You are on page 1of 4

 Về các dự án đầu tư.

Đến năm 2021, chúng ta vẫn còn chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19, các đợt giãn cách
kéo dài làm cho hoạt động M&A trở nên khó khăn. Vì vậy, trong năm này, Pan Group
đã không thực hiện các dự án M&A mới nào. Mà họ chỉ tập trung vào đầu tư mua để
tăng tỷ lệ sở hữu ở các công ty con lên. Khoản dầu tư đáng kể nhất năm 2021 là tăng
tỷ lệ sở hữu ở CTCP Khử Trùng Việt Nam (VFC). Việc tập đoàn Pan lựa chọn tăng tỷ
lệ sở hữu ở VFC là mì một số ngyên nhân sau đây:

VFC được xem như một công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vật tư
nông nghiệp, là một mắt xích rất không thể thiếu trong chuỗi giá trị sản xuất nông
nghiệp mà Tập đoàn PAN đang xây dựng và hoàn thiện. VF có nhiều tiềm năng lớn,
đặc biệt là khi hợp tác toàn diện với PAN để cùng hiện thực hóa các lợi thế sẵn có.
VFC có hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nông dược, 7% thị phần, lớn thứ 2
trong ngành, doanh thu 2.300 tỷ, hệ thống phân phối rộng khắp cả nước, là nhà phân
phối lâu năm của nhiều hãng nông dược lớn trên thế giới, (Syngenta, Kumiai,
Nippon...)

Ở lĩnh vực khử trùng (dùng cho xuất khẩu nông sản): VFC có hơn 30 năm kinh
nghiệm, 60% thị phần, doanh thu ~300 tỷ/ năm (chiếm 11% tổng doanh thu nhưng
đóng góp đến 22% LNTT), thành viên của Tổ chức khử trùng hàng hải quốc tế
(IMFO) từ năm 1999, có chứng chỉ ISO 9001:2000 BVQI-UKAS/ANSI-RAB từ năm
2001.
Hơn nữa, VFC có một hệ thống phân phối rộng khắp cả nước với 16 chi nhánh VFC
ở trải dài ở các tỉnh, với hơn 2.500 đại lý nông dược, 2.300 khách hàng/đại lý khử
trùng.

Nói đến VFC trong nông dược, khử trùng, kiểm soát dịch hại là nói đến thương hiệu
lâu năm chuyên nghiệp, uy tín. Các khách hàng luôn giành sự ưu tiên đặc biệt với
VFC.

Vì vậy giữa năm 2021, Pan Group đã mua thêm 760.800 CP, nâng tỷ lệ sở hữu lên
50,33%.
Ngoài ra, Tập đoàn Pan và các công ty con còn tập trung nguồn lực đầu tư cho các dự
án phát triển nâng cao năng lực sản xuất nội tại, đặc biệt là FMC, khi thực hiện đầu tư
02 nhà máy chế biến thủy sản mới tăng gần gấp 2 công suất chế biến hiện tại.

Cùng với đó Tập Đoàn đã tham gia đầu tư trong đợt phát hành tăng vốn của CTCP
Thực phẩm Sao Ta (FMC) cùng công ty Thực Phẩm Khang An, một công ty thuộc hệ
thống FMC trong đầu năm 2021. Kết quả kinh doanh hợp nhất cả năm 2021 của FMC
đã ghi nhận khá khả quan ở mức 5.199 tỷ tăng trưởng 17,8%.

 Về tình hình hoạt động kinh doanh.

Năm 2021, PAN Group cũng không tránh khỏi những khó khăn chung từ dịch bệnh.
Tuy nhiên doanh nghiệp đã kịp thời đề ra các chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp
để có thể thích ứng với những diễn biến phức tạp của thời tiết, thị trường và tình hình
dịch bệnh.

Theo đó, doanh thu thuần hợp nhất đạt 9.249 tỷ đồng, tăng gần 11% so với cùng kỳ
năm 2020. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 511 tỷ, tăng 53,3% so với cùng kỳ và lợi
nhuận sau thuế hợp nhất cho cổ đông công ty mẹ lên đến 296 tỷ, tăng gần 60% so với
năm 2020.

Với nhiều thành tựu đạt được trong năm 2021 như vậy nhưng tập đoàn Pan cho biết sẽ
không chi trả cổ tức để dồn nguồn lực cho việc thực hiện chiến lược M&A hỗ trợ cho
tăng trưởng của Tập đoàn trong giai đoạn sắp tới.

Lý do lựa chọn Pan Group


Lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm ngày nay đã khác so với hơn 10 năm trước. Kinh
tế Việt Nam mở hơn rất nhiều và Chính phủ đang làm tốt việc hỗ trợ hàng hóa vươn ra
thế giới thông qua các hiệp định thương mại, gần nhất là CPTPP và EVFTA. Cơ hội là
rất lớn, nhưng để có thể hưởng lợi, một thách thức không nhỏ với doanh nghiệp là yêu
cầu ngày càng cao về phát triển bền vững. Các thị trường khó tính sẽ không chấp nhận
hàng hóa dù chất lượng tốt nhưng trong quá trình sản xuất lại vi phạm các tiêu chuẩn
quốc tế về môi trường, xã hội. Điều này không hề dễ dàng với phần lớn doanh nghiệp
Việt.

PAN hiện là một trong số những tập đoàn nông nghiệp, thực phẩm hàng đầu Việt Nam
với vị thế cao nhất trong nhiều ngành mũi nhọn: thị phần giống cây trồng lớn nhất,
đứng đầu về hiệu quả nuôi và chế biến tôm xuất khẩu, sở hữu thương hiệu bánh kẹo
nội địa số 1, nhà máy chế biến gạo có quy mô và hiện đại nhất nước… Pan đến được
vị thế ấy nhờ vào việc lựa chọn chiến lược : PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. Bằng chứng
cho thấy sự thành công của Pan Group là tập đoàn Pan nằm trong top 100 doanh
nghiệp bền vững năm 2020. Vì vậy đây là lý do vì sao nhóm chúng em lựa chọn Pan
Group để phân tích tập đoàn Pan giải quyết mục tiêu tăng trưởng của họ như thế nào.

Một số đề xuất cho sự phát triển trong tương lai của Pan Group.

Tiếp tục mở rộng và hoàn thiện chuỗi khép kín thông qua M&A với các công ty mới
và phát triển hữu cơ các công ty con bằng cách thực hiện các dự án mới.

 Đối vơi các công ty con mà Pan đã đầu tư có thể tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu để
tối đa hoá hiệu quả đầu tư.
 Tiếp tục thực hiện M&A, tìm kiếm cơ hội và mua cổ phần chi phối các công ty
có thế mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm để bổ sung mắc xích
trong chuỗi giá trị Farm-Food-Family

Hợp tác liên kết với các công ty trong và ngoài nước để phát triển các dự án mới trong
lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt là cần phải xúc tiến hợp tác với tập đoàn đa quốc gia
trong ngành nôg ngiệp và thực phẩm góp phần mở rộng thị trường và tiếp nhận chuyển
giao khoa học kỹ thuật hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Ngoài ra, Pan Group cần phải tăng cường và chú trọng hơn trong hoạt động R&D để
có thể phát triển các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn và dễ dàng truy suất. Giữa
các bộ phận của R&D ở các công ty thành viên phải liên kết chặt chẽ với nhau nhằm
hỗ trợ, phối hợp và tối đa hoá hiệu quả R&D của tập đoàn.

You might also like