiệt độ cao, các polymer này duỗi dài ra
làm tăng độ nhớt của dầu, nhờ vậy giảm sự biến đổi độ nhớt của dầu theo nhiệt
độ.
+ Ví dụ: Copolymer của ethylene – propylene, polyisobutylene,
copolymer styren – isoprene, polymetacrylate, polyacrylate và các polymer của
este styrenmaleic...
- Phụ gia hạ điểm đông: làm giảm nhiệt độ đông đặc.
+ Cơ chế: làm chậm lại quá trình tạo thành tinh thể sáp hoàn hảo bằng các
bao bọc xung quanh hoặc cùng kết tinh với sáp, thúc đẩy quá trình tạo thành các
tinh thể sáp nhỏ hơn thay cho các đám vẩn xốp hình thành khi không có các chất
hạ điểm đông.
+ Ví dụ: Polymethacrylates, alkyl naphthalens, các polyester có nhóm styren.
- Phụ gia chống tạo bọt: chống tạo bọt.
+ Cơ chế: bám vào bọt không khí làm giảm sức căng bề mặt. Các bọt bong
bóng nhỏ vì thế mà tụ lại tạo thành các bọt bong bóng lớn nổi lên bề mặt lớp bọt
và vỡ ra làm thoát không khí ra ngoài.
+ Ví dụ: Silicon trong dung môi pegasol.
- Phụ gia chống mài mòn: chống lại sự ăn mòn, giảm ma sát, tỏa nhiệt.
+ Cơ chế: tạo lớp màng giữa các bề mặt tiếp xúc, bám trên bề mặt kim loại.
+ Ví dụ: các nhóm hoá chất có chứa hợp chất photpho, hợp chất lưu
huỳnh, các dẫn xuất béo có khả năng bám dính trên bề mặt kim loại.

Trên đây là một số phụ gia quan trọng sử dụng trong các sản phẩm dầu
nhớt. Tùy vào mỗi loại sản phẩm khác nhau sẽ sử dụng các loại phụ gia khác nhau.
Hiện tại nhà máy đang sử dụng 2 dạng phụ gia là phụ gia riêng rẽ như VM (tăng
chỉ số độ nhớt), PPD (hạ điểm đông)… và phụ gia đóng gói như DI… Trong đó
phụ gia đóng gói đang ngày càng được sử dụng phổ biến nhằm phát huy tối đa
các tính năng của phụ gia. Đồng thời phụ gia đóng gói cũng chính là “bí mật công
nghệ” của mỗi nhà sản xuất.

3. Bao bì
Các dạng bao bì mua trong nước gồm: Phuy 200 L, can, xô 18 L, can 25
L, can 4.5 L, bình nhựa 0.5, 0.7, 0.8, 1 L và thùng giấy carton để đựng hàng.

4. Khả năng thay thế nguyên vật liệu


Khả năng thay thế dầu gốc và phụ gia hiện nay là rất thấp, vì:
o Việt Nam đã có nhà máy lọc dầu, tuy nhiên nguồn dầu gốc vẫn chưa
đáp ứng được một số yêu cầu của nhà máy.
o Công nghệ Dầu khí và phụ gia chưa phát triển.
o Các hãng nổi tiếng đã bắt đầu đầu tư vào Việt Nam nhưng vẫn là các
dự án đang thực hiện.
Bao bì được cung cấp bởi các doanh nghiệp trong nước, vì vậy khả năng
thay thế là rất cao.
CHƯƠNG III: SẢN PHẨM
1. Các loại sản phẩm chính của nhà máy.
Hiện tại nhà máy đang có các sản phẩm chính sau:
- Nhóm dầu động cơ (xe máy, diesel) với các sản phẩm chính sau
+ Htech 100 Plus 0W20
+ Htech 100 5W30
+ 3100 Gold 4T 10W40
+ 3100 Gold 4T 15W50
+ GAMA SCOOTER
+ X-Line

- Dầu Gear oil với các sản phẩm chính sau:
+ Gear oil SAE 90-140
+ SL/CF 90-140
+ Supper Gear
+ Suppra Gear

- Dầu thủy lực với các sản phẩm sau:
+ Hydralo AW22
+ Hydralo AW32
+ Hydralo AW46
+ Hydralo AW68
+ Hydralo AW100
- Dầu cắt gọt kim loại:
+ Suppercool
+ Biocool 3220

2. Tiêu chuẩn đối với các sản phẩm dầu nhớt
Thông thường các sản phẩm dầu nhớt được phân loại theo một trong hai tiêu chuẩn là
tiêu chuẩn API (American Petroleum Institute) và tiêu chuẩn SAE (Society of Automotive
Engineers). Thực tế các sản phẩm của Vilube cũng được phân loại và kiểm tra dựa theo hai
tiêu chuẩn chính này.
Đối với tiêu chuẩn SAE ta có bảng phân loại theo cấp độ nhớt như sau:
Bảng 3: Phân cấp độ nhớt theo tiêu chuẩn SAE

Độ nhớt ở nhiệt độ thấp Độ nhớt động học ở


Cấp độ nhớt (mPa/oC) nhiệt độ cao
100 oC (mm2/s)
Độ nhớt khi khởi Độ nhớt khi bơm Tối thiểu Tối đa
động ASTM D4684-89
ASTM D2602-75
0W 3250 max (-30 oC) 30 000 max (-35 3.8 -
oC)
5W 3500 max (-25 oC) 30 000 max (-30 3.8 -
oC)
10W 3500 max (-20 oC) 30 000 max (-25 4.1 -
oC)
15W 3500 max (-15 oC) 30 000 max (-20 5.6 -
oC)
20W 4500 max (-10 oC) 30 000 max (-15 5.6 -
oC)
25W 6000 max (-5 oC) 30 000 max (-10 9.3 -
oC)
20 - - 5.6 9.3
30 - - 9.3 12.5
40 - - 12.5 16.3
50 - - 16.3 21.9
60 - - 21.9 26.1

3. Tiêu chuẩn của một số thông dụng của nhà máy


Mỗi một sản phẩm dầu nhớt trong nhà máy đều phải tuân theo bảng tiêu chuẩn mà
công ty đưa ra. Bảng tiêu chuẩn này gọi tắt là bảng COA của sản phẩm (Certificate of
Analysis). Bảng COA được công ty lập ra đối với từng sản phẩm là dựa trên các tiêu chuẩn
quốc tế như SAE, API… và được tiến hành theo các tiêu chuẩn ASTM. COA được xem như
là thước đo chất lượng cho các sản phẩm dầu nhớt, dựa vào đó có thể biết được sản phẩm đạt
chất lượng hay không.
PHẦN IV: QUY TRÌNH SẢN XUẤT
1. Quy trình chung

Bắt đầu

Xúc bồn pha chế

Bơm dầu gấu

không
Nhận Lấy mẫu và
Đóng gói
phụ gia kiểm tra dầu
gốc
Chờ
` cách xử
Đạt lí từ QA
Lấy mẫu và
Khuấy trộn dầu gốc và
kiểm tra mẫu
phụ gia
cuối Không
không

Đạt
Lấy mẫu và kiểm
tra bảng TP
Kiểm tra công đoạn

Đạt

Cách ly/ Súc rửa đường


ống Nhập kho
không

Đạt
Kiểm tra
mẫu cách ly Kết Thúc

Sơ đồ 1: Quy trình chung sản xuất dầu nhớt


2. Quy trình pha chế
2.1 Sơ đồ khối
Sơ đồ 2: Sơ đồ khối quy trình sản xuất
2.2 Mô tả công việc

1. Nhận phiếu yêu cầu sản xuất (1người/5 phút) : Giám sát sản xuất nhận, kiểm tra
thông tin trên phiếu yêu cầu sản xuất và phiếu pha chế phải giống nhau. Chuyển phiếu sản
xuất cho tổ trưởng pha chế.

2. Lập hồ sơ pha chế (1người/5 phút): Lập phiếu yêu cầu xuất nguyên vật liệu, phiếu
theo dõi thông tin pha chế, phiếu kiểm soát phụ gia, phiếu báo cáo pha chế hằng ngày.
Lưu ý: - Tính toán cẩn thận, chính xác.

- Lưu ý phuy lẻ phụ gia.

- Dựa vào bảng khối lượng để tìm khối lương mỗi phụ gia.

3. Nhận và kiểm tra nguyên liệu (1người/10 phút): Kiểm tra nguyên vật liệu dựa vào
phiếu yêu cầu sản xuất, so sánh hồ sơ với hồ sơ bên kho.

Lưu ý: - Kiểm tra đúng tên loại phụ gia.

- Kiểm tra đúng khối lượng yêu cầu.

4. Kiểm tra ma trận súc rửa (1 người/2 phút): Kiểm tra dầu mẻ trước và mẻ sau có cần
phải súc rửa hay không, nếu có thì yêu cầu công nhân tiến hành súc rửa bồn pha chế theo
hướng dẫn của ma trận súc rửa bồn.

Lưu ý: - Thông thường ta không súc rửa hoặc 2 lần tuân theo hướng dẫn
của ma trận súc rửa bồn, mỗi lần 350 L dầu gốc.

- Đối với dầu thắng súc 1 lần, mỗi lần 150 L dầu gốc.

5. Súc rửa bồn pha chế (1 người/45 phút) : Bơm dầu gốc vào bồn pha chế để súc rửa
theo hướng dẫn của ma trận súc rửa sau đó tháo dầu gốc ra ngoài chứa vào phuy.

6. Bơm dầu gốc (1 người/25 phút) : xem số liệu trên phiếu pha chế, cài đặt thông số
trên lưu lượng kế, mở van bơm dầu gốc vào bồn pha chế.

7. Khuấy gia nhiệt (1 người/30 phút): Trong bồn chứa 1 loại dầu gốc thì không cần
khuấy, nếu chứa 2 loại dầu gốc trở lên thì khuấy gia nhiệt với nhiệt độ thích hợp (40 oC – 60
oC).

Lưu ý: - Đối với 1 loại dầu gốc: Không khuấy dầu gốc, sau đó tiến hành
cân lên phụ gia.

- Đối với 2 dầu gốc trở lên: Nếu trên 4000 L thì khuấy 30 phút, nếu từ 1000 L - 4000
L bơm hoàn lưu 60 phút.
8. Lấy mẫu dầu gốc (1 người/5 phút): Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu và lọ rồi sau đó lấy
mẫu.

9. Kiểm tra dầu gốc (40 phút): Thực hiện trong phòng QC.

10. Cân nạp phụ gia (3 người/20 phút): Mở nắp phuy phụ gia hơi lỏng rồi đặt vào vị
trí đưa phuy lên bồn phụ gia, kéo phuy bằng dụng cụ hỗ trợ rồi đổ vào bồn, cân lẻ phụ gia dồn
vào phuy rồi đưa lên bồn phụ gia. Sau đó khuấy.

Lưu ý: - Nếu phụ gia có màu, mùi sẽ được đổ trực tiếp vào bồn pha chế.

- Nếu dầu gốc chứa trong phuy sau khi sử dụng phải vặn chặt nắp tránh
nhiễm nước.

11. Xúc phuy phụ gia (2 người/5 phút) : Di chuyển phuy tới bồn pha chế rồi đặt ống
dẫn dầu vào phuy, mở 2 van cho dầu đi vào phuy, lắc đều phuy sau đó đóng 1 van cho hút dầu
ngược lại bồn.

12. Khuấy hoàn lưu (1 người/30 phút): Phụ gia được khuấy xong, mở vang cho dầu
gốc di chuyển sang bồn phụ gia, sau đó mở van hoàn lưu để kéo hỗn hợp phụ gia dầu gốc trở
về bồn pha chế. Thực hiện cho đến khi sạch phụ gia, khuấy trộn hoàn lưu sản phẩm khoảng
30 phút.

Lưu ý: - Phải luôn theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế trên thân bồn để đảm
bảo nhiệt độ trong khoảng quy định.

- Thường xuyên theo dõi hoạt động của chế độ cánh khuấy, các van ống hồi lưu và hệ
thống bơm để đảm bảo chúng đang làm việc tốt.

13. Lấy mẫu cuối (1 người/ 5 phút): Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu và lọ sau đó lấy mẫu.

14. Kiểm tra mẫu cuối (40 phút): Thực hiện trong phòng QC. 15. Cập nhập dữ liệu
và hồ sơ: Tiến hành cập nhập dữ liệu và hồ sơ pha chế (tổng thời gian pha chế là 235 phút).
2.3 Sơ đồ Gantt quy trình pha chế:

2.4 Thiết bị
2.4.1 Bồn pha chế:

Hình 6: Bồn pha chế


2.4.1.1 Vị trí và số lượng

Hệ thống pha chế gồm 8 bồn (trong đó có 1 bồn 1000 L). Ngoài ra còn có 2 bồn AP1
và AP2 để khuấy trộn phụ gia.

2.4.1.2 Cấu tạo

- Thể tích thiết kế: 15 000 L.

- Thể tích làm việc: 14 600 L.

* Cấu tạo bên ngoài:

Bảng 4: Thông số của Bồn pha chế


Thông số Vật liệu – kích thước Gia công

CT3, dày 6 mm, đường


Thân bồn kính 2500 mm, cao 3610 Đúc
mm

Đáy bồn CT3, dày 6 mm Đúc

Ống dẫn CT3, đường kính 4 inches Hàn thép đoạn tik

Nắp bồn CT3, dày 5 mm Hàn tấm

 Trên thân có lắp nhiệt kế để đo nhiệt độ pha chế.


 Thân bồn và đáy bồn được hàn dính bằng hàn điện.
 Bồn được sơn để tránh gỉ sét.
 Nắp bồn được gắn với thân bồn bằng hàn điện. Nắp được dùng để tránh bụi bẩn
trong quá trình sản xuất.
 Bồn được giữ trên mặt sàn nhờ 4 tai treo bằng thép.
 Hệ thống đường ống trên 1 bồn BK: Hệ thống nhập liệu: gồm 11 ống bao gồm
dầu gốc (8 ống), phụ gia (1 ống), hơi quá nhiệt (2 ống):

D (dầu gốc) = 4 inches.

D (phụ gia) = 4 inches.

D (hơi quá nhiệt) = 4 inches.

Hệ thống tháo liệu:

D (tháo sản phẩm) = 4 inches.

D (nước ngưng tụ) = 27 mm.

 Tất cả hệ thống đường ống đều được làm bằng thép và được ghép nối với nhau.
 Dầu gốc trước khi vào bồn pha chế được định lượng bằng lưu lượng kế được
điều chỉnh tự động.
 Hệ thống ống dẫn được điều khiển bằng hệ thống van đóng - mở.
 Ngoài ra hệ thống hoàn lưu của bồn còn có tác dụng tăng cường khả năng khuấy
trộn dầu trong bồn.

* Cấu tạo bên trong: Hệ thống khuấy

 Motor khuấy:

Khối lượng 44 kg.

Điện : 220V/380V – 50 Hz.

Công suất : 5 Hp.

Số vòng quay 1440 v/ph.

 Hộp giảm tốc: tỷ số truyền 1/18.


 Trục khuấy : d = 60 mm.
 Trục khuấy xuyên qua nắp và được bịt kín bởi hộp đệm. Trục của motor nối với
trục của cánh khuấy bằng mặt bích.
 Cánh khuấy: mái chèo dk = 70 mm.
Có hai tầng cánh.

Khoảng cách giữa 2 tầng cánh 1500 mm.

Tốc độ cánh khuấy: 80 v/ph.

 Hệ thống gia nhiệt trong bồn pha chế là hệ thống ống xoắn gồm 1 ống đi xung
quanh thân bồn và 1 ống nằm ở phía đáy bồn được cung cấp hơi quá nhiệt từ lò hơi sang.
 Trước đường ống tháo liệu được gắn bộ bộ lọc lưới để lọc cặn cơ học có thể có
trong sản phẩm

2.4.1.3 Chức năng và chế độ làm việc

- Bồn pha chế là một thiết bị để pha chế các sản phẩm dầu nhớt của nhà máy. Với các
loại sản phẩm khác nhau thường pha chế trong các bồn khác nhau. - Nhiệt độ làm việc: 40 –
600C.

- Áp suất làm việc: áp suất khí trời.

- Các loại nhiên liệu sử dụng:

 Nguồn điện 3 pha cung cấp cho hệ thống bơm, motor khuấy.
 Đối với từng loại sản phẩm khác nhau, thời gian pha chế và nhiệt độ pha chế
khác nhau dẫn tới lượng hới nước và lượng điện sử dụng khác nhau.

2.4.1.4 Nguyên tắc vận hành

- Trước khi pha chế sản phẩm mới phải kiểm tra bồn và vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo
không còn sản phẩm của lần pha trước.

- Khi xả dầu gốc vào bồn phải mở van hồi lưu và gia nhiệt cho hệ thống bằng hơi quá
nhiệt, bật cánh khuấy hoạt động.

- Khi xả dầu gốc vào bồn AP1 thì phải tắt bơm hồi lưu, sau khi hút phụ gia và dầu gốc
về bồn BK thì tiếp tục bật bơm hồi lưu.

- Phải tính toán kiểm tra để đóng mở chính xác các van khi nạp phụ gia và dầu gốc.
- Trong quá trình khuấy trộn phải luôn theo dõi nhiệt độ bằng nhiệt kế trên thân bồn
để đảm bảo nhiệt độ trong khoảng quy định.

- Thường xuyên theo dõi hoạt động của chế độ cánh khuấy, các van ống hồi lưu và hệ
thống bơm để đảm bảo chúng đang làm việc tốt.

- Sau khi sản phẩm đạt yêu cầu đóng gói thì ngừng khuấy trộn. Mở van đóng gói, mở
bơm để đưa sản phẩm sang khâu đóng gói đồng thời để van hồi lưu mở một vòng.

- Kết thúc đóng gói, phải kiểm tra toàn bộ hệ thống, khóa các van bơm.

2.4.1.5 Sự cố và cách khắc phục:

SỰ CỐ KHẮC PHỤC
Rò rỉ hay đường ống dẫn bị bể Tắt máy bơm và báo cho kỹ sư điều
hành sản xuất và kỹ sư bảo trì giải quyết
Tràn dầu do rò rỉ vết hàn ở thân bồn Khi có nghi ngờ rò rỉ phải kiểm tra bằng
cách chà xà phòng lên vết hàn, nếu có sự
cố thì khắc phục
Có tiếng động lạ trong máy bơm, cánh Tắt máy và báo với kỹ sư sản xuất, kỹ sư
khuấy hoặc bơm ngừng hoạt động bảo trì

Nhiệt độ vượt quá mức cho phép Ngừng cấp nhiệt và báo với cán bộ quản

2.4.2 Bồn gia công phụ gia

Hình 7: Bồn gia công phụ gia


2.4.2.1 Vị trí và số lượng: Có 2 bồn gia công phụ gia.

2.4.2.2 Cấu tạo:

 Thân bồn.
 Nắp bồn.
 Đáy bồn.
 Bộ phận gia nhiệt.
 Motor – cánh khuấy. Thân, nắp và đáy được gia công bằng hàn điện. * Thân:
Hình trụ
 Vlí thuyết = 10 m3 , Vthực = 8 m3 .
 Cao 2.5 m. o D = 2.56 m.
 Vỏ gồm 3 lớp: Lớp ngoài cùng là lớp nhôm bao bọc, lớp kế tiếp là lớp bảo ôn –
lớp cách nhiệt được làm bằng sợi thủy tinh dày 8 mm nhằm hạn chế sự trao đổi nhiệt giữa
dung dịch trong bồn với không khí bên ngoài, lớp trong cùng là lớp thép CT3 dày 6 mm.

* Nắp bồn: Được chế tạo dạng nắp bằng có cửa để nhập liệu.

* Đáy bồn:

 Hình chỏm cầu.


 Dày 6 mm.
 Ở chính giữa có:

Lỗ tháo liệu d = 90 mm.

Mặt bích có d = 200 mm.

* Bộ phận gia nhiệt: đễ dẫn hơi đốt gia nhiệt cho nguyên liệu.

 Dạng ống xoắn: để đi khắp bề mặt đáy bồn, sau đó đi ziczac dọc thân bồn.
 D = 325 mm.
 Vật liệu: thép CT3 dày 10 mm.

* Cánh khuấy:
 Có 2 tầng cánh.
 Số vòng quay 80 v/ph.
 Dạng mái chèo.
 D = 1m.
 Vật liệu : thép CT3.
 Cánh khuấy hoạt động liên tục cho phụ gia tan hoàn toàn trong 1 h.

* Motor:

 Đặt trên nắp của lò sơ chế.


 Số vòng quay 1440 v/ph.
 Công suất 7.5 Hp.

2.4.2.3 Nguyên tắc vận hành

 Phải kiểm tra thiết bị gia công.


 Nạp hết lượng phụ gia cần thiết.
 Bật công tắc khởi động hệ thống lò.
 Mở van cho dầu gốc ở bồn pha chế qua trộn lẫn với phụ gia, sau đó hút ngược
lại bồn.
 Thực hiện khi hết phụ gia trong bồn phụ gia. Lưu ý: Trước khi gia công cần kiểm
tra lại:
 Hệ thống điện đã chuyển trạng thái mở.
 Bồn gia công phải tháo hết phụ gia cũ.
 Các van đáy và van vận chuyển phải được khóa.

2.4.2.4 Sự cố và cách khắc phục

Trong lúc vận hành có thể gặp những sự cố sau:

 Bộ phận đánh lửa bị hư.


 Nhiệt độ tăng lên đột ngột: Nguyên nhân do rơ le không hoạt động.
 Nhiệt kế bị hư.
3. Quy trình đóng gói và kiểm tra cuối công đoạn
3.1 Quy trình đóng gói
3.1.1 Sơ đồ khối

Bắt đầu

Chuẩn bị đóng gói

Súc rửa đường ống

Đo mẫu

Tiến hành đóng gói

Không
Đo mẫu cuối Chờ hướng xử lí của
đóng gói QC

Đạt

Vệ sinh dây chuyền Bàn giao sản phẩm qua bộ phận FI

Trả bồn khuấy cho bộ phận


Kết thúc
pha chế
Sơ đồ 3: Sơ đồ đóng gói sản phẩm
- Chuẩn bị đóng gói:

B1: Tổ trưởng nhận phiếu đóng gói từ giám sát.

B2: Tổ trưởng chuyển phiếu đóng gói đến NV kho để làm phiếu xuất kho.

B3: Tổ trưởng chuyển phiếu xuất kho đến kho nguyên vật liệu.

B4: Công nhân bộ phận kho bãi vận chuyển bao bì vật tư từ kho và tổ trưởng kiểm
tra đảm bảo số lượng đã nhận. Lưu ý: Số lượng bao bì cần lấy vượt số lượng dùng để đóng
gói 10% để bù trừ trường hợp lỗi bao bì.

- Súc rửa/Cách ly đường ống:

B1: 2 công nhân lấy số thùng phuy trống dựa vào ma trận súc rửa đường ống. Thùng
phuy dùng để cách ly là thùng dùng để chứa phụ gia của chính mẻ đó. Nếu số lượng phuy
yêu cầu lớn hơn, phải làm phiếu nhận thêm phuy với bộ phận kho bãi.

B2: Bơm dầu mới để súc rửa đường ống. Dầu cách ly xong là phế thải, phải để đúng
nơi quy định chờ xử lý.

B3: Nhân viên QC tiến hành lấy mẫu cách ly đầu ống (3 lần: bắt đầu, giữa và cuối
quá trình cách ly). Nếu yêu cầu sản phẩm hoàn thành gấp, có thể bỏ qua bước này để bỏ qua
khâu đo mẫu. Tuy nhiên, phải tăng số phuy cách ly lên 2 phuy so với ma trận cách ly.

- Đo mẫu (Có thể bỏ qua):

B1: Chuyển mẫu và phiếu đóng gói đến QC.

B2: QC tiến hành đo mẫu theo các tiêu chuẩn ASTM.

B3: Nếu mẫu đạt chuyển phiếu đóng gói cho tổ trưởng.

B4: Trong quá trình chờ phòng QC đo mẫu, 2 công nhân sẽ thay khuôn.

- Tiến hành đóng gói:

B1: Tổ trưởng cài đặt và chỉnh máy dựa vào phiếu đóng gói.
B2: Tiến hành đóng gói. Tổ trưởng có nhiệm vụ theo dõi hoạt động của dây chuyền,
nếu có trục trặc thì phải khắc phục hoặc nhờ bộ phận bảo dưỡng khắc phục.

B2a: 2 công nhân có nhiệm vụ bỏ lon vào dây chuyền. Công nhân bỏ lon/can/phuy
vào dây chuyền có nhiệm vụ kiểm tra sơ bộ các khuyết tật của lon/can/phuy.

B2b: Cho sản phẩm vào thùng. 3 công nhân cho sản phẩm vào thùng, 2 công nhân
dán keo thùng và xếp thùng.

B3: Kiểm tra ngẫu nhiên 10 phút/lần (khối lượng, ngoại quan của bao bì). Kiểm tra
ngẫu nhiên một số sản phẩm.Nếu phát hiện lỗi (thiếu dầu, lỗi bao bì, dán tem, không có seal)
phải báo tổ trưởng để chỉnh lại máy.

B4: Thổi gió, vét đường ống.

- Đo mẫu cuối đóng gói:

B1: Lấy mẫu cuối đóng gói.

B2: Chuyển phiếu đóng gói và mẫu cuối đến QC để đo mẫu.

B3: Đánh giá ngoại quan xem có cặn, đục hay màu lạ không.

- Kết thúc mẻ đóng gói:

Ba1: Vệ sinh toàn bộ dây chuyền, máy móc, khu vực xung quanh theo OPL (One
Point Lesson) và checksheet.

Ba2: Chuyển phiếu bàn giao bồn khuấy cho bộ phận pha chế.

Bb1: Dán nhãn cho thùng sản phẩm.

Bb2: Chuyển phiếu kiểm tra chất lượng cuối công đoạn cho bộ phận FI.

- Với chuyền xô/phuy: do dây chuyền chưa có máy đóng nắp cho xô/phuy nên trong
giai đoạn tiến hành đóng gói, phải thêm 1 bước đóng nắp cho sản phẩm, do 1 công nhân chịu
trách nhiệm.
- Sơ đồ Gantt cho công đoạn đóng gói:

3.1.2 Thiết bị
- Chuyền tròn:

 Cấu tạo: Băng chuyền, bộ phận filling, bộ phận đóng nắp, bộ đóng seal, máy
kiểm tra seal, máy phun date, cân.
 Nguyên tắc hoạt động: Đo và rót nhớt theo thể tích Máy truyền động theo bánh
răng nên đảm bảo được sự hoạt động liên tục của dây chuyền, năng suất cao hơn so với chuyền
thẳng.

Hình 8: Khu vực rót nhớt và đóng nắp.


- Chuyền Serac:

 Cấu tạo: Băng chuyền, bộ phận filling, bộ phận đóng nắp, máy dán nhãn, máy
đóng seal, máy kiểm tra seal, máy phun date
 Nguyên tắc hoạt động: Đo và rót nhớt theo khối lượng, đảm bảo được độ chính
xác. Máy truyền động theo bánh răng nên đảm bảo được sự hoạt động liên tục của dây chuyền,
cho năng suất cao hơn so với chuyền thẳng. Đây hiện đang là chuyền chủ lực của nhà máy.

- Chuyền thẳng:

 Cấu tạo: Băng chuyền, bộ phận filling, bộ phận đóng nắp, máy đóng seal, máy
kiểm tra seal, máy phun date.
 Nguyên tắc hoạt động: Đo theo thể tích. Do truyền thẳng nên mỗi lần rót nhớt,
cả băng chuyền phải dừng lại gây ảnh hưởng lớn đến năng suất.Hơn nữa, chuyền không có bộ
phận phân phối nắp nên công nhân phải đặt nắp lên chai thủ công.

Hình 9: Khu vực rót nhớt.


Hình 10 : Khu vực đóng nắp.
- Chuyền xô

 Cấu tạo: Băng chuyền, bộ phận filling, bộ phận đóng nắp.


 Nguyên tắc hoạt động: Đo theo khối lượng. Máy truyền động thẳng. Do không
có bộ phận xếp nắp nên công nhân phải đậy nắp thủ công cho xô và máy sẽ đóng chặt nắp.

Hình 11 : Chuyền xô
- Chuyền phuy:

 Cấu tạo: Băng chuyền, bộ phận filling, bộ phận đóng nắp.


 Nguyên tắc hoạt động: Đo theo khối lượng. Máy truyền động thẳng. Do không
có bộ phận xếp nắp nên công nhân phải đậy nắp thủ công cho phuy và máy sẽ đóng chặt nắp.

Hình 12: Chuyền phuy.


3.2 Quy trình kiểm tra cuối công đoạn

Bắt đầu

Kiểm tra cuối Trả về bộ phận


công đoạn đóng gói

Quấn màn

Nhập kho Kết thúc

Sơ đồ 4: Quy trình kiểm tra cuối công đoạn


- Bắt đầu: Công nhân bộ phận FI nhận hàng đã dán nhãn bởi nhân viên QC.

- Kiểm tra cuối công đoạn:

B1: Kiểm tra lần cuối tất cả các khuyết tật trên vỏ chai và nhãn chai: vỏ móp méo,
nhãn dán sai quy cách, dán méo, dán nhăn.

B2: Kiểm tra số lượng sản phẩm: mỗi thùng có đủ số lượng theo quy định, số thùng,
số xô, số phuy.

B3: Dán keo thùng

B4: Ghi lại thông tin về lô hàng và lưu giữ tại bộ phận sản xuất.

- Quấn màng: Công nhân quấn màng theo OPL quấn màng.

- Nhập kho: Tổ trưởng chuyển phiếu nhập kho cho bộ phận kho bãi đề nghị nhập kho

- Sơ đồ Gantt cho giai đoạn FI:

4. Hoạch định quản lý sản xuất


4.1 Các công cụ thống kê dùng trong sản xuất của nhà máy

Trong sản xuất, các nhà quản lý thường dùng 7 công cụ thống kê để quản lý
quy trình cũng như chất lượng đầu ra của sản phẩm.Tùy theo yêu cầu và tính chất của công
việc mà ta có thể sử dụng các loại biểu đồ thích hợp. 7 công cụ đó bao gồm:

 Phiếu kiểm soát (Checksheet).


 Lưu đồ (Flowchart).
 Biểu đồ nhân quả (Cause and Effect Diagram).
 Biểu đồ Pareto (Pareto Chart).
 Biểu đồ mật độ phân bố (Histogram).
 Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram).
 Biểu đồ kiểm soát (Control Chart).

Trong thực tế sản xuất ở nhà máy Vilube, tất cả các loại biểu đồ trên đều được áp
dụng.

4.1.1 Phiếu kiểm soát - Khái niệm, mục đích: Dùng để lưu trữ dữ liệu, có thể là hồ
sơ của các hoạt động trong quá khứ, cũng có thể là phương tiện theo dõi cho phép thấy được
xu hướng hoặc hình mẫu một cách khách quan. Trong thực tế của công ty, phiếu kiểm soát
được sử dụng làm hồ sơ cho các hoạt động cũng như một phương tiện để kiểm tra đánh giá
mức độ hoàn thành công việc của cá nhân.

Hình 13: Phiếu đóng gói minh họa


4.1.2 Lưu đồ

- Khái niệm: là một sơ đồ biểu diễn một chuỗi các bước cần thiết để thực hiện một
hành động.

- Mục đích: để chia nhỏ tiến trình công việc nhằm cho mọi người biết công việc đó
phải thực hiện ra sao, thế nào. Ngoài ra nó còn giúp tiến trình công việc dễ theo dõi, khuyến
khích nhân viên làm việc nhóm, đạt được sự đồng nhất ý kiến trong tập thể.

- Cách xây dựng:

B1: Mỗi cá nhân đề xuất các hoạt động riêng lẻ tạo nên quá trình. B2: Liệt kê tất cả
các hoạt động theo thứ tự.

B3: Vẽ sơ đồ.

B4: Thảo luận với các thành viên để chắc chắn không sai sót bất kì chỗ nào.

B5: Kiểm tra bằng sơ đồ bằng việc lấy ví dụ và đặt ra các giả định để có thể xem xét
xuyên suốt sơ đồ. Lưu đồ thường đi kèm với sơ đồ Gantt cho biết thời gian thực hiện quá trình.

4.1.3 Biểu đồ nhân quả

- Mục đích: là một phương pháp tìm ra nguyên nhân của vấn đề, từ đó có thể đưa ra
phương pháp khắc phục hiệu quả. Biểu đồ nhân quả có ý nghĩa trong việc đào tạo nhân viên.

- Cách xây dựng:

B1: Xác định các vấn đề cần giải quyết và xem vấn đề đó là hệ quả của một số nguyên
nhân phải xác định.

B2: Lập danh sách tất cả những nguyên nhân chính của vấn đề bằng cách đặt những
câu hỏi 5W (Who, What, When, Where, Why) và 2H (How, How Much).

B3: Tiếp tục tìm ra những nguyên nhân cụ thể hơn (nguyên nhân thứ cấp 1) có thể gây
ra nguyên nhân chính và biểu diễn bằng mũi tên hướng vào nguyên nhân chính.

B4: Nếu cần phân tích sâu hơn thì lập lại bước trên với các nguyên nhân thứ cấp thứ
2 gây ra nguyên nhân thứ cấp 1.
Mọi thành viên của bộ phận đề phải tham gia đóng góp ý kiến vào việc xây dựng biểu
đồ nhân quả. Phải nhìn sự việc trên góc độ tổng thể, các ý kiến của các thành viên đều phải
được lắng nghe và xem xét.

-Ví dụ:

4.1.4 Biểu đồ Pareto

- Khái niệm: Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis) là một biểu đồ hình cột được sử dụng
để phân loại các nguyên nhân/nhân tố có ảnh hưởng đến sản phẩm.

- Mục đích: Tách những nguyên nhân quan trọng ra khỏi những nguyên nhân vụn vặt
của vấn đề để biết hướng giải quyết.

- Cách xây dựng:

B1: Liệt kê các hoạt động trong bảng và đếm số lần mỗi hoạt động trong bảng

B2: Sắp xếp theo mức độ quan trọng giảm dần


B3: Tính tổng số lần cho cả bảng

B4: Tính phần trằm của mỗi hoạt động so với tổng

B5: Vẽ sơ đồ Pareto với trục đứng thể hiện phần trăm, trục ngang thể hiện hoạt động.
(Đường cong tích lũy thể hiện phần trăm tích lũy của tất cả các hoạt động).

B6: Phân tích kết quả, nhân biết những yếu tố nào cần ưu tiên.

-Ví dụ:

4.1.5 Biểu đồ mật độ phân bố

- Khái niệm: Là một dạng biểu đồ cột đơn giản. Nó tổng hợp các điểm dữ liệu để thể
hiện tần suất của sự việc.

- Mục đích: Sử dung để theo dõi sự phân bố các thông số của sản phẩm/quá trình. Từ
đó đánh giá được năng lực của quá trình đó.

- Cách xây dựng:

B1: Dùng checksheet để thu thập dữ liệu

B2: Tìm các giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong tập hợp các số liệu, định độ rộng giữa
giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của tập hợp các số liệu.

B3: Dùng trục tung để thể hiện tần số phát sinh của vấn đề. Dùng trục hoành để thể
hiện những giá trị

B4: Giải thích biểu đồ.


- Ví dụ:

4.1.6 Biểu đồ phân tán

- Khái niệm: là sự biểu diễn dữ liệu bằng đồ thị trong đó các giá trị quan sát được
của một biến được vẽthành từng điểm so với các giá trị của biến kia mà không nối các điểm
đó lại với nhau bằng đường nối.

- Mục đích: Dựa vào việc phân tích biểu đồ có thể thấy được nhân tố này phụ thuộc
như thế nào vào một nhân tố khác và mức độ phụ thuộc giữa chúng.

- Cách xây dựng:

B1: Thu thập các số liệu của 2 đặc tính, thường từ 30 đến 50 mẫu. Ví dụ mẫu 1 có
đặc tính (X, Y) là (X1, Y1), tương tự vậy cho mẫu 2... mẫu N.

B2: Chấm các giá trị lên đồ thị.

B3: Dựa vào đồ thị, phân tích các mối quan hệ giữa 2 đặc tính X và Y. Tuy nhiên, có
2 lưu ý chúng ta cần nhớ khi phân tích:

Nếu có mối quan hệ giữa 2 đặc tính thì chưa chắc đặc tính này đã là nguyên nhân
của đặc tính kia.
Mối quan hệ chỉ dựa trên một giới hạn của đặc tính.

- Ví dụ:

4.1.7 Biểu đồ kiểm soát

- Khái niệm: Là một biểu đồ với các đường giới hạn đã được tính toán bằng phương
pháp thống kê.

- Mục đích: theo dõi sự biến động của các thông số về đặc tính chất lượng của sản
phẩm, theo dõi những thay đổi của quy trình để kiểm soát tất cả các dấu hiệu bất thường xảy
ra khi có dấu hiệu di lên hoặc đi xuống của biểu đồ.

- Cách xây dựng: Cách xây dựng biểu đồ kiểm soát rất phức tạp nên bài báo cáo này
không đề cập đến. Trong thực tế, bộ phận sản xuất của nhà máy không xây dựng biểu đồ kiểm
soát mà xây dựng các biểu đồ cột hoặc đường không có các đường giới hạn để theo dõi xu thế
của một chỉ tiêu nào đó, rồi kết hợp với KPI để quản lý chất lượng sản xuất.
4.2 Quản lý năng lực bộ phận sản xuất:

Để hoạt động của nhà máy có hiệu quả, ngoài chất lượng của sản phẩm (được
quản lý bởi bộ phận chất lượng), năng suất cũng là một yếu tố rất cần được quan tâm.Tại
bộ phận sản xuất, năng suất cũng như chất lượng làm việc của công nhân được quản lý.
Một công cụ quan trọng để quy định và chuẩn hóa hoạt động của bộ phận sản xuất là KPI
(Key Performance Indicator).

4.2.1 KPI

- Khái niệm: KPI là chỉ số đo lường hiệu suất, có ý nghĩa giúp doanh nghiệp định
hình và theo dõi quá trình tăng trưởng theo mục tiêu đã đề ra. Khi xây dựng KPI cần tránh
áp dụng máy móc, và phải chọn những chỉ số KPI nào có thể lượng hóa được, và giữa
những chỉ số có thể đo lường được, cần phải lựa chọn ra những chỉ số thật cần thiết để giúp
doanh nghiệp đạt mục tiêu đề ra.

- Phân loại: Bộ phận sản xuất của nhà máy phân các tiêu chuẩn KPI theo cá nhân
và của cả tập thể:

 KPI cá nhân: Các tiêu chuẩn KPI cá nhân quan tâm đến quản lý hành vi
và năng lực sản xuất của mỗi cá nhân, thể hiện qua các chỉ tiêu về mức độ hoàn
thành công việc được giao, hiệu suất làm việc và kỷ luật của cá nhân dựa theo nội
quy công ty.
 KPI chung cho bộ phận sản xuất: bộ phận sản xuất đưa ra các chỉ tiêu KPI
nhằm đưa ra một cái nhìn toàn diện, bao quát về tình hình sản xuất của bộ phận sản
xuất nhằm giúp nhà quản lý có thể nắm bắt kịp thời các vấn đề phát sinh, từ đó có
hướng giải quyết và đưa ra chiến lược ngắn hay dài hạn thích hợp.

- Cách tính các chỉ tiêu KPI của bộ phận sản xuất: Kế hoạch sản xuất tuần = số lô
đã SX trong tuần/tổng kế hoạch đặt hàng đã được lên lịch trong tuần đó. Hao hụt trên tháng
= tổng thể tích nguyên liệu đã pha chế

- (tổng sản lượng sản phẩm đã hoàn tất + lượng pha chế dở dang)/tổng thể tích
nguyên liệu đã pha chế. Năng suất đầu người = 𝛴thể tích sản phẩm SX được/số giờ công
của CN trực tiếp.

Trong đó: 𝛴thể tích SPSX được = 𝛴thể tích thành phẩm chuyển giao qua kho.

Số giờ công = (số giờ làm việc * số ngày công) + tăng ca – dừng SX có kế hoạch.

Hiệu suất thiết bị toàn diện (OEE) = chỉ số sản xuất (%) * hiệu suất hoạt động(%)
* chỉ số chất lượng(%).

Với: Chỉ số sản xuất = thời gian hoạt động/thời gian sản xuất theo kế hoạch.

Hiệu suất hoạt động = tổng lượng sản xuất/thời gian hoạt động/công suất thiết bị.

Chỉ số chất lượng = số sản phẩm đạt/ tổng lượng sản phẩm.
Chỉ tiêu kế hoạch KPI năm 2013 và chiến lược để thực hiện chúng của nhà máy
như sau: Chiến lược (Must win battles):

1. Tăng cường các hoạt động cải thiện hiệu quả hoạt động của nhà máy.

2. Gia tăng nhận thức về HSE và quản lý theo định hướng An toàn – 5S – Trực quan.

3. Tiếp tục triển khai các hoạt động phát triển năng lực đội ngũ.

4. Tiếp tục hệ thống quản lý chất lượng bao gồm HSE và dự án.

4.2.2 Đề ra kế hoạch và tối ưu hóa năng lực sản xuất

- Đề ra kế hoạch:

Trên cơ sở là KPI, kết hợp với việc thu thập và phân tích dữ liệu từ 7 công cụ thống
kê, người quản lý sản xuất có thể tính ra được năng lực sản xuất của bộ phận cũng như
từng cá nhân. Kết quả tính toán đó có thể được sử dụng kết hợp với việc phân tích các yếu
tố bên ngoài (nhiễu): đơn hàng, các đối tác, nhà cung cấp... để từ đó đưa ra kế hoạch sản
xuất cụ thể. Các bước để đề ra kế hoạch sản xuất:

B1: Thu thập dữ liệu, thống kê dưới dạng sơ đồ Gantt và các công cụ thống kê khác.

B2: Phân tích và tính toán các dữ liệu thu thập được, từ đó tính ra năng lực sản
xuất của bộ phận.

B3: Kết hợp với chỉ tiêu mà bộ phận sản xuất đưa xuống và các yếu tố nhiễu khác:
nhà cung cấp bao bì, nguyên vật liệu, tình hình biến động nhân công... để từ đó có thể đưa
ra kế hoạch thích hợp.

Các yếu tố nhiễu luôn luôn có một độ trễ nhất định.Độ trễ đó có thể gây ảnh hưởng
lớn đến tiến độ và khả năng sản xuất của nhà máy. Ví dụ khi có sự biến động tăng trong
đơn hàng, dẫn đến sự tăng nhu cầu sản xuất, dẫn đến tăng nhu cầu về bao bì, nguyên vật
liệu cũng như nhân công, nhà máy không thể có ngay lập tức những nguyên liệu cần mà
phải đợi để các công ty bao bì, nhà cung cấp nguyên vật liệu kịp làm ra và cung cấp, cũng
như cần thời gian để tuyển thêm nhân công và đào tạo họ. Ngoài việc tuyển thêm nhân
công, tăng ca cũng là một giải pháp để tăng năng suất cho nhà máy, được áp dụng khi thiếu
máy móc và đã đủ nhân công.

Ngược lại, khi nhu cầu sản xuất giảm, các giải pháp như giảm lượng nhân công
bằng cách cho nghỉ việc hoặc nghỉ phép, mở các lớp đào tạo được xem xét.

- Tối ưu hóa năng lực sản xuất:

Tối ưu hóa năng lực sản xuất thể hiện qua việc giảm thời gian sản xuất, cải tiến
quy trình cũng như chất lượng thực hiện công việc. Việc tối ưu hóa năng lực sản xuất không
chỉ có ý nghĩa tăng năng suất mà nó còn giúp giảm chi phí về nhân công, chi phí cho các
tiện ích phụ trợ: điện, nước... cũng như chi phí xử lý các lỗi phát sinh.

Các bước cần làm để tối ưu hóa năng lực sản xuất:

B1: Thu thập dữ liệu, xử lý và thống kê bằng các công cụ thống kê.

B2: Phân tích dữ liệu trên các công cụ thống kê và tìm ra những nguyên nhân dẫn
đến giảm chất lượng thực hiện công việc.

B3: Trên cơ sở những phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng, người xây
dựng quy trình và kế hoạch sản xuất cần đưa ra những cải tiến quy trình cũ và cách khắc
phục các nguyên nhân tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình.
PHẦN V: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1. Giới thiệu tổng quan bộ phận chất lượng và phòng hóa nghiệm:
1.1. Bộ phận chất lượng:
Nhiệm vụ: Đảm bảo chất lượng của nguyên liệu đầu vào, sản phẩm nhằm đáp ứng nhu
cầu sản xuất, nhu cầu sử dụng của khách hàng và cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài
nước.
Cơ cấu tổ chức:

BP Chất lượng

GS. Chất lượng Phòng Hóa Kiểm tra BB KT CLQT Sản


nghiệm đầu vào xuất

KS P. Hóa NV P. Chất NV KT Chất


nghiệm lượng lượng

Kiểm soát Phân tích, Kiểm tra Kiểm tra,


chung hoạt kiểm tra chất chất lượng đảm bảo chất
động Phòng lượng nguyên BB đầu vào. lượng sản
chất lượng liệu gồm dầu Thực hiện phẩm của quy
Giải quyết gốc, phụ gia, in nhãn mác trình sản xuất:
khiếu nại của và sản phẩm. cho BB pha chế, cách
khách hàng Thử Phát triển li, đóng gói
Điều phối nghiệm, pha và thử Kiểm tra
các hoạt động trộn, tạo các nghiệm các các quy trình
nhằm khắc công thức BB mới xuất nhập
phục sự cố mới. Giải quyết hàng, quy
Kiểm soát Ban hành các sự cố phát trình sản xuất
ngân sách phiếu kiểm sinh với BB. Giải quyết các
tra đóng gói sự cố phát sinh
sản phẩm

1.2. Phòng Hóa nghiệm


- Nhiệm vụ chính:
+ Bộ phận trực tiếp phân tích, kiểm tra chất lượng nguyên liệu gồm dầu gốc, phụ gia
và chất lượng sản phẩm, thông qua đó kiểm soát chất lượng quy trình sản xuất.
+ Tiến hành thử nghiệm pha trộn, nghiên cứu phát triển một số công thức mới đáp ứng
nhu cầu của khách hàng cũng như thị trường trong và ngoài nước.
+ Ban hành phiếu kiểm tra đóng gói sản phẩm, kiểm soát quy trình đóng gói.
+ Lưu mẫu trong vòng hai năm nhằm giải quyết các sự cố phát sinh từ phía khách
hàng.
- Cơ sở vật chất:
Phòng Hóa nghiệm được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị rất hiện đại để có thể cho
kết quả chính xác, nhanh chóng, kịp thời về chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm dầu nhớt.
Các thiết bị chính trong phòng Hóa nghiệm bao gồm:
+ 1 máy kiểm tra hàm lượng kim loại (thiết bị đo ICP): Perkin Elmer.
+ 2 máy kiểm tra độ nhớt tự động – Herzog.
+ 1 máy kiểm tra độ nhớt ở nhiệt độ âm - CCS Cannon.
+ 1 máy kiểm tra tỷ trọng tự động - Anton Paar.
+ 1 máy quang phổ hồng ngoại FTIR – Shimadzu.
+ 1 máy chuẩn độ điện thế TBN - Metrohm & Schott.
+ 1 máy xác định hàm lượng nước bằng chuẩn độ điện thế - Metrohm.
+ 1 máy đo độ tạo bọt – Koehler.
+ 1 máy đo độ nhớt ở nhiệt độ cao – HTHS.
Phương pháp phân tích dựa vào tiêu chuẩn quốc tế ASTM – American Society for
Testing & Materials.
2. Thực hiện 5S đối với phòng hóa nghiệm:
2.1. Khái niệm về 5S:
5S là một công cụ quản lý đang được áp dụng rất phổ biến hiện nay nhằm đáp ứng hệ
thống quản lý chất lượng của một tổ chức. Khởi nguồn từ Nhật Bản, 5S hiện nay thực sự như
một nền tảng để áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, trong đó tập trung vào triết lí “Con
người là trung tâm của mọi sự phát triển”.
5S là từ viết tắt của việc tiến hành năm quá trình: Sàng lọc (Serie), Sắp xếp (Seiton),
Sạch sẽ (Seiso), Săn sóc (Seiketsu) và Sẵn sàng (Shitsuke) theo đúng trình tự. Tiến hành 5S
cần phải có sự quyết tâm và sự đồng lòng thực hiện của tất cả các thành phần trong một tổ
chức. Chính vì thế thời điểm ban đầu có thể gặp đôi chút khó khăn về thời gian, công sức tuy
nhiên hiệu quả mang lại từ 5S là rất lớn. Song song đó, 5S đem lại nhiều cơ hội kinh doanh
cho công ty và doanh nghiệp, giúp nâng cao năng suất, giảm chi phí, nâng cao chất lượng, giao
hàng đúng hạn, đảm bảo an toàn và từ đó nâng cao tinh thần ý thức làm việc của nhân việc và
toàn bộ cán bộ doanh nghiệp, công ty.
2.2. Cách thức thực hiện 5S:
S1 – SERI (Sàng lọc): Là xem xét, phân loại, chọn lựa và loại bỏ những thứ không cần
thiết tại nơi làm việc. Mọi thứ (vật dụng, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng hỏng …)
không/chưa liên quan, không/chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực sẽ phải được tách
biệt ra khỏi những thứ cần thiết sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi sản xuất. Chỉ có đồ vật cần
thiết mới để tại nơi làm việc. S1 thường được tiến hành theo tần suất định kì

S2 – SEITON (Sắp xếp): Sắp xếp là hoạt động bố trí các vật dụng làm việc, bán thành
phẩm, nguyên vật liệu, hàng hóa … tại những vị trí hợp lý sao cho dễ nhận biết, dễ lấy, dễ trả
lại. Nguyên tắc chung của S2 là bất kì vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí quy định riêng và
kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng. S2 là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.

S3 SEISO (Sạch sẽ): Là giữ gìn vệ sinh tại nơi làm việc, máy móc, thiết bị, dụng cụ làm
việc hay các khu vực xung quanh nơi làm việc để đảm bảo môi trường, mỹ quan tại nơi làm
việc. S3 cũng là hoạt động cần được tiến hành định kì.

S4 SEIKETSU (Săn sóc): Săn sóc được hiểu là việc duy trì định kì và chuẩn hóa 3S đầu
tiên (Seri, Seiton và Seiso) một cách có hệ thống. Để đảm bảo 3S được duy trì, người ta có thể
lập nên những quy định chuẩn nêu rõ phạm vi trách nhiệm 3S của mỗi cá nhân, cách thức và
tần suất triển khai 3S tại từng vị trí. S4 là một quá trình trong đó ý thức tuân thủ của CBCNV
trong một tổ chức được rèn rũa và phát triển.

S5 SHITSUKE (Sẵn sàng): Là tạo thói quen tự giác tuân thủ nghiêm ngặt các qui định
tại nơi làm việc. Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động
5S. Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ động kết hợp nhuần
nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc để đem lại năng suất công việc cá nhân và năng suất
chung của Công ty cao hơn.
2.3. Phòng hóa ngiệm thực hiện 5S như thế nào:
- Việc tiến hành 5S tại Phòng Hóa nghiệm luôn diễn ra một cách thường xuyên
và tự giác. Phòng hóa nghiệm luôn là nơi đề cao sự chính xác và cẩn thận, với việc kiểm tra
mẫu nguyên liệu, sản phẩm một cách liên tục, nếu không tiến hành thường xuyên 5S sẽ rất dễ
dẫn đến các sự cố nhầm mẫu, thất thoát mẫu, đồng thời gây mất không gian làm việc và tình
trạng lộn xộn, tốn thời gian khi làm việc. Chính vì thế, phòng luôn tiến hành 5S mọi lúc mọi
nơi nhằm tạo một môi trường làm việc hiệu quả nhất.
3. Quy trình kiểm tra chất lượng
3.1. Kiểm tra nguyên liệu
3.1.1.Dầu gốc
* Các chỉ tiêu cần kiểm tra ngay khi nhận dầu gốc về:
- Tỉ trọng.
- Độ nhớt động học (KV @40 và KV @100).
- Kiểm tra nước (crackel test).
Nếu các chỉ tiêu này đạt, QC báo lại cho bộ phận kiểm soát nhập hàng cho phép nhập
dầu gốc vào các bồn BOT.
Lưu mẫu, tiếp tục kiểm tra các chỉ tiêu còn lại trong COA.
* Các chỉ tiêu cần kiểm tra trước khi pha chế:
- Nếu chỉ có một loại dầu gốc được sử dụng thì không cần kiểm tra.
- Nếu là hỗn hợp các loại dầu gốc thì mẫu dầu gốc hỗn hợp sau khi pha trộn sẽ
được đem đi kiểm tra chất lượng:
+ KV @100.
+ Tỉ trọng.
+ Kiểm tra nước (crackel test).
Nếu đạt thì mới tiếp tục pha chế.
3.1.2.Phụ gia
Mỗi nhà sản xuất sẽ cung cấp một COA cho từng loại phụ gia, ví dụ:
Bảng 5: COA của một loại phụ gia
Characteristics Specification
Minimum Typical Maximum Result
Specific Gravity, @15.6 0.850 0.870 0.885 0.869
Viscosity @100, cSt 950 1125
Oil Blend Vis @100, cSt 12.5 12.75 13.00 12.72

Phụ gia sẽ được tiến hành kiểm tra tỉ trọng, độ nhớt và đo FTIR (phổ hồng ngoại) để
xác định các gốc chức có phù hợp với phổ chuẩn cung cấp hay không.
3.2. Kiểm tra sản phẩm
Tùy vào loại sản phẩm sản xuất ra thuộc loại nào mà phòng QC sẽ kiểm tra theo các
chỉ tiêu khác nhau, nhưng sau khi sản xuất, cacsmaaux thường được kiểm tra theo quy
trình như sau:
3.2.1.Mẫu Mix base oil ( MBO)
- Nếu chỉ có một loại dầu gốc được sử dụng thì không cần kiểm tra.
- Nếu là hỗn hợp các loại dầu gốc thì mẫu dầu gốc hỗn hợp sau khi pha trộn sẽ được
đem đi kiểm tra chất lượng:
+ KV@100 hoặc KV@40
Nếu đạt, bộ phận kiểm nghiệm sẽ gửi kết quả tới bộ phận sản xuất thông qua hệ thống
SAP để tiến hành cho phụ gia vào khuấy trong 30 phút
3.2.2.Mẫu sau pha chế (Final blend)
Sau khi bên sản xuất pha chế xong mẫu Final Blend, mẫu sẽ được đem qua phòng QC
để kiểm tra chất lượng sản phẩm nhằm kiểm tra quá trình pha chế có đạt hiệu quả hay không.
Các chỉ tiêu cần có của một mẫu Final Blend mà phòng QC tại nhà máy có thể tiến hành kiểm
tra được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 6: Các chỉ tiêu cần đo và phương pháp sử dụng

Tiêu chuẩn Phương pháp


Ngoại quan (B&C, cặn) Bằng mắt
Màu sắc ASTM D1500

Tỷ trọng ở 15 oC (20 oC) ASTM D4052

Độ nhớt động học ở 100 oC ASTM D445

(KV@100)

Độ nhớt động học ở 40 oC ASTM D445


(KV@40)
Chỉ số độ nhớt ASTM D2270
Độ nhớt tại nhiệt độ âm (CCS) ASTM D5293
Điểm chớp cháy ASTM D92
Điểm đông ASTM D97
Tổng hàm lượng kiềm (TBN) ASTM D2896
Độ nhớt tại nhiệt độ cao (HTHS) ASTM D5481
Độ tạo bọt
+ Cấp I ASTM D892
+ Cấp II
+ Cấp III
Thành phần kim loại (ICP) ASTM D4951
Kiểm tra nước Crackel test
Định lượng hàm lượng nước Chuẩn độ điện thế Karl
Fischer
Ý nghĩa từng chỉ tiêu:
- Ngoại quan: kiểm tra độ sáng, trong (Bright & Clean) và kiểm tra cặn bằng mắt
thường nhằm sơ bộ đánh giá hiệu quả của quá trình khuấy trộn.
- Màu sắc: kiểm tra màu sắc của mẫu dầu vừa pha chế có phù hợp với chỉ tiêu của
nhà sản xuất hoặc yêu cầu của khách hàng hay không.

- Tỷ trọng ở 15 oC (20 oC): là tỉ lệ giữa trọng lượng riêng của dầu và trọng lượng

riêng của nước, tại 15 oC (hoặc 20 oC). Tỉ trọng có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá sơ bộ
sản phẩm và trong chiết rót sản phẩm, giao dịch, buôn bán (theo khối lượng, thể tích).

- Độ nhớt động học tại 40 oC và 100 oC (KV @40 và @100): Độ nhớt là thông số
đặc trưng nhất của các sản phẩm dầu nhớt, cho thấy khả năng bôi trơn của các sản phẩm này.
Đây là chỉ tiêu quan trọng và không thể thiếu trong quá trình đánh giá sản phẩm. Độ nhớt được

xác định dựa vào thời gian chảy của mẫu dầu, tại điều kiện 40 oC (nhiệt độ thông thường khi

khởi động máy) và 100 oC (điều kiện làm việc của động cơ) cùng với hằng số đã được xác
định
- Chỉ số độ nhớt: là sự biến thiên của độ nhớt động học theo nhiệt độ. Chỉ số độ nhớt
càng cao thì dầu càng ổn định, ít biến đổi theo nhiệt độ, mẫu dầu nhớt sẽ có giá trị cao và ổn
định cho các mùa, các quốc gia
- Độ nhớt tại nhiệt độ âm (CCS Viscosity): là độ nhớt động lực học của sản phẩm,
đặc trưng cho khả năng làm việc ở nhiệt độ thấp của sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm xuất
khẩu sang thị trường ngoại có điều kiện thời tiết lạnh…
- Điểm chớp cháy: là nhiệt độ mà tại đó hơi tạo ra bị đốt cháy tức thì khi có ngọn lửa
xuất hiện trên bề mặt chất lỏng. Kiểm tra thông số này nhằm mục đích đảm bảo vấn đề an toàn
cháy nổ khi làm việc, tránh thất thoát, đồng thời có thể đánh giá mức độ lẫn của nhiên liệu vào
dầu nhớt.
- Điểm đông: là nhiệt độ mà tại đó dầu bắt đầu xuất hiện hiện tượng đông đặc, chỉ
tiêu này cần thiết khi cần kiểm tra mẫu dầu xuất khẩu sang thị trường có điều kiện hoạt động
ở nhiệt độ thấp.
- Trị số TBN: là độ kiềm trong dầu bôi trơn cho biết lượng Acid Percloric (HClO4)
được quy đổi tương đương lượng KOH (tính bằng mg) cần thiết để trung hòa hết các
hợp chất mang tính kiềm có trong 1 gram mẫu dầu nhờn nhằm chống lại sự ăn mòn hóa học
của nhiên liệu diesel có hàm lượng lưu huỳnh cao.
- HTHS: xác định độ nhớt của mẫu dầu tại nhiệt độ cao. Phép kiểm tra này rất khác
so với phương pháp xác định độ nhớt động học (cSt) được xác định thông qua thời gian chảy,
phép thử này xác định độ nhớt động lực học (cP) của mẫu dầu thông qua sự cản trở sự quay
của động cơ.
- Độ tạo bọt: bọt do không khí trộn mạnh vào dầu nhờn ảnh hưởng xấu tới tính chất
bôi trơn, làm tăng sự ôxy hóa của chúng, làm dầu bị tổn thất, ngăn cản sự lưu thông của dầu
trong sự tuần hoàn, gây ra hiện tượng bôi trơn không đầy đủ. Đồng thời bọt cũng có thể gây
ra hiện tượng va đập thủy lực, gây ảnh hưởng lên hoạt động của động cơ. Do đó cần phải giới
hạn độ tạo bọt của sản phẩm.
- Định tính nước: nhằm sơ bộ kiểm tra định tính sự có mặt nước trong mẫu dầu thông
qua tiếng nổ lách tách khi đun nóng mẫu trên ngọn lửa thử.
- Hàm lượng nước: lượng nước trong dầu nhớt phải khống chế ở mức thấp nhất (<
100 ppm) vì nước gây ra nhiều tác hại lớn cho sản phẩm dầu nhớt, được xác định bằng phương
pháp chuẩn độ điện thế.
Thủ tục kiểm tra chất lượng mẫu Final Blend:
Trong vòng 45 phút kể từ khi nhận mẫu, bộ phận QC phải lập tức tiến hành kiểm tra
mẫu và gửi kết quả về cho bên sản xuất để tiến hành bước sản xuất tiếp theo. Do có nhiều tính
chất cần kiểm tra như đã nói ở trên nên để kiểm tra hết sẽ mất khá nhiều thời gian. Vì thế QC
sẽ tiến hành kiểm tra trước những chỉ tiêu nào thật sự quan trọng và thời gian báo kết quả
nhanh. Các chỉ tiêu đó thông thường sẽ là:
- Ngoại quan: B & C và cặn.
- Màu sắc.
- KV @ 100 và @ 40 (nếu có).
- CCS.

- Tỉ trọng 20 oC.
- Kiểm tra nước (Crackel test).
- Hàm lượng tổng bazo TBN
Mỗi mẫu Final Blend sẽ kèm theo một phiếu pha chế và phiếu chất lượng (COA) kèm
theo. QC sau khi tiến hành kiểm tra các thông số kể trên sẽ so sánh với các thông số trong
COA của nhà cung cấp. Nếu phù hợp thì mẫu đạt, bộ phận sản xuất sau đó sẽ tiến hành súc
rửa đường ống hoặc cách ly tùy theo tình hình sản xuất. Nếu không phù hợp trong COA (hoặc
các giá trị gần sát với các giới hạn) thì sẽ báo với bộ phận sản xuất để có hướng điều chỉnh lại
cho mẻ sản phẩm đó.
Kiểm tra full test sau đó sẽ tiến hành cho các chỉ tiêu còn lại, ví dụ: VI, HTHS, độ tạo
bọt, TBN…
3.2.3.Mẫu Filling từ quy trình cách li
- Chức năng quy trình cách li:
Cách li: là thủ tục tiến hành nhằm làm sạch đường ống, bằng cách dùng sản phẩm
chuẩn bị chiết rót đẩy hết sản phẩm cũ còn lại trong đường ống chiết rót ra. Do mẫu cách li có
nhiễm mẫu của sản phẩm trước, nên khi kiểm tra, nếu các chỉ số đều đạt thì mẫu bồn ban đầu
sẽ đạt và tiến hành đóng gói sản phẩm.
Kiểm tra chất lượng:
Với mẫu filling chỉ cần kiểm tra một số chỉ tiêu sau:
+ Ngoại quan (B&C).
+ KV @ 100 và @ 40 (nếu có).
+ Màu sắc.
+ Kiểm tra nước (crackel test).
3.2.4.Kiểm tra mẫu cuối khâu đóng gói
Cũng tiến hành kiểm tra tương tự như mẫu Final Blend, tuy nhiên chủ yếu vẫn là kiểm
tra ngoại quan (B & C) để kiểm tra quy trình đóng gói có đảm bảo hay không, các chỉ tiêu còn
lại hầu như không thay đổi.
Sau khi sản phẩm đã đạt chất lượng như tiêu chuẩn, bộ phận QC sẽ báo lại với khâu
sản xuất để tiến hành các bước thành phẩm tiếp theo, bên cạnh đó, bộ phận QC sẽ lưu mẫu để
kiểm tra và giải quyết các vấn đề về sau nếu như gặp rắc rối từ khách hàng cũng như nhà tiêu
thụ sản phẩm.
4. Một số thiết bị sử dụng phục vụ cho việc kiểm tra sản phẩm.
4.1 Máy đo độ nhớt động học

- Tên gọi: Herzog HVM 472


- Chức năng: xác định độ nhớt động học của mẫu dầu tại 2 giá trị nhiệt độ khác
nhau là 40oC và 100oC.
- Tiêu chuẩn: ASTM D445
- Mục đích: xác định thông số đặc trưng nhất của các sản phẩm dầu nhớt, cho thấy
khả năng bôi trơn của các sản phẩm này
- Nguyên tắc hoạt động:
Xác định độ nhớt động học thông qua đo thời gian chảy của mẫu qua hai vạch xác
định cùng với hằng số độ nhớt đã được tự động cài đặt. Tùy vào từng loại mẫu mà độ nhớt
khác nhau nên thời gian chảy qua các bầu là khác nhau. Ở mỗi bầu sẽ có thiết bị cảm biến từ
đó đo được thời gian chảy của mẫu. Các quá trình lấy mẫu, đo đạc, súc rửa và sấy đều được
tiến hành tự động, tổng thời gian tiến hành đo cho một mẫu là 25 phút, vì vậy đây là thông số
cần phải kiểm tra trước tiên để có thể kịp thời gian báo kết quả lại cho bộ phận sản xuất.
4. 2 Máy đo độ nhớt ở nhiệt độ thấp:

- Tên gọi: CCS 2050


- Chức năng: Đo độ nhớt ở nhiệt độ âm (-350C )
- Tiêu chuẩn: ASTM D5293
- Mục đích: kiểm tra độ nhớt của sản phẩm ở nhiệt độ thấp, đảm bảo chất lượng
các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài dù trong điều kiện giá rét thì động cơ vẫn
hoạt động tốt.
- Nguyên tắc hoạt động:
Nhiệt độ đo được xác định bằng cách lấy giá trị đầu tiên của kí hiệu mẫu dầu cộng cho
-35, giá trị thu được chính là nhiệt độ âm cần xác định độ nhớt.
Ví dụ: Mẫu dầu có kí hiệu 5W30, CCS sẽ đo tại nhiệt độ: 5 + (-35 oC) = -30 oC
Nguyên tắc đo CCS là xác định độ nhớt động lực học của mẫu dầu dựa vào sự cản trở
sự quay của rôto tại một nhiệt độ xác định. Qua các giai đoạn đo mẫu thông qua nhiệt độ cài
đặt, sau đó được làm lạnh buồng nhiệt và kết quả xuất ra trên màn hình máy tính. Thiết bị này
cho kết quả tương đối nhanh, trong khoảng 5-10 phút
4.3 Máy đo tỷ trọng Density meter (Auto)
- Tên gọi: DMA 4500 M

- Chức năng: Đo tỉ trọng (khối lượng riêng) của mẫu dầu tại nhiệt độ xác định. (-
200C)
- Tiêu chuẩn: ASTM D4052.
- Nhà cung cấp: Anton Paar – Áo.
- Nguyên tắc hoạt động:
Một lượng thể tích của mẫu sẽ được hút vào trong một ống nghiệm nhỏ, từ đó xác
định chu kì dao động của ống chứa mẫu tại điều kiện nhiệt độ đã cài đặt. Thiết bị đã có sẵn dữ
liệu về chu kì dao động của ống chứa nước, chứa không khí, đồng thời cả khối lượng riêng của
nước và không khí tại nhiệt độ đã cài đặt. Sau đó, dựa vào chu kỳ dao động của mẫu vừa xác
định được, tiến hành tính toán tự động theo các công thức có sẵn để cho ra kết quả cuối cùng

là giá trị khối lượng riêng (g/cm3) của dầu.


4.4 Máy đo màu:
- Tên gọi: máy so màu lovibond PFXi – 195/3
- Chức năng: xác định màu của mẫu dầu theo phương pháp so màu.
- Mục đích: kiểm tra ngoại quan sản phẩm
- Tiêu chuẩn: ASTM D1500
- Nguyên tắc hoạt động:
Xác định màu của sản phẩm dầu nhớt bằng cách chiếu sáng qua mẫu và so sánh với
dãy màu chuẩn trong máy tự động. Tuy nhiên khi cho kết quả, nhân viên sẽ ghi nhận theo tiêu
chuẩn có sẵn
Ví dụ: Máy cho kết quả ASTM 1.3 thì kết quả đối chiếu là <L1.5
4.5 Máy đo chỉ số độ nhớt
- Chức năng: xác định độ nhớt động học của mẫu dầu tại 2 giá trị nhiệt độ khác
nhau là 40oC và 100oC., xác định tỷ trọng của dầu nhớt, chỉ số độ nhớt VI
- Tiêu chuẩn:
- Nguyên tắc hoạt động:
Đây là thiết bị mới của phòng QC, thiết bị đo các chỉ tiêu về độ nhớt, tỷ trọng và chỉ
số độ nhớt của dầu. Mẫu được bơm vào và nhờ các hằng số đã được cài đặt sẵn cũng như khối
lượng riêng của nước và không khí, kết quả thể hiện thêm được chỉ số độ nhớt của sản phẩm.
Dung môi súc rửa cũng sử dụng pegazol để hòa tan dầu trong ống bơm rồi sau đó rửa lại với
dung môi ethanol để làm sạch khô.
4.6 Máy đo lượng kiềm tổng:

- Tên gọi: Metrohm


- Chức năng: phương pháp này nhằm xác định tổng hàm lượng kiềm có trong các
sản phẩm dầu mỏ nói chung và sản phẩm dầu nhớt nói riêng bằng phương pháp chuẩn độ với
acid pecloric trong acid acetic
- Mục đích: dùng để đo độ kiềm của dầu, biểu thị lượng phụ gia có hiệu quả ở
trong dầu, đặc biệt là khả năng chống lại sự ăn mòn hoá học của nhiên liệu diesel có hàm lượng
lưu huỳnh cao. Trị số này được thể hiện bằng số gram hydroxit kali (KOH) tương đương với

- Tiêu chuẩn: ASTM D2896 rất thông dụng đối với dầu động cơ Diesel.
- Nguyên tắc hoạt động:
Mẫu sẽ được hòa tan trong một lượng xác định của hỗn hợp dung môi toluen và acid
acetic ( tỷ lệ 1:1) , sau đó được tiến hành chuẩn độ điện thế với dung dịch chuẩn là hỗn hợp
giữa acid pecloric và acid acetic. Phép chuẩn độ được tiến hành trên điện cực thủy tinh và điện
cực calomel chuẩn. Kết thúc quá trình chuẩn độ ta thu được đường cong biểu diễn sự thay đổi
điện thế đo được giữa hai điện cực theo thể tích chuẩn độ, dựa vào đường cong này xác định
được điểm cuối của quá trình. Từ đó thực hiện các tính toán cần thiết để quy đổi về tổng hàm
lượng kiềm trong mẫu. Tuy nhiên cần cẩn thận trong việc xem kết quả đo này, vì đường cong
chuẩn độ đôi khi do điện cực thủy tinh chưa được vệ sinh kỹ mà ảnh hưởng đến lượng dư acid
sẵn có làm thay đổi bước nhảy chuẩn độ.
4.7 Máy phân tích thành phần nguyên tố trong mẫu – ICP
- Tên gọi: Optima 7000 DV ICP - OES

Chức năng: dùng để xác định thành phần các nguyên tố kim loại (có trong phụ gia)
trong mẫu dầu dựa trên phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử.
- Tiêu chuẩn: ASTM D4951.
- Nhà cung cấp: công ty Perkin Elmer – Mĩ.
- Nguyên tắc hoạt động:
Thiết bị hoạt động dựa trên việc đo phổ phát xạ nguyên tử của các thành phần kim loại
trong mẫu dầu. Đây là phương pháp phổ dựa trên việc đo bước sóng, cường độ và các đặc
trưng khác của bức xạ điện từ được phát ra từ các nguyên tử hay ion ở trạng thái hơi khi có sự
thay đổi trạng thái năng lượng của các nguyên tử. Thiết bị quang phổ ICP là hệ thống gồm 3
khối chức năng chính là hệ thống chiếu sáng, hệ thống tán sắc và hệ thống ghi phổ.
+ Hệ thống chiếu sáng: có nhiệm vụ tạo ra nguồn kích thích quang phổ vạch, bao gồm
nguồn phát ra sánh sáng cũng, một hoặc ba thấu kính hội tụ làm nhiệm vụ chuyển chùm ánh
sáng phân kì thành chùm tia song song. Nguồn kích thích phổ có chức năng chuyển mẫu khảo
sát từ trạng thái rắn hoặc lỏng thành trạng thái hơi và chuyển trạng thái hơi sang trạng thái
kích thích. Đa số các nguồn kích thích đều có thể thực hiện đồng thời các chức năng trên và
có thể là một trong các nguồn sau đây: ngọn lửa đèn khí, nguồn hồ quang điện, tia lửa điện,

đèn plasma… Với thiết bị này sử dụng đèn plasma, nhiệt độ có thể lên đến 5000 – 10 000 oC,
phương pháp rất hiện đại này có thể kích thích hầu như tất cả các chất.
+ Hệ thống tán sắc: có nhiệm vụ thu nhận các quang phổ vạch phát ra và tạo thành
các tia đơn sắc riêng lẻ để đưa vào buồng ảnh. Cấu tạo theo thứ tự gồm khe quang phổ, thấu
kính phân kì hoặc gương cầu lồi, bộ phận tán sắc, các vật kính chuẩn trực và buồng ảnh.
+ Hệ thống ghi phổ: có nhiệm vụ thu nhận các tín hiệu đơn sắc từ hệ thống tán sắc và
chuyển thành tín hiệu phổ trên màn hình, dựa trên nguyên lí quang phổ kế (hiện tượng quang
điện).
4.8 Máy đo điểm đông

- Chức năng: xác định điểm đông của mẫu dầu.


- Nhà cung cấp: công ty Normalab – Pháp.
- Nguyên tắc hoạt động:
Mẫu được đặt trong thiết bị tiêu chuẩn và tất cả được cho vào bể làm lạnh để hạ nhiệt

độ xuống từ từ. Sau mỗi lần giảm xuống 3 oC, kiểm tra mẫu bằng cách: đặt mẫu nằm ngang,
nếu trong vòng năm giây mẫu không còn dịch chuyển thì điểm đông là giá trị nhiệt độ trên

hiển thị trên nhiệt kế trừ đi 3 oC.


4.9 Máy kiểm tra độ tạo bọt
-
- Tên gọi: K43092 Dual-Twin Foaming Characteristics Apparatus.
- Chức năng: kiểm tra độ tạo bọt của sản phẩm.
- Nhà cung cấp: công ty Koehler – Mĩ.
- Tiêu chuẩn: ASTM D892.
- Nguyên tắc hoạt động:

Thiết bị cho phép kiểm tra độ tạo bọt của sản phẩm dầu nhớt tại 24 oC và 93.5 oC,
nhằm đánh giá khả năng tạo bọt và độ bền bọt đối với từng mẫu dầu. Đầu tiên mẫu sẽ được

tiến hành ở nhiệt độ 24 oC bằng cách thổi không khí vào trong mẫu với tốc độ không đổi trong
năm phút, sau đó ghi nhận thể tích bọt tạo thành. Tiếp theo để yên mẫu trong vòng mười phút

và ghi nhận thể tích bọt còn lại (Seq I). Tiến hành quá trình tương tự tại nhiệt độ 93.5 oC và

ghi nhận các giá trị thể tích bọt (Seq II). Sau đó phá bọt và hạ nhiệt độ từ 93.5 oC xuống 24
oC và cũng tiến hành 2 bước thổi khí và để yên như các lần trước, ghi nhận các giá trị thể tích

(Seq III). Mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn riêng cho 3 Seq này.
PHẦN VI: TỒN TRỮ VÀ BẢO QUẢN
Các loại dầu nhớt được sản xuất để đáp ứng các yêu cầu sử dụng khác nhau, do đó
chúng có những tính chất hoàn tòan khác nhau. Vì vậy, nếu không được bảo quản một cách
hợp lý và thích đáng, chúng có thể bị hỏng hoặc nhiễm bẩn, gây lãng phí và đỏi hỏi phải xử
lý phức tạp.

Nguyên nhân thông thường về sự hư hỏng, nhiễm bẩn nêu trên là do: Thùng chứa bị
hư hại, sự ngưng đọng hơi ẩm, thiết bị chiết rót bẩn, tiếp xúc trực tiếp với môi trường bụi
khói, hóa chất hay hơi nước, trỗn lẫn các loại dầu nhớt khác nhau, tồn trữ trong môi trường
quá nóng hay quá lạnh, thời gian tồn trữ qua lâu.

Sau đây là một vài kinh nghiệm về vấn đề này:

1. Thùng chứa

a) Chọn kích thước bao bì phù hợp với yêu cầu sử dụng.

b) Sử dụng các phương tiện nâng đỡ khi bốc tải hàng, đặc biệt là các bao bì
phuy 200 L.

c) Trong quá trình lăn phuy, phải kiểm tra bề mặt, tránh để những vật rắn
làm thủng vỏ thùng.

d) Phân loại các sản phẩm và đưa vào khu vực tồn trữ theo từng chủng loại
để tránh nhầm lẫn.

e) Các sản phẩm trong bao bì 18 L hoặc thùng giấy phải được bốc dỡ cẩn
trọng, giữ tình trạng bao bì ngoài tốt trước khi đưa vào kho.

2. Bảo quản trong nhà

a) Bảo quản trong nhà có mái che là thích hợp nhất cho các loại dầu nhớt,
đặc biệt bắt buộc đối với các bao bì bằng nhựa.

b) Đối với các sản phẩm 18 L và 25 L, tốt nhất nên xếp vào giá kệ. Nếu
không có giá kệ, khi chất chồng lên nhau đảm bảo không quá năm lớp.
c) Đối với thùng giấy, phải có kệ đỡ phía dưới để tránh thấm nước, chất
chồng tối đa không quá bốn lớp. Báo cáo Thực tập tốt nghiệp DK09 Nhà máy dầu
nhớt Vilube Trang 89

d) Những sản phẩm sử dụng chưa hết phải phải siết các nắp đậy thật chặt
để tránh hiện tượng nhiễm bẩn khi tồn trữ.

e) Sắp xếp vị trí thích hợp để đảm bảo nguyên tắc hàng vào kho trước sẽ sử
dụng trước.

3. Bảo quản ngoài trời

a) Chỉ được áp dụng cho các loại bao bì phuy 200 L bằng sắt. Nếu có thể
nên có những mái che tạm.

b) Các phuy phải được chất nằm ngang với vị trí các nắp đậy phải ngập
trong mực nhớt đảm bảo hơi ẩm không hấp thu vào bên trong được khi nhiệt độ môi
trường thay đổi.

c) Trong trường hợp phải đặt theo chiều đứng, cần đặt phuy nghiêng có
miếng kê dưới đáy đảm bảo các nút song song với các khối để giữ nước cách xa nắp
phuy. Tất cả các trường hợp đểu cần đảm bảo nắp được siết thật chặt.

You might also like