You are on page 1of 13

1.

Môi trường vĩ mô
1.1 Môi trường tự nhiên
Vị trí địa lý: Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu vực, có đường
bờ biển dài, nhiều cảng biển lớn thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hoá của công ty.
Khí hậu: Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa tạo thuận lợi cho việc kinh doanh
sản phẩm theo từng mùa, đây là cơ hội cho nhiều dòng sản phâtm đa dạng thâm nhập vào
thị trường.
Địa hình, đường xá giao thông: Còn nhiều bất tiện không chỉ là khó khăn riêng của
Unilever mà là khó khăn chung của tất cả doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam
trong việc mở rộng thị trường về các tỉnh miền núi vùng sâu, vùng xa.
1.2 Văn hoá – xã hội:
Người Việt dễ chấp nhận những gì là mới mẻ và có quan điểm cách tân có thái độ
chào đón những cái mới, miễn là những cái mới này phù hợp với cách sống cách tư duy
của họ. Họ thích tiêu dùng những sản phẩm mới, luôn mới thì càng tốt với chất lượng
ngày càng được nâng cao, thậm chí khi họ chưa biết đến một sản phẩm nào đó, vấn đề để
quảng cáo cho sản phẩm mới cũng không gặp quá nhiều khó khan. Điều này đến từ việc
người Việt Nam rất tò mò. Đây là một khía cạnh nếu khai thác tốt thì sẽ đưa được sản
phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, công ty khi tiến hành khuyếch trương, quảng cáo
chỉ cần kích thích sự tò mò của họ là sản phẩm ấy cũng sẽ thành công.
Người Việt nói chung không có sự bài trừ một cái gì đó liên quan đến thẩm mỹ,
trừ những trường hợp có liên quan đến thuần phong mỹ tục của họ. Người Việt Nam nói
chung có tâm lý sinh hàng ngoại không chỉ bởi chất lượng, mẫu mã mà còn bởi uy tín
thương hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời hàng Việt Nam chưa tạo được
niềm tin đối với người tiêu dùng do nhiều nguyên nhân: có thể kể đến như chất lượng sản
phẩm chưa cao, chủng loại sản phẩm còn nghèo nàn, mẫu mã kém hấp dẫn. Điều này đã
tạo cơ hội cho hàng ngoại xâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam và từng bước phát triển
vững chắc. Unilever cũng không là ngoại lệ.
Ngoại ngữ có ảnh hưởng tới mức độ phổ biến sản phẩm trên thị trường Người Việt
Nam nhìn chung có trình độ ngoại ngữ không cao trong khi hầu hết các sån phẩm ngoại
nhập đều sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh. Chẳng hạn như người dân không biết hết được
công dụng cũng như cách sử dụng sản phẩm một cách có hiệu quả dẫn tới tâm lý e ngại
trong việc lựa chọn sản phẩm của công ty. Nhận thức được điều này Unilever đã nhanh
chóng khắc phục bằng việc thiết kế bao bì cho sản phẩm sử dụng tiếng Việt tạo điều kiện
cho người tiêu dùng Việt Nam có thể hiểu thêm về sản phẩm và lựa chọn sån phẩm.

1
Tôn giáo: Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng
cáo sản phẩm không chịu nhiều ràng buộc khắt khe như nhiều nước châu Á khác.
1.3 Dân số - nhân khẩu học:
1.3.1 Dân số:
Những người làm Marketing quan tâm sâu sắc đến quy mô và tỷ lệ tăng dân số ở
các thành phố, khu vực và quốc gia khác nhau, sự phân bố tuổi tác và cơ cấu dân tộc,
trình độ học vấn, mẫu hình hộ gia đình, cũng như các đặc điểm và phong trào của khu
vực. Quy mô và tốc độ tặng dân số Kết quả đợt tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009
cho thấy: Dân số Việt Nam là 85,8 triệu người, đứng thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á. Như
vậy, sau 10 năm (từ 1999 đến 2009), dân số nước ta tăng thêm 9,47 triệu người, trung
bình mỗi năm, dân số nước ta tăng gần 1 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm
giữa 2 cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở (1999 và 2009) là 1,2%/năm. Với quy mô dân
số đông và tốc độ tăng dân số nhanh như vậy Việt Nam thực sự là thị trường hấp dẫn đối
với công ty.
Về Cơ cấu dân số. Theo kết quả điều tra, Việt Nam đang trong thời kỳ “Cơ cấu
dân số vàng”, thời kỳ các nhóm trong độ tuổi lao động cao gấp đôi nhóm dân số trong độ
tuổi phụ thuộc. So với năm 1999, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33% xuống còn
25% năm. Trong khi đó, tỷ trọng dân số nhóm 15 – 59 tăng từ 58% lên 66% vào năm
2009. Nhóm dân số từ 60 trở lên tăng từ 8% lên 9%. Thời kỳ này chỉ diễn ra 1 lần trong
một thế hệ, thường chỉ kéo dài trong vòng 15 - 30 năm hoặc 40 năm (tùy thuộc vào việc
kiềm chế mức sinh).
Dân số đông, lại tăng lớn, nên nguồn lao động vốn đã dồi dào, tạo áp lực cho việc
giải quyết công ăn việc làm hàng năm; trong điều kiện quy mô kinh tế còn thấp thì năng
suất lao động thấp (bình quân 1 năm lao động chỉ đạt khoảng 1.959 USD, trong đó của
nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản chỉ có 821 USD, riêng nông nghiệp còn thấp
hơn nữa).
Lợi thế giá lao động rẻ đang giảm dần, mặt khác xét về thu nhập, sức mua có khả
năng thanh toán lại thấp, dễ phát sinh đình công, cũng như bị kiện bán phá giá.
Cơ cấu dân số có tác động rất lớn đến cơ cấu nhu cầu của các hàng hóa dịch vụ cụ
thể và đến đặc tính nhu cầu. Những tham số điển hình của cơ cấu dân số thường được các
nhà marketing, đặc biệt là trong lĩnh vực hàng tiêu dùng, quan tâm là: giới tính và tuổi
tác.
Mức sinh đang ngày càng giảm sẽ thúc đẩy quá trình già hoá dân số trong khoảng
10- 20 năm tới. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm
của các doanh nghiệp theo hướng phục vụ lớp người cao tuổi nhiều hơn.
2
Bên cạnh đó tỷ lệ người trên 60 tuổi là 9.5% (2008) như vậy tỷ lệ người trẻ và
trung niên là khá cao, mang đến cho các công ty kinh doanh trong lĩnh vực này một
lượng khách hàng khá lớn. Như vậy có thể nhận thấy Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ tạo
nhiều cơ hội cho Unilever tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Sự di chuyển chỗ ở trong
dân cư Tại Việt Nam quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Các đô thị lớn như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh ngày càng trở nên đông đúc đem lại cơ hội kinh doanh cho công
ty. Chính sách dân số Chính sách dân số - kế hoạch hóa của Việt Nam sẽ khiến trong vài
thập niên nữa, lớp trẻ sẽ già đi và cơ cấu dân số già sẽ không còn là lợi thế cho Unilever
1.4 Kinh tế
Trong suốt 2 năm chịu ảnh hưởng của Covid – 19, thị trường tiêu thụ, thị trường
cung ứng nguyên vật liệu cũng như việc lưu thông hàng hóa của toàn thế giới trở nên khó
khăn và trì trệ bởi các chính sách giãn cách xã hội. Và Việt Nam cũng không nằm ngoài
xu thế chung, nền kinh tế của Việt Nam đã có sự sụt giảm ở các ngành kinh doanh trực
tiếp nhưng có một khía cạnh khác có sự tăng trưởng vượt bậc – đó là hình thức kinh
doanh online (thông qua các trang web và nền tảng thương mại điện tử). Mặc dù hiện tại
Việt Nam đang trên đà hồi phục nhanh ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, các hoạt động sản
xuất kinh doanh đã trở lại trạng thái bình thường như trước khi dịch Covid-19 xuất hiện,
nhưng từ những ảnh hưởng trong suốt 2 năm dịch đã hình thành nên thói quen mua hàng
trên nền tảng điện tử cũng như việc thanh toán số phát triển.
Ngoài sự tác động của dịch bệnh, nền kinh tế nước ta đang phải đối mặt với nhiều
khó khăn, thách thức như giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao, nhất là giá xăng
dầu; áp lực lạm phát gia tăng ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mô, hoạt động sản xuất,
kinh doanh và đời sống của người dân. Các ảnh hưởng này đến từ cuộc chiến tranh giữa
Nga và Ukraina. Cụ thể hơn, cuộc chiến tranh này đã gây nên việc bất định gia tăng với
các lệnh trừng phạt, chuỗi cung ứng tiếp tục bị đứt gãy, khiến giá cả, lạm phát toàn cầu
gia tăng, buộc các nước phải đẩy nhanh tốc độ thu hẹp chính sách tài khóa và tiền tệ, tăng
lãi suất để kiểm soát lạm phát, khiến đà phục hồi kinh tế thế giới năm 2022 ngày càng
gập ghềnh hơn và có thể đối mặt với nguy cơ đình lạm cục bộ; dự báo chỉ đạt mức tăng
trưởng khoảng 2,9% (so với mức tăng trưởng 6,1% năm trước); trong khi lạm phát bình
quân toàn cầu dự báo tăng mạnh, ở mức khoảng 6,2% (so với mức 3,8% năm trước); rủi
ro an ninh năng lượng, an ninh lương thực tại nhiều nước trên thế giới ngày càng rõ nét.
Mặc dù gặp nhiều thách thức nhưng nhìn một cách tổng quan thì kinh tế của Việt
Nam có một số điểm sáng trong tháng 07/2022 như sau:
- Về sử dụng GDP 6 tháng đầu năm 2022, tiêu dùng cuối cùng tăng 6,06% so với
cùng kỳ năm 2021; tích lũy tài sản tăng 3,92%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
tăng 9,10%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,41%.
3
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước; tăng
3,18% so với tháng 12/2021 và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân
quý II/2022 tăng 2,96% so với quý II/2021. Bình quân 6 tháng đầu năm, CPI tăng
2,44% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,25%. Chỉ số giá vàng
tháng 6/2022 giảm 1,14% so với tháng trước; tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2021;
bình quân 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,63%. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2022
tăng 0,72% so với tháng trước và tăng 1,23% so với cùng kỳ năm 2021; bình quân
6 tháng đầu năm 2022 giảm 0,2%.
- Ngành công nghiệp đã lấy đà tăng trưởng, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng
7/2022 tăng mức cao trong sáu tháng liên tiếp, ước tăng 11,2%. Chỉ số sản xuất
của ngành chế biến chế tạo tháng 7/2022 tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 7 tháng năm 2022 tăng 9,7%, trong đó có nhiều ngành công nghiệp
trọng điểm tăng trưởng cao
- Hoạt động thương mại dịch vụ sôi động, có mức tăng trưởng khá so với tháng
trước và tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và
doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Bảy năm 2022 ước đạt 486 nghìn tỷ đồng, tăng
42,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng năm 2022, tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 3.205,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16%
so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,3%).
- Kinh tế Việt Nam đang phục hồi khá nhanh và khởi sắc trên nhiều lĩnh vực, doanh
nghiệp thích ứng tốt với bối cảnh mới, số lượng doanh nghiệp gia nhập thị trường
tiếp tục tăng cao. Số doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng năm 2022 là 89,4
nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và tổng số lao động đăng ký 621 nghìn
lao động, tăng 17,9% về số doanh nghiệp và tăng 11,8% về số lao động so với
cùng kỳ năm trước. Số doanh nghiệp tham gia thị trường 7 tháng đầu năm 2022
đạt 133,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 26,8/% so với cùng kỳ năm trước; số doanh
nghiệp rút lui khỏi thị trường là 94,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 18,7%.
- Vốn đầu tư tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn đầu tư thực hiện từ
nguồn ngân sách Nhà nước ước tính tăng 11,9%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
thực hiện tại Việt Nam 7 tháng năm 2022 đạt 11,6 tỷ USD, là giá trị cao nhất của 7
tháng các năm 2018-2022, tạo năng lực mới quan trọng cho tăng trưởng kinh tế
năm 2022.
Cơ hội:
- Mức sống và thu nhập của người dân đã tăng cao, giúp cho việc tiêu dùng được
đẩy mạnh.

4
- Ngành bán lẻ và logistic Việt Nam phát triển rất nhanh trong các năm qua, giúp
cho việc phân phối sản phẩm đơn giản và tiện lợi hơn, từ đó giảm được các chi phí
không cần thiết.
- Nền kinh tế Việt Nam khá ổn định và không ngừng tăng trưởng nhanh so với thế
giới, vì vậy thị trường Việt Nam luôn được các doanh nghiệp chú ý và mở rộng
việc đầu tư và sản xuất tại Việt Nam.
1.5 Khoa học – công nghệ
Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học -
công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát
triển nhanh và bền vững. Hiện nay, trước những thách thức đặt ra từ cuộc Cách mạng
công nghiệp 4.0 và quá trình hội nhập quốc tế, Đại hội XIII của Đảng đặc biệt chú trọng
vai trò của khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đó là một trong những đột phá
chiến lược phát triển đất nước giai đoạn tới.
Những đóng góp quan trọng của khoa học - công nghệ vào thành tựu phát triển
chung của đất nước giai đoạn vừa qua được thể hiện qua các kết quả nổi bật sau:
- Một là, lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đã đóng góp vào xây dựng chủ
trương, đường lối, chính sách, trực tiếp nhất là Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng; thực hiện các chương trình, nhiệm vụ khoa học lớn, như Đề án Nghiên cứu,
biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam; xây dựng bộ Địa chí quốc gia Việt Nam; nghiên
cứu các xu thế mới của thế giới (như cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư...).
- Hai là, khoa học cơ bản đạt được nhiều thành tựu, thể hiện qua các chỉ số xếp
hạng, công bố quốc tế. Số lượng bài báo công bố quốc tế ISI của Việt Nam trong
giai đoạn 2016 - 2020 tăng trung bình 20%. Riêng trong năm 2020, công bố quốc
tế của Việt Nam tăng 45% so với năm 2019.
- Ba là, khoa học - công nghệ ứng dụng thể hiện những bước tiến rõ nét về trình độ
công nghệ. Chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng
trưởng tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011 - 2015 lên 45,2% giai đoạn 2016 -
2020. Khoa học - công nghệ ngày càng đóng góp nhiều vào giá trị gia tăng của sản
phẩm hàng hóa.
- Bốn là, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là
5,8%/năm (cao hơn mức 4,3%/năm của giai đoạn 2011 - 2015). Tỷ trọng giá trị
xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tăng từ
19% năm 2010 lên khoảng 50% năm 2020. Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam
trong những năm gần đây liên tục tăng vượt bậc, năm 2020 xếp thứ 42/131 quốc
gia, dẫn đầu nhóm quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 trong khu vực
Đông Nam Á (sau Xin-ga-po và Ma-lai-xi-a).
5
- Năm là, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam bắt đầu được hình
thành và phát triển. Hiện nay, có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo tại Việt Nam(1). Số lượng vốn được công bố đầu tư vào các doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo đạt xấp xỉ 1 tỷ USD liên tiếp trong 2 năm gần đây, tăng gấp 3
lần so với năm 2017, đưa Việt Nam trở thành quốc gia năng động thứ 3 Đông
Nam Á về khởi nghiệp sáng tạo(2).
- Sáu là, nguồn lực tài chính từ xã hội cho khoa học - công nghệ tăng mạnh. Tỷ
trọng đầu tư giữa Nhà nước và doanh nghiệp được cải thiện theo chiều hướng tích
cực. Nếu 10 năm trước đây, kinh phí hoạt động khoa học - công nghệ chủ yếu dựa
vào ngân sách nhà nước (chiếm khoảng 70% - 80% tổng đầu tư cho khoa học -
công nghệ), thì nay đầu tư từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp đã tương đối
cân bằng, với tỷ lệ tương ứng là 52% và 48%.
- Bảy là, nghiên cứu khoa học - công nghệ đã có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt
động phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đây là kết quả của đầu tư nghiên cứu
khoa học và công nghệ trong một thời gian dài, đã tạo nền tảng để các tổ chức
nghiên cứu phát triển nhanh các sản phẩm, như test-kit, vắc-xin, rô-bốt tự hành,
công nghệ truy vết...
- Tám là, hệ thống các tổ chức khoa học - công nghệ phát triển mạnh, đội ngũ nhân
lực khoa học - công nghệ phát triển cả về số lượng và chất lượng với khoảng
72.990 cán bộ nghiên cứu tương đương toàn thời gian (đạt 7,6 người/vạn dân),
trong đó, có nhiều nhà khoa học uy tín, được thế giới công nhận. Hệ thống sở hữu
trí tuệ và tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng ngày càng hoàn thiện, góp phần khuyến
khích hoạt động nghiên cứu sáng tạo trong nước, tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa.
- Chín là, hoạt động khoa học - công nghệ liên tục đổi mới, tham gia hiệu quả vào
các khâu trong quá trình sản xuất của các ngành, lĩnh vực: Trong lĩnh vực nông
nghiệp: khoa học - công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của ngành và
38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm
các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà-phê, hồ tiêu, cao su, điều nhân...
Đáng chú ý, theo Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 11/5/2022 do Phó Thủ tướng
Vũ Đức Đam ký ban hành Chiến lược phát triển khoa học - công nghệ và đổi mới sáng
tạo đến năm 2030, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đóng vai trò quan trọng phát
triển công nghiệp mũi nhọn, trọng tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo, góp phần quan
trọng vào cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng hiện đại, đưa nước ta trở thành nước có công
nghiệp hiện đại vào năm 2030; tham gia tích cực, hiệu quả và tận dụng lợi thế thương
mại, cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến năm 2030, tỷ trọng giá trị
sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%.
6
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần quan trọng trong xây dựng,
phát triển giá trị văn hóa, xã hội, con người Việt Nam; cung cấp luận cứ khoa học cho
việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước; đóng góp vào chỉ
số phát triển con người (HDI) duy trì hơn 0,7. Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII)
không ngừng được cải thiện, thuộc nhóm 40 quốc gia hàng đầu thế giới.
Cơ hội: 
- Việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại vào quá trình sản
xuất kinh doanh sẽ góp phần tăng hiệu quả kinh doanh,giảm chi phí, thu hút sức
mua của khách hàng. 
- Áp dụng công nghệ tiên tiến vào việc quảng cáo thông qua báo đài, truyền thanh,
…sẽ tiếp cận gần hơn với khách hàng
1.6 Chính trị – Luật pháp
1.6.1 Chính trị
Nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực trong quý 2 và 6 tháng đầu năm 2022:
- Cho thấy toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực cố gắng đạt được nhiều kết quả
quan trọng trên các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, phòng, chống dịch COVID-
19, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực…
- Một số kết quả nổi bật cụ thể công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị,
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được thực hiện hiệu quả. Những mục
tiêu định hướng lớn Đại hội XIII của Đảng đã đề ra tiếp tục được tổ chức triển
khai, cụ thể hóa.
- Quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Các hoạt động đối
ngoại diễn ra sôi động, thiết thực, hiệu quả, góp phần tăng cường quan hệ và tin
cậy chính trị, làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác, hữu nghị, thủy chung với các
nước láng giềng, bạn bè truyền thống.   
Như vậy có thể đúc kết rằng, nước ta có nền chính trị ổn định, đảm bảo kinh doanh
thuận lợi. Nước ta chủ trương thực hiện nền kinh tế mở, định hướng XHCN, tạo điều kiện
giao lưu, trao đổi cũng như tìm kiếm cơ hội đầu tư hoặc thiết lập mối quan hệ hợp tác với
các doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm phát triển có hiệu quả.
1.6.2 Luật pháp
Hệ thống pháp luật Việt Nam đã không ngừng được xây dựng và hoàn thiện. Tuy
nhiên cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, sự chồng chéo mâu thuẫn, thiếu đồng bộ

7
với nhau, gây cản trở và đè nặng lên người dân,...về hệ thống pháp luật vẫn xuất hiện rất
phổ biến.
Tuy nhiên, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực nhằm xây dựng,
hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài
bằng cách đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản nhằm triển khai thực hiện. Trên cơ sở
những quan điểm chỉ đạo định hướng về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt nam trong đó có hoàn thiện hệ thống pháp luật. Những quan điểm cơ bản về
hoàn thiện hệ thống pháp luật mà Đảng ta đã xác định mang tính kế thừa, phát triển, phù
hợp với xu thế phát triển đất nước trong bối cảnh mới.
Nhà nước không ngừng tăng cường việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho
người dân tại địa phương.
Ngoài việc phổ cập và hoàn thiện pháp luật, thì hiện tại pháp luật Việt Nam còn
tạo các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Cụ thể như việc giảm thuế suất thuế
GTGT hay giảm lãi suất cho vay, cùng các chính sách về thuế xuất khẩu – nhập khẩu đã
phần nào thu hút được sự đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, điều này giúp phát triển
nền kinh tế của Việt Nam nói chung đồng thời cũng là tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp có thể hoạt động bình thường và phát triển ổn định.
1.6.3 Cơ hội:
- Nền chính trị ổn định là môi trường thuận lợi để thực hiện các hoạt động kinh
doanh.
- Pháp luật được thực thi một cách công bằng, đúng lúc, giúp ổn định xã hội, từ đó
giúp cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư, sản xuất.
2. Môi trường vi mô
2.1 Cạnh tranh trong nghành:
Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Unilever là hãng Procter & Gamble (P&G), Nestlé,
Kraft Foods, Mars Incorporated, Reckitt Benckiser và Henkel.
Hiện nay, trong ngành hóa mỹ phẩm như dầu gội đầu - một thị trường có sự cạnh
tranh có lẽ không gì khốc liệt bằng. Mỗi giờ vàng quảng cáo trên ti vi hầu như chỉ để
dành quảng cáo dầu gội đầu.
- Sunsilk – Óng mượt từ mọi góc nhìn. Thuộc tính Óng mượt
- Head & Shoulders – Trị gàu sau một lần gội. Thuộc tính Trị gàu
- Dove – Chăm sóc hư tổn. Thuộc tính Chăm sóc
- Pantene – Phục hồi độ ẩm cho tóc. Thuộc tính Độ ẩm
- Clear – Gội sạch sâu, đánh bay gàu. Thuộc tính Sạch sâu

8
- Rejoice – Tóc mềm mượt. Thuộc tính Mềm mượt
Trong kinh doanh việc xây dựng một thuộc tính để tạo ra sự khác biệt hóa với đối
thủ cạnh tranh là điều vô cùng quan trọng.
Sở hữu những thuộc tính khá mạnh và là hàng tiêu dùng nhanh, sự cạnh tranh lại
quá khốc liệt nên dù biết là tốn kém nhưng các thương hiệu trên vẫn hàng ngày đổ tiền
quảng cáo vào giờ vàng trong suốt 365 ngày không ngừng nghỉ. Và họ cũng chỉ cố gắng
là đi theo thuộc tính tạo sự khác biệt cho thương hiệu đó.
Sau này thị trường còn biết đến thương hiệu Dermylan của Công ty Đại Việt
Hương với thuộc tính trị gàu nhưng rất nhanh sau đó thương hiệu này không thể cạnh
tranh nổi với các thương hiệu trên vì thuộc tính trị gàu đã bị Head & Shoulders chiếm
trọn.
Cũng một thương hiệu khác của Việt Nam nhưng nhờ rõ thuộc tính nên thành công
hơn là dầu gội Thái Dương 3 và Thái Dương 7 của công ty Cổ phần Sao Thái Dương.
Thuộc tính không gàu, không ngứa, đây là thuộc tính rất mạnh giúp Thái Dương khác
biệt với đối thủ, và cũng giúp Thái Dương thành công khi cạnh tranh trực tiếp với các
ông lớn như Unilever.
Đối với ngành hàng dầu gội đầu, khi tung ra một sản phẩm, công ty phải dựa vào
nhiều yếu tố ảnh hưởng. Tuy nhiên, mỗi nhãn hiệu đều có đặc tính riêng phục vụ cho một
nhóm khách hàng nào đó. Một minh chứng cụ thể cho vấn đề này là từ trước đến nay,
Clear vẫn đi theo một định hướng là dầu gội trị gàu và là một trong những nhãn hàng tiên
phong dẫn đạo trong lĩnh vực này nên xét về tính khả năng cạnh tranh thì Clear có tính
cạnh tranh cao nhất. Mặc dù hiện nay, Clear có rất nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn
được đánh giá cao hơn các đối thủ bởi theo nghiên cứu của Trung Tâm kỹ thuật toàn cầu
thì khả năng trị gàu của Clear cao hơn 3 lần so với các sản phẩm trị gàu khác. Đối thủ
cạnh tranh chính của Clear là Head & Shoulder của P&G. 
Đây không chỉ là thách thức cho các nhà sản xuất trong nước mà còn là cơ hội để các
doanh nghiệp học hỏi về kinh nghiệm:
- Cơ cấu hệ thống nhân sự quản lý tốt.
-  Nguồn vốn mạnh và luôn được ổn định.
- Công ty luôn duy trì mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nhà cung ứng, nhà sản
xuất cũng như các nhà phân phối.
Cơ hội: Khẳng định vị trí trên thương trường và tạo hiệu quả tích cực trong kinh doanh
sản phẩm.
2.2 Cạnh tranh tiềm ẩn:
Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
- Có thể là nhân viên của công ty, am hiểu rõ về sản phẩm sau đó rời khỏi công ty
để ra hoạt động riêng lẻ.

9
- Những nhà đầu tư cũng có nguy cơ rời bỏ công ty để thành lập, kinh doanh mặt
hàng tương tự.
- Những nhà kinh doanh có ý định chuyển sang loại hình kinh doanh ngành hàng
hóa mỹ phẩm như dầu gội đầu,... 
- Quyền thương lượng từ các nhà cung cấp: Yếu tố bên ngoài này tác động một lực
lượng vừa phải lên môi trường ngành hàng tiêu dùng. Ngoài ra, số lượng nhà cung
cấp vừa phải cho phép họ tạo ra ảnh hưởng đáng kể những hạn chế đối với các
công ty như Unilever.
Cơ hội:
- Sản phẩm dầu gội Love Beauty and Planet là 1 thương hiệu đang phát triển hiện
nay, đang dần chiếm lĩnh thị trường dầu gội với các điểm mạnh như: Dầu gội được
đặc chế dành riêng được làm từ các nguyên liệu tuyển chọn từ các nguồn cung ứng
có đạo đức và bền vững. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi lần gội đầu, làm tươi
mới mái tóc của mình, bạn đã trao gửi một chút yêu thương tới cho trái đất này, thị
trường phân phối sản phẩm rộng cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn sẽ
thu hút và tạo sự tin tưởng ở phần lớn khách hàng. 
- Nhận biết được các đối thủ sẽ dễ dàng đưa ra các chiến lược kinh doanh nhằm lôi
kéo khách hàng về phía công ty.
2.3 Sản phẩm thay thế
Doanh nghiệp sẽ bị đe dọa nghiêm trọng bởi các ngành kinh doanh khác cung
cấp các sản phẩm có thể thay thế cho sản phẩm của doanh nghiệp trong các điều kiện sau:
- Xuất hiện những công nghệ mới sẽ làm cho những công nghệ hiện tại lỗi thời
- Sự thay đổi sản phẩm nhanh chóng, liên tục xuất hiện những sản phẩm mới dựa
trên đột biến công nghệ có thể làm biến mất nhiều ngành kinh doanh truyền thống.
Chúng ta dễ nhận thấy nhiều nghề truyền thống đã và đang mất đi vì đã bị những
ngành sản xuất hiện đại thay thế. 
- Sự tồn tại của sản phẩm thay thế luôn là rào cản hạn chế mức lợi nhuận tiệm năng
của ngành với một ngưỡng giá tối đa mà các doanh nghiệp trong ngành đó có thể
đặt ra.
- Chi phí chuyển đổi thấp cũng giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận gần hơn đến
với các sản phẩm thay thế của Unilever. Yếu tố bên ngoài này tác động mạnh mẽ
đến công ty cũng như môi trường ngành hàng tiêu dùng.
Cơ hội:
Giúp doanh nghiệp ngày càng phải phát triển và phát minh ra những công nghệ
mới, ngày càng cải tiến sản phẩm để tiến đến các giá trị bền vững.
2.4 Nhà cung cấp:

10
Công ty Unilever là nhà sản xuất ra sản phẩm dầu gội đầu Love Beauty and Plant.
Để sản xuất ra một sản phẩm dầu gội đầu hoàn chỉnh trên thị trường thì cần tìm được
nguồn cung nguyên vật liệu phù hợp – đây là yếu tố quyết định chất lượng của sản phẩm,
ngoài ra Unilever cần tìm các nhà sản xuất và gia công để chiết xuất và đóng gói tạo nên
sản phẩm cuối cùng.
Tại thị trường Việt Nam, Công ty Unilever đang duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ
với mạng lưới gồm 10 Doanh nghiệp hợp tác sản xuất gia công, hơn 100 Doanh nghiệp
cung ứng nguyên vật liệu và bao bì cho tất cả các loại sản phẩm mà Unilever đang cung
cấp. Những con số được liệt kê ở trên thể hiện rằng Unilever có một mạng lưới nhà cung
ứng rộng lớn và gắn bó, đảm bảo được nguồn cung nguyên vật liệu cũng như gia công để
tạo nên sản phẩm.
Ngoài việc liên kết với một mạng lưới cung ứng rộng lớn, Unilever còn tác động
ngược lại đến nhà cung ứng bằng cách hỗ trợ các nhà cung ứng về vốn và công nghệ,
kiểm soát chất lượng, các tiêu chuẩn an toàn và môi trường. Sự hợp tác này là sự hợp tác
mang lại lợi ích cho đôi bên. Công ty Unilever không chỉ hợp tác với các nhà cung ứng
theo quan hệ về việc cung cấp nguyên vật liệu, gia công mà Unilever còn đổ vốn, công
nghệ,… để hỗ trợ các nhà cung ứng phát triển hơn, điều này đồng thời mang lại các
nguồn cung nguyên vật liệu phù hợp nhất với yêu cầu sản xuất.
2.5 Khách hàng:
Yếu tố về khách hàng và các nhu cầu của khách hàng sẽ quyết định quy mô và cơ
cấu của doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xác định chiến lược kinh
doanh. Dòng sản phẩm này là dòng sản phẩm để chăm sóc cơ thể nên thị trường mục tiêu
mà dòng sản phẩm này hướng đến là thị trường về người tiêu dùng.
Vấn đề về nghiên cứu khách hàng giúp xác định được nhu cầu của con người chưa
được thoả mãn, lượng khách hàng là bao nhiêu, họ đang cần tìm kiếm loại hàng nào, họ
sẵn sàng mua với giá nào và phương thức phục vụ khách hàng như thế nào là tốt nhất.
Unilever đã thực hiện việc nghiên cứu này một cách tổng thể thông qua việc xác định
rằng khách hàng của Unilever thuộc các độ tuổi, mức lương và nhu cầu khác nhau.  Phân
khúc khách hàng cá nhân và gia đình chính mà Unilever hướng tới sẽ có nhóm tuổi từ 14
đến 50 tuổi và mức thu nhập từ trung bình đến cao. Phân khúc mục tiêu của Unilever là
những người có ý thức về sức khỏe và sắc đẹp.
Unilver luôn đề cao việc đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng, thông qua sứ
mệnh chung của toàn doanh nghiệp là “mang đến một cuộc sống tốt hơn cho mọi người
thông qua sản phẩm của mình”. Mặc dù Unilever là một công ty đa quốc gia nhưng ở

11
từng quốc gia cụ thể, Unilever không ngừng cải tiến và tạo ra các sản phẩm mới để phù
hợp với từng thị trường ở các quốc gia khác nhau.
Khách hàng của dòng sản phẩm này có thể được chia làm 3 nhóm chính:
Nhóm khách hàng lớn: Các nhà bán lẻ (các tạp hóa, Siêu thị,…)
Nhóm khách hàng thân thiết: Những khách hàng trung thành với sản phẩm dầu gội
của Love Beauty and Plant và thường xuyên sử dụng.
Nhóm khách hàng phụ: Đây là nhóm khách hàng thỉnh thoảng sử dụng sản phẩm,
thường có sự thay đổi để thử nghiệm các sản phẩm khác nhau.
Phân tích SWOT
S W
- Là một Công ty thuộc một tập đoàn - Công ty đã cắt giảm ngân sách do ảnh
toàn cầu nên có nguồn vốn hùng mạnh hưởng của Covid 19
- Có mạng lưới cung ứng rộng lớn - Các vị trí chủ chốt của công ty vẫn do
- Chính sách thu hút nhân lực hiệu quả người nước ngoài nắm giữ
- Luôn đầu tư đổi mới và cải tiến công - Vẫn còn những công nghệ chưa áp
nghệ, tạo ra những sản phẩm mới và dụng được tại Việt Nam do chi phí cao,
phù hơp với thị trường Việt Nam. phải nhập khẩu bên ngoài => tốn chi
- Biên độ của giá hàng hóa trải dài cho phí và lãng phí nguồn nhân lực.
từng đối tượng khách hàng mục tiêu cụ - Giá cả còn cao so với thị trường ở
thể, có nhiều loại sản phẩm để chọn lựa nông thôn
và chất lượng tương đối ổn định
- Môi trường văn hóa doanh nghiệp
mạnh, nhân viên có sự gắn kết với
doanh nghiệp.
- Quan hệ công chúng tốt, các chương
trình vì cộng đồng được quan tâm
O T
- Thị trường đang dần ổn định lại, tạo - Tồn tại sự cạnh tranh gay gắt
điều kiện để nhu cầu tiêu dùng gia - Các sản phẩm thủ cộng đang là xu thế,
tăng, đó sẽ là cơ hội để Unilever phát sản phẩm này thường phù hợp và gắn
triển các sản phẩm của ngành FMCG. bó với thị trường Việt Nam.
- Việc mua hàng trực tuyến và thanh
toán số đang rất phát triển, cần chú
trọng đầu tư vào mảng kinh doanh

12
này.
- Thị trường có nhu cầu sử dụng các sản
phẩm từ các công ty lớn và có danh
tiếng tăng cao.
- Công nghệ 4.0 phát triển => Công
nghệ không ngừng được đổi mới nên
việc cải tiến sản phẩm được diễn ra
nhanh chóng và dễ dàng hơn

13

You might also like