You are on page 1of 2

Cách mạng công nghiệp 4.

0 hay còn được gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ 4, là cuộc cách mạng tập trung chủ yếu vào công cuộc công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước. Trong đó, lĩnh vực sản xuất, cụ thể là lĩnh vực công nghiệp sản
xuất thực phẩm đồ uống đặc biệt được quan tâm và đẩy mạnh phát triển trong
những năm gần đây. Nghiên cứu định lượng sử dụng hồi quy dữ liệu bảng đối với
55 doanh nghiệp niêm yết ngành Thực phẩm tại Việt Nam trong giai đoạn 2015 –
2020. Kết quả cho thấy, tuổi của doanh nghiệp, quy mô của doanh nghiệp, tỷ lệ
đòn bẩy và tính thanh khoản là những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp này. Với sự phát triển đi lên của xã hội, con
người xu hướng mở rộng và áp dụng công nghệ thay thế lao động thủ công trong
quá trình sản xuất góp phần tiết kiệm thời gian, sức lực và nâng cao năng suất lao
động cũng như chất lượng đầu ra của đơn vị.
Trước năm 2020, thị trường ngành thực phẩm Việt Nam liên tục tăng trưởng và được đánh giá rất tiềm
năng. Năm 2019, Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có mức tăng trưởng trong tiêu dùng thực phẩm,
đồ uống hấp dẫn trên toàn cầu và xếp thứ 10 ở châu Á (Business Monitor International-BMI, 2019). Theo
ước tính của BMI, đến năm 2030, thị trường Việt Nam là thị trường lớn thứ ba Đông Nam Á về số lượng
người tiêu dùng và đứng thứ năm về tổng chi tiêu, vì vậy Việt Nam sẽ trở thành một thị trường đầy tiềm
năng cho sự phát triển của ngành Thực phẩm. Tuy nhiên sau làn sóng đại dịch Covid 19, các doanh
nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp thực phẩm nói riêng đều chịu thiệt hại nặng nề.

Theo khảo sát của VietNam Report, trong năm 2020 các công ty ngành thực phẩm Việt Nam được khảo
sát cho rằng không chịu tác động quá nhiều của đại dịch. Tuy nhiên đến năm 2021, ảnh hưởng của Covid
19 đến doanh nghiệp thực phẩm đã trở nên rõ nét từ tháng 4 khi Việt Nam bùng phát dịch và tiếp tục
khiến các doanh nghiệp thiệt hại nghiệm trọng đến tháng 9/2021, với hơn 91% công ty chịu ảnh hưởng.

Cũng theo Vietnam Report, ảnh hưởng của đại dịch đến các doanh nghiệp là rất lớn khi có đến 47,8% số
doanh nghiệp thực phẩm chịu tác động nghiêm trọng vừa phải và 43,5% chịu tác động nghiêm trọng,
trong khi đó, những con số này ở năm 2020 lần lượt chỉ là 36,8% và 15,8%. Có đến 17% doanh nghiệp
thực phẩm gặp khó khăn về thanh khoản trong năm 2021, ngay cả với các doanh nghiệp có dự trữ tiền
mặt lớn, lý do chính là tình trạng giãn cách xã hội duy trì với thời gian kéo dài.

Khảo sát của VNExpress trong thời điểm tháng 8/2021 cũng chỉ ra rằng: dòng tiền của 46% doanh nghiệp
đã cạn, chỉ đủ để doanh nghiệp duy trì hoạt động trong 1-3 tháng. Dẫn đến nhu cầu vay vốn để duy trì
hoạt động sản xuất kinh doanh sống sót sau đại dịch.

Dù vậy, bên cạnh các khó khăn chung, một số doanh nghiệp thực phẩm đã tận dụng được lợi thế trong
đại dịch, đặc biệt là các công ty kinh doanh các sản phẩm thực phẩm thiết yếu – mặt hàng không bị ảnh
hưởng trong thời kỳ giãn cách. Tiêu biểu là Masan trong năm 2021, tập đoàn đạt doanh thu thuần
88.629 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2020, lợi nhuận sau thuế tăng trưởng ấn tượng lên 593,8%, đạt
mức 8.561 tỷ đồng.
Hiện nay, ngành Thực phẩm là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam. Theo Tổng cục thống kê (2021), ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm Việt Nam giai đoạn 2016 –
2020 đã tăng trưởng gần 7%/năm.

Để có thể khai thác hiệu quả thị trường tiềm năng này, trong thời gian tới, doanh nghiệp thuộc ngành
Thực phẩm tại Việt Nam cần đánh giá lại nội lực; xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh. Đây chính là động lực để nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động
đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngành Thực phẩm Việt Nam, cụ thể là
các doanh nghiệp thực phẩm niêm yết trong giai đoạn 2015-2020.

1.3 Tổng quan tìm hiểu về ngành thưc phẩm - đồ uống

Môi trường hoạt động ngành nhìn chung có nhiều triển vọng. 

You might also like