You are on page 1of 9

NHÓM 7

Thành viên nhóm


Họ và Tên MSSV
1. Trương Tấn Phát
2. Nguyễn Lê Minh Phước
3. Nguyễn Trần Minh Duy
4. Nguyễn Hữu Minh Nhật
5. Bùi Tố Tuấn Phong

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH


CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)
I. Giới thiệu sơ lược công ty Vinamilk
1. Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
2. Mã Chứng khoán: VNM
3. Trụ sở chính: Số 10 đường Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, TPHCM
4. Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần
5. Lĩnh vực hoạt động: Công ty Vinamilk hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và
kinh doanh các sản phẩm sữa và các sản phẩm từ sữa.
6. Lịch sử hình thành
✤ Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk). Tiền thân của công ty là Công ty Sữa -
Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng Cục thực phẩm được thành lập năm 1976.
✤ Tháng 11/2003, Công ty chuyển sang hình thức cổ phần, chính thức đổi tên là
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).
✤ Qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại
Việt Nam, đã vinh dự nhận được nhiều phần thưởng cao quý. Quan trọng phải kể đến:
doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất Việt Nam nằm trong 200 công ty có doanh thu
dưới 1 tỷ đô la hoạt động có hiệu quả nhất, tốt nhất châu Á được tạp chí Forbes vinh
danh…
7. Chức năng và và nhiệm vụ
✤ Chức năng: sản xuất và phân phối các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa.
✤ Nhiệm vụ: mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao cấp hàng
đầu.
8. Phương hướng hoạt động
a. Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao
b. Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa
c. Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất trong khu vực Đông Nam Á
Yếu tố Ảnh hưởng
Cơ hội Thách
thức
II. Môi trường vĩ mô
POLITICS
- Giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm (+)
thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết
CEPT/AFTA của khu vực ASEAN và cam kết với tổ chức
Thương mại WTO

- Nhà nước đã thúc đẩy chính sách khuyến khích đa dạng


hóa các lĩnh vực kinh doanh và tạo điều kiện cho mọi ngành (+)
nghề theo pháp luật
ECONOMICS

- Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ lãi suất tăng cao (-)

- Giá xăng dầu tăng cao do chiến sự ở nhiều nơi trên thế (-)
giới
- Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình trong dân chúng
ngoài việc sẽ tạo ra một sức mua cao hơn trên thị trường (+)
còn dẫn đến những nhu cầu, mong muốn khác biệt hơn từ
phía người tiêu dùng
SOCIAL
- Hiện tại dân số của Việt Nam gần chạm mốc 100 triệu (+)
người, tỷ lệ sinh ở mức tương đối cao

- Tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng Việt, thích dùng
hàng nước ngoài xách tay hơn hàng nội địa cũng (-)

- Đối với Việt Nam, thói quen sử dụng các sản phẩm đồ (+)
ngọt cũng như các sản phẩm đóng hộp hay các sản phẩm
liên quan đến sữa.
TECHNOLOGY
- Ứng dụng công nghệ cảm biến sinh học và camera giám (+)
sát được sử dụng để tăng sản lượng đàn bò sữa

- Ứng dụng công nghệ carbon nguyên tử cơ sử dụng chế


phẩm sinh học Nema để vệ sinh môi trường và xử lý mùi (+)
trong chăn nuôi

- Ứng dụng công nghệ sản xuất ly tâm tách khuẩn, công (+)
nghệ UHT tiệt trùng ở nhiệt độ cao giúp tiêu diệt toàn bộ vi
khuẩn có hại còn lại trong sữa
ENVIRONMENT
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa là một thách thức đối với trang (-)
trại bò sữa (Bò cho sữa nhiều nhất trong khoảng nhiệt độ 5-
21 độ C).
- Việt Nam có một số vùng mang khí hậu ôn đối như: Sapa,
tỉnh Lào Cai, Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hoặc khí hậu lục địa
như Lai Châu, Sơn La, thích hợp để trồng cỏ có chất lượng (+)
cao.

- Dù có khí hậu nóng ẩm nhưng các điều kiện tự nhiên nước


ta khá thích hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy
sữa như: Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì, Nghệ An, Sơn (+)
La,...

- Nhiệt độ và độ ẩm: Nhiệt độ cao có thể làm giảm năng


suất sữa của bò và làm tăng tỷ lệ hư hỏng sản phẩm sữa
trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Độ ẩm cao cũng có (-)
thể gây ra các vấn đề về mốc meo và hư hỏng sản phẩm làm
từ sữa
LEGAL
- Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế
giới, Quốc Hội đã ban hành và tiếp tục hoàn thiện các Bộ (+)
Luật như Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu
tư, Luật thuế…để đẩy nhanh tiến trình cải cách kinh tế ở
Việt Nam
- Những ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước (+)
về tiền thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập
khẩu máy móc thiết bị.
III. Môi trường vi mô
- Nhà cung cấp:
+ Nguồn nguyên vật liệu sữa bột phụ thuộc vào nhà cung (+) (-)
cấp nước ngoài, các nhà cung cấp về nguồn sữa bột lớn có
thể kể đến như là: Fonterta, Hoodwest International,...

+ Các máy móc (máy tiệt trùng, máy ly tâm tách khuẩn,
máy đóng gói sữa, các hệ thống máy điều khiển tự động,...) (+)
phục vụ cho việc sản xuất sữa đến từ các nhà cung cấp
nước ngoài
- Khách hàng:
+ Hai phân khúc khách hàng chính của Vinamilk là trẻ em (+)
từ 15 tuổi trở xuống và người lớn từ 65 tuổi trở lên. Trong
đó hai nhóm này chiếm khoảng 31% dân số cho thấy
nguồn tiêu thụ sữa của Vinamilk rất tiềm năng

+ Vinamilk có hơn 200 nhà phân phối bao phủ 251,000


điểm bán lẻ Ngoài ra, có trên 3,250 siêu thị và cửa hàng
tiện lợi trên toàn quốc bán các sản phẩm của Vinamilk (+)

+ Khả năng chuyển đổi mua hàng của khách hàng: các
dòng sản phẩm của Vinamilk và các đối thủ khác hiện nay (+) (-)
rất đa dạng bao gồm sữa chua, sữa bột, sữa nước, sữa đặc,
… Khách hàng có rất nhiều lựa chọn về dòng sản phẩm
như TH True Milk, Ba Vì, Dutch Lady,… để so sánh chất
lượng với nhau
- Các đối thủ cạnh tranh:
+ Thị trường sữa Việt Nam hiện có khoảng 200 doanh
nghiệp hoạt động, trong đó có 40 doanh nghiệp sản
xuất và phân phối sữa. Các doanh nghiệp trong
nước chiếm khoảng 75% thị phần, trong khi các (-)
doanh nghiệp ngoại chiếm khoảng 25%. Nổi bật là
TH True Milk, Nutifood, Friesland Campina (Hà
Lan), Nestlé (Thụy Sĩ), Abbott (Mỹ).
- Thâm nhập ngành:
+ Rào cản xâm nhập của ngành sữa là khá lớn, doanh
nghiệp mới cần có chi phí khổng lồ để nghiên cứu chất
lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, kênh phân (+)
phối,...Điều này có thể tạo ra rào cản đối với các doanh
nghiệp mới muốn cạnh tranh với Vinamilk.

+ Thị trường sữa tại Việt Nam rất lớn và tiềm năng, với
nhu cầu ngày càng tăng. Điều này tạo ra cơ hội cho các (-)
doanh nghiệp mới thâm nhập vào ngành.
- Sản phẩm thay thế:
+ Có nhiều loại sản phẩm có thể thay thế cho sữa, như
nước trái cây, nước đậu nành, và các loại đồ uống khác. Sự (-)
xuất hiện của những sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến
nhu cầu tiêu dùng sữa.

IV. Môi trường kinh doanh bên trong doanh nghiệp Điểm Điểm yếu
mạnh
- Vốn
(+)
+ Vinamilk sở hữu hệ thống 15 trang trại và 16 nhà
máy tại Việt Nam, Campuchia, Lào và Hoa Kỳ.
+ Vinamilk có tổng giá trị tài sản là 48.483 tỷ đồng (+)
cùng với giá trị vốn hóa trên thị trường là 159.046
tỷ đồng.

- Thông tin

+ Công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy (+)
móc sử dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan
Mạch - hãng dẫn đầu thế giới về công nghệ sấy
công nghiệp - sản xuất.
+ Sở hữu công nghệ tự động hoá, hệ thống máy tự
động và điều khiển tích hợp trong các nhà máy chế
biến do Tetra Pak cung . (+)
+ Sở hữu công nghệ chế biến sản xuất sữa tươi 100%
Organic . (+)

+ Vinamilk có quyền sở hữu trí tuệ đối với tất cả các


sản phẩm của mình. Công ty cũng có quyền sở hữu (+)
và điều hành các công ty con và liên kết.

+ Công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng: Vinamilk sử


dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, công nghệ tiệt (+)
trùng UHT, và công nghệ chiết rót vô trùng.

+ Công nghệ 4.0 trong quản lý nhà máy: Các nhà máy của
Vinamilk không chỉ về mặt công suất, sản lượng, mà còn ở (+)
cách doanh nghiệp này ứng dụng công nghệ 4.0, đáp ứng
nhiều tiêu chuẩn như ISO 9001, FSSC 22000, ISO 17025.
- Lao động

+ Lực lượng lao động của Vinamilk phần lớn là trong (+)
độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi chiếm khoảng 42,31% và
dưới 30 tuổi chiếm khoảng 31,1%. Cho thầy nguồn
nhân lực mạnh và độ tuổi tuổi tốt nhất cho việc
cống hiến và làm việc.
+ Nguồn lực có trình độ học vấn khá cao, hơn 50%
tổng số lao động có bằng từ cao đẳng trở lên. Chiếm
đa số là lực lượng lao động có bằng đại học với (+)
46,95%, đây là một ưu thế về nguồn lực con người
của công ty.

- Tài nguyên môi trường

+ Vinamilk được trao quyền khai thác gần 950 ha, (+)
trong đó có hơn 500 ha diện tích trồng trọt sản xuất
nguyên liệu thức ăn thô xanh chất lượng cao.

+ Vinamilk được Nhà nước trao quyền khai thác Mạch


nước ngầm kiến tạo nên những hồ điều hòa sinh thái
mang lại không khí mát mẻ, trong lành cho đàn bò. (+)
- Chiến lược kinh doanh, cạnh tranh
(+)
+ Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm (tiên phong cho ra
mắt các dòng sản phẩm mới, khác biệt so với thị trường).
+ Chiến lược áp dụng nguồn kinh tế tuần hoàn trong việc
sử dụng tài nguyên nước và đất (+)
+ Chiến lược áp dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình
chăn nuôi, sản xuất và phân phối sản phẩm. (+)

V. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ


Với những yếu tố tác động đến sự phát triển của vinamilk mà nhóm đã nêu ra ở
trên thì nhóm đi đến một số kết luận về yếu tố môi trường vĩ mô, vi mô, bên trong
ảnh hưởng tới Vinamilk như sau
- Về môi trường vĩ mô
• Cơ hội
Về chính trị, nhà nước đã hỗ trợ Vinamilk thông qua việc giảm thuế nhập khẩu
sữa, khi tuân theo cam kết CEPT/AFTA của ASEAN và các thỏa thuận với WTO.
Điều này đã giúp Vinamilk mở rộng thị trường và củng cố lợi thế cạnh tranh.
Về kinh tế, sự gia tăng thu nhập trung bình trong dân số đã thúc đẩy sự đa dạng hóa
của nhu cầu người tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy Vinamilk đổi mới sản phẩm để đáp
ứng nhu cầu này và nắm bắt cơ hội tăng cạnh tranh.
Về xã hội, dân số lớn và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đã thúc đẩy nhu
cầu về sản phẩm sữa và thực phẩm chất lượng.
Ngoài ra, về công nghệ, Vinamilk đã áp dụng công nghệ tiên tiến để tăng hiệu suất
sản xuất và đảm bảo chất lượng.
Bên cạnh đó, về môi trường tự nhiên, cũng đóng vai trò quan trọng, với sự khí hậu
và nhiệt độ thấp ở một số nơi như Lâm Đồng, Sơn La và Nghệ An đã tạo nên một điều
kiện thuận lợi cho việc chăn nuôi bò sữa, trồng cỏ. Từ đó góp phần đảm bảo về chất
lượng của nguồn cung nguyên vật liệu.
Ngoài ra, pháp luật, bao gồm Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và
Luật thuế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Vinamilk trong quá trình hoạt động kinh
doanh, cạnh tranh với các đối thủ, mở rộng thị trường và tận dụng các ưu đãi đối với
đầu tư trong nước.
• Thách thức
Trong tình hình kinh tế, lạm phát và lãi suất tăng đã gây áp lực cho doanh nghiệp.
Tăng giá xăng dầu do xung đột chiến sự toàn cầu cũng làm tăng chi phí sản xuất và
vận chuyển, đặt ra vấn đề về tăng giá sản phẩm và tác động đến lợi nhuận. Trong xã
hội, một thách thức cho Vinamilk là tâm lý "sính ngoại" của người tiêu dùng Việt
Nam, khi họ ưa chuộng sản phẩm nước ngoài hơn hàng nội địa, có thể ảnh hưởng đến
tiêu thụ sản phẩm sữa của Vinamilk. Thói quen sử dụng sản phẩm đóng hộp và đồ
ngọt cũng đang là thách thức, khi mọi người thường ưa chuộng các loại sản phẩm này
hơn là sữa tươi. Một vấn đề khác đó là với khí hậu và nhiệt độ tự nhiên ở nước ta,
Vinamilk luôn đối mặt với những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sản xuất, vận chuyển,
bảo quản các sản phẩm sữa và những nguồn nguyên vật liệu tự nhiên.
- Về môi trường vi mô
• Cơ hội
Trong khía cạnh nhà cung cấp, Vinamilk có cơ hội tận dụng nguồn nguyên vật liệu
sữa bột từ các nhà cung cấp nước ngoài như Fonterra, Hoodwest International, và các
nhà cung cấp máy móc chất lượng từ nước ngoài. Điều này giúp công ty đảm bảo
nguồn nguyên vật liệu chất lượng và nâng cao hiệu suất sản xuất. Về khách hàng,
phân khúc chính là trẻ em và người lớn. Tỷ lệ lớn dân số thuộc hai nhóm này cho thấy
tiềm năng tiêu thụ sữa của Vinamilk rất lớn. Công ty có hơn 200 nhà phân phối và hơn
3,250 siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận
khách hàng và mở rộng thị trường. Thị trường sữa Việt Nam có nhiều doanh nghiệp
hoạt động, nhưng Vinamilk vẫn duy trì vị trí dẫn đầu. Các rào cản xâm nhập là khá
lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp mới phải có chi phí đáng kể để nghiên cứu chất lượng
sản phẩm, xây dựng thương hiệu, và phát triển kênh phân phối.
• Thách thức
Về nhà cung cấp, Vinamilk hiện tại phải dựa vào nguồn cung cấp nguyên liệu sữa
bột từ nước ngoài, và đối tác chính của họ bao gồm các tên tuổi lớn như Fonterra và
Hoogwegt International. Tuy nhiên, điều này không thiếu rủi ro, khi vinamilk có thể
bị phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài, dẫn đến một áp lực về chi phí nguyên vật
liệu đầu vào. Thêm vào đó, thị trường sữa tại Việt Nam rất lớn và tiềm năng, làm dấy
lên sự quan tâm của các doanh nghiệp mới muốn thâm nhập vào ngành. Cạnh tranh
này có thể đặt áp lực về giá cả và chất lượng sản phẩm, đặt ra một thách thức quan
trọng cho Vinamilk. Ngoài ra, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế như nước trái
cây, nước đậu nành và các thức uống khác đang ngày càng được ưa chuộng. Điều này
có thể ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng sữa và đặt ra câu hỏi về khả năng cạnh tranh
của Vinamilk trong một thị trường ngày càng đa dạng và cạnh tranh hơn.
- Về môi trường bên trong doanh nghiệp
Về nguồn vốn, với tiềm lực về tài chính lớn khi sở hữu Tổng giá trị tài sản của
Vinamilk đạt 48.483 tỷ đồng đồng thời có hệ thống cơ sở vật chất 15 trang trại và 16
nhà máy trải rộng tại Việt Nam, Campuchia, Lào và Hoa Kỳ cho thấy Vinamilk có sự
ổn định và tiềm năng tài chính mạnh mẽ. Không những thế, thông tin còn là một điểm
mạnh khác của Vinamilk khi sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với tất cả các sản phẩm
của mình và nắm giữ các công nghệ sản xuất sữa hiện đại (như sữa tiệt trùng hay sữa
organic). Và không thể không nhắc đến nguồn nhân lực chất lượng của Vinamilk với
hơn 50% lao động có bằng cấp (trình độ từ cao đẳng trở lên). Về tài nguyên và môi
trường, Vinamilk Nhà nước được trao quyền khai thác gần 950ha đất và các nguồn
nước cho thấy Vinamilk có được sự hậu thuẫn từ Nhà nước và đây chính là lợi thế lớn
trong việc tạo ra các nông trại chăn nuôi bò. Về chiến lược kinh doanh nổi bật là chiến
lược khác biệt hoá sản phẩm công ty duy trì sự cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng
nhu cầu của thị trường sữa đa dạng.
Từ những yếu tố trên có thể thấy khả năng thành công trong việc đạt được các mục
tiêu đặt ra của Vinamilk là rất cao. Với những cơ hội từ môi trường vĩ mô, vi mô và
những điểm mạnh sẵn có bên trong doanh nghiệp. Vinamilk đang ngày càng phát triển
và cho ra nhiều sản phẩm đảm bảo về chất lượng và giá cả để phục vụ cho người tiêu
dùng trong nước và ngoài nước. Những cơ hội và điểm mạnh nêu trên góp một phần
không nhỏ trong việc giữ vững và duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành suốt nhiều năm
qua. Thực tế là trong các năm vừa qua Vinamilk đã mang về vô số những thành tựu
lớn như TOP 5 thương hiệu sữa mạnh nhất toàn cầu; Đứng thứ 6 trong TOP 10 thương
hiệu sữa có giá trị toàn cầu; TOP 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được
người tiêu dùng chọn mua nhiều nhất,... Những thành công mà vinamilk đã đạt gặt hái
trong nhiều năm được phản ánh một cách rõ ràng qua bức tranh tài chính của doanh
nghiệp trong những năm vừa qua, cụ thể là:
Vinamilk, từ khi cổ phần hóa, đã tăng trưởng thần tốc về vốn điều lệ, doanh thu,
lợi nhuận. Từ một doanh nghiệp có số vốn 1.590 tỷ đồng, sau 19 năm, vốn hoá của
Vinamilk đã lên tới 6,57 tỷ đô, trong đó vốn chủ sở hữu là 32.816 tỷ đồng, vốn cổ
phần là 20.899 tỷ. Báo cáo tài chính của Vinamilk trong năm 2022 cho thấy một bức
tranh khả quan hơn với tổng doanh thu xấp xỉ 60.074 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt
xấp xỉ 8.577 tỷ đồng.
Hiện tại, Vinamilk đang quay lại đà tăng trưởng sau khi bị ảnh hưởng từ đợt đại
dịch covid khi năm 2023 công ty công bố lãi tăng trưởng trở lại nhưng cũng hết sức
thận trọng vì trong những năm tới vì tình hình xung đột chiến tranh giữa các nước xảy
ra ngày càng nhiều có nguy cơ gây gián đoạn đến quy trình xuất nhập khẩu nguồn
nguyên liệu cũng như đứt gãy chuỗi cung ứng gây khó khăn cho hoạt động sản xuất và
phân phối hàng hóa của Vinamilk.

You might also like