You are on page 1of 19

PHẦN 2.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG


MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
2.1.1. Môi trường vĩ mô
1.1.1.1. Dân số
- Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tổng dân số Việt Nam là
96.208.984 người.

BIỂU ĐỒ DÂN SỐ VIỆT NAM GIA ĐOẠN 2011 - 2019


+ Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 1,14%/năm.
+ Kết cấu dân số Việt Nam về tuổi tác đang trải qua quá trình biến đổi với
tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) tăng nhanh từ 58,6% lên
66,6% giai đoạn 2009 - 2019, tỷ lệ dân số trẻ em (0-14 tuổi) giảm và tỷ lệ
dân số cao tuổi (dân số từ 65 tuổi trở lên) ngày càng tăng nhanh. Xu
hướng thay đổi dân số về tuổi tác đang theo hướng tăng tỷ trọng dân số
già với chỉ số già hóa năm 2019 là 48,8%, tăng 13,3 điểm phần trăm so
với năm 2009.
+ Về giới tính: Năm 2019, dân số nam là 47.881.061 người (chiếm 49,8%)
và dân số nữ là 48.327.923 người (chiếm 50,2%). Tỷ số giới tính khi sinh
của Việt Nam (SRB) có xu hướng tăng hơn so với mức sinh học tự nhiên
từ năm 2006 đến nay. SRB năm 2019 giảm so với năm 2018 nhưng vẫn ở
mức cao (năm 2018: 114,8 nam/100 nữ; năm 2019: 111,5 bé nam/100 nữ).
+ Về nghề nghiệp:

1
 Năm 2019, 88% dân số trong độ tuổi từ 25-59 tham gia lực lượng lao
động; trong đó tỷ trọng dân số tham gia lực lượng lao động cao nhất
ở nhóm tuổi 25-29 (14,3%);
 Giai đoạn 2009 - 2019, tỷ trọng nghề nghiệp theo ngành có sự dịch
chuyển rất tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu
vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản và tăng tỷ trọng lao động trong
khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
 Tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên ở mức thấp, 2,05%.
+ Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi; trong đó, ở nam giới
là 71,0 tuổi, của nữ giới là 76,3 tuổi . Xu hướng tăng ít.
+ Các xu hướng dịch chuyển dân số giữa các vùng: Dân số thành thị là
33.122.548 người, chiếm 34,4% tổng dân số cả nước. Tỷ lệ tăng dân số
bình quân năm khu vực thành thị giai đoạn 2009 - 2019 là 2,64%/năm, gấp
sáu lần tỷ lệ tăng dân số bình quân năm vùng nông thôn cùng giai đoạn.
- Mức độ ảnh hưởng của sự biến đổi về dân số đến toàn ngành giày dép:
+ Tỉ lệ sinh cao dẫn đến:
 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp được mở rộng nhanh.
 Nhu cầu tăng theo tỷ lệ tăng dân số, sức tiêu thụ sản phẩm hàng giày
dép tăng.
+ Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam cao, dẫn đến việc doanh nghiệp
xác định lại sản phẩm mục tiêu và đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng
độ tuổi.
 Cơ hội: thị trường mở rộng hơn, nhiều mặt hàng giày dép lên ngôi để phù hợp
với độ tuổi, đáp ứng nhu cầu thực tế về giới tính và nghề nghiệp của khách
hàng.
 Thách thức: Đòi hỏi sự sáng tạo và vận hành linh hoạt với nhu cầu ngày càng
tăng, khảo sát thị trường liên tục để đưa ra chiến lược tối ưu.
1.1.1.2. Kinh tế
- Theo dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam do Ngân hàng thế giới (WB) công
bố mới đây, năm 2019, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 7,02%. Với các chỉ
số:
+ GDP năm 2019: GDP bình quân đạt 2.786 USD/người, tăng trưởng ước
tính đạt 7,02%.

2
GDP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI VIỆT NAM 2015 – 2020 (USD/NGƯỜI)
Nguồn: Tổng cục thống kê
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, năng suất lao động và chất lượng tăng
trưởng được cải thiện, kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc.
+ Tính đến tháng 3/2019, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam ở mức 2,7%; lãi suất
tăng không cao do chênh lệch USD và VND thấp. Tỷ giá đối hoái ổn định,
được điều hành linh hoạt với biên độ dao động dưới 2%/năm.
+ Tình trạng thất nghiệp giảm, việc làm có nhiều chuyển biến tích cực: Tỷ lệ
thất nghiệp chung cả nước quý III/2019 ước tính là 1,99%.
+ Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2019 chỉ tăng 2,79% so với bình
quân năm 2018.
+ Về khả năng tín dụng: cuối năm 2019, tín dụng tăng khoảng 13% so với
cuối năm 2018; tỷ lệ nợ xấu nội bảng chỉ còn 1,89%. Tăng trưởng tín dụng
cho các ngành ưu tiên hướng tới các DN vừa và nhỏ và DN thuộc lĩnh vực
nông nghiệp.
+ Thu chi ngân sách nhà nước được cân đối, đến ngày 31/12/2019 thu đã đạt
1.549,5 nghìn tỷ đồng, vượt 138,2 nghìn tỷ đồng (khoảng 9,79%) so với
dự toán. Cơ cấu chi tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng chi đạt chỉ tiêu.
+ Sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu 2019 giảm xuống mức thấp nhất
kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009.
- Tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng (CAGA) của người Việt Nam
trong giai đoạn 2011- 2020 được dự báo sẽ thuộc loại cao nhất trong khu vực
ASEAN, đạt 8%, cao hơn cả Indonesia và Malaysia 5%, Philippines, Thái Lan
và Singaphore cùng là 4% (Nguồn: Global Insights, Bain Analysis). Điều này

3
cho thấy cơ hội và triển vọng sức tiêu thụ đối với những sản phẩm ngành hàng
giày dép tăng lên.

TĂNG TRƯỞNG, LẠM PHÁT VÀ TÍN DỤNG VIỆT NAM 2008 - 2018
Nguồn: Tổng cục thống kê
 Cơ hội: mức tăng trưởng kinh tế trong nước cao hơn, áp lực nhẹ hơn.
 Thách thức: sự phát triển vượt bật của các hãng giày dép ngoại nhập, công ty
có vốn đầu tư nước ngoài; ảnh hưởng của sự khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu.
1.1.1.3. Chính trị - pháp luật
- Chính trị Việt Nam đang trong giai đoạn ổn định, tuy nhiên vẫn có một số tiêu
cực xảy ra trong nội bộ bộ máy nhà nước nhưng không ảnh hưởng nhiều đến
các doanh nghiệp Việt Nam.
+ Tình hình an ninh được đảm bảo nhờ vào các chính sách, bộ luật mới được
ban hành.
+ Về luật pháp: các doanh nghiệp Việt Nam luôn được nhà nước ưu tiên với
những quy định phù hợp, luật cạnh tranh, luật lao động và chống độc
quyền được kiểm soát chặt chẽ. Hàng rào thuế quan và các luật định có lợi
cho doanh nghiệp trong nước. Việt Nam gia nhập TPP xóa bỏ rào cản thuế
quan và các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh công bằng với doanh
nghiệp quốc tế.

4
- Về tư duy chiến lược, dự báo xu hướng thay đổi luật tại Việt Nam hoàn thiện rõ
rệt hệ thống pháp luật theo hướng: xây dựng một hệ thống pháp luật hội nhập
kinh tế quốc tế và kiến tạo phát triển:
+ Cùng với sự tham gia vào WTO, thuế nhập khẩu các mặt hàng ngày càng
giảm xuống, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đa dạng hóa thị trường nhập khẩu,
tránh phụ thuộc vào các thị trường nguyên liệu truyền thống.
+ Quy định mở cửa thị trường cho ngành bán lẻ và ngân hàng nước ngoài
bắt buộc phải được thực thi thì doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn
trung gian marketing phù hợp.
+ Sự minh bạch trong báo cáo, kiểm toán tài chính doanh nghiệp ngày càng
được yêu cầu phải tuân thủ chặt chẽ, do đó, doanh nghiệp cần phải thay
đổi tư duy về kiểm toán nội bộ, tăng cường đào tạo kiến thức về kiểm toán
nội bộ; xây dựng tổ chức kiểm toán tuân thủ các quy định, quy chế của
công ty và pháp luật…
 Cơ hội: có nhiều chính sách, chế độ phù hợp cho doanh nghiệp trong nước; có
sự ổn định về an ninh – chính trị, gia nhập WTO mở ra thị trường rộng lớn..
 Thách thức: hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ thị
trường quốc tế; sự ảnh hưởng của các quy định về yêu cầu chất lượng, hiệp
định, thuế quan.
1.1.1.4. Văn hóa – xã hội
- Việt Nam có nền văn hóa phong phú, đa dạng, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc.
+ Tiếp nhận sự hội nhập của các nền văn hóa có chọn lọc, đảm bảo đạo đức
chuẩn mực, phát triển trong khuôn khổ tôn trọng thuần phong mỹ tục.
Nghề nghiệp cũng được mở rộng theo nhu cầu chính đáng của nhân dân.
+ Những quan tâm và ưu tiên của xã hội hiện nay tập trung vào các sản
phẩm hàng Việt Nam với chất lượng đi kèm, đồng thời đảm bảo an toàn
bảo vệ môi trường sống; trình độ học vấn nâng cao, lực lượng lao động có
kiến thức phổ thông tăng, tình trạng giáo dục và dân trí có nhiều biến
động.
- Yếu tố xã hội, văn hóa (thị hiếu người tiêu dùng và phong tục tập quán trong
ẩm thực) ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành giày dép:
+ Thị hiếu trào lưu: VN hiện nay vẫn là một nước đang phát triển, vì vậy các
nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân vẫn chiếm tỷ lệ khá cao trong
cơ cấu tiêu dùng. Nhu cầu tiêu thụ giày dép chất lượng tăng rất mạnh.

5
Người tiêu dùng đang có xu hướng chuyển sang sử dụng giày dép hang
Việt Nam…
+ Các giá trị văn hóa phương Tây ngày càng được khuếch trương (ngày
Valentine’s, ngày của Mẹ..) thì nhu cầu người tiêu dùng tăng cao.
+ Phong tục tập quán truyền thống: Việt Nam là nước có nền phong tục tập
quán, văn hóa đa dạng phong phú với những đặc điểm sử dụng đồ dùng
Việt Nam. Đặc biệt là thói quen mang giày dép từ lâu đời.
 Cơ hội: thông qua các chương trình văn hóa, xã hội truyền thống kết hợp tạo ra
các sản phẩm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng theo từng loại hình văn
hóa.
 Thách thức: nhiều văn hóa nước ngoài du nhập vào Việt Nam, đa số giới trẻ ưa
chuộng các mẫu mã sản phẩm thời trang thế giới, doanh nghiệp cần đầu tư hơn
nữa về nghiên cứu ý kiến người tiêu dùng và tạo ra sản phẩm phù hợp.
1.1.1.5. Tự nhiên
- Việt Nam có vị trí địa lý: nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực
Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương, nằm trong múi giờ số 7.
+ Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú với hệ thống đồi núi, song ngòi
dày đặc, tài nguyên dồi dào, Môi trường nước và không khí ổn định ở mức
kiểm soát.
- Với bốn xu hướng trong môi trường tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp trong ngành như
+ Thiếu hụt nguyên liệu sẽ khiến giá cả tăng cao, sản phẩm dần mất đi sự
thu hút với người tiêu dung.
+ Chi phí năng lượng tăng sẽ khiến quá trình sản xuất hao tốn thêm chi phí,
doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn tài chính.
 Cơ hội: vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm giao thương hàng hóa trong khu vực,
 Thách thức: Sự biến đổi khí hậu và các yếu tố thiên tai, lũ lụt gây ra sự tác
động mạnh mẽ đến nhiều doanh nghiệp và nhu cầu người tiêu dùng.
1.1.1.6. Công nghệ
- Tốc độ thay đổi công nghệ ngày càng nhanh, nhiều sự sáng tạo ra đời với sự
phát triển các công nghệ mới nhưu trí tuệ nhân tạo AI, vạn vật kết nối IoT, lưu
trữ đám mây; các sản phẩm máy móc thiết bị sàn xuất được cải tiến tự động dần
thay thế con người…
- Sự ảnh hưởng của công nghệ

6
+ Những áp lực và đe doạ từ môi trường công nghệ có thể là:
 Sự ra đời của công nghệ mới làm xuất hiện và tăng cường ưu thế
cạnh tranh của các sản phẩm thay thế, đe doạ các sản phẩm truyền
thống của ngành hiện hữu.
 Sự bùng nổ của công nghệ mới làm cho công nghệ hiện hữu của các
doanh nghiệp bị lỗi thời. Điều này sẽ tạo ra áp lực đòi hỏi các doanh
nghiệp phải đổi mới công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh.
 Sự bùng nổ của công nghệ mới càng làm cho vòng đời sản phẩm
ngắn lại, đòi hỏi các doanh nghiêp phải cải tiến sản phẩm.
+ Những cơ hội có thể đến từ môi trường công nghệ đối với các doanh
nghiệp có thể là:
 Công nghệ mới có thể tạo điều kiện để sản xuất sản phẩm rẻ hơn với
chất lượng cao hơn, làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt
hơn.
- Yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến ngành sản xuất giày dép:
+ Những công nghệ cao như sản xuất các loại giày đặc chủng, giày thể thao
chuyên nghiệp, giày y tế đều nằm ngoài tầm với của doanh nghiệp VN.
Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và
hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng
như lâu dài. Điều này còn dẫn đến việc ngành có nguy cơ mất khả năng
cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế.
Tự động
1%

Cơ khí
40%

Cơ khí, bán tự động


59%

Tính hiện đại của thiết bị sản xuất giày dép


Nguồn: Hiệp hội Lefaso (2018)

7
Trên 10 năm
15%

Dưới 5 năm
20%
Dưới 10 năm
65%

Thời gian khấu hao của thiết bị sản xuất giày dép
Nguồn: Hiệp hội Lefaso (2018)
+ Để tăng cường sức cạnh tranh cho ngành giày dép hiện nay thì việc hỗ trợ
doanh nghiệp chuyển giao công nghệ và kỹ thuật từ Italy; thuê các chuyên
gia tư vấn nước ngoài để tập huấn tăng cường chuỗi giá trị ngay tại từng
doanh nghiệp trong ngành là một điều cần thiết mà các nhà quản lí của
ngành đang tiến hành thực hiện.
 Cơ hội: công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá
sản phẩm, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu…
Nhờ đó, sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng
nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
 Thách thức: Những doanh nghiệp không kịp thời nắm bắt công nghệ để đổi
mới sáng tạo, kinh doanh theo phương thức truyền thống sẽ có nguy cơ bị loại
khỏi thị trường rất lớn.
2.1.2. Môi trường vi mô
2.1.2.1. Nhà cung ứng
- Hiện nay, theo nhu cầu đa dạng hóa chủng loại mặt hang tham gia kinh doanh
trên cơ sở đảm bảo chất lượng cho các khách hàng về sản phẩm của công ty,
Biti’s có nhu cầu về nguyên, nhiên vật liệu rất lớn. Tuy nhiên các nguyên liệu
này còn rất hạn chế, các doanh nghiệp có sản xuất nhưng không đảm bảo về yêu
cầu của Biti’s, vì vậy mà có tới 60% nguyên liệu đầu vào của Biti’s được nhập
từ nước ngoài; chỉ có 40% sử dụng trong nước. Với phương châm xem nhà
cung cấp là bạn đối tác “Hợp tác cùng chia sẻ lợi nhuận”, Bitis đem đến cho

8
nhà cung cấp các chính sách và cơ hội kinh doanh tốt nhất. Hiện nay, hợp tác
với Bitis có các nhà cug cấp chính sau đây:

STT Tên nhà cung cấp Sản phẩm cung cấp

1 Công ty CP Da WeiTai Da nubuck

2 Công ty TNHH SX&TM Tim Nút tán, khoen khóa kim


Đỏ loại

3 Công ty TNHH Triệu Phong Khoen, khóa nhựa

4 Công ty Polystyrene Hạt nhựa tổng hợp

5 Công ty TNHH XNK Tae Gót, đế giày


Sung

2.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh


- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Thị trường giày dép Việt Nam hết sức phát
triển, ngoài ra lượng cung của mặt hang này hết sức đa dạng về chủng loại, chất
lượng cũng như về giá đã tạo cho doanh nghiệp một số khó khan. Hiện nay, sản
phẩm của Biti’s phải đối mặt với các đối thủ lớn của ngành như: Nike, Adidas,
Vina giầy, Asia.
- Trong đó, nổi bật là Nike :
+ Được thành lập năm 1964 (thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới).
+ Năm 2016, doanh thu trên toàn cầu đạt 32,37 tỉ USD cho thấy sự tăng
trưởng vượt trội. Tuy nhiên, khi vào thị trường Việt Nam, Nike cũng có
một số điểm mạnh và điểm yếu :
 Điểm mạnh :
 Về sản phẩm : Bền, chất lượng tốt và khả năng chiệu lực cao,
trẻ trung, bắt mắt phù hợp mọi tính cách.
 Về phân phối : có mặt hầu hết tại các trung tâm thương mại lớn
trong nước, các đại lý độc quyền của Nike.
 Về quảng cáo : thực hiện các chương trình quảng cáo trên
internet, báo chí, truyền hình ; thường xuyên có các đợt khuyến
mãi giảm 30-50% đặc biệt là dịp cuối năm.
 Nhược điểm :
 Giá cả cao, nên chỉ hướng đến người thu nhập cao.
 Chưa khai thác hết tiềm lực của từng kênh.
9
 Các đại lý độc quyền còn ít, chỉ tập trung ở thành phố lớn.
- Đối thủ tiềm năng : Do sức hấp dẫn của thị trường giày thể thao hiện nay. Đặc
biệt là sức hút của các sảm phẩm mới mà Biti’s tung ra khiến nhiều đối thủ
trong nước với sản phẩm cùng loại như các thương hiệu: Đông Hải, Bita’s và
các thương hiệu đến từ Trung Quốc. Đây tuy chưa phải đối thủ trực tiếp nhưng
không thể xem nhẹ vì có thể sẽ khiến công ty gặp khó khăn.
2.1.2.3. Trung gian marketing
- Trung gian marketing của doanh nghiệp Biti’s bao gồm:
+ Trung tâm đại lý cấp 1 Biti’s tại 7 tỉnh thành trên cả nước;
+ Nhà bán sĩ, nhà bán lẻ
+ Công ty Redder - Agency truyền thông quảng cáo về các sản phẩm đinh
đám Biti’s Hunter
+ Các cửa hàng bán lẻ trên kênh thương mại điện tử Lazada, shopee…
2.1.2.4. Khách hàng
- Khách hàng hiện tại của sản phẩm giày dép thời trang Biti’s bao gồm trẻ em,
thanh niên, trung niên.
+ Khách hàng là trẻ em của Bitis ở đủ mọi lứa tuổi từ 5-15 tuổi. Những
khách hàng này có đặc điểm là người tiêu dùng không trùng với người mua.
Người tiêu dùng là trẻ em còn người mua là các bậc phụ huynh. Nhóm
khách hàng này ưa thích màu sắc rực rỡ, có nhiều họa tiết ngộ nghĩnh để tạo
sự hứng thú cho trẻ nhất là các em từ 0 đến 5 tuổi. Do đặc điểm của nhóm
khách hàng này còn nhỏ nên chưa nhận thức về thời trang do đó pụ thuộc
vào bố mẹ thậm chí về màu sắc cũng do sở thích của bố mẹ. Đối với các em
lớn hơn đã có sự tự lựa chọn theo ý thích của bản thân các em nhưng quyết
định mua vẫn là bố mẹ.
+ Khách hàng là tầng lớp thanh niên từ 15-25, chủ yếu là học sinh, sinh
viên. Đối với họ giày dép không chỉ là trang phục nhu cầu đi lại mà nó còn
góp phần thể hiện cá tính. Họ đề cao sự thoải mái tiện lợi và hợp thời trang.
Một thanh niên ở độ tuổi này thường có ít nhất hai đôi dép để đi học, đi ở
nhà và đi chơi.
+ Khách hàng thuộc tầng lớp trên 30 tuổi là những người đã đi làm có thu
nhập ổn định thậm chí là có địa vị trong xã hội. Họ thích tiêu dùng những
sản phẩm đã có uy tín trên thị trường, thận trọng trong mua sắm do có nhiều
kinh nghiệm mua hàng, họ thường mua hàng trong các siêu thị và đại lý lớn
để đảm bảo chất lượn và giá cả. Những đối tượng này thường không có

10
nhiều thời gian rảnh rỗi nên họ thường đi mua hàng vào ngày nghỉ và cuối
tuần. Và do không có thời gian nên họ sẽ chọn mua hàng ở gần mình nhất.
Nhu cầu tiêu dùng giày dép ở nữ giới rất cao, một người có từ 3-4 đôi.
2.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp
2.2.1. Nguồn lực doanh nghiệp
2.2.1.1. Nguồn lực hữu hình
a. Công nghệ:
- Ngay từ khi mới thành lập người sáng lập công ty- ông Vưu Khải Thành đã
sang Hàn Quốc học hỏi kinh nghiệm sản xuất giày dép ở đây để thay thế cho
công nghệ sản xuất thủ công lúc đó. Công ty Dona Biti’s có công nghệ sản xuất
hoàn toàn của Đài Loan do được chuyển giao từ công ty liên doanh của Biti’s
với công ty Pouchen của Đài Loan.
- Với dây chuyền sản xuất hiện đại và năng lực tài chính mạnh, mỗi năm công ty
Biti’s sản xuất hơn 12 triệu đôi/năm. Công nghệ sản xuất giày dép của công ty
Biti’s được nhập từ công nghệ hiện đại của Hàn Quốc và Đài Loan, sản xuất
giày dép từ các chất liệu bao gồm như: chất liệu EVA, PU, vải các loại, các chất
giả da…
- Ứng dụng công nghệ Biti’s Smart với sự kết hợp của giày thể thao, thiết bị
thông minh và ứng dụng trên điện thoại thông minh giúp theo dõi và đưa ra
những đề xuất về sức khỏe vận động của trẻ. Mọi vận động được ghi nhận
thông qua những cảm biến được tích hợp vào giày như số bước chân, mức độ
vận động, loại hình vận động, lực đi, dáng đi, vị trí.
- Nhập khẩu nhiều máy móc hiện đại, đội ngũ nhân viên kỹ thuật có kinh nghiệm
cao.
b. Tài chính:
- Nguồn vốn góp tự có:
Nguồn tổng vốn góp hiện tại của 437 tỷ đồng. Lượng vốn góp của cả 11 thành
viên, trong đó chủ tịch Hội đồng thành viên là ông Vưu Khải Thành vẫn là người
nắm giữ lớn nhất tại Biti's với hơn 162 tỷ đồng. Đứng thứ 2 trong danh sách cổ
đông lớn là bà Lai Khiêm, vợ ông Vưu Khải Thành với vốn góp 141 tỷ đồng. 3
người con của ông Vưu Khải Thành và bà Lai Khiêm là Vưu Lệ Quyên, Vưu Lệ
Minh và Vưu Tuấn Kiệt sở hữu tổng cộng 76,5 tỷ đồng. Như vậy, gia đình ông
Vưu Khải Thành nắm gần 380 tỷ tại Biti's, tỷ lệ sở hữu gần 87%. Còn lại, các cổ
đông khác chiến 13%. Dưới đây là bảng vốn theo cổ đông hiện tại:

11
CỔ ĐÔNG VỐN GÓP (tỷ đồng) TỶ LỆ

Vưu Khải Thành 162,3 37,2%

Lai Khiêm 140,9 32,3%

Vưu Lệ Quyên 32,8 7,5%

Dương Hùng 31,9 7,3%

Vưu Lệ Minh 21,8 5,0%

Vưu Tuấn Kiệt 21,8 5,0%

Huỳnh Tiểu Huê 13,1 3,0%

Trần Quế Dũng 4,4 1,0%

Trần Thi Tuấn 4,4 1,0%

Nguyễn Duy Thanh 2,2 0,5%

Trần Phương Trân 1,3 0,3%

Tổng 436,9 100,0%

c. Cơ sở vật chất:
- Công ty Biti’s là công ty sản xuất hàng tiêu dùng trong lĩnh vực da giày nên cơ
sở vật chất phục vụ lớn, thiết bị tự động hóa, hệ thống xử lý nước thải đáp ứng
yêu cầu môi trường, chiếm tỉ lệ 72,34% tài sản cố định, cơ sở hạ tầng nhà
xưởng chiếm 21,45%, trang thiết bị dụng cụ, quản lý chiếm 5,02%.
Cơ cấu tài sản cố định năm 2019

12
5.020% 1.190%
Máy móc thiết bị
21.450%
Cơ sở hạ tầng
Thiết bị dụng cụ, quản lý
72.340%
Khác

Nguồn: Phòng kế toán và phân tích tài chính Biti’s (2019)


2.2.1.2. Nguồn lực vô hình
a. Thương hiệu, danh tiếng
- Trải qua 30 năm thành lập và phát triển, đến nay công ty Biti’s đã có một chỗ
đứng vững chắc trên nền kinh tế. Với những thành quả phát triển không nghừng
qua từng giai đoạn của công ty cũng đã được tổ chức quản lý nha nước, tổ chức
xã hội, DN và quần chúng công nhận. Công ty Biti’s có một thương hiệu uy tín.
- Theo bà Phạm Chi Lan, Phó chủ tịch phòng thương mại công nghiệp VN
(2003) cho rằng: “Nếu người Nhật tự hào và ủng hộ với các sản phẩm Sony,
Honda… thì người VN cũng có thể tự hào với các sản phẩm của VN như
Vinamilk, Biti’s.”
- Nhờ có uy tín mà lãnh đạo tỉnh Lào Cai chọn Tổng công ty Biti’s là chủ đầu tư
xây dựng Trung tâm thương mại cửa khẩu Lào Cai vì biti’s là một DN làm việc
có trách nhiệm, uy tín, sản phẩm của Biti’s đã có mặt ở 40 nước trên thế giới.
- Thực tế cho thấy, những sản phẩm của công ty Biti's không chỉ khẳng định
được thương hiệu mạnh đối với người tiêu dùng VN mà còn khẳng định được ở
thị trường nước ngoài thông qua các thành tích và giải thưởng mà công ty đạt
được.

13
7.000%

11.
00
0% Biti's
Vina giay
Bita's
21.500% 60.500% Khac

Hình: Uy tín các doanh nghiệp giày dép theo đánh giá của người tiêu dùng
Nguồn: Theo khảo sát điều tra (2018)
b. Con người
- Công ty Biti’s có hơn 7500 nhân viên, trong đó có hơn 4000 lao động chính
thức, nam chiếm 59,02% trong tổng số.
- Bảng cơ cấu lao động theo độ tuổi tại công ty Biti’s:

S Nam Nữ
T Độ tuổi Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
T (người) (%) (người) (%)

1 18 - 25 1956 44,18% 1254 40,81%

2 25 - 35 1246 28,15% 1088 35,41%

3 35 - 45 1068 24,12% 634 20,63%

4 Trên 45 157 3,55% 97 3,16%

Tổng cộng 4427 100% 3073 100%

Nguồn: Phòng tổ chức nhân sự và hành chính (2019)


Nhìn vào bảng trên, ta có thể thấy được hầu hết lao động làm việc tại công ty
Biti’s đều có tuổi đời còn rất trẻ, đây chính là một trong những nhân tố giúp cho sự
phát triển của trung tâm. Với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, đầy nhiệt huyết sẽ tạo ra

14
được những bước phát triển cho công ty về mặt vật chất lẫn tinh thần. Những chính
sách tuyển dụng, đào tạo, duy trì và phát triển nguồn nhân lực như, công ty Biti’s có
đội ngũ nhân viên giỏi, đáp ứng yêu cầu công việc, đây là nguồn năng lực cốt lõi vô
giá cần phát huy.
c. Quy trình
- Với slogan “Nâng niu bàn chân Việt” và sự tin tưởng, bình chọn là “Thương
hiệu quốc gia” của người tiêu dùng Viêt Nam. Biti’s luôn hướng đến và ngày
càng hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ của mình bằng việc xây dựng quy trình
cung cấp dịch vụ chuẩn hóa từ khâu sản xuất đến các công đoạn đưa sản phẩm
đến tay người tiêu dùng cuối cùng.
- Hiện tại, công ty có 5 phân xưởng sản xuất:
+ Xưởng chế tạo
 Công nghệ lưu hóa
 Công đoạn mài, lăng, cắt chẻ, dập, ép đế, khoan lỗ.
+ Xưởng may cắt dập
 Gò biên, bế hình, may.
+ Xưởng may da
 May, lạng da, dập cóc, cắt rìa, dán đế quai thanh phẩm.
+ Xưởng in lụa
+ Xưởng hoàn chỉnh
 Gò đế, dán đế, quai hoàn chỉnh.
- Quy trình sản xuất chung:

- Quy trình sản xuất tại xưởng chế tạo:


+ CLLH (cán luyện lưu hóa): Cân hóa chất  trộn  cán 1  cán 2  xả
tấm  cân keo  ép lưu hóa ( kiểm tra khuôn ép) định hình  kho CL.
+ BTP: mài  lạng  cắt  chẻ

15
+ Ép dấu chân: vệ sinh MSS  hâm nông  kiểm tra khuôn  canh chỉnh
nhiệt độ, áp lực bell  ép  định hình.
+ Dập: mặt  tẩy  gót  chỉ  chẻ gót rời
- Quy trình sản cuất tại xưởng may cắt dập: gồm 25 công đoạn
+ Cắt dập: tề MSS  cán dán  ép giả  lựa hoa văn  dập  kiểm số
lượng  đụt thủ công.
+ Gò biên: Xử lý + thoa keo  dán đề  thoa keo biên  sấy  gò biên
 cán  thành phẩm.
+ Bế hình: canh chỉnh nhiệt độ máy  canh chỉnh khuôn bế  bế hình.
+ May: viền, may biên, may vi tinh,
- Quy trình sản xuất tại xưởng in lụa: gồm 20 công đoạn
+ May da: lạng biên  thao tác  xếp biên  thủ công TT  dán lót 
may ráp  hoan chỉnh.
+ In lụa da: chuẩn bản phim  mực in  in lụa
+ Khâu in lụa: chụp bản  pha màu  in mẫu thử và canh rập  xử lý bán
thành phẩm  canh chỉnh định vị  canh chỉnh bảng lụa  ráp BTP 
in lụa  thành phẩm.
- Quy trình sản xuất tại xưởng hoàn chỉnh:
+ Xử lý ( mặt + đế)  xỏ quai mũi  thoa keo  sấy  bắt quai mũi  xỏ
hậu  thoa keo  sấy  bắt quai hậu  thả đế  xử lý chân quai 
theo keo mặt  thoa keo đế  xuống dép  dập dinh  mài vòng  sịt
bụi  tỉa vệ sinh  sịt bụi  dán tem cỡ số  chùi keo ( vá)  kiểm
phẩm  gắn tem  nông quai  vô bao  ép bao  đóng gói.
2.2.2. Những thành tựu công ty đạt được
- Năm 1997: Được người dân trong nước và quốc tế công nhận với các doanh
hiệu cao quý; Giải thưởng Quốc tế lần 22 do Trade Leader’s Club (Tây Ban
Nha) bình chọn là Nhãn hiệu uy tín chất lượng, người tiêu dùng bình chọn đạt
- TOP hàng Việt Nam chất lượng cao.
- Năm 2001: Được BQVI và
QUARECT cấp giấy chứng
nhận ISO 9001:2000
- Năm 2004: Được Đảng và
Nhà nước công nhận và
tặng huân chương lao động
hạng 3 sau 30 năm liên tục

16
xây dựng phát triển doanh nghiệp và góp phần xây dựng và phát triển đất nước
Việt Nam.
- Năm 2005: Được phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trao tặng huy
chương vì sự nghệp phát triển doanh nghiệp.
- Năm 2005-2007:
- Năm 2006:
+ Nhận giải thương hiệu nổi tiếng nhất ngành hàng thời trang năm 2006 do
người tiêu dùng bình chọn và đạt giải Tầm nhìn 2006 thuộc chương trình “
Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam do phòng Thương mại và công nghiệp
phối hợp với công ty NIELSEN tổ chức.
+ Một trong 45 doanh nghiệp nhận Quả cầu vàng do Liên hiệp các Khoa
học và kỹ thuật Việt Nam tổ chức bình chọn.
- Năm 2014: Thương hiệu Quốc
Gia( Vietnam Value) : do Cục
Xúc Tiến Thương Maị và Bộ
công thương bình chọn.
- Năm 2016, 2017: đạt top 40
thương hiệu doanh nghiệp có
giá trị nhất Việt Nam
- Cúp vàng 10 thương hiệu VN
chất lượng uy tín: do Liên Hiệp
các hội KH và KT VN tổ chức
- Nhiều năm liền đạt doanh hiệu hàng VN chất lượng cao
- -Huân chương Lao Động hạng Nhì
- Đạt chứng nhận 3k từ Hội Sở Hữu Trí Tuệ và Hiệp Hội các nhà bán lẻ tại VN
2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa thông qua ma trận SWOT

S. Điểm mạnh W. Điểm yếu


 Chất lượng sản phẩm tốt,  Chưa có chiến lược truyền thông
được công chúng tin tưởng hiệu quả, tiếp thị chưa có sự đổi mới,
 Hệ thống phân phối rộng rãi nguyên phụ liệu và ngành công
 Có một lượng khách hàng nghiệp phụ trợ kém phát triển
trung thành  Khâu thiết kế và tìm đầu ra cho sản
 Thương hiệu nổi tiếng lâu phẩm yếu
đời, có vị thế trong tâm trí  Bộ phận bán hàng và chăm sóc

17
khách hàng khách hàng vẫn chưa được chú trọng
 Có được thông điệp định vị  Ít chủng loại, chất lượng và mẫu mã
giàu ý nghĩa được khách hàng không đi kèm
ghi nhớ  Chưa thực sự tìm hiểu nhu cầu của
 Nhà xưởng, máy móc thiết bị khách hàng dẫn đến chưa đáp ứng
hiện đại, đảm bảo số lượng được sự mong đợi của khách hàng
 Nhân công tay nghề cao,
nguồn cung ứng tốt

O. Cơ hội T. Thách thức


 Công tác xúc tiến thương mại  Giày dép giá thấp, kiểu dáng mới lạ,
được chú trọng hơn mỗi ngày, chất lượng kém tràn lan
tăng cường tuyên truyền và  Dễ mất thị phần nếu như không có
quảng cáo hình ảnh những cải biến thị phần thích hợp
 Nguồn cung đảm bảo hơn  Dễ mất thị phần trong nước khi tập
trung quá nhiều vào xuất khẩu
 Khủng hoảng kinh tế do đại dịch,
thiên tai …
 Nhiều đối thủ lớn tiến vào thị trường
VN

18
19

You might also like