You are on page 1of 4

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN PAN

1. TỔNG QUAN
a. Quá trình phát triển
CTCP Tập đoàn PAN, tiền thân là CTCP Xuyên Thái Bình, hoạt động trong các lĩnh vực nông
nghiệp, thủy sản, thực phẩm và các dịch vụ tiện ích. Công ty được thành lập từ năm 1998 và
khởi nghiệp kinh doanh với mảng dịch vụ tiện ích thông qua 2 công ty con là Công ty Dịch vụ
PAN Pacific và Công ty Thương mại PAN Pacific. Đến năm 2013, PAN đã thực hiện chiến lược đầu
tư vào lĩnh vực Nông nghiệp và thực phẩm, và hiện tại, PAN đang sở hữu các công ty hàng đầu
trong lĩnh vực này thông qua 2 nền tảng chính là (1) Nông nghiệp (PAN Farm) gồm có PAN
Saladbowl, Vinaseed và (2) Thực phẩm (PAN Food) gồm Bibica, Lafooco, Aquatex Bến Tre, Sao
Ta, Thủy sản 584 Nha Trang

Tập đoàn PAN sản xuất và bán các sản phẩm, dịch vụ thông qua hệ thống công ty con, công ty
liên kết.
b. Cổ đông

Cơ cấu cổ đông của PAN group khá cô đặc, PAN được sở hữu bới nhiều tập đoàn lớn như SSI,
NDH Việt Nam và tỷ lệ free loat của PAN ở mức 30%.

Về cơ cấu quản trị công ty: PAN hiện tại sở hữu 3 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông
nghiệp và thực phẩm bao gồm : PAN FARM, PAN FOOD, PAN CG. Doanh nghiệp cũng sở hữu
mạng lưới phân phối trải rộng khắp 63 tỉnh thành với 450 nhà phân phối. Ngoài ra doanh nghiệp
cón xuất khẩu các nông sản như điều, Hồ tiêu, cà phê, hoa quả sấy sang nhiều thị trường như
MỸ, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản.

2. KẾT QUẢ KINH DOANH


 Tính riêng trong quý 4 Pan group ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.570 tỷ đồng, tăng 40,2% so với cùng kỳ
năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 278 tỷ đồng tăng 83,4%. Luỹ kế cả năm 2021, doanh thu thuần hợp nhất
toàn Tập đoàn đạt 9.972,5 tỷ đồng, tăng gần 20% so với năm 2020.
 Các mảng có tăng trưởng tốt về doanh thu gồm tôm xuất khẩu (19%), giống cây trồng (tăng 18%), hoa xuất
khẩu (tăng 64%), cá tra (tăng 7%), nước mắm truyền thống (tăng 11%), nông dược và khử trùng (tăng 8%).
Cụ thể từ CTCP Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed – NSC), CTCP Khử trùng Việt Nam (VFC), CTCP
Thực phẩm Sao Ta (Fimex VN – FMC), Công ty Thuỷ sản Aquatex Bến Tre (ABT) và CTCP Chế biến hàng xuất
khẩu Long An (Lafooco – LAF).
 Về lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế hợp nhất cả năm đạt 509,8 tỷ, tăng 53% và lợi nhuận sau thuế thuộc cổ
đông công ty mẹ đạt 295,3 tỷ, tăng gần 60% so với 2020.
 Trong khoảng thời gian 6 T đầu năm doanh thu của PAN có sự sụt giảm mạnh mẽ do sự bùng phát dịch
bệnh tuy nhiên trong quý 4 doanh thu của PAN đã bắt đầu hồi phục mạnh. Các chỉ số đo lường lợi nhuận
của doanh nghiệp được cải thiện hơn so với năm 2020.

Cụ thể doanh thu từng mảng kinh doanh của doanh nghiệp:
a. Mảng nông nghiệp
Lĩnh vực nông nghiệp của PAN đến chủ yếu từ hai mảng là hạt giống cây trồng và gạo. Nhìn chung, mặc dù
cả năm bị ảnh hưởng của dịch bệnh song vẫn cho tăng trưởng tương đối tốt – doanh thu +18% YoY và LNST
+16% YoY.
Trong Q4/2021, biên LNG mảng nông nghiệp cải chủ yếu nhờ tăng trưởng tốt từ mảng giống cây trồng
(+15% YoY), với giá bán trung bình tăng 25% so với cùng kỳ. Mặc dù cả năm 2021, biên lợi nhuận gộp của
mảng này giảm 2 điểm % so với cùng kỳ, song vẫn giữ được mức biên lợi nhuận ròng đi ngang trên 11%
b. Mảng tôm

Các nhà máy tại miền Tây (chiếm 80% sản lượng chế biến toàn ngành) phải hạn chế hoạt động do đại dịch
bùng phát, Q4/2021 ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ của tôm xuất khẩu khi các nhà máy được hoạt động
toàn bộ công suất. Biên gộp của nhóm này cũng cải thiện tốt nhờ (1) giảm giá vốn nguyên liệu khi các ao
nuôi tự chủ hiệu quả và (2) giá cước vận tải có phần hạ nhiệt trong Q4/2021.

c. Mảng cá tra

Mảng cá tra của PAN cũng đã ghi nhận phục hồi tốt trong Q4/2021 khi (1) gỡ bỏ giãn cách, các hoạt động
sản xuất bình thường trở lại; (2) tăng trưởng LNG tốt nhờ giá cá nguyên liệu thấp và (3) công ty cải tiến
trong khâu sản xuất giúp tiết kiệm thêm chi phí.

d. Mảng bánh kẹo

Mảng bánh kẹo của doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực bởi dịch bệnh trong 3 quý đầu năm 2021. Trong
quý 4, Hoạt động bán hàng của doanh nghiệp bắt đầu hồi phục nhờ mùa mua sắm cuối năm. Các sản phẩm
như hạt và snack cũng ghi nhận những kết quả kinh doanh tích trong 3 tháng cuối năm.

3. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

Tính đến cuối năm, tổng tài sản PAN gần 5.000 tỷ đồng, lớn nhất là khoản mục đầu tư vào công ty con
hơn 2.734 tỷ đồng. Kế đến là khoản mục tiền và tương đương tiền 1.110 tỷ đồng, khoản phải thu ngắn
hạn 984 tỷ đồng (tập trung ở phải thu các bên liên quan gần 818 tỷ đồng).
Với khoản đầu tư vào công ty con, hiện các công ty con của PAN bao gồm CTCP Thực phẩm PAN, CTCP
PAN Farm, CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC), CTCP Phân phối hàng tiêu dùng PAN, CTCP cà phê Golden
Beans.

Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn của doanh nghiệp:

- Nợ ngắn hạn tăng mạnh trong quý 4 khi doanh nghiệp gia tăng nhu cầu tại trợ vốn ngắn hạn đáp
ứng nhu cầu tăng cao sau khi việc giãn cách được nới lỏng.
- Nợ dài hạn được doanh nghiệp cắt giảm giúp làm giảm chi phí lãi vay.

Nhìn chung các hệ số về đòn bẩy và cơ cấu vốn của PAN không có quá nhiều biến động.

4. LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ

a. Hợp nhất với VFG trong năm 2022


Trong năm 2021 PAN đã gia tăng tỷ lệ sở hữu tại VFG lên 51% tập đoàn được quyền kiểm soát
VFG và VFG trở thành công ty con sở hữu gián tiếp, đồng nghĩa với việc KQKD của VFG sẽ được
hợp nhất với PAN, Tuy nhiên theo thông tin từ cty thì kết quả kinh doanh của VFG sẽ chính thức
hợp nhất vào PAN trong năm 2022

Ngoài ra vào ngày 17/1.2022 syngenta Viet Nam và VFG đã kỳ thoản thuận hợp tác chiến lược.
Cụ thể Kể từ 25/2, CTCP Khử trùng Việt Nam (VFC) sẽ bắt đầu phân phối 2 sản phẩm chiến lược
rất quan trọng của Syngenta trong việc quản lý thiệt hại cho cây trồng là Amistar Top và Virtako.
Do đó có thể kì vọng một kịch bản tích cực đối với KQKD của VFG trong năm 2022 ít nhất ở mức
30%.

b. Triển vọng doanh thu mảng thủy sản

Nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người trên thế giới tăng đang tạo ra tiềm năng tăng
trưởng lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Bên cạnh đó, các Hiệp định
thương mại tự do (FTA) cũng tạo ra động lực tăng trưởng cho toàn ngành.

Tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người sẽ tăng 3,6% trong giai đoạn 2020-2030. Vào năm
2030, nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ cung cấp 57% lượng cá được sử dụng cho con người, so với
53% trong giai đoạn 2018-2020.

Theo EVFTA, đối với tôm xuất khẩu từ Việt Nam sang EU, thuế suất đối với tôm sú là 0%, trong
khi thuế đối với tôm thẻ chân trắng đông lạnh sẽ giảm dần về 0% cho đến năm 2025.

FMC (ngành tôm) vẫn giữ đúng tiến độ hoành thành và đưa vào vận hành 2 nhà máy mới nhằm
tăng công suất (tăng 70% công suất so với cùng kỳ) và dự kiến đưa vào sản xuất trong năm 2022.
Trong khi đó, ABT (cá tra và nghêu) thực hiện cải tiến sản xuất nhằm tối ưu chi phí, cải thiện biên
lợi nhuận.

c. Bibica kỳ vọng hồi phục năm 2022


Trong năm 2021 kết quả kinh doanh của BBC chịu tác động tiêu cực bởi tác động của dịch bệnh.
Trong năm 2022 mảng bánh kẹo được kỳ vọng tăng trưởng nhờ nhu cầu tiêu thụ bắt đầu hồi
phục.
Theo Bộ Công thương, mức tăng trưởng doanh thu c̠ủa̠ nhóm mặt hàng bánh kẹo ѵào khoảng
15%/năm, với doanh số toàn thị trường ước khoảng 51 nghìn tỷ đồng.

d. Kế hoạch tăng vốn trong năm 2022

Với số vốn từ phát hành thêm và chào bán (hơn 1,600 tỷ VNĐ), PAN dự định sẽ đầu tư nâng sở
hữu tại các công ty con như VFG, BBC, ABT,…Ngoài ra, công ty cũng sẽ sử dụng 1 phần số vốn
này (400 tỷ VNĐ) nhằm đầu tư M&A vào các công ty mới phù hợp với các chiến lược chung của
tập đoàn. Một phần của số vốn kể trên dự kiến đầu tư mở rộng kinh doanh qua góp thêm vốn
vào CTCP Chế biến Thực phẩm xuất khẩu Long An và tái cơ cấu khoản vay, giảm áp lực tài chính.

Logic đầu tư những cổ phiếu này là để kế hoạch phát hành thành công, chắc chắn, giá cổ phiếu
phải được “đánh” lên trên mệnh giá. Và thực tế, diễn biến giá của nhiều cổ phiếu đúng như
“kịch bản” này.

Để tăng vốn thành công, các doanh nghiệp thường sẽ công bố thông tin tích cực về kết quả kinh
doanh, hoặc triển vọng của các dự án mới. Nhà đầu tư dựa trên những “thông tin tốt” này để
mua vào.

Rủi ro:

 Các rủi ro về nguyên liệu đầu vào, nhu cầu thị trường và sức ép cạnh tranh, khí hậu và diện tích
đất nông nghiệp, sự cố môi trường, sự cố chất lượng đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp
 Rủi do M&A xảy ra khi PAN thực hiện việc đầu tư vào các doanh nghiệp do sự khác biệt về môi
trường văn hoá, nguồn lực trung và cao cấp

You might also like