You are on page 1of 45

BÀI TẬP LỚN

QUẢN LÝ HỌC 1
PHÂN TÍCH TỔ CHỨC:
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

NHÓM 6:
Nguyễn Thu Huệ ( nhóm trưởng )
Nguyễn Thị Ngọc Minh
Phạm Thị Châm
Ninh Bích Ngọc
Nguyễn Thị Xuân Quỳnh
Nguyễn Thị Minh Khánh
LỰA CHỌN TỔ CHỨC
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK

I. GIỚI THIỆU CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC (chương 1 – tổng quan về


quản lý)
1. TÊN TỔ CHỨC: Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk – Vietnamese Dairy Product Joint
Stock Company
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế: 0300588569
Mã cổ phiếu: VNM
Trụ sở chính: Số 10, Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
Sđt: (84-28) 54 155 555
Fax: (84-28) 54 161 226
Email: vinamilk@vinamilk.com.vn
Website: www.vinamilk.com.vn
www.vuoncaovietnam.com
www.youtube/user/Vinamilk
2. LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG: Hàng tiêu dùng – sản xuất thực phẩm
3. NGÀNH NGHỀ CỤ THỂ:
- Chăn nuôi bò sữa: 12 trang trại và 1 trung tâm sữa tươi nguyên liệu trong nước và 1 trang trại
nước ngoài (trang trại Lào-Jargo – Lào)
- Sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu: 1 nhà máy
- Sản xuất chế biến thức uống và các sản phẩm từ sữa: 13 nhà máy trong nước và 2 nhà máy nước
ngoài (nhà máy Angkor Milk – Campuchia và nhà máy Driftwood – Mỹ)
- Phân phối kinh doanh thức uống và các sản phẩm từ sữa:
+ 3 chi nhánh văn phòng bán hàng: Ngoài trụ sở chính ở TPHCM, đến nay, Vinamilk đã phát
triển thêm 3 chi nhánh chính khác: Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ)
+ Phân phối tại 49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
+ 2 xí nghiệp kho vận tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Riêng tại Việt Nam: 208 nhà phân phối | 249.991 điểm bán | 426 của hàng Giấc mơ Sữa
Việt | 1180 cửa hàng tiện lợi | 3209 siêu thị lớn nhỏ | 17.6 triệu sản phẩm được tiêu thụ mỗi
ngày |
- Chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng:
+ 1 phòng khám đa khoa: Phòng khám An Khang – đây là phòng phám điện tử (e-clinic) do
Vinamilk đầu tư. Tất cả các bộ phận đều được nối mạng và “số hoá”, mang lại nhiều lợi
ích cho bệnh nhân.
+ 1 trung tâm dinh dưỡng.

4. MÔI TRƯỜNG QUẢN LÝ:


a. Môi trường bên ngoài:
 Môi trường vĩ mô: Phân tích theo mô hình PEST
 Political factors – các yếu tố chính trị: Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành
kinh doanh trên một khu vực lãnh thổ. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các
doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.
- Sự ổn định chính trị: Thể chế chính trị ở nước ta có mức độ bình ổn cao, không có xung
đột giữa các đảng phái do chỉ có 1 đảng cẩm quyền; ít xảy ra xung đột lớn đối với các thế
lực thù địch, chống phá
ð Tạo điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, và
Vinamilk nói riêng.
- Chính sách: Các chính sách của Nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Chúng có thể
tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Một số ví dụ: các chính sách thương
mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh
tranh, bảo vệ người tiêu dùng...
Nhận thức được tầm quan trọng trong ngành chăn nuôi bò sữa, ngày 26/10/2001 Thủ tướng
Chính phủ đã ra quyết định số 167 về chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam thời
kỳ 2001-2010. Đồng thời bộ trưởng Bộ Công nghiệp cũng ra quyết định số 22/2005/QĐ-
BCN phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của công ty.
- Chính sách thuế: Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp sữa nội địa, trong
đó có Vinamilk chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại
nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết Hiệp
định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung trong Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (cam kết
CEPT/AFTA) và cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
- Các đạo luật liên quan: luật lao động, luật bảo vệ môi trường, luật đầu tư, luật doanh
nghiệp, luật chống bán phá giá ...

 Economics factors – các yếu tố kinh tế: Các doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế
cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế.
- Thực trạng nền kinh tế: Kinh tế Việt Nam năm 2018 khởi sắc. Cả ba khu vực sản xuất,
cung - cầu của nền kinh tế cùng song hành phát triển. Theo số liệu của Tổng cục thống kê,
tăng trưởng kinh tế năm 2018 đạt 7,08% so với năm 2017 - mức tăng cao nhất 11 năm qua.
- Các yếu tố về nguồn lao động:
+ Năng suất lao động của Việt Nam thời gian qua có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng
đều qua các năm và là quốc gia có tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực
ASEAN.
+ Thất nghiệp: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động trong quý I năm 2019 ước gần
1,1 triệu người, giảm 3,5 nghìn người so với quý trước và giảm 8,2 nghìn người so với
cùng kỳ năm trước.
+ Trình độ lao động ngày càng được nâng cao. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ngày càng lớn.
ð Nguồn lao động dồi dào với năng suất lao động, trình độ ngày càng cao, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, và
Vinamilk nói riêng.
- Các chính sách kinh tế của Chính phủ. Ví dụ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát
triển kinh tế của Chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp....
- Các yếu tố tác động đến nền kinh tế:
+ Lãi suất: Nhiều nền kinh tế trên thế giới đang phát đi tín hiệu hạ lãi suất, nhưng Việt Nam
chưa có những động thái tương tự vì nhiều lý do. Mặc dù so với nhóm các nước có cùng
mức thu nhập lãi suất cho vay là 7,35%/năm, mức lãi suất cho vay thực của Việt Nam dù
không quá cao, song vẫn là điều nhiều doanh nghiệp băn khoăn.
+ Lạm phát: Lạm phát hiện tại đang được kiểm soát ở mức thấp nhất trong 3 năm (theo số
liệu Tổng cục Thống kê – Họp báo công bố số liệu quý II và 6 tháng đầu năm 2019). Nó
chính là hai mặt của một tấm huy chương vừa có lợi, vừa có hại cho sự phát triển kinh tế.
Lạm phát thấp là biểu hiện tốt của sự ổn định kinh tế vi mô. Lạm phát thấp mang lại niềm
vui cho người tiêu dùng, sự an tâm cho các nhà đầu tư trong sản xuất kinh doanh, nới lỏng
chính sách tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong điều kiện cụ thể của Việt
Nam, nguồn vốn các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh còn phụ thuộc quá lớn
vào vốn vay ngân hàng thương mại. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ ảnh hưởng đến hoạt
động trong doanh nghiệp dẫn đến tăng trưởng kinh tế mất cân đối về cung cầu. Lạm phát
giảm cũng làm giảm sức mua, hoạt động kinh tế cũng ngừng trệ theo và còn làm giảm
nguồn thu hút dẫn đến chi phí thiếu vốn đầu tư trả nợ.
- Rào cản gia nhập vào thị trường sữa cho các công ty mới là không nhỏ: do đặc điểm ngành
sữa là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị phần tương đối ổn định nên để gia nhập
ngành, các công ty cần phải có tiềm lực vốn và năng lực đủ mạnh để vượt qua rào cản gia
nhập ngành (kỹ thuật, vốn, nguyên liệu, các yếu tố thương mại, khách hàng, thương hiệu,
phân phối,…)

 Social factors – các yếu tố xã hội: Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn
hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng
tại các khu vực đó. Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun
đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được
bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là văn hóa tinh thần. Rõ ràng, chúng ta không
thể bán xúc xích lợn tại các nước Hồi Giáo được. Tuy vậy, cũng không thể nào phủ nhận
sự giao thoa văn hóa của các nền văn hóa tại nhiều quốc gia. Sự giao thoa này sẽ thay đổi
tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành. Bên cạnh văn hóa ,
các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường,
những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những
đặc điểm, tâm lý, thu nhập ... khác nhau:
- Dân số và nhân khẩu học: Dân số Việt Nam hiện tại là hơn 97 triệu người; tỷ lệ gia tăng tự
nhiên cao (7.8 ‰) ð dự báo lượng sữa tiêu thụ sẽ tăng cao; tạo điều kiện thuận lợi cho
Vinamilk phát triển.
- Phân phối thu nhập quốc dân:
+ Thu nhập của lao động có xu hướng tăng. Trong khi đó, sữa là loại hàng hóa bình thường
(normal good) nên theo lý thuyết cung – cầu, lượng cầu sữa sẽ có xu hướng tăng
+ Tuy nhiên, mức sống của người dân gia tăng không đồng đều và còn ở mức thấp (thu nhập
bình quân đầu người đứng thứ 192 trên thế giới); trong khi đó giá sữa trên thị trường còn
khá cao
ð Nhu cầu về sữa còn thấp nhưng có tiềm năng và đang ngày càng gia tăng.

- Phong cách sống:


+ Ngày nay, sữa không còn chỉ là sản phẩm dành riêng cho trẻ em nữa mà đã trở thành một
sản phẩm thiết yếu được tiêu thụ bởi mọi lứa tuổi. Sữa giúp phát triển chiều cao, tăng
cường trí thông minh, cung cấp them dưỡng chất cần thiết để trẻ em có thể phát triển toàn
diện; đồng thời bổ sung canxi cho người lớn, đặc biệt là người cao tuổi, giúp cho xương
được chắc khỏe, dẻo dai.
+ Người dân có tâm lý sử dụng hàng ngoại, chuộng hàng ngoại hơn so với hàng Việt Nam
nội địa, đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp nói chung và công ty Vinamilk nói riêng phải ngày
càng nâng cao chất lượng, chứng minh và đảm bảo được chất lượng sản phẩm để có thể
cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.
ð Tiềm năng của thị trường sữa là rất lớn. Nếu biết cách nắm bắt và đưa ra thị trường các sản
phẩm khác nhau, phong phú về chủng loại, thành phần và có chất lượng cao, đảm bảo thì cơ
hội phát triển cho Vinamilk là rất to lớn.

- Dân trí ngày càng được nâng cao. Người dân, đặc biệt là các bà mẹ bỉm sữa, ngày càng chú
trọng hơn đến các thành phần có trong sữa và tác dụng của từng loại sữa.
ð Đòi hỏi Vinamilk nói riêng, và các công ty sữa nói chung ngày càng phải nâng cao chất
lượng sản phẩm.
 Technological factors – các yếu tố công nghệ: Cả thế giới đang trong cuộc cách mạng công
nghệ 4.0. Hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm,
dịch vụ, đặc biệt là các công nghệ từ khâu sản xuất, chế biến và đóng gói, bảo quản sản
phẩm.
- Phát hiện công nghệ mới: ngày càng có nhiều công nghệ mới ra đời như công nghệ sản
xuất sữa bột, công nghệ tiệt trùng nhanh với nhiệt độ cao, công nghệ chiết lon sữa bột, các
thiết bị đóng gói hiện đại giúp đa dạng hóa bao bì sản phẩm, công nghệ điều khiển tự động
trong các dây chuyền sản xuất….
- Tốc độ chuyển giao công nghệ: trong thời đại công nghệ ngày nay, tốc độ chuyển giao
công nghệ là rất nhanh chóng.
- Chi tiêu của chính phủ về nghiên cứu phát triển: Chính phủ có kế hoạch đầu tư vào các
trang trại nuôi bò sữa và công nghệ chế biến sữa để tăng sản lượng sữa tươi trong nước và
giảm lệ thuộc vào sữa bột nhập khẩu.
- Tốc độ lỗi thời của công nghệ: nếu trước đây các hãng sản xuất phải mất rất nhiều thời
gian để tăng tốc độ bộ vi xử lý lên gấp đôi thì hiện nay tốc độ này chỉ mất khoảng 2-4
năm. Một bộ máy tính hay chiếc điện thoại thông minh mới tinh chỉ sau nửa năm đã trở
nên lạc hậu với công nghệ và các phần mềm ứng dụng.
ð Điều kiện thuận lợi để nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm trong các hoạt
động sản xuất của Vinamilk, nhưng đồng thời cũng tạo ra thách thức cho công ty – đó là phải
luôn luôn cập nhật, đổi mới công nghệ để có thể luôn cho ra được những sản phẩm đạt chất
lượng cao.
 Môi trường vi mô: Phân tích theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter
 Các nhà cung cấp: Nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng và ổn định đặc biệt quan trọng
đối với hoạt động của công ty Vinamilk.
 Khách hàng: Nhu cầu tiêu thụ sữa và các sản phẩm làm từ sữa tại Việt Nam tăng trưởng ổn
định. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, từ đó nhu cầu sử dụng
các sản phẩm tăng cường sức khỏe tăng, đặc biệt là sữa bột, sữa nước và sữa chua.
ð Khi định giá hay nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, Vinamilk cần tìm hiểu và phân tích kỹ
lưỡng khách hàng tiềm năng của từng loại sản phẩm.
 Những đối thủ cạnh tranh trong ngành:
- Đối thủ cạnh tranh là các tổ chức mà một tổ chức phải cạnh tranh để giành lấy khách hàng
và những nguồn lực cần thiết từ môi trường bên ngoài. Các tổ chức đang hoạt động trong
ngành cạnh tranh trực tiếp với nhau, ở cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra. Thị
trường sữa đang ngày càng trở nên đông đúc và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hiện nay,
có khoảng hơn 50 công ty sữa tại Việt Nam, phần lớn là các công ty vừa và nhỏ.
- Một số nhà sản xuất quy mô lớn gồm có Vinamilk, Dutch Lady Việt Nam, Nestle Việt
Nam, Nutifood, tập đoàn TH,….
- Ngoài ra, không thể không kể đến các dòng sữa nhập khẩu như Measow Fresh (nhập khẩu
từ New Zealand), sữa Similac (Abbott Hoa Kỳ),…
 Sản phẩm thay thế: các loại thức uống khác
- Tác dụng giải khát: công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico với các sản phẩm như
Pepsi, Miranda, 7up, Sting,…. hay Coca-Cola Việt Nam với các sản phẩm như Coca-cola,
Sprite, Fanta,…
- Tác dụng cung cấp dinh dưỡng: Các loại thực phẩm chức năng dạng nước, dạng uống.
 Đối thủ tiềm ẩn: Saputo – công ty Canada, đứng trong top 10 các công ty sữa lớn nhất thế
giới (theo Dairy Industry International, dựa trên kết quả khảo sát hằng năm của Rabobank).
Hiện tại, công ty chưa tiến vào thị trường Châu Á nói chung hay thị trường Việt Nam nói
riêng. Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của công ty, tiềm năng của thị trường Việt Nam,
cộng với sự có mặt của cả 9 công ty còn lại trong top 10 ở thị trường Việt Nam hiện tại thì
rất có thể trong tương lai, Saputo sẽ tiến vào thị trường Việt Nam và trở thành một đối thủ
cạnh tranh lớn của Vinamilk.
b. Môi trường bên trong: Phân tích những bộ phận chức năng cơ bản.
 Nghiên cứu và phát triển – R&D:
- Nhu cầu R&D cao do thị trường luôn luôn biến động, nhu cầu của người tiêu dùng luôn
luôn thay đổi nên cần thiết phải nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, đa dạng hóa
các dòng sản phẩm để phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng cũng như thị hiếu của
người tiêu dùng hơn. Vinamilk chủ trương phát triển sản phẩm, đón đầu xu hướng người
tiêu dùng để có thể gia tăng thỏa mãn của khách hàng.
- Vinamilk không ngừng nghiên cứu và cải tiến sản phẩm:
+ Đáp ứng được nhu cầu và đạt được sự hài lòng của khách hàng là chìa khóa của mọi thành
công , đội ngũ nghiên cứu và phát triển sản phẩm của Vinamilk luôn cập nhật các kiến thức
mới nhất về công nghệ, cũng như tìm hiểu sâu sát thị trường trong và ngoài nước để tìm
kiếm cơ hội và ý tưởng phát triển sản phẩm.
+ Cụ thể: Ngày nay, xu hướng sử dụng thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên, tốt cho sức
khỏe và sắc đẹp, đang là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Nắm bắt được nhu cầu
đó, Vinamilk đã cho ra đời sản phẩm nước uống từ linh chi kết hợp với mật ong được chắt
lọc tinh túy từ tự nhiên, tiện lợi cho khách hàng trong việc chăm sóc sức khỏe.
Ngoài ra, Vinamilk còn phát triển các sản phẩm giải khát từ thiên nhiên như nước táo kết
hợp với nha đam tươi nguyên xác, nước mơ ngâm giữ được hương vị truyền thống của
người Việt Nam...
Bên cạnh đó, Vinamilk còn phát triển dòng sữa bột Optimum Mama, là sản phẩm cao cấp
dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú, vừa được bổ sung lợi khuẩn, vừa được bổ sung
chất xơ và một số dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ miễn dịch cho mẹ, hạn chế
bệnh tật trong suốt thai kỳ..
Thoát khỏi lối mòn về các sản phẩm truyền thống, Vinamilk đã cho ra dòng sản phẩm sữa
tươi hỗ trợ hệ miễn dịch, được bổ sung Vitamin D, A, C và một số dưỡng chất giúp hỗ trợ
hệ miễn dịch, tăng khả năng chống chọi với bệnh tật hướng tới đối tượng khách hàng là trẻ
em như; sữa đậu nành bổ sung Canxin, Vitamin D; sữa chua lợi khuẩn Probi với 2 mùi
mới: dâu và dưa gang...
(Nguồn: https://www.vinamilk.com.vn/vi/cai-tien-doi-moi/nghien-cuu-and-cai-tien-san-
pham/vinamilk-khong-ngung-nghien-cuu-va-cai-tien-san-pham )
Riêng trong năm 2018, Vinamilk đã tung và tái tung 46 sản phẩm, trong đó có 18 sản
phẩm mới và 28 sản phẩm cải tiến. Ngoài ra, công ty cũng hoàn thành nghiên cứu 70 sản
phẩm mới và cải tiến phục vụ thị trường nội địa và 22 sản phẩm mới và cải tiến phục vụ thị
trường xuất khẩu.
- Xu hướng phát triển sản phẩm của Vinamilk:
+ Cập nhật xu hướng thị trường, nghiên cứu và phát triển sản phẩm đáp ứng kịp thời thị hiếu
và nhu cầu của khách hàng.
+ Tiếp tục mở rộng danh mục sản phẩm, gia tăng sự đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều
nhóm khách hàng.
+ Nâng cao lợi ích sức khoẻ cho các dòng sản phẩm (bổ sung vi chất, giảm đường…), hướng
đến các sản phẩm hữu cơ,…
+ Nghiên cứu và ưu tiên sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng các
vật liệu không thể tái chế/tuần hoàn.

 Marketing:
 Sản phẩm:
- Thị phần: Theo báo cáo của Vietnam Report, năm 2018, phân khúc sữa nước của Vinamilk
tiếp tục đứng đầu ngành với khoảng 55% thị phần. Ngoài ra, Vinamilk còn nắm giữ hơn
80% thị phần sữa chua, hơn 80% thị phần sữa đặc, hơn 30% thị phần trong ngành hàng sữa
bột. Trong khi đó, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2018, Vinamilk cho biết công ty
đã nắm tới 58% thị phần sữa ở Việt Nam.
- Cụ thể, mức độ tăng trưởng thị phần của Vinamilk năm 2018 so với năm 2017:
Ngành hàng +/- YTD (%) 2018 với 2017
Tổng cộng 0,9
Sữa nước 0,9
Sữa bột trẻ em 1,1
SBPS trẻ em 2,9
Sữa chua uống 1,8
Sữa đặc có đường 0,5
Sữa đậu nành 0,9
(Nguồn: Báo cáo Phát triển bền vững 2018)
Bên cạnh đó, thị trường nước ngoài cũng dành nhiều sự chú ý hơn đến sản phẩm của Vinamilk.
Riêng năm 2018, Vinamilk đã phát triển thêm 3 thị trường mới: Timor Leste, Cameroon, Sierra
Leone. Các sản phẩm của Vinamilk đã được phân phối rộng rãi tại 49 quốc gia và vùng lãnh thổ,
và ngày càng được khách hàng nước ngoài tin dùng, lựa chọn.

- Chủng loại: Danh mục sản phẩm đa dạng, đáp ứng sở thích, nhu cầu của nhiều nhóm đối
tượng khách hàng:
+ Vinamilk hiện có hơn 250 sản phẩm thuộc 10 nhóm ngành hàng: (1) Sữa chua uống; (2)
Phô mai và Sản phẩm tráng miệng; (3) Sữa đặc; (4) Bột dinh dưỡng; (5) Sữa đậu nành; (6)
Sữa bột; (7) Sữa nước; (8) Sữa chua ăn; (9) Kem; (10) Nước giải khát và Sản phẩm dành
cho thanh thiếu niên.
+ Các sản phẩm của Vinamilk đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đa dạng, bao gồm (1) Nhu cầu về
sản phẩm tự nhiên; (2) Nhu cầu về làm đẹp; (3) Sản phẩm tiện lợi; (4) Chăm sóc sức khoẻ
người cao tuổi; (5) Nhu cầu về sản phẩm hữu cơ; (6) Lợi khuẩn, tốt cho hệ tiêu hoá; (7)
Sản phẩm ít đường, ít béo; (8) Sữa hạt.
- Nhãn hiệu: Vinamilk là công ty sữa hàng đầu tại Việt Nam với truyền thống hoạt động lâu
đời, mức độ uy tín cao, là một thương hiệu được xây dựng tốt: Kể từ khi bắt đầu hoạt động
vào năm 1976 tới nay, Vinamilk đã xây dựng được một thương hiệu mạnh, được biết đến
rộng rãi.
- Chất lượng: Chất lượng sữa Vinamilk không thua kém gì các dòng sữa ngoại nhập, được ra
đời từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, chất lượng trong dây chuyền sản xuất công nghệ hiện
đại với hệ thống kiểm soát có bề dày hơn 40 năm kinh nghiệm.
- Giá cả: Giá thành sữa và các sản phẩm từ sữa của Vinamilk hiện tại, nếu như so sánh với
các nước phát triển trên thế giới, thì vẫn đang ở mức cao. Vì vậy, một số đối tượng người
tiêu dùng hiện taị chưa tiếp cận được với sản phẩm. Tuy nhiên, giá sữa của Vinamilk khá
bình ổn và có tính cạnh tranh cao nếu so sánh với các dòng sữa ngoại nhập có chất lượng
tương đương.
 Phân phối:
- Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp:
+ Trong nước: 208 nhà phân phối | 249991 điểm bán | 426 cửa hàng Giấc mơ sữa Việt | 1180
cửa hàng tiện lợi | 3209 siêu thị lớn nhỏ |
+ Ngoài nước: 49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Các đại lý đều được trang bị hệ thống tủ đông bảo quản sản phẩm hiện đại với đội ngũ bán
hàng nhiều kinh nghiệm, được đào tạo, tập huấn chuyên nghiệp về kỹ năng tư vấn và bán
hàng, kỹ năng sử dụng phần mềm bán hàng và cả kiến thức về sản phẩm.
- Không chỉ có thế, bắt kịp xu hướng của kỷ nguyên số với sự bùng nổ của các kênh phân
phối điện tử, Vinamilk cũng phát triển Website Thương mại điện tử Giấc mơ sữa Việt
Vinamilk eShop http://giacmosuaviet.com.vn đặt hàng 24/24.
 Quảng cáo:
- Quảng cáo của Vinamilk được phủ sóng toàn diện trên hầu hết các “mặt trận truyền
thông”, bao gồm: phát sóng vào “khung giờ vàng” trên hầu hết các kênh truyền hình tại
Việt Nam; mạng xã hội: facebook, youtube...; các website thương mại điện tử: Vinamilk e-
Shop (Giấc mơ Sữa Việt), website Vinamilk; quảng cáo run-ads trên Google...
- Với hình ảnh sống động, đặc trưng là các chú bò ngộ nghĩnh, giai điệu vui tươi, bắt tai
cùng thông điệp độc đáo và dễ nhớ, các phim và hình ảnh quảng cáo của Vinamilk đã trở
nên quen thuộc với đông đảo người tiêu dùng, đặc biệt thu hút đối tượng trẻ em.
- Tuy nhiên, công ty mới chỉ tập trung chủ yếu quảng cáo ở thị trường trong nước.

 Sản xuất:
 Nguyên, vật liệu đầu vào:
- NGHIÊN CỨU:
+ Hướng tới việc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, tốt cho sức khỏe:
Nguyên liệu hữu cơ
 Nắm bắt xu hướng phát triển của các dòng sản phẩm hữu cơ trên thế giới, Vinamilk đã
nghiên cứu và tìm kiếm các nguồn nguyên liệu hữu cơ chất lượng, đồng thời góp phần
khuyến khích các NCC đồng hành theo xu hướng hữu cơ chung. Đến nay, Vinamilk đã cho
ra đời nhiều sản phẩm hữu cơ: lần lượt từ sữa tươi, sữa chua đến các dòng sữa bột và bột
dinh dưỡng dành cho trẻ em.
 Năm 2018, Vinamilk đã có thêm 5 Nhà máy đạt chứng nhận hữu cơ, bao gồm: Nhà máy
Sữa Lam Sơn, Tiên Sơn, Nghệ An, Sữa Bột Việt Nam, Dielac.
Nguyên liệu sữa A2
 Tháng 7/2018, Vinamilk xuất xưởng lô sữa A2 đầu tiên, tiên phong trong việc cho ra đời
sữa A2 dạng thanh trùng và tiệt trùng với chất lượng vượt trội, đáp ứng nhu cầu dinh
dưỡng ngày một cao cấp và đa dạng của người tiêu dùng Việt Nam.
 Toàn bộ đàn bò A2 đã được xét nghiệm DNA và chứng nhận thuần chủng A2 bởi các trung
tâm kiểm định di truyền và tổ chức hỗ trợ chăn nuôi của New Zealand (LIC).
Nguyên liệu tốt cho sức khỏe
 Thành phần nguyên liệu cũng được lựa chọn và cân đối về hàm lượng để cho ra đời các
sản phẩm theo hướng giảm đường, giảm béo, tốt hơn cho sức khỏe
 Các hương liệu được ưu tiên lựa chọn từ nguồn tự nhiên, hoặc giống tự nhiên, hạn chế các
nguyên liệu tổng hợp

+ Ưu tiên sử dụng các vật liệu có khả năng tái chế, giảm lượng bao bì sử dụng
 Sử dụng bao bì giấy theo công nghệ Tetra Brick Aseptic Edge của Tetrapak, bao bì có thể
tái chế toàn bộ và được chứng nhận FSC (do tổ chức quốc tế phi lợi nhuận The Forest
Stewardship Council trao tặng) – chứng nhận sản phẩm mang lại lợi ích về môi trường,
kinh tế và xã hội.
 Triển khai việc giảm lượng bao bì nhựa để giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa tới môi
trường tự nhiên (từ tháng 2/2019)
 Giảm số lượng muỗng nhựa trong thùng sữa chua ăn: 40 muỗng → 20 muỗng/thùng.
 Định hướng loại bỏ lớp nhãn trên nắp chai của sản phẩm ICY 5 500ml và ICY 360ml, dự
kiến triển khai vào quý 2/2019.
- CUNG ỨNG ĐẦU VÀO: Kiểm soát chất lượng sữa tươi nguyên liệu cũng như các nhà
cung cấp nguyên liệu nghiêm ngặt, chặt chẽ.

+ Đối với sữa tươi nguyên liệu từ hệ thống trang trại Vinamilk:
 Chất lượng sữa tươi nguyên liệu được kiểm soát một cách có hệ thống và chặt chẽ, đảm
bảo chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về Vệ sinh An toàn Thực phẩm.
CON GIỐNG: Vinamilk chú trọng ngay từ khâu lựa chọn Bò sữa giống. Tất cả bò sữa tại
Vinamilk đều là giống HF thuần chủng được tuyển chọn và nhập khẩu trực tiếp từ Úc, Mỹ,
và New Zealand.
KHẨU PHẦN: cho bò được Vinamilk thiết lập theo tư vấn của Chuyên gia dinh dưỡng
nước ngoài và phối trộn theo phương pháp TMR (Total Mixed Ration), đảm bảo đáp ứng
đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng theo nhu cầu hàng ngày của từng nhóm bò.
 Chủ động nguồn sữa tươi nguyên liệu: Vinamilk hướng đến việc mở rộng và nâng cao
năng suất từ các trang trại để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu sữa tươi ngày càng cao. Để thực
hiện lộ trình cung cấp sữa tươi giai đoạn 2019-2021, các trang trại hiện tại (Tây Ninh,
Organic tại Đà Lạt, trang trại Thống Nhất – Thanh Hóa) được hoàn thiện và đầu tư mở
rộng, ngoài ra còn định hướng phát triển thêm trang trại tại Lào, Quảng Ngãi và một số địa
phương có thổ nhưỡng thích hợp.
Bằng việc chủ động nguồn cung, Vinamilk hướng đến chủ động kiểm soát chất lượng,
nâng cao tiêu chuẩn đầu ra sữa tươi nguyên liệu ngang tầm quốc tế thông qua hệ thống
trang trại ứng dụng công nghệ cao và hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như ISO
9001:2015, GlobalG.AP và Organic.
+ Đối với sữa tươi nguyên liệu thu mua:
 Trước khi ký kết Hợp đồng thu mua, Vinamilk đều khảo sát thực tế và đánh giá điều kiện
nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, môi trường, tiêm phòng đầy đủ của Hộ Chăn nuôi.
 Hỗ trợ các Hộ Chăn nuôi cải thiện chất lượng sữa thông qua các hoạt động tư vấn, hỗ trợ
kỹ thuật, cải tiến quy trình canh tác phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng tại địa
phương, cung cấp nguồn thức ăn đạt chất lượng cho bò.
 Duy trì nguồn cung cấp thức ăn cho bò sữa đạt chất lượng với giá cả ổn định.
 Trung tâm Sữa tươi nguyên liệu Củ Chi đi vào hoạt động ổn định. Trung tâm là đầu mối
thu mua, kiểm soát chất lượng sữa từ hộ chăn nuôi và phân phối đến các Nhà máy sản
xuất, hạn chế các rủi ro về chất lượng so với việc thu mua thông qua các trạm trung chuyển
như trước đây. Trung tâm Sữa tươi nguyên liệu Củ Chi đã đạt chứng nhận ISO 9001:2015.
 Quan hệ bền vững, ổn định với các nhà cung cấp, từ đó đảm bảo được nguồn cung cấp sữa
nguyên liệu chất lượng, ổn định.
ð Nguồn nguyên liệu đầu vào đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu trong nước của
công ty hiện tại vẫn chưa đủ đáp ứng cho quá trình sản xuất. Việc phải nhập khẩu them sữa bột từ
nước ngoài dẫn đến chi phí đầu vào sẽ bị tác động mạnh từ giá sữa thế giới, từ đó dẫn tới biến
động giá sản phẩm.
 Thiết bị, công nghệ:
- CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI: Vinamilk ứng dụng công nghệ 4.0 vào hoạt động chăn nuôi và
sản xuất:. Từng công đoạn trong quy trình chăn nuôi từ trông cỏ, chế biến thức ăn, chăm
sóc đàn bò cho đến vắt sữa đều tự động hóa với những công nghệ hiện đại bậc nhất. Đặc
biệt, những hệ thống này được liên kết với nhau, giúp theo dõi, quản lý từng cá thể bò theo
thời gian thực từ khi được sinh ra cho đến khi loại thải, giúp Trang trại quản lý thông tin và
vận hành dễ dàng, hiệu quả với hệ thống báo cáo hàng ngày từ các hệ thống thông minh có
thể truy xuất thông tin đúng và đủ và kịp thời. Cụ thể:
+ Hoạt động chăn nuôi:
(1) Chăm sóc: robot đẩy thức ăn tự động, hệ thống làm mát tự động theo công nghệ Israel, hệ
thống chổi ngứa, mátxa, cào phân tự động, hệ thống quản lý thuốc thú y điều trị bò.
(2) Phối giống: mỗi cá thể bò được quản lý bằng hệ thống chip nhận dạng và chip vận động thông
qua phần mềm quản lý đàn. Tất cả các thông tin về năng suất và sản lượng sữa; sự vận động; tình
trạng sức khỏe, chu kì sinh sản.. đều được cảnh báo sớm để sắp xếp kế hoạch chăm sóc phù hợp,
thăm khám đúng thời điểm và thụ tinh nhân tạo kịp thời: trung tâm cấy truyền phôi, hệ thống quản
lý động dục và sức khỏe.
(3) Vắt sữa: hệ thống vắt sữa công nghệ Châu Âu, quản lý chi tiết từng cá thể bò, đưa ra các cảnh
báo khi có dấu hiệu bất thường.
(4) Bảo quản và vận chuyển sữa tươi nguyên liệu (STNL): Hệ thống bảo quản và theo dõi nhiệt độ
sửa theo thời gian thực, cảnh báo khi nhiệt độ vượt ngưỡng.; Hệ thống vệ sinh (CIP) tự động; Hệ
thống các bồn làm lạnh sữa nhanh, thể tích lớn, tính linh hoạt cao vừa có thể tiếp nhận sữa của các
trạm thu mua khi cần thiết, vừa có thể tiếp nhận trực tiếp sữa nông dân.
(5) Tuyển chọn, chế biến nguồn thức ăn: hệ thống bồn ủ chua, Silo cung cấp thức ăn tinh tự động,
hệ thống quản lý khẩu phần ăn cho từng nhóm bò, trung tâm băm ngô, cỏ; trung tâm trộn thức ăn.
+ Hoạt động sản xuất:
Hệ thống TPM:
Áp dụng công nghệ ảo hóa trong hệ thống điều khiển sản xuất TPM tại Nhà máy Mega, tạo tiền đề
cho việc sử dụng dữ liệu lớn (big data) trong việc phân tích, xử lý dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất đồng thời giảm thiểu rủi ro gián đoạn sản xuất. Năm 2018, Vinamilk cũng đồng thời đẩy
mạnh hoàn thiện hệ thống MES tại NMS Việt Nam, hoàn thiện kết nối dữ liệu từ hệ thống ERP
đến TPM, giúp quá trình sản xuất hoàn toàn tự động từ khâu lập kế hoạch, triển khai sản xuất, lưu
kho thông minh và xuất bán. Nhờ đó, Nhà máy có thể điều khiển, giám sát mọi hoạt động diễn ra
trong khu vực giám sát, theo dõi và kiểm soát chất lượng một cách liên tục.
Hệ thống One Step:
Kế hoạch sản xuất & nguyên vật liệu sử dụng được tạo trên ERP và tự động chuyển xuống hệ
thống Tetra Plant Master (TPM), hệ thống quản lý kho Warehouse Management System (WMS).
Theo đó WMS chuyển toàn bộ NVL cần sử dụng cho quá trình sản xuất theo thông tin từ ERP,
đồng thời bao bì cũng được chuyển vào sản xuất thông qua hệ thống Logistics (LGV System).
 Hệ thống Tetra Plant Master cung cấp tất cả báo cáo sản xuất qua đó cấp quản lý có thể
đánh giá được toàn bộ quá trình hoạt động của Nhà máy, phân tích và đưa ra kế hoạch sản
xuất phù hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
 Hệ thống Tetra Plant Master cũng được áp dụng công nghệ ảo hóa, giúp nâng cao hiệu suất
& độ ổn định, an toàn cho hệ thống với phần cứng nhỏ gọn, hiệu năng cao và khả năng
phục hồi nhanh chóng khi sự cố phần cứng xảy ra.
 Bên cạnh đó, hệ thống quản lý kho thông minh Wamas tích hợp cùng với hệ thống quản lý
nguồn lực công ty ERP, liên kết với Tetra Plant Master mang đến sự liền mạch thông suốt
trong hoạt động của nhà máy với các hoạt động từ lập kế hoạch sản xuất, nhập nguyên liệu
đến xuất kho thành phẩm của toàn công ty.

- KHÔNG NGỪNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT:


Để gia tăng công suất, Vinamilk tiếp tục các dự án đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại nhất thế
giới cho các Nhà máy trên toàn quốc. Một số dự án tiêu biểu Vinamilk đã và đang thực hiện:
+ Giai đoạn 2 của NM Sữa Việt Nam (Siêu nhà máy Mega) tại Bình Dương đã hoàn thành và
đưa vào sử dụng, nâng tổng công suất của NM từ 400 triệu lít/năm lên 800 triệu lít/năm.
800 triệu lít/năm.
+ Dự án đầu tư thêm dây chuyền sữa nước tốc độ cao (A3 Speed) loại hộp 100ml và 180ml
tại nhà máy Tiên Sơn và Lam Sơn phục vụ chương trình Sữa Học đường tại Hà Nội và các
tỉnh phía Bắc.
+ 2 dây chuyền sữa chua ăn với công suất 80.000 hũ/giờ/máy cũng được Vinamilk đầu tư tại
nhà máy Sài Gòn và Tiên Sơn. Đây là dây chuyền sản xuất sữa chua ăn hiện đại nhất và có
công suất lớn nhất trên thế giới hiện nay
- CÔNG NGHỆ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG: Vinamilk luôn ý thức rằng bất kỳ
hoạt động sản xuất nào cũng có những tác động đến môi trường xung quanh. Vì thế
Vinamilk luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường
và tìm cách sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và năng lượng. Tất cả giải pháp đều
hướng đến các mục đích chính: sử dụng hiệu quả các yếu tố đầu vào (vật liệu, năng lượng,
nguồn nước) và kiểm soát yếu tố đầu ra để giảm thiểu các tác động đến môi trường.
+ Trong quá trình đầu tư máy móc thiết bị, Vinamilk đầu tư dây chuyền thổi chai sử dụng
nguồn chai nhựa không đạt yêu cầu về hình dáng bên ngoài trong quá trình thổi/ đùn chai
và tái sử dụng lại ở đầu vào của quá trình sản xuất chai. Hiện nay, Vinamilk chỉ sử dụng
nhựa HDPE từ quá trình sản xuất chai để tái chế và đưa vào sử dụng
+ Năm 2018 toàn bộ trang trại đã được đầu tư hệ thống Silo chứa cám và vận hành hoàn toàn
tự động giúp rút ngắn thời gian vận hành, giảm chi phí nhân công, chi phí vận hành máy
móc cho công tác trộn thức ăn, tiết kiệm chi phí bao bì, đồng thời đảm bảo chất lượng
không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
+ Trong hoạt động chăn nuôi:
 Nâng cấp hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED tiết kiệm điện tại trang trại Thống Nhất
Thanh Hóa, giảm lượng điện tiêu thụ điện đáng kể nhưng vẫn đáp ứng cường độ chiếu
sáng đảm bảo hoạt động của bò và người lao động.
 Ưu tiên sử dụng các thiết bị cơ giới ((xe đầu kéo, xe nâng cần dài đa năng…) và thiết bị
điện tiết kiệm năng lượng, như các động cơ điện có sử dụng các bộ khởi động mềm, sử
dụng biến tần (máy băm rotor, máy bơm, máy nén khí…)
+ Trong hoạt động sản xuất: Trong năm 2018 các Nhà máy trực thuộc Vinamilk triển khai
thực hiện các hạng mục đầu tư lớn để tăng năng lực sản xuất. Điện năng đã sử dụng cho
hoạt động lắp đặt, cải tạo máy móc thiết bị tương đương 4.173.803 kWh. Do đó, nhận định
chung tổng điện năng sử dụng trong năm 2018 vượt 0,20% so với năm 2017. Tuy nhiên,
tính toán sau khi loại trừ các hoạt động và biến động bất thường, cụ thể là năng lượng điện
sử dụng trong các hoạt động đầu tư trong năm, tỷ lệ điện sử dụng trong hoạt động sản xuất
tạo ra sản phẩm tiết kiệm 2,56% so với năm 2017.

 Nguồn nhân lực:


 Số lượng: Năm 2018, tổng số lượng lao động tại Vinamilk là 6737 người, trong đó có 5133
lao động nam (chiếm trên 70%) và 1604 lao động nữ.
 Chất lượng:
- Vinamilk khẳng định nguồn nhân lực chất lượng là nền tảng cho sự phát triển bền vững và
luôn chú trọng chất lượng và tính minh bạch trong công tác tuyển dụng.
- Lao động chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ lao động chưa cao, chưa được đào tạo
sâu về mặt chuyên môn.
 Phát triển nguồn nhân lực:
- Vinamilk luôn nỗ lực đem lại điều kiện làm việc tốt nhất, đáp ứng mối quan tâm của người
lao động để có thể tạo ra bệ phóng vững chắc giúp các nhân tài phát triển tài năng., bao
gồm:
+ Môi trường làm việc an toàn, tự do, không phân biệt đối xử.
+ Chính sách phúc lợi, lương thưởng và chế độ làm việc tốt.
+ Cơ hội đào tạo và thăng tiến.
+ Ghi nhận thích đáng các thành tựu và đóng góp của người lao động.
- Tổ chức các khóa đào tạo, bao gồm cả chương trình nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý
lẫn các chương trình đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kĩ năng mềm cho cấp nhân viên.
 Duy trì nguồn nhân lực: Nhờ môi trường làm việc tốt, chế độ chăm sóc vật chất và tinh
thần tốt, Vinamilk đã rất thành công trong việc thu hút và giữ chân nhân viên. Tỷ lệ thôi
việc tại Vinamilk duy trì khoảng 5-7,5%, đây là tỷ lệ lý tưởng cho thấy “sức khỏe nguồn
nhân lực” của Vinamilk đang được duy trì ở mức lành mạnh.
 An toàn và sức khỏe nghề nghiệp:
- Vinamilk phân loại các tổn thương theo mức độ nặng và nhẹ để có hình thức xử lý phù
hợp.
- Trong năm 2018, toàn Công ty không xảy ra trường hợp tai nạn lao động nào (năm 2017:
3 trường hợp tổn thương nhẹ) Tại thời điểm 31/12/2018, toàn Công ty hiện ghi nhận 9
trường hợp mắc bệnh điếc nghề nghiệp suy giảm thính lực từ 2-10% (2017: 11 trường
hợp). Tất cả các nhân viên này đều đã được bố trí công việc phù hợp.
 Năng lực quản lý của người lãnh đạo: Ban lãnh đạo và điều hành tốt, thể hiện ở khả năng
kiểm soát chi phí đầu vào ổn định, lợi nhuận công ty tăng trưởng ổn định qua các năm.

 Tài chính và kế toán:


- Vốn điều lệ: 17.416.877.930.000 đồng.
- Giá trị vốn bằng tiền luôn được duy trì ở mức cao. Tính thanh khoản và quản lý dòng tiền
được kiểm soát ở mức hiệu quả và an toàn, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh
và hợp tác ở bất cứ thời điểm nào.
- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: Kết quả Hoạt động kinh doanh 2018:

ð Doanh thu hợp nhất tăng trưởng gần 3% so với năm 2017. Tuy nhiên, lợi nhuận (cả trước và
sau thuế) đều giảm nhẹ khoảng 0,7%.

SWOT
Strengths – Điểm mạnh Opportunities – Cơ hội
- Vinamilk không ngừng nghiên cứu và cải - Thị trường sữa ngày càng có tiềm năng phát
tiến, phát triển sản phẩm để đón đầu xu hướng triển do tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nên
người tiêu dùng để có thể gia tăng thỏa mãn dự báo lượng sữa sẽ tăng trong tương lai,
của khách hàng. đồng thời thu nhập người dân ngày càng được
cải thiện, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm
- Vinamilk là công ty sữa hàng đầu tại Việt tăng cường sức khỏe như sữa ngày càng cao.
Nam với truyền thống hoạt động lâu đời, mức Đồng thời, đất nước ta đang trong thời kỳ hội
độ uy tín cao, là một thương hiệu được xây nhập nên cơ hội mở rộng thị trường là rất lớn.
dựng tốt: Kể từ khi bắt đầu hoạt động vào
năm 1976 tới nay, Vinamilk đã xây dựng - Các chính sách phát triển ngành sữa của
được một thương hiệu mạnh, được biết đến Chính phủ.
rộng rãi. Bề dày lịch sử, thời gian lâu dài có
mặt trên thị trường giúp Vinamilk am hiểu xu - Rào cản gia nhập vào thị trường sữa cho các
hướng và thị hiếu của người tiêu dùng. công ty mới là không nhỏ: do đặc điểm ngành
sữa là tăng trưởng ổn định, lợi nhuận cao, thị
- Danh mục sản phẩm đa dạng, thích hợp cho phần tương đối ổn định nên để gia nhập
nhiều lứa tuổi với các nhu cầu, mục đích sử ngành, các công ty cần phải có tiềm lực vốn
dụng sản phẩm khác nhau. và năng lực đủ mạnh để vượt qua rào cản gia
nhập ngành (kỹ thuật, vốn, nguyên liệu, các
- Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng yếu tố thương mại, khách hàng, thương hiệu,
khắp. Các đại lý đều được trang bị hệ thống tủ phân phối,…).
đông bảo quản sản phẩm với đội ngũ bán
hàng nhiều kinh nghiệm. Phát triển cả website - Nguồn lao động dồi dào với năng suất lao
bán hàng 24/24. động, trình độ ngày càng cao, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động sản xuất và kinh
- Ban lãnh đạo và điều hành tốt, thể hiện ở doanh của các doanh nghiệp nói chung, và
khả năng kiểm soát chi phí đầu vào ổn định, Vinamilk nói riêng.
lợi nhuận công ty tăng trưởng ổn định qua các - Ngày càng có nhiều công nghệ mới, tiên tiến
năm. và hiện đại ra đời, tạo điều kiện cho hoạt động
- Nguồn nhân lực dồi dào, ổn định và có sản xuất và kinh doanh của công ty.
chuyên môn ngày càng cao nhờ môi trường
làm việc tốt, chế độ chăm sóc vật chất và tinh
thần tốt.
- Quan hệ bền vững, ổn định với các nhà cung
cấp, từ đó đảm bảo được nguồn cung cấp sữa
nguyên liệu chất lượng, ổn định.
- Thiết bị, công nghệ chăn nuôi cũng như sản
xuất hiện đại, đạt chuẩn quốc tế.
Weaknesses – Điểm yếu Threats – Thách thức
- Giá thành sữa và các sản phẩm từ sữa của - Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các
Vinamilk hiện tại, nếu như so sánh với các doanh nghiệp sữa nội địa, trong đó có
nước phát triển trên thế giới, thì vẫn đang ở Vinamilk chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia
mức cao. Vì vậy, một số đối tượng người tiêu tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập
dùng hiện taị chưa tiếp cận được với sản theo chính sách cắt giảm thuế quan.
phẩm.
- Nền kinh tế không ổn định, lạm phát hiện tại
- Công ty mới chỉ tập trung quảng cáo chủ đang ở mức kiểm soát nhưng không ổn định.
yếu ở thị trường trong nước.
- Tâm lý tiêu dùng hàng ngoại của người dân
- Nguồn nguyên liệu trong nước của công ty là một thách thức lớn, đòi hỏi Vinamilk phải
hiện tại vẫn chưa đủ đáp ứng cho quá trình luôn luôn đảm bảo và ngày càng nâng cao
sản xuất. Việc phải nhập khẩu them sữa bột từ chất lượng sản phẩm.
nước ngoài dẫn đến chi phí đầu vào sẽ bị tác
động mạnh từ giá sữa thế giới, từ đó dẫn tới - Dân trí ngày càng được nâng cao. Người
biến động giá sản phẩm. dân, đặc biệt là các bà mẹ bỉm sữa, ngày càng
chú trọng hơn đến các thành phần có trong
- Lao động phần lớn còn là lao động phổ sữa và tác dụng của từng loại sữa, đòi hỏi
thông, chưa được đào tạo về trình độ chuyên Vinamilk nói riêng, và các công ty sữa nói
môn kỹ thuật. chung ngày càng phải nâng cao chất lượng
sản phẩm.
- Lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khỏe người tiêu dùng nên rất nhạy
cảm, đòi hỏi công ty phải luôn sát sao, đảm
bảo chất lượng sản phẩm.
- Tốc độ lỗi thời của công nghệ ngày càng
nhanh, đòi hỏi các công ty phải luôn luôn cập
nhật và đổi mới để bắt kịp.

6. THÀNH TỰU CƠ BẢN: Hơn 38 năm hình thành và phát triển, với bản lĩnh mạnh dạn đổi
mới cơ chế, đón đầu áp dụng công nghệ mới, bản lĩnh đột phá, phát huy tính sáng tạo và năng
động của tập thể, Vinamilk đã vươn cao, trở thành điểm sáng kinh tế trong thời Việt Nam hội nhập
WTO. Vinamilk đã trở thành một trong những Doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả
các mặt, đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Với những thành
tích nổi bật đó, Công ty đã vinh dự nhận được các danh hiệu cao quý:

- Huân chương Lao động:


- Huân chương Lao động hạng I – 1996
- Huân chương Lao động hạng II – 1991
- Huân chương Lao động hạng III – 1985

- Huân chương Độc lập:


- Huân chương Độc lập hạng II – 2010
- Huân chương Độc lập hạng III – 2005
- Đứng thứ 1 trong 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất Việt Nam theo tạp chí Forbes Việt
Nam – 2013.
- Top 10 hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1995 tới nay theo Hiệp hội hàng VN chất
lượng cao.
- Là thương hiệu quốc gia năm 2010,2012 và 2014 theo Bộ Công thương.
- Đứng thứ 2 trong top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2013 do VNR 500
(Công ty CP Báo cáo đánh giá VN) và Vietnamnet đánh giá.
- Đứng trong top 200 doanh nghiệp dưới 1 tỷ USD khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm
2010 theo tạo chí Forbes Asia.
- Doanh nghiệp xanh – sản phẩm xanh được yêu thích nhất năm 2013 do người tiêu dùng
bình chọn.
- Đứng trong top 100 doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất cho Nhà nước năm 2013.
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC (chương 4 – tổ chức):
A. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT
NAM VINAMILK:

è Nhận xét: Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk là cơ cấu tổ chức
chính thức và bền vững.

B. PHÂN TÍCH THEO 6 THUỘC TÍNH CỦA CƠ CẤU TỔ CHỨC:


1. CHUYÊN MÔN HÓA VÀ TỔNG HỢP HÓA:
- Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần sữa Vinamilk thế hiện cả tính chuyên môn hóa và tổng hợp
hóa.
- Trong đó:
+Tổng giám đốc trực tiếp nhận báo cáo từ các Giám đốc Điều hành.
ð Tính tổng hợp hóa.
+Hội đồng quản trị được phân chia thành 4 tiểu ban chuyên biệt đảm nhiệm vai trò khác nhau, và
có 11 đơn vị chức năng dưới quyền quản lý của tổng giám đốc.
ð Tính chuyên môn hóa.

2. HỢP NHÓM VÀ HÌNH THÀNH CÁC BỘ PHẬN:


Cơ cấu tổ chức của Vinamilk là mô hình tổ chức cơ cấu hỗn hợp. Bao gồm:
- Mô hình tổ chức cơ cấu chức năng.
- Mô hình tổ chức cơ cấu địa dư.
a. Mô hình tổ chức cơ cấu chức năng:
 Ưu điểm:
j Tính thống nhất hoạt động: các bộ phận sẽ nhận lệnh trực tiếp từ một lãnh đạo cấp trên là Tổng
giám đốc.
k Tăng năng suất trong lao động, phát huy ưu thế chuyên môn theo chức năng của từng đơn vị. Cụ
thể:
 Đối với hoạt động Marketing: Hoạt động Marketing vẫn luôn không ngừng đổi mới, sáng
tạo nhằm bắt kịp các tín hiệu thay đổi từ thị trường. Chính vì vậy, kết thúc năm 2018, tổng
thị phần ngành sữa của Vinamilk tăng thêm 0,9%, tiếp tục khẳng định mạnh mẽ vị thế dẫn
đầu của Công ty. Đây là một điểm sáng trong năm vừa qua, tiếp tục đánh dấu một mốc son
thành công khác về hoạt động Marketing của Vinamilk, mà đáng kể nhất ở các khía cạnh
sau:
- Đi đầu về cải tiến với việc đẩy mạnh tung mới và tái tung hàng loạt sản phẩm ở tất cả các
ngành hàng.
- Nỗ lực tung ra thị trường khoảng 18 sản phẩm mới thuộc các ngành hàng sữa nước, sữa
bột, sữa chua ăn, sữa chua uống, bột dinh dưỡng, sữa đậu nành, kem và nước giải khát,…
việc cải tiến và ra mắt các sản phẩm mới này đã mở rộng thêm danh mục sản phẩm của
Vinamilk, mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm phong phú và tiện lợi. Đặc biệt
trong năm 2018, Vinamilk đã cho ra mắt thành công và ấn tượng với dòng sản phẩm sữa
chua nếp cẩm cũng như dòng sản phẩm sữa chua cao cấp Greek style Yoghurt đầu tiên tại
Việt Nam. Ngoài ra, Vinamilk còn tung thành công dòng sữa tươi 100% A2, tiếp tục là
người tiên phong trong phân khúc sản phẩm tốt cho sức khỏe.
- Không chỉ chú trọng kênh tiếp thị truyền thống, hoạt động truyền thông tiếp thị số (digital
communication) tiếp tục được đẩy mạnh thông qua kênh riêng của Vinamilk và các mạng
xã hội.
 Đối với hoạt động của chuỗi cung ứng: Ngoài chức năng mua hàng với phương châm chất
lượng tốt nhất và giá cả thấp nhất có thể thì hoạt động nổi bật của chuỗi cung ứng trong
năm 2018 là tối ưu hóa công tác kho vận và vận chuyển hàng, bao gồm việc tiếp tục quy
hoạch và cải tiến hệ thống kho trên toàn quốc theo mô hình kho thông minh, áp dụng công
nghệ tự động hóa, tối ưu diện tích,… nhằm tăng hiệu quả hoạt động và phục vụ bán hàng
tốt hơn. (Nguồn: Báo cáo thường niên 2018)
l Tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của lãnh đạo cấp cao.
m Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ nhân sự chuyên môn. Cụ thể:
 Nhân sự có trình độ chuyên môn về chăn nuôi thú ý đóng vai trò quan trọng đối với sự
phát triển của các trang trại chăn nuôi bò sữa. Do vậy, hàng năm Công ty tổ chức tuyển
chọn rất nhiều người lao động có trình độ trên khắp cả nước. Tổ chức đào tạo, huấn luyện,
đảm bảo nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững, đảm bảo kế thừa cho Công ty.
 Vinamilk đã và đang ký hợp đồng tư vấn với chuyên gia nước ngoài giàu kinh nghiệm
trong chăn nuôi bò sữa của Mỹ, Israel, Nhật Bản, ngoài ra, thường xuyên hợp tác, xây
dựng một mạng lưới, kết nối tới các chuyên gia đầu ngành trên thế giới về chăn nuôi bò
sữa để tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao khoa học kỹ thuật,… từ đó đưa
trình độ chăn nuôi của Việt Nam tiệm cận tới trình độ của các nước có ngành chăn nuôi bò
sữa phát triển. (Nguồn: Báo cáo thường niên 2018)

 Nhược điểm:
j Thiếu sáng tạo, thiếu tính thích nghi.
k Chỉ hướng tới thực hiện mục tiêu riêng của bộ phận mà không hướng tới mục đích của tổ chức
ð Dẫn đến mâu thuẫn giữa các bộ phận chức năng và tổ chức.
l Khó đào tạo và phát triển nguồn lao động, nhà quản lý tổng hợp.
m Trách nhiệm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức thường gán cho lãnh đạo cấp cao nhất: Tổng
giám đốc.

b. Mô hình cơ cấu tổ chức địa dư


 Ưu điểm:
j Tập trung sự chú ý vào vùng lãnh thổ đặc biệt.
k Giảm gánh nặng cho nhà quản lý cấp cao, tạo khả năng tốt cho việc phát triển đội ngũ nhà quản
lý.
ð Kết quả đạt được:
 Khối Kinh doanh nội địa: Tiếp tục duy trì và xây dựng hệ thống phân phối vững mạnh ở tất
cả các kênh bán hàng. Tại thời điểm cuối năm 2018, Công ty có hệ thống phân phối nội địa
gồm:
i) 208 nhà phân phối với tổng số điểm lẻ toàn quốc đạt gần 250.000
ii) phủ rộng khắp và hầu hết tại kênh siêu thị và cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc
iii) khách hàng đặc biệt (kênh KA) như bệnh viện, nhà hàng, khách sạn, doanh nghiệp,…. cũng
được tăng cường, như ký kết hợp tác chiến lược 05 năm đến 2023 với hãng hàng không quốc gia
Việt Nam (Vietnam Airlines), theo đó Vinamilk sẽ cung cấp sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cho
khách hàng toàn cầu
iv) Chuỗi cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt” tăng lên 426 điểm. Một điểm chấm phá mới trong việc
tăng sự thuận tiện cho người tiêu dùng là sự ra đời của kênh thương mại điện tử với sự hợp tác của
đối tác đáng tin cậy và hệ thống cửa hàng “Giấc mơ sữa Việt”
v) Và đặc biệt hơn nữa là khách hàng thuộc khối trường học được chú trọng và tăng lên một cách
đáng kể từ việc cung cấp sữa học đường tại Hà Nội và các tỉnh thành trên toàn quốc theo chương
trình sữa học đường quốc gia. Chủ động đưa ra kịp thời và hiệu quả các hoạt động tiếp thị khuyến
dùng là một nhân tố quan trọng trong việc đạt được thành công trong việc gia tăng thị phần và giữ
vững vị thế Vinamilk trên thị trường. Cuối cùng, không thể không đề cập đến cuộc cách mạng
trong hệ thống phân phối là chương trình tái cấu trúc và tăng cường năng lực hệ thống các nhà
phân phối. Các nhà phân phối đã được tái quy hoạch theo hướng gia tăng độ lớn, nâng mức thỏa
mãn điểm lẻ và đạt hiệu quả cao khi khai thác tốt lợi thế độ lớn.

 Khối Kinh doanh quốc tế:


Năm 2018, hoạt động kinh doanh quốc tế tiếp tục thâm nhập các thị trường quốc tế với chiến lược
chuyển đổi mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với các đối
tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường truyền
thống. 3 thị trường mới mở trong năm 2018 thuộc khu vực Asean và châu Phi. Trong năm 2018,
Công ty đã xuất hàng đến 40 quốc gia khác nhau thông qua 70 khách hàng. Trong năm 2018,
Vinamilk đã tham dự 12 Hội chợ quốc tế tại các thị trường truyền thống là khu vực Asean, Châu
Phi, Trung Đông. Đặc biệt có gian hàng tại 3 Hội chợ thực phẩm lớn tại Trung Quốc – được xác
định là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu trong giai đoạn tới.
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2018)
 Nhận xét: Đây là tổ chức cơ cấu mới của Vinamilk, việc tách thành hai khu vực kinh
doanh trong nước và quốc tế, giúp công ty có thể vừa kiểm soát hoạt động kinh doanh nội
địa vừa mở rộng thị trường ra quốc tế, tuy nhiên với cơ cấu này Vinamilk phải phân bố
thêm các nhân lực để đảm nhiệm vị trí mới.

3. CẤP QUẢN LÝ VÀ TẦM QUẢN LÝ:


- Cấp quản lý: 4
- Tầm quản lý: 18
- Cơ cấu tổ chức: hình tháp
4. MỐI QUAN HỆ QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM:
Để đảm bảo các chiến lược được triển khai, các rủi ro được quản lý hiệu quả nhằm đạt được mục
tiêu, việc phân công trách nhiệm và quyền hạn nhân sự được phân cấp rõ ràng và xuyên suốt từ
HĐQT đến BĐH, cấp quản lý và nhân viên.
a. Quyền hạn: Vinamilk sử dụng mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến – chức năng.
 Chức năng: Kể từ ngày 1/12/2018, Khối Kinh doanh tách thành Khối Kinh doanh Nội địa
và Khối Kinh doanh Quốc tế. Trước đó, vị trí giám đốc Điều hành kinh doanh do ông Mai
Hoài Anh nắm giữ, sau khi tách khối , ông chuyển sang vị trí giám đốc Điều hành Kinh
doanh quốc tế, vị trí giám đốc Khối kinh doanh nội địa do ông Phạm Minh Tiên đảm
nhiệm. Đồng thời, ông Phạm Minh Tiên cũng đang là giám đốc Điều hành Marketing.
Nguyên nhân có thể do Vinamilk chưa phân bố được nhân lực để đảm nhiệm vị trí công
việc mới.
 Tham mưu: Vinamilk là Công ty tiên phong tại Việt Nam áp dụng mô hình quản trị tiên
tiến (không có Ban Kiểm soát). Theo đó, Tiểu ban Kiểm toán trực thuộc HĐQT sẽ chịu
trách nhiệm chính trong việc đảm bảo Công ty có hệ thống kiểm soát nội bộ và quản lý rủi
ro hoạt động hiệu quả. Tiểu ban Kiểm toán nhận hỗ trợ tham mưu từ phòng Kiểm soát nội
bộ và quản lý rủi ro.
b. Trách nhiệm:
 Hội đồng quản trị:
- Hội đồng Quản trị giám sát hoạt động kinh doanh của Công ty theo các nghị quyết của Đại
hội đồng cổ đông, các quy định pháp luật có liên quan và Quy chế niêm yết. HĐQT phải
đưa ra các xét đoán kinh doanh tốt nhất và hành động có thiện chí vì lợi ích cao nhất của
Công ty.
- HĐQT chịu trách nhiệm về lãnh đạo hoạt động kinh doanh, chỉ đạo chiến lược, mục tiêu
hoạt động và thành công lâu dài của Vinamilk. HĐQT cũng tìm cách gắn liền lợi ích của
HĐQT và Ban Điều hành với lợi ích của cổ đông và cân bằng lợi ích của tất cả các bên liên
quan.
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2018)
 Tổng giám đốc:
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông
qua.
- Tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của Công ty theo những
thông lệ quản lý tốt nhất.
- Thiết lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh chi tiết cho năm tài chính tiếp theo trên
cơ sở đáp ứng các yêu cầu của ngân sách phù hợp.
- Đề xuất những biện pháp nâng cao hoạt động và quản lý của Công ty.
- Điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty theo đúng quy định của Pháp luật,
Điều lệ này và các quy chế của Công ty do Hội đồng Quản trị ban hành, các nghị quyết của
Hội đồng Quản trị, hợp đồng lao động ký với Công ty.
- Báo cáo lên Hội đồng Quản trị và các Cổ đông. Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội
đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao
và phải báo cáo cho những cơ quan này khi được yêu cầu.
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2017)
 Giám đốc điều hành:
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công và ủy quyền của Tổng Giám đốc.
- Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, Hội đồng Quản trị và Pháp luật về phạm vi công
việc được phân công và ủy quyền.
(Nguồn: Báo cáo thường niên 2017)

5. TẬP TRUNG VÀ PHI TẬP TRUNG:


Vinamilk đã xây dựng Cơ cấu Công ty theo hướng tập trung, có sự thống nhất từ trên xuống với
các nhiệm vụ và quyền hạn được phân công cụ thể cho từng bộ phận và từng cấp, bao gồm: Hội
đồng Quản trị, Tổng giám đốc, Hội đồng Quản lý Rủi ro, Kiểm soát nội bộ và các Giám đốc Điều
hành.
(Tham khảo: Báo cáo thường niên 2015)
6. PHỐI HỢP:
a. Chính thức: Kế hoạch phối hợp: Chương trình Phát triển bền vững 2018, gồm sự tham gia của
rất nhiều các phòng ban.
Tại Vinamilk Báo cáo Phát triển Bền vững được lập hằng năm, nhằm trình bày và công bố các
thông quan đến mục tiêu, định hướng và hoạt động liên quan đến phát triển bền vững của Công ty.
Báo cáo hoạt động này được trực tiếp chỉ đạo bởi Tổng Giám đốc và các thành viên trong nhiêu
phòng ban.
b. Phi chính thức: Văn hóa công ty
Nhằm định hướng văn hóa, kích thích khả năng thay đổi và đón nhận sự thay đổi trong tổ chức,
đồng thời tăng động lực làm việc của toàn thể nhân viên và nâng tầm tư duy, kỹ năng của cấp quản
lý, dưới sự chỉ đạo của HĐQT, Vinamilk đã thiết lập hai chính sách cơ bản là (i) "Quy chế Quản
trị Công ty" và (ii) "Quy tắc Ứng xử" mà tất cả nhân viên phải tuân thủ.

C. HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC:


1. VẤN ĐỀ 1:
a. Đánh giá:
Hiện tại, Tiểu ban Chiến lược thuộc HĐQT là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm chính trong việc
soạn thảo và đề xuất chiến lược kinh doanh của Công ty lên HĐQT: bao gồm (1) phê chuẩn tầm
nhìn, sứ mệnh và các mục tiêu chiến lược dài hạn; (2) giám sát việc lập, triển khai và thực thi
chiến lược; (3) phụ trách định hướng về phát triển bền vững và có trách nhiệm; (4) phụ trách lĩnh
vực báo cáo tích hợp; và (5) phụ trách lĩnh vực quan hệ với các bên liên quan.
ð Điều này cho thấy vai trò của Giám đốc Chiến lược là thừa trong cơ cấu tổ chức.
b. Giải pháp:
- Đưa Giám đốc Hoạch định chiến lược thực hiện tham mưu cho Tiểu ban Chiến lược.
- Có thể cắt giảm bộ phận Hoạch định chiến lược để giam thiểu quy mô nhân sự.
2. VẤN ĐỀ 2:
a. Đánh giá:
Ông Phạm Minh Tiên hiện đang giữ chức vụ Giám đốc Điều hành Marketing kiêm Khối kinh
doanh nội địa. Đây là hai mảng chức năng lớn và quan trọng của bộ máy công ty, nên việc ông
Tiên điều hành cả hai bộ phận là quá nhiều và có thể sẽ không đem lại kết quả như mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, điều này có thể không ảnh hưởng gì nếu như năng lực của ông có thể đảm nhiệm được.
Nhưng nhìn tổng thể công ty, các Giám đốc Điều hành chỉ giữ chức vụ ở một đơn vị điều hành và
có thể do việc phân tách Khối kinh doanh mới diễn ra từ cuối năm 2018 nên Vinamilk chưa kịp bổ
sung nhân sự cho vị trí mới.
b. Giải pháp: Bố trí nhân lực nắm giữ chức vụ Giám đốc Điều hành Kinh doanh nội địa.

III. KẾ HOẠCH (chương 3 – lập kế hoạch):


PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2017

ĐÂY LÀ KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC CẤP TỔ CHỨC

(Trích Báo cáo Phát triển bền vững 2017 – trang 34 đến 37)
Do khả năng tìm kiếm hạn chế, đồng thời lượng thông tin được công khai của công ty có giới hạn,
nhóm 6 chúng em xin phép chỉ phân tích một phần nhỏ trong bản kế hoạch phát triển bền vững
năm 2017-2021 của công ty Vinamilk. Chúng em mong sẽ nhận được sự thông cảm và chỉ bảo của
cô để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn.
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH LẬP RA KẾ HOẠCH

1. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG:

a. Môi trường bên ngoài: (như đã phân tích ở chương I)

b. Môi trường bên trong: Phân tích cụ thể cho kế hoạch phát triển bền vững. Sử dụng mô hình
SWOT:

Strengths - Điểm mạnh: Opportunities - Cơ hội:

- Vinamilk là công ty sữa hàng đầu Việt Nam - Thị trường của ngành sữa rất tiềm năng do
có thương hiệu mạnh chiếm 75% thị trường, thu nhập của người dân ngày càng cải thiện,
được nhiều người biết đến. nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm tăng cường
sức khỏe như sữa ngày càng cao. Đồng thời,
- Hệ thống phân phối rộng khắp các tỉnh đất nước ta đang trong thời kỳ hội nhập nên
thành và các quốc gia ngoài nước. cơ hội mở rộng thị trường là rất lớn.

- Sản phẩm đa dạng, chất lượng sản phẩm - Các chính sách ưu đãi từ chính phủ choc
không thua kém gì hàng ngoại nhập trong khi ngành công nghiệp chế biến sữa (Chính phủ
giá cả lại có tính cạnh tranh cao hơn. đã phê duyệt 2000 tỷ cho các dự án ngành sữa
đến năm 2020)
- Dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại.
- Nguồn cung cấp nguyên liệu dù chưa ổn
định, đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất nhưng đảm
- Ban lãnh đạo có năng lực quản lí tốt. bảo chất lượng

- Danh mục sản phẩm đa dạng, phù hợp với - Sự thụt lùi về chất lượng của đối thủ cũng là
nhiều đối tượng người tiêu dùng. một lợi thế để vinamilk nắm bắt cơ hội chiếm
lĩnh thị trường.
- Quan hệ ổn định, bền vững với các nhà cung
cấp nên có nguồn nguyên liệu chất lượng, khá - Rào cản gia nhập vào thị trường sữa cho các
ổn định. công ty mới là không nhỏ.

- Đội ngũ tiếp thị và nghiên cứu sản phẩm - Ngày càng có nhiều công nghệ mới, tiên tiến
giàu kinh nghiệm.Với trình độ cao hàng đầu và hiện đại ra đời, tạo điều kiện cho hoạt động
so với các doanh nghiệp nói chung,với ngành sản xuất và kinh doanh của công ty.
chế biến sữa nói riêng.
Weaknesses - Điểm yếu: Threats - Thách thức:

- Công ty mới chỉ chủ yếu tập trung vào thị - Tâm lý tiêu dùng hàng ngoại của người dân
trường trong nước. Việt Nam là một thách thức lớn không chỉ đối
với Vinamilk mà còn cho các doanh nghiệp
- Nguồn nguyên liệu trong nước vẫn chưa đủ khác ngành.
đáp ứng nhu cầu sản xuất. Phải nhập thêm sữa
bột từ nước ngoài dẫn đến việc chi phí đầu - Lĩnh vực kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp
vào bị tác động mạnh từ giá sữa thế giới và đến sức khỏe người tiêu dùng đòi hỏi doanh
hiện tượng biến động tỉ giá. nghiệp phải luôn sát sao vấn đề đảm bảo sức
khỏe, chất lượng sản phẩm.

2. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU:

Về mục tiêu tài chính:

Vinamilk đặt ra mục tiêu đến năm 2021 đạt 80.000 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu nội địa chiếm
61.000 tỷ đồng (75%), doanh thu tại các thị trường nước ngoài đạt 19.000 tỷ đồng (25%).

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm doanh thu trong nước: 10%/năm, bằng hoặc cao hơn tốc
độ tăng trưởng bình quân của thị trường; tăng trưởng tổng thị phần: trung bình 1%/năm.

3. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐÃ ĐỀ RA:

a. PHƯƠNG ÁN 1: Có chiến lược marketing phù hợp như quảng cáo và PR:

- Xây dựng những hình ảnh phong phú,phù hợp với thương hiệu của công ty và cốt lõi là hình ảnh
những con bò ngộ nghĩnh để từ đó khắc họa sản phẩm công ty vào tâm trí người tiêu dùng

- Triển khai các chương trình khuyến mãi dành cho người tiêu dùng như tăng thể tích, giá không
đổi….

b. PHƯƠNG ÁN 2: Nghiên cứu phát triển sản phẩm:


- Nghiên cứu và phát triển dòng sản phẩm chất lượng cao, mang lại lợi nhuận cao cho doanh
nghiệp.

- Phát triển đa dạng hơn nữa danh mục sản phẩm để phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng.

4. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU:

Phương án 1 Phương án 2
Ưu điểm: Ưu điểm:

- Có sức ảnh hưởng mạnh đến mục tiêu - Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
của tổ chức, nâng cao trình độ
- Kế hoạch không tốn nhiều thời gian và nguồn nhân lực trong quá trình
nguồn nhân lực khi có chương trình nghiên cứu.
khuyến mãi dễ dàng thu hút người tiêu - Có khả năng tiếp cận được thêm đối
dùng. tượng tiêu dùng.

Nhược điểm: Nhược điểm:


Chi phí cho việc xây dựng hình ảnh và
quảng cáo cao Tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí
trong quá trình nghiên cứu mà chưa chắc
đã đạt được hiệu quả mong đợi.

è Với mục tiêu đạt 80.000 tỷ đồng vào năm 2021 thì phương án 1 là phương án hợp lí và
khả thi hơn,phù hợp với mục tiêu trước mắt của công ty là doanh số đặt lên hàng đầu.

5. THỂ CHẾ HÓA QUYẾT ĐỊNH:

Với bản kế hoạch hướng tới sự bền vững trong năm 2017 (giai đoạn 2017-2021) doanh nghiệp đã
quyết định thực thi kế hoạch,đi đúng theo bản kế hoạch và đã đạt được những thành tựu cụ thể là:
Năm 2017, Vinamilk đạt mức doanh thu kỷ lục 51.135 tỷ đồng, thị phần toàn ngành sữa tăng 2%
so với năm 2016 và trở thành 1 trong 50 doanh nghiệp sữa có doanh thu lớn nhất thế giới.

Với sự khởi đầu đầy thành công thì chắc chắn trong các quý và các năm tới, Vinamilk sẽ ngày
càng phát triển hơn,trở thành thương hiệu sản phẩm cạnh tranh,chiếm lĩnh tối đa thị trường và là
một sản phẩm tin dùng của người dân. Đến năm 2021, Vinamilk mong muốn vẫn duy trì vị trí số 1
tại thị trường Việt Nam và tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong top 30 công ty sữa lớn nhất thế giới,
và trước hết là đạt được mục tiêu đến năm 2021 đạt doanh thu 80.000 tỷ đồng và có tốc độ tăng
trưởng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

https://www.vinamilk.com.vn/

https://www.vuoncaovietnam.com/so-tay-van-hoa

https://www.vinamilk.com.vn/vi/mobile/tin-tuc-su-kien/988/ba-mai-kieu-lien-chia-se-hanh-
trinhvuot-kho-cua-vinamilk
IV. CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC (chương 5 – lãnh đạo):
A. TỔNG QUAN:
- Trong sự hội nhập của nền kinh tế, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang diễn ra rất khốc liệt.
Thực tế này đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng tất cả các nguồn lực để nâng cao sức mạnh
cạnh tranh của mình, trong đó nguồn nhân lực là cốt lõi để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh
nghiệp.
- Mặt khác, đối với Vinamilk, trong chiến lược nhân sự nói riêng và phát triển nói chung, việc
định hướng xác định yếu tố con người là nhân tố then chốt quyết định đến thành công của doanh
nghiệp.

B. MỘT SỐ THÀNH TÍCH:


□ Năm 2018, Vinamilk lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí số 1 trong “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất
Việt Nam” (Theo khảo sát của Anphabe)
□ Ngoài ra, Vinamilk cũng được bình chọn là Top 2 trong Top 100 Nhà tuyển dụng được ưa thích
nhất (Theo khảo sát của CareerBuilder Việt Nam).
Thành tựu đó là sự công nhận về nỗ lực và hoạt động của Vinamilk trong việc đem lại môi trường
làm việc chất lượng, an toàn, với các chính sách phúc lợi, khen thưởng hấp dẫn, cạnh tranh cao;
đảm bảo tự do, công bằng, minh bạch và hiệu quả; tạo bệ phóng vững chắc để nhân tài phát triển
tài năng.
C. TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG NỮ TẠI NHÀ MÁY TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK:
1. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘNG LỰC
CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG:
a. Đặc điểm của người lao động:
- Là những người trực tiếp lao động, sản xuất trong tổng số 13 nhà máy trong nước và 2 nhà máy
đặt tại nước ngoài . Mặt khác, các nhà máy sản xuất và chế biến của công ty được đặt liền kề các
trung tâm công nghiệp như Hà Nội, Bình Dương, TP HCM, Nghệ An, Thanh Hóa…1
- Lực lượng lao động nữ tại các nhà máy hiện nay của Vinamilk chủ yếu đến các địa phương nơi
Công ty đặt địa điểm kinh doanh.
- Là những lao động phổ thông, trình độ lao động chưa cao và chưa được đào tạo sâu về chuyên
môn.
- Thống kê số lượng người lao động năm 2018: 2

1
Trích Chính sách Tuyển dụng: “Khi có nhu cầu tuyển dụng lao động, Công ty sẽ ưu tiên tuyển dụng lao động tại các
địa phương nơi Công ty đặt địa điểm kinh doanh nhằm tạo thêm việc làm cho lao động địa phương, đồng thời để ổn
định lực lượng lao động của Công ty.”
2
Tham khảo Báo cáo phát triển bền vững 2018
 Số lượng lao động nữ làm việc trong ngành nghề sản xuất, chế biến chiếm 13% tổng lao
động nữ Công ty Vinamilk phân theo ngành nghề.
 Là bộ phận lao động nữ đông đảo thứ 2 sau khối hoạt động hỗ trợ.
 Độ tuổi phổ biến: 30-40 tuổi.

b. Đặc điểm công việc:


- Là công việc lao động phổ thông.
- Trực tiếp làm việc với hệ thống máy móc và dây chuyền sản xuất tại nhà máy.
c. Đặc điểm của tổ chức:
- Yêu cầu chung về nhân sự của công ty:

“SÁNG TẠO LÀ YẾU TỐ SỐNG


Chính trực
1 CÒN” Bà Mai Kiều Liên, Tổng
Giám đốc Vinamilk
Trách nhiệm
2
“Chính trực, trách nhiệm, cùng
Xuất sắc xuất sắc để tập thể vươn xa
3 Cố gắng hết mình, nơi đam mê
Sáng tạo
thăng hoa chính là nhà
4 Chúng ta sáng tạo, hợp tác xem
nhau như là anh em
Hợp tác Mang lại kết quả chung, ta vươn
5
cao mãi không ngừng”
Hướng đến kết quả
6
(Trích lời bài hát “Ai cũng là Hoa tiêu” của Thuỷ
thủ đoàn Vinamilk)

- Yêu cầu nghiêm ngặt về môi trường lao động an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp đặc biệt đối với
lao động khối nhà máy.
- Phương châm: “Nguồn nhân lực chất lượng là nền tảng cho sự phát triển bền vững [...] Việc đánh
giá ứng viên công bằng, chính xác, phù hợp dựa trên nguồn tuyển dụng đa dạng, hiệu quả, chất
lượng và thường xuyên được cập nhật cho phù hợp với sự phát triển của thị trường nhân lực, yêu
cầu của công việc và nhu cầu của Công ty.” 3
2. NHỮNG CÔNG CỤ CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC:
Dựa trên học thuyết của Abraham Maslow, công ty đã xây dựng mô hình riêng về phân cấp nhu
cầu để từ đó đề ra những công cụ tạo động lực hợp lý và cụ thể: 4
Văn
hóa
doa Tuy nhiên, vì giới hạn thời gian và khả năng
nh
nghi tiếp cận thông tin, nhóm 6 sẽ chỉ đi sâu vào
ệpsức khỏe những công cụ tạo động lực điển hình để đáp
An toàn và
nghề nghiệp
ứng những nhu cầu thuộc nhóm NHU CẦU
THIẾT YẾU và VĂN HÓA DOANH
NGHIỆP.
Nhu cầu thiết yếu

a. Nhu cầu thiết yếu: Để đáp ứng những nhu cầu sinh lý đối với nhóm nhân viên nữ làm việc tại
các nhà máy, Vinamilk đã đưa ra nhiều phương án nhằm tạo động lực lao động để nâng cao hiệu
quả và năng suất làm việc.
Phúc lợi cho nhân viên nữ: Ngoại trừ nhân viên đang trong thời gian thử việc, toàn bộ nhân viên
bao gồm cả nhân viên tạm thời hoặc bán thời gian đã ký hợp đồng lao động, đều được hưởng đầy
đủ các chính sách phúc lợi của Công ty, bao gồm:

 Bảo hiểm sức khỏe


 Bảo hiểm tai nạn 24/24
 Quyền mua/sở hữu cổ phiếu
 Trợ cấp thai sản
 Trợ cấp ăn trưa
 Nghỉ mát hàng năm
 Quà tặng sinh nhật, kết hôn
 Quà cho nhân viên nữ: 08/03, 20/10
 Quà tặng cho con nhân viên: 01/06, Trung thu, Học sinh giỏi,...
è Đánh giá:

3
Tham khảo : Báo cáo phát triển bền vững 2018
4
Tham khảo : Báo cáo phát triển bền vững 2018
ü Ưu điểm:
- Giúp làm giảm gánh nặng tài chính cho người lao động những khi họ gặp khó khăn như hỗ
trợ tiền khám chữa bệnh, khi thất nghiệp...
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, năng suất làm việc của người lao động bằng
những món quà khích lệ vào những dịp đặc biệt.
- Làm tăng uy tín của doanh nghiệp trước đối thủ cạnh tranh, khi người lao động thấy mình
được quan tâm hơn sẽ giúp cho doanh nghiệp tuyển mộ và giữ chân được nhân viên.
ü Hạn chế:
- Người lao động luôn muốn tối đa hóa lợi ích cá nhân khi thực hiện một công việc hoặc bỏ
ra một chi phí bất kì. Bởi vậy, nhu cầu có thể được đáp ứng bằng công cụ kinh tế gần như
là vô hạn.
- Chi phí cho các công cụ kinh tế gian tiếp như các phúc lợi kể trên thường có xu hướng tăng
nhanh hơn những công cụ kinh tế trực tiếp như lương, thưởng…
- Công cụ chỉ đáp ứng cho những nhu cầu sinh lý mang tính tạm thời và có hiệu quả trong
thời gian ngắn. Bởi vậy, động lực lao động được thúc đẩy của nhân viên là không nhiều.
- Chương trình mua cổ phiếu dành cho nhân viên ESOP tuy đảm bảo về tinh bền vững trong
quá trinh duy trì động lực, song đối với nhóm lao động cấp nhân viên tại nhà máy, đặc biệt
với nhân viên nữ lại không họ được quan tâm nhiều.
b. Văn hóa doanh nghiệp:
 Tự do, bình đẳng:
 “Công ty thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam nữ trong việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo,
trả lương, trả công lao động, khen thưởng, thăng tiến, về các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, điều kiện lao động, an toàn lao động, thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi khác. Ngoài ra, Công ty quan tâm và dành thêm
những ưu đãi nhất định cho lao động nữ.” 5
 Vinamilk luôn trung thành với mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc với 2/17
tiêu chí đưa ra để xây dựng cơ cấu phát triển bền vững của công ty liên quan đến vấn đề
giải quyết bất bình đẳng giới. Đặc biệt, đối với nhóm đối tượng được nghiên cứu (lao động
nữ tại nhà máy), việc giải quyết vấn đề bất binh đẳng giới tại môi trường làm việc là một
hành động cấp thiết.
è Đánh giá:
ü Ưu điểm:
- Sự cam kết của công ty về môi trường làm việc bình đẳng là một công cụ tâm lý khá hữu
hiệu đối với lao động nữ. Vấn đề về bình đẳng giới là một đề tài được cả xã hội quan tâm,
đặc biệt là nữ giới. Việc được chăm sóc và giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong lao động
sẽ giúp nhóm đối tượng nghiên cứu phát huy khả năng làm việc, sáng tạo mà không bị ảnh
hưởng bởi mặc cảm giới tính hoặc những phân biệt đối xử.
- Giúp cải thiện đời sống tinh thần của người lao động đáng kể.
- Tạo dựng môi trường làm việc tự do, hòa nhập.
- Thể hiện nét đẹp văn hóa doanh nghiệp.
ü Hạn chế: Chưa có những chương trình chăm sóc, ưu đãi cụ thể với quy mô lớn dành cho nữ lao
động.
5
Theo Chính sách và Chế độ phúc lợi dành cho lao động Nữ hiện hành
 Được đào tạo:
Để nâng cao hiệu quả làm việc đối với nhóm lao động nữ làm việc khâu sản xuất, chế biến,
Vinamilk đầu tư vào đào tạo để nâng cao chuyên môn:
 Đào tạo về các nội dung an toàn vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn điện,
an toàn hóa chất, an toàn vận hành thiết bị, phòng chống cháy nổ, sơ cấp cứu,...
 Đào tạo quy trình công nghệ sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm, vận hành, sửa chữa
bảo trì máy móc thiết bị,...
 Đào tạo nhận thức các bộ tiêu chuẩn chất lượng (ISO 9001, ISO 14001 & OHSAS 18001
(PAS99), ISO 50001, HALAL, FSSC 22000, HACCP, ISO 17025:2005,…), đào tạo đánh
giá viên nội bộ;
 Đào tạo tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành cho nhóm nhân viên kỹ thuật tại Nhà máy để
phục vụ công việc chuyên môn và tiếp đón các đoàn khách tham quan, đối tác nước ngoài.
è Đánh giá:
ü Ưu điểm:
- Nhân viên được đào tạo sẽ trở nên chuyên nghiệp, có cách tư duy mới trong công việc để
nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. Từ sự gắn bó với công việc sẽ làm
cho họ gắn bó hơn với công ty. Đó là nhu cầu tự hoàn thiện của người lao động.
- Đào tạo và nâng cao nguồn nhân lực sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước
các đối thủ. Ngoài ra, công cụ đào tạo còn thể hiện nét đẹp văn hóa của doanh nghiệp.
ü Hạn chế:
- Đối với công cụ tâm lý, giáo dục, cần nghiên cứu kĩ càng các phương thức phù hợp với đối
tượng lao động cần đào tạo. Điều này đòi hỏi khả năng phân tích và quan sát tốt từ nhà
lãnh đạo. Nếu không có sự nghiên cứu và cân nhắc kĩ càng, đúng đắn, doanh nghiệp sẽ
xuất hiện hiện tượng đào tạo lãng phí và tràn lan, ảnh hưởng xấu đến tài chính doanh
nghiệp.
- Mặt khác, khả năng tiếp thu kiến thức và quỹ thời gian dành cho việc học tập để nâng cao
chuyên môn của nữ lao động phổ thông độ tuổi từ 30 trở lên thường có giới hạn. Hơn nữa,
công việc lao động phổ thông đang dần được thay thế bởi máy móc. Bởi vậy, nếu chi phí
dành cho việc đào tạo lao động quá lớn sẽ không đạt được hiệu quả kì vọng tương ứng với
chi phí bỏ ra.

3. SÁNG KIẾN HOÀN THIỆN CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC CHO LAO ĐỘNG NỮ KHỐI
NHÀ MÁY CÔNG TY VINAMILK:
Dựa vào mặt hạn chế của một số công cụ tạo động lực kể trên, sau đây là một vài sáng kiến giúp
hoàn thiện công tác tạo động lực cho lao động nữ khối chế biến, sản xuất của công ty:
a. Hoàn thiện công tác đánh giá người lao động:
- Việc đánh giá chính xác kết quả làm việc của người lao động vô cùng quan trọng bởi đó là
cơ sở của việc bố trí sử dụng và đề bạt khen thưởng.
- Đồng thời qua đây, nhà quản lý có thể nắm rõ những nhu cầu, nguyện vọng cần được đáp
ứng của người lao động để từ đó đề ra những công cụ tạo động lực khoa học, hợp lý, nhắm
đúng đối tượng và thỏa mãn đúng nhu cầu, tránh lãng phí, tràn lan, đảm bảo ngân sách.
è Áp dụng trong thực tiễn:
Đối tượng nghiên cứu là lao động nữ làm việc tại các nhà máy của Vinamilk mà trong đó phổ biến
nhất là độ tuổi từ 30-40 tuổi. Ở độ tuổi này, phụ nữ Việt Nam nói chung và lao động nữ của công
ty nói riêng phần lớn đã lập gia đình và làm mẹ. Bởi vậy, họ luôn có mối quan tâm và quỹ thời
gian nhất định dành cho gia đình, con cái. Mặt khác, công việc, động lực làm việc cũng như những
nhu cầu của họ ít nhiều bị ảnh hưởng, chi phối bởi yếu tố gia đình.
Để thúc đẩy động lực làm việc của bộ phận lao động này, các nhà quản lý có thể đưa ra những chế
độ đãi ngộ, phúc lợi xã hội có thể đáp ứng nhu cầu chăm sóc gia đình của họ.
Ví dụ:
o Hỗ trợ bảo hiểm y tế, chăm sóc sức khỏe dành cho con em nhân viên
o Khi người lao động cảm thấy được quan tâm về nâng cao chuyên môn và kỹ năng làm
Chương trình chăm sóc dinh dưỡng dành cho con em nhân viên (VD: tặng sữa, sản phẩm
dinh dưỡng… thường niên). Đặc biệt, Vinamilk là đơn vị luôn hướng đến “Trở thành biểu
tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc
sống con người”6 thì đây có lẽ là một hành động hết sức thiết thực.
o Học bổng khuyến học dành cho con em nhân viên.
o Một số chính sách đảm bảo bình đẳng giới.
b. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển:
- Đào tạo và phát triển sẽ nâng cao năng lực thực hiện công việc của người lao động kỹ
thuật, đồng thời cũng tạo cơ hội phát triển cho cá nhân lao động kỹ thuật.
- Khi công tác đào tạo và phát triển đạt hiệu quả cao sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được
nhiều chi phí: tuyển dụng mới, thuê các công ty khác, tăng năng suất lao động.
- việc, họ sẽ có động lực làm việc tích cực và sáng tạo trong quá trình làm việc.
è Áp dụng trong thực tiễn:
o Vinamilk cần lập kế hoạch đào tạo và phát triển hàng năm và theo từng giai đoạn. Tình
trạng nhân lực của công ty luôn không ngừng thay đổi, việc chia nhỏ giai đoạn để lập kế
hoạch là cần thiết do có thể nắm bắt, theo sát và cập nhật những thay đổi ấy.
o Xây dựng chương trình, nội dung, hình thức đào tạo phù hợp. Cần phân nhóm nhỏ hơn dựa
trên công việc cụ thể mà lao động đang thực hiện để từ đó có những chương trinh phù hợp,
có tính ứng dụng cao. Ví dụ, những người làm ở bộ phận đóng gói cần hoàn thiện kĩ năng
điều khiển máy sản xuất bao bì,…
o Phải có sự điều tra, phân tích kỹ để lựa chọn đối tượng tham gia đào tạo về năng lực nhận
thức, nhu cầu nâng cao chuyên môn,…
c. Hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng lao động:
- Việc hoàn thiện công tác bố trí và sử dụng lao động kỹ thuật nhằm phát huy được năng lực,
sở trường chuyên môn, nghiệp vụ, ngành nghề đào tạo của từng cá nhân. Việc được làm
đúng chuyên môn, lĩnh vực sẽ kích thích niềm hay say lao động, tạo ra môi trường làm
việc thoải mái, nâng cao hiệu quả lao động.
- Ngoài ra, tạo điều kiện và cơ hội phát triển, thăng tiến công bằng cho mọi lao động sẽ đem
đến động lực làm việc mạnh mẽ.

6
Tham khảo tại https://www.vinamilk.com.vn/vi/ve-cong-ty
è Áp dụng trong thực tiễn:
Thực tế, trong năm 2018, Vinamilk đã triển khai Chương trình “Hoạch định nhân sự kế thừa cho
các vị trí trọng yếu cấp cao và cấp trung giai đoạn 2017-2021”và một số chương trình khác nhằm
tìm ra những ứng viên để đề bạt vào những vị trí trọng yếu cấp trung và cấp cao của công ty. Tuy
nhiên, công ty lại chưa có kế hoạch cũng như hành động cụ thể về những chương trình đem đến cơ
hội thăng tiến cho cấp nhân viên.7
Như vậy, để tạo động lực cho nhóm lao động nữ tại nhà máy, công ty nên đưa ra những chương
trình đặc biệt mở ra cơ hội thăng tiến cho những lao động cấp dưới nói chung và nhóm lao động
nữ tại 13 nhà máy nói riêng.

D. KẾT LUẬN:
Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp hiện nay không chỉ dừng ở cạnh tranh khách hàng,
thị trường mà còn cạnh tranh trong việc thu hút lao động kỹ thuật, đặc biệt là những lao động kỹ
thuật có chất lượng cao. Do đó các nhà quản lý cần hoạch định và xây dựng phát triển những
chính sách quản lý, nhân sự nhằm thu hút, giữ chân lao động giỏi. Công tác tạo động lực được
thực hiện tốt sẽ tạo hiệu quả cao trong thu hút và giữ chân người tài, đồng thời nâng cao hiệu quả
hoạt động của doanh nghiệp.

V. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT (chương 6 – kiểm soát):


HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CỦA VINAMILK
Vinamilk là tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam với lịch sử phát triển gần 40 năm, đã và
đang góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp sữa Việt Nam. Vinamilk xác định chất
lượng sản phẩm là vấn đề quan trọng nhất cần kiểm soát của Công ty, vì thế việc kiểm soát sản
phẩm sữa được Vinamilk siết chặt từng quy trình từ đầu vào đến đầu ra. Thấu hiểu nhu cầu người
tiêu dùng, Vinamilk hướng đến sản phẩm dinh dưỡng phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của các
thế hệ người Việt.
1. CHỦ THỂ KIỂM SOÁT:
a. Chủ thể bên ngoài:
- Các cơ quan quản lý nhà nước (Giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Tòa án; Kiểm
tra của Chính phủ và Ủy ban nhân dân, của các cơ quan quản lý ngành; Thanh tra của Tổng
thanh tra Nhà nước và Thanh tra Nhà nước chuyên ngành; Kiểm sát của Viện kiểm sát
nhân dân các cấp và Kiểm toán Nhà nước)
- Các tổ chức trong môi trường ngành : thị trường sữa Việt Nam luôn sôi động và nhận được
nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Các đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Vinamilk
trong ngành sữa là Nutifood, TH True milk, Nestle, Dutch Lady,... Một số đối thủ cạnh
tranh tiềm năng khác đó là : Saputo, Borden milk,….
7
Theo Báo cáo phát triển bền vững 2018
- Các tổ chức chính trị xã hội (các hiệp hội, đoàn thể quần chúng, các cơ quan thông tấn báo
chí,…) như Hiệp hội sữa Việt Nam (VDA); Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt
Nam (VINAFOSA), Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (VINASTAS),…

b. Chủ thể bên trong:


- Cấp công ty : Nguồn nhân lực chịu trách nhiệm về chất lượng trong quá trình sản xuất như
phòng quản lý chất lượng, phòng kiểm định thành phẩm,…. Các phòng ban quản lý chất
lượng có trách nhiệm đề ra các yêu cầu kỹ thuật của nguyên vật liệu và thành phẩm, công
bố chất lượng sản phẩm theo luật định, quản lý và theo dõi hồ sơ chất lượng, tư vấn cho
ban lãnh đạo về chiến lược mục tiêu và chính sách chất lượng.
- Cấp nhà máy : Các phòng “KCS” chịu trách nhiệm kiểm tra các công đoạn, nguyên liệu
đầu vào từng giai đoạn của quy trình sản xuất. Đồng thời phải đảm bảo đáp ứng các chỉ
tiêu phù hợp cho thành phẩm.

2. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC:


a. Phương pháp kiểm soát: Sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn là một trong những chính sách
hàng đầu mà Vinamilk đặt ra trong hoạt động của mình. Công ty áp dụng đa dạng các phương
pháp kiểm soát chặt chẽ và linh động.
 Công ty Vinamilk có Tiểu ban Chiến lược thực hiện các phương pháp kiểm soát cơ bản, đầu tiên:
- Thu thập thông tin
- Nghiên cứu văn bản pháp luật
- Nghiên cứu hồ sơ tài liệu và các giấy tờ liên quan
 Công ty có Tiểu ban Nhân sự:
- Phân bổ nhân sự hợp lý đối với hệ thống công ty, hệ thống kiểm soát
- Điều phối nhân sự trong hệ thống.
 Ngoài ra, Vinamilk còn có các phòng ban như Hoạch định chiến lược, Nghiên cứu và phát triển,
Sản xuất, Chuỗi cung ứng, Sản xuất,… thực hiện nhiệm vụ đồng thời, thường xuyên:
- Thu thập, lấy ý kiến từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức
- Cố vấn, thực hiện tham mưu cho ban lãnh đạo
- Tạo điều kiện, chỉ rõ những lợi ích để đối tượng kiểm soát trình bày, báo cáo đầy đủ và trung thực
- Xử lý kịp thời, đúng pháp luật những hành vi cản trở hoạt động kiểm soát.

b. Hình thức kiểm soát: Hình thức kiểm soát được Vinamilk sử dụng phổ biến là xét theo phạm
vi, quy mô của kiểm soát:
- Kiểm soát toàn diện, bộ phận và cá nhân :
Đại hội đồng Cổ đông và Hội đồng quản trị nắm quyền kiểm soát toàn bộ thông qua các Tiểu ban.
Tổng giám đốc kiểm soát các bộ phận, phòng ban Giám đốc; các các nhân dưới tổ chức chịu sự
kiểm soát của Giám đốc, Trưởng bộ phận trực thuộc. Tất cả vẫn dưới sự kiểm soát của ĐHĐCĐ
và HĐQT.
Ngoài ra trong các quá trình hoạt động nhiều hình thức kiểm soát cũng được sử dụng:
- Xét theo cấp độ của hệ thống kiểm soát : kiểm soát chiến lược, tác nghiệp và đồng bộ
- Xét theo quá trình hoạt động : Kiểm soát trước, trong và sau hoạt động
- Xét theo tần suất của quá trình hoạt động : Kiểm soát định kỳ, đột xuất và thường xuyên
3. CÔNG CỤ VÀ KĨ THUẬT KIỂM SOÁT: Vinamilk sử dụng công cụ kiểm soát sản xuất
và chất lượng sản phẩm là HACCP.
- HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points, được dịch ra tiếng Việt là Phân
tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập
hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp
dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế
(CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất
(GMP) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Công cụ này
cho phép tập trung nguồn lực kỹ thuật, chuyên môn vào những bước chế biến có ảnh hưởng quyết
định đến an toàn chất lượng sản phẩm.
- HACCP có tính chất hệ thống và có cơ sở khoa học, nó xác định các mối nguy cụ thể và các biện
pháp để kiểm soát chúng nhằm đảm bảo tính an toàn thực phẩm. HACCP là một công cụ để đánh
giá các mối nguy và thiết lập các hệ thống kiểm soát thường tập trung vào việc phòng ngừa nhiều
hơn, thay cho việc kiểm tra thành phẩm.
- HACCP được áp dụng trong suốt cả chuỗi thực phẩm, từ khâu ban đầu tới khâu tiêu thụ cuối cùng
và việc áp dụng đó phải căn cứ vào các chứng cứ khoa học về các mối nguy cho sức khoẻ của con
người. Cùng với việc tăng cường tính an toàn của thực phẩm, việc áp dụng HACCP có thể cho các
lợi ích đáng kể khác. Hơn nữa, việc áp dụng hệ thống HACCP có thể giúp các cấp có thẩm quyền
trong việc thanh tra và thúc đẩy buôn bán quốc tế bằng cách tăng cường sự tin tưởng về an toàn
thực phẩm.
- Việc áp dụng thành công HACCP đòi hỏi sự cam kết hoàn toàn và sự tham gia của toàn ban lãnh
đạo và lực lượng lao động. Nó cũng đòi hỏi một cố gắng đa ngành, mà cố gắng này có thể bao
gồm: sự hiểu biết kỹ về nông học, thú y, sản xuất, vi sinh vật học, y học, sức khoẻ cộng đồng,
công nghệ thực phẩm, sức khoẻ môi trường, hoá học và kỹ thuật, tuỳ theo những nghiên cứu cụ
thể.
- HACCP có 7 nguyên tắc:
+Nhận diện mối nguy;
+Xác định điểm kiểm soát tới hạn (CCP - Critical Control Points);
+Xác định giới hạn tới hạn cho mỗi CCP;
+Thiết lập thủ tục giám sát CCP;
+Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khi giới hạn tới hạn bị phá vỡ;
+Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP;
+Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP.
- Xây dựng hệ thống HACCP của nhà máy Vinamilk gồm 12 bước :
+ Bước 1 :Tổ chức nhóm HACCP
+ Bước 2 : Mô tả sản phẩm
+ Bước 3 : Thiết lập mục đích sử dụng
+ Bước 4 : Thiết lập sơ đồ quá trình sản xuất
+ Bước 5 : Thẩm định sơ đồ quá trình sản xuất
+ Bước 6 : Phân tích mối nguy, xác định các CCPs-điểm kiểm soát tới hạn.
+ Bước 7 : Đưa ra các biện pháp phòng ngừa
+ Bước 8 : Thiết lập các giới hạn tới hạn cho từng CCP
+ Bước 9 : Thiết lập hệ thống kiểm soát theo dõi cho từng điểm kiểm soát
+ Bước 10 : Thiết lập các hành động khắc phục sai sót
+ Bước 11 : Thiết lập các quy trình thẩm định
+ Bước 12 : Thiết lập tài liệu và lưu hồ sơ HACCP

4. QUY TRÌNH KIỂM SOÁT:


a. Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung kiểm soát:
- Về mục tiêu :
Vinamilk xác định chất lượng sản phẩm là vấn đề quan trọng nhất cần kiểm soát của Công ty. Đối
với một Công ty đi đầu trong ngành Sữa Việt Nam và có tên tuổi trên thị trường quốc tế, Vinamilk
hiểu rằng chất lượng mỗi sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời
quyết định phần lớn sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi vậy Vinamilk luôn đặt ra sự kiểm soát vô
cùng chặt chẽ và nghiêm ngặt.
Sữa là một sản phẩm được tiêu thụ với sản lượng rất lớn, hoạt động sản xuất và tiêu thụ diễn ra
hang ngày. Do vậy các cuộc kiểm soát cần diễn ra thường nhật hang ngày, thậm chí hàng giờ căn
cứ vào số lô, lượng sản phẩm sản xuất.
Hai khâu quan trọng nhất của chế biến sữa tươi là chất lượng bò và quá trình chế biến sữa bắt buộc
phải đạt sự chính xác cao vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sữa.
Với chiến lược phát triển trở thành 1 trong 50 công ty sữa hàng đầu thế giới, việc cải thiện chất
lượng sữa là vấn đề cốt yếu đối với Vinamilk. Bên cạnh đó khâu kiểm soát trong chế biến cũng vô
cùng quan trọng vì quá trình chế biến ảnh hưởng tới độ an toàn của sữa, một sai sót trong khâu này
cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dung.
- Về nội dung :
Công tác kiểm soát cần tập trung vào những khu vực, con người có ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và
phát triển của tổ chức
Các khu vực hoạt động thiết yếu là những lĩnh vực, khía cạnh, yếu tố của tổ chức cần phải hoạt
động có hiệu quả cao để đảm bảo cho tổ chức hoạt động hiệu quả.
Các điểm kiểm soát thiết yếu là những đặc điểm đặc biệt trong hệ thống mà ở đó giám sát và thu
thập thông tin phản hồi nhất định phải thực hiện
Kiểm soát chất lượng phải tập trung vào chất lượng đầu vào và sản phẩm đầu ra đi kèm với các
khâu sản xuất, thu mua, vận chuyển và chế biến.

b. Bước 2: Các tiêu chuẩn kiểm soát:


Đối với sản phẩm sữa tươi của Vinamilk, các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm được kiểm soát
cụ thể như sau :
- Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2008 trong toàn công ty
- Tiêu chuẩn HACCP nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm
- Lượng sữa thu mua từ các hộ chăn nuôi địa phương (kg) – GRI 203-2;
- Tỷ lệ tai nạn sự cố và tổng thời gian làm việc mất mát do tai nạn/tổng thời gian làm việc cả năm –
GRI 403-2; % sản phẩm có lượng đường giảm và % sản phẩm có hàm lượng chất béo thấp trong
cơ cấu sản phẩm
- (Chất lượng dinh dưỡng và sức khỏe) – GRI FP6;
- Tổng lượng phát thải nhà kính (kg CO2) – GRI 305-2;
- Tổng năng lượng tiêu thụ (MJ) – GRI 302-1; và
- Nước và nước thải:
% lượng nước được tái sử dụng trong sản xuất – GRI 303-3 ; và tổng lượng nước thải theo nguồn
– GRI 306-1 ;
- Tổng lượng chất thải theo loại và phương pháp xử lý – GRI 306-2.
- Tiêu chuẩn ISO 17025:2005 đối với các phòng kiểm nghiệm
- Các chỉ tiêu, giới hạn và phương pháp kiểm nghiệm tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế như tiêu
chuẩn của FAO,FDA,..bên cạnh đó còn có cơ quan thứ ba kiểm định và chứng minh sự phù hợp
của sản phẩm với tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
c. Bước 3: Giám sát và đo lường việc thực hiện:
- Phòng quản lí chất lượng đưa ra các yêu cầu về chất lượng của sữa tươi qua các kiểm nghiệm phân
tích các chỉ tiêu hóa lý, chỉ tiêu an toàn thực phẩm và các chỉ tiêu cảm quan. Kiểm soát 100%
NVL đầu vào và theo dõi quá trình cung cấp bao gồm các hoạt động :
+ Đánh giá Mức độ rủi ro của NCC
+ Xác định cách thức và tần suất kiểm soát NCC phù hợp.
+ Các tiêu chí đánh giá NCC nguyên vật liệu được xây dựng, rà soát thường xuyên để hoàn thiện
và đáp ứng được yêu cầu về chất lượng ngày càng nghiêm ngặt của Công ty.
+ Việc đánh giá NCC được lập kế hoạch hàng năm và thực hiện đánh giá, rà soát trong suốt thời
gian cung cấp, sử dụng NVL. Đội ngũ nhân sự đánh giá NCC được đào tạo bài bản về kiến thức
và kỹ năng, trong đó nhiều nhân sự đã đạt chứng chỉ PCQI – chứng chỉ đào tạo về Luật hiện đại
hóa An toàn Thực phẩm của FDA.
- Bộ phận cung ứng mua hàng theo yêu cầu chất lượng. Sữa tươi được lấy từ trang trại bò sữa, sau
khi vắt được đưa tới trạm trung chuyển sữa tươi nguyên liệu. Sữa của Vinamilk được lấy từ trang
trại bò sữa nuôi bằng cỏ tự nhiên, không dùng phân hóa học và không tiêm thuốc kháng sinh; sau
đó sữa bò được chế biến và đóng gói trên dây chuyền công nghệ khép kín theo tiêu chuẩn quốc tế.
Vinamilk tự hào là doanh nghiệp sữa Việt Nam luôn tiên phong trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa.
Công ty đã mạnh dạn đầu tư và áp dụng sáng tạo công nghệ tiên tiến vào điều kiện đặc thù về môi
trường và khí hậu tại Việt Nam. Tất cả đàn bò sữa của Vinamilk đều được nhập giống bò thuần
chủng trực tiếp từ Úc, Mỹ và New Zealand. Tại trạm trung chuyển, cán bộ kiểm tra chất lượng sản
phẩm của nhà máy sẽ tiến hành các thử nghiệm phân tích độ tủa, cảm quan mùi vị, chỉ tiêu vi sinh,
lên men lactic. Sữa phải được kiểm tra đạt tiêu chuẩn mới được đưa đến công đoạn tiếp theo.
- Đối với các nguyên vật liệu nhập ngoại, phải được kiểm tra và xác nhận của cục An toàn về sinh
thực phẩm
- Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm ở nhà máy kiểm tra tất cả nguyên liệu trước khi đưa vào sản
xuất. Sau khi sữa bò tươi nguyên liệu đã được làm lạnh xuống dưới 4 độ C, sữa sẽ được các xe
bồn chuyên dụng tới tiếp nhận và vận chuyển. Xe bồn phải được kiểm tra định kì và đột xuất, luôn
đảm bảo điều kiện để khi vận chuyển sữa về nhà máy , nhiệt độ sữa nhỏ hơn 6 độ C. Vinamilk
trang bị hệ thống bảo quản và theo dõi nhiệt độ sữa theo thời gian thực, cảnh báo khi nhiệt độ vượt
ngưỡng. Đặc biệt, Trung tâm STNL Củ Chi được trang bị máy móc thiết bị hiện đại bao gồm kho
lạnh để chứa mẫu tập trung; Hệ thống máy phân tích nhanh hoạt động bằng mã vạch, trả kết quả
tới từng hộ dân; Hệ thống vệ sinh (CIP) tự động; Hệ thống các bồn làm lạnh sữa nhanh, thể tích
lớn, tính linh hoạt cao vừa có thể tiếp nhận sữa của các trạm thu mua khi cần thiết, vừa có thể tiếp
nhận trực tiếp sữa nông dân. Khi xe về nhà máy, nhân viên kiểm định chất lượng sẽ lấy mẫu và
tiến hành kiểm tra : đun sôi để đại diện trạm trung chuyển uống cảm quan 200ml; thử cồn; lên men
lactic, kháng sinh, độ acid, độ khô, độ béo,…Sữa đủ điều kiên tiếp nhận mới được đưa vào bồn
chứa.
- Trong quá trình sản xuất, mỗi giai đoạn đều được kiểm soát chặt chẽ, lưu hồ sơ và phân tích : tất
cả hệ thống thiết bị, máy móc, đặc biệt là các robot LGV đều vận hành tự động, được điều khiển
bởi hệ thống máy tính trung tâm. Mỗi khâu trong quá trính sản xuất được giám sát, mọi thông số
đều được theo dõi để đảm bảo khả năng truy xuất tức thì đối với bất kỳ sản phẩm nào.
- Sản phẩm cuối cùng sẽ được kiểm tra kĩ một lần nữa trước khi nhập kho.

d. Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động:


- Quá trình kiểm soát chất lượng sữa của Vinamilk hiếm khi xảy ra sai sót do quy trình sản xuất
được khép kín hoàn toàn và được theo dõi thường xuyên nhờ sự hoạt động của cả bộ máy. Nếu có
xảy ra các sai sót (rất ít khi) chủ yếu sẽ đến từ quá trình vắt sữa và vận chuyển, bởi đây là hai giai
đoạn vi khuẩn dễ xâm nhập nhất.
- Hệ thống kiểm soát của Vinamilk tương đối hoàn thiện, song chi phí hoạt động lớn và đôi khi
không tối ưu.
- Vinamilk thực hiện công tác đánh giá rất thường xuyên, gắn với từng quy trình sản xuất giúp hạn
chế tối đa những sai sót lớn và điều chỉnh nếu có sai sót kịp thời.

e. Bước 5: Điều chỉnh sai lệch:


- Để tăng hiệu quả của kiểm soát, Vinamilk đã chi một khoản đầu tư hợp lý để trang bị Robot và
“kho thông minh” tại các nhà máy. Các robot tự hành hay còn gọi là LGV điều khiển toàn bộ quá
trình từ nguyên liệu dung để bao gói tới thành phẩm, giúp kiểm soát tối ưu về chất lượng và đảm
bảo hiệu quả chi phí. Mặc dù nhân sự con người là không thể thiếu, song với sự đầu tư vào công
nghệ robot mới đã giúp công ty Vinamilk có sự phân bổ nguồn lực hợp lí, tối ưu hóa chi phí cho
nhân sự, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Năm 2018, bằng việc triển khai các chính sách và thực thi toàn diện các giải pháp sử dụng hiệu
quả năng lượng và tài nguyên, ứng dụng kinh tế tuần hoàn, mảng chăn nuôi đã đạt được những
bước tiến khả quan trong việc sử dụng hiệu quả điện, năng lượng và nguồn các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên nước. Các hoạt động nổi bật:
+ Thực thi chính sách sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, định hướng kinh tế
tuần hoàn
+ Ứng dụng công nghệ 4.0 vào chăn nuôi kỹ thuật cao
+ Hoạch định và triển khai hiệu quả các chương trình bảo trì bảo dưỡng, chia nhỏ khu vực để giám
sát và quản lý sử dụng điện
+ Lắp thêm các đồng hồ van điều khiển giám sát lượng nước sử dụng từng khu vực
- Vinamilk đầu tư dây chuyền thổi chai sử dụng nguồn chai nhựa không đạt yêu cầu về hình dáng
bên ngoài trong quá trình thổi/ đùn chai và tái sử dụng lại ở đầu vào của quá trình sản xuất chai.
Quá trình sản xuất tuân thủ đúng công nghệ nhà cung cấp thiết kế cho dây chuyền. Đảm bảo chất
lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay, Vinamilk chỉ sử dụng nhựa HDPE từ quá trình sản
xuất chai để tái chế và đưa vào sử dụng
- Vinamilk liên tục khuyến khích tất cả các nhân viên đóng góp sáng kiến sử dụng nguyên vật liệu
tiết kiệm và hiệu quả nhằm tối ưu hoá chi phí sản xuất.
- Năm 2018, Vinamilk đã hoàn tất triển khai ứng dụng công nghệ chế biến One Step tại NM Sữa Đà
Nẵng. Đây là công nghệ chế biến hàng đầu từ Tetra Pak, giúp loại bỏ nhiều bước lưu trữ trung
gian trong quá trình chuẩn bị sữa nguyên liệu, tự động hóa hoàn toàn và hoạt động liên tục, giảm
thiểu hao hụt từ các bước xử lý, tối ưu và đơn giản hóa quá trình sản xuất, đồng thời nâng cao tính
đồng nhất về chất lượng sản phẩm.

f. Bước 6: Đưa ra sáng kiến đổi mới:


 Ưu điểm của hệ thống kiểm soát: Hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm HACCP của Vinamilk
được áp dụng đã:
- Tạo nên một hệ thống kiểm tra kiểm soát có tính xuyên suốt
- Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm của công ty, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và
mở rộng thị trường, nhất là đối với thực phẩm xuất khẩu. Đồng thời tạo lòng tin với người tiêu
dùng và bạn hàng
- Giúp Vinamilk có điều kiện thuận lợi khi đàm phán ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng
như xuất khẩu
- Là cơ sở được hưởng chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của nhà nước cũng như các đối tác nước
ngoài
- Giảm nguy cơ các bệnh truyền qua thực phẩm, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng
 Nhược điểm của hệ thống kiểm soát:
- Đòi hỏi sự thích nghi cao với những thay đổi liên tục và theo nhu cầu của khách hang, luôn phải
tỉnh táo định hướng chiến lược cụ thể và toàn diện.
- Đòi hỏi tính tự giác cao của ca nhân, bộ phận trong đảm bảo chất lượng
- Chi phí cho nhân lực, máy móc, trang thiết bị hiện đại,…cao
- Phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình kiểm soát như : mặc dù đảm bảo được chất lượng, song
trong quá trình sản xuất dễ gây tiêu tốn nhiên liệu,nguyên liệu và năng lượng; vấn đề về bao bì sản
phẩm tốn kém và chưa thật sự thân thiện với môi trường

è Sáng kiến hoàn thiện:


Hệ thống kiểm soát HACCP được sử dụng trong Vinamilk rất tối ưu song vẫn còn một số kẽ hở.
Đối với thực trạng môi trường đang là vấn đề nóng của toàn cầu, việc tối ưu hóa nguyên nhiên
liệu, sản xuất nhưng không gây hại đến môi trường cũng là một vấn đề được đặt ra đối với
Vinamilk. Để hoàn thiện thêm hệ thống kiểm soát cũng như trở thành ngọn cờ tiên phong cho vấn
đề “sản xuất xanh”, Vinamilk có thể:
- Phát động các Nhà máy thực hiện phong trào tiết kiệm nguyên vật liệu và sử dụng hiệu quả
nhân công, tối đa hoá năng suất của đơn vị.
- Nâng cấp hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED tiết kiệm điện, giảm lượng điện tiêu thụ điện
đáng kể nhưng vẫn đáp ứng cường độ chiếu sáng đảm bảo hoạt động của bò và người lao
động.
- Ưu tiên sử dụng các thiết bị cơ giới (xe đầu kéo, xe nâng cần dài đa năng…) và thiết bị điện
tiết kiệm năng lượng, như các động cơ điện có sử dụng các bộ khởi động mềm, sử dụng biến
tần (máy băm rotor, máy bơm, máy nén khí…)

TÀI LIỆU THAM KHẢO


- Báo cáo thường niên Vinamilk 2016
https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/bc_thuong_nien/1489983725-
31b5eb9c9cb7e8d174f01b917ccc9152696ece752cf491ed9bac8f9aad516528.pdf
- Báo cáo phát triển bền vững Vinamilk 2017
https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/article/1522478230-
622f7f93f3c062556a2e7deeecd863b1df03f20bc0f6ac59ac2cf56fe2bc8f47.pdf
- Báo cáo thường niên Vinamilk 2018
https://www.vinamilk.com.vn/static/uploads/bc_thuong_nien/1553138983-
a3f4f09df851002f3a853674959d0f68a4f9559b11a2d9fd8ad72048fcae6ac5.pdf
- Wikipedia HACCP
https://vi.wikipedia.org/wiki/HACCP
- “Khám phá dây chuyền sản xuất hiện đại của Vinamilk” _ Báo Tuổi trẻ
https://tuoitre.vn/kham-pha-day-chuyen-san-xuat-sua-tuoi-tiet-trung-hien-dai-cua-vinamilk-
1240666.htm
- Tiêu chuẩn HACCP
https://vesinhantoanthucpham.vn/tieu-chuan-haccp-la-gi/
VI. XÁC ĐỊNH VÀ GIẢI QUYẾT (chương 2 – quyết định quản lý):
A. VẤN ĐỀ CỦA TỔ CHỨC:

1. THỰC TRẠNG TỔNG QUAN NGÀNH SỮA 2018:

a. Nền kinh tế chung về thế giới và Việt Nam:

- Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới 2018 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã điều chỉnh
mức tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2018 và 2019 xuống 3,7%, thấp hơn 0,2% so với
mức được dự báo vào tháng 4 năm 2018.
- Báo cáo của Kantar Worldpannel về tình hình ngành FMCG (ngành hàng tiêu dùng
nhanh) tại châu Á cho thấy ba quý đầu năm 2018 tăng trưởng ở mức trung bình 0,5 -
5%. Trong đó, tăng trưởng đến từ ngành sữa không mấy khả quan, 6/10 nước đánh giá
của Kantar ghi nhận mức tăng trưởng âm dưới 0,5%.
- Ở Việt Nam, tăng trưởng ngành sữa cho thấy một mặt không mấy khả quan. Từ quý
4/2017, ngành sữa đều ghi nhận mức tăng trưởng âm, và kể từ quý 4/2018 mới có dấu
hiệu chuyển biến tích cực đáng kể

b. Báo cáo tài chính của Vinamilk trong 3 năm 2016, 2017 và 2018:

Chỉ tiêu 2017 (tỷ đồng) 2016 (tỷ đồng) % tăng/giảm


Tổng doanh thu 51.135 46.965 8,9%
Lợi nhuận trước thuế 12.229 11.238 8,8%
Lợi nhuận sau thuế 10.278 9.364 9,8%
Tổng tài sản 34.667 29.379 18,0%
Vốn chủ sở hữu 23.873 22.406 6,5%
Vốn cổ phần 14.515 14.515 0,0%
Tổng nợ phải trả 10.794 6.973 54,8%

Chỉ tiêu 2017 (tỷ đồng) 2018 (tỷ đồng) % tăng/giảm


Tổng doanh thu 51.135 52.629 2,9%
Lợi nhuận trước thuế 12.229 12.052 -1,4%
Lợi nhuận sau thuế 10.278 10.206 -0,7%
Tổng tài sản 34.667 37.366 7,8%
Vốn chủ sở hữu 28.873 26.271 10,0%
Vốn cổ phần 14.515 17.417 20,0%
Tổng nợ phải trả 10.794 11.095 2,8%
2. KẾT LUẬN: Qua những số liệu trên, ta thấy với những yếu tố ảnh hưởng khách quan của thị
trường thì kết quả kinh doanh của Công ty Vinamilk đã không đạt như kỳ vọng. Cụ thể là tổng
doanh thu hợp nhất chỉ tăng gần 3% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm nhẹ 0,7% so với năm
2017.

(Thông tin và những số liệu nêu trên được trích trong bản báo thường niên của công ty Vinamilk
năm 2017 và 2018)

B. VẬN DỤNG QUY TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NÊU
TRÊN:

1. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ VÀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CỦA VẤN ĐỀ:

a. Phát hiện vấn đề: Tình hình kinh doanh của Vinamilk trong năm 2018 gặp nhiều biến động.
b. Chẩn đoán nguyên nhân:

- Do sự biến động của nền kinh tế thế giới: Năm 2018, tình hình kinh tế thế giới nói chung
bị ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra vào tháng 4.
Các chính sách trừng phạt về thuế quan mà cả hai bên đưa ra trong nhiều tháng trong năm
2018 đã làm không ít nhà đầu tư lo ngại về sự bất ổn trong thương mại cũng như quan ngại
về việc kìm hãm triển vọng phát triển kinh tế. Chỉ số niềm tin trong kinh doanh cũng như
các khía cạnh khác của nền kinh tế cũng bị ảnh hưởng trong ngắn và trung hạn.
- Sự chuyển dịch và thay đổi trong thói quen tiêu dùng, ngành hàng FMCG (ngành hàng tiêu
dùng nhanh: sữa, đồ ăn nhanh,…) trong năm 2018 không tăng trưởng như kỳ vọng.
- Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng, cụ thể là nhu cầu sử dụng sữa động vật và sữa bò
đang có xu hướng giảm sút tại Việt Nam do người tiêu dùng có nhiều lựa chọn thay thế
như sữa thực vật hay các loại đồ uống dinh dưỡng khác. Đặc biệt ở các thành phố lớn,
người tiêu dùng đang chuyển dịch sang tiêu dùng các sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng
cao hơn, tiêu biểu là dòng sản phẩm sữa cao cấp đạt chuẩn organic châu Âu với, đây cũng
là xu hướng tiêu dùng hiện tại ở các nước phát triển như Mỹ, EU.

c. Quyết định giải quyết vấn đề:

- Vấn đề không thể tự giải quyết được vì tình trạng và nền kinh tế chung luôn biến động
không ngừng, không thể dự đoán chính xác được nền kinh tế sẽ dịch chuyển theo hướng
nào. Chính vì vậy, công ty cần phải có phương án giải quyết của riêng mình, không thụ
động chờ thị trường thay đổi.
- Vấn đề cần giải quyết ngay vì doanh thu là yếu tố quyết định lớn đến một doanh nghiệp.
- Lợi ích của việc khi giải quyết vấn đề:
+ Doanh thu tăng ð mức độ phủ sóng rộng rãi ð công ty ngày càng khẳng định mình trong
thị trường sữa và mang lại nhiều lợi nhuận hơn, khiến công ty ngày một lớn mạnh và phát
triển hơn.
+ Thu hút được nhiều đối tác hơn.
- Giải quyết vấn đề sẽ khó khăn và phức tạp vì với những nguyên nhân đã nêu ra ở trên (nền
kinh tế bất ổn, thị trường ngành sữa đang giảm sút thay thế bằng các loại hàng hóa khác,..)
nên để có thể đề ra những giải pháp phù hợp là rất khó khăn vì cần phải tìm hiểu sâu về thị
hiếu khách hàng, có tầm nhìn chiến lược rõ ràng, biết nhìn xa trông rộng, dự đoán xu
hướng chuyển dịch sơ bộ của nền kinh tế,….mới có thể đưa ra được đối sách phù hợp.
- Vì những lý do nêu trên, công ty có trách nhiệm cần phải giải quyết ngay vấn đề này.

d. Xác định mục tiêu của quyết định:

- Có đột phá trong kinh doanh ở thị trường quốc tế, giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường
truyền thống để không bị tác động nhiều dù nền kinh tế có biến động đến đâu.
- Theo kịp xu thế, đáp ứng kịp thời những nhu cầu của người tiêu dùng.
- Phát triển, cho ra mắt thành công dòng sữa hạt và các loại thức uống giàu dinh dưỡng khác.

2. XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN QUYẾT ĐỊNH:

TT Phương án Kết quả mong đợi


Mở rộng thị trường xuất khẩu có trọng tâm. Tăng thị phần quốc tế, thu hút được vốn
1 của nhiều nhà đầu tư.
Phát triển sản phẩm phù hợp với thị hiếu người Tăng độ yêu thích của khách hàng.
2 tiêu dùng như: sữa hạt, sữa chua,…
Thực hiện chiến lược kinh doanh đến 2021, Tăng công suất sản xuất cho nhà máy, đảm
Vinamilk đã và đang đầu tư rất nhiều dây chuyền bảo quy trình sản xuất với các chuẩn mực
3 sản xuất hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay để cao nhất và không để xảy ra bất kì sự cố
tăng công suất sản xuất cho các nhà máy trên nào về chất lượng sản phẩm.
toàn quốc.
Hoạt động kinh doanh quốc tế thâm nhập các thị Giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường
trường quốc tế với chiến lược chuyển đổi mô truyền thống.
4 hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các
hình thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối
tại các thị trường trọng điểm mới.
Đẩy mạnh các chiến dịch truyền thông qua báo Tăng độ nhận diện thương hiệu của
đài, TV, internet. Vinamilk.
5

3. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN QUYẾT ĐỊNH PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU: Sử dụng phương
pháp đánh giá đa tiêu chí

a. Đánh giá các phương án từ 1-4: các phương án tác động từ bên trong tổ chức

- Chi phí cao, tốn kém; thời gian thực hiện dài.
- Việc phát triển và xây dựng các dòng sản phẩm mới tung ra thị trường là một thách thức
lớn.
- Đòi hỏi cần phải thu hút được vốn và sự hợp tác của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Tuy nhiên, các phương án này đều là các phương án xây dựng phát triển thương hiệu 1
cách bền vững, lâu dài sẽ mang đến hiệu quả cao.
- Ví dụ: Năm 2018, Vinamilk nỗ lực tung ra thị trường khoảng 18 sản phẩm mới thuộc các
ngành hàng sữa nước, sữa bột, sữa chua ăn, sữa chua uống, bột dinh dưỡng, sữa đậu nành,
kem và nước giải khát,… việc cải tiến và ra mắt các sản phẩm mới này đã mở rộng thêm
danh mục sản phẩm của Vinamilk, mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm phong
phú và tiện lợi. Đặc biệt trong năm 2018, Vinamilk đã cho ra mắt thành công và ấn tượng
với dòng sản phẩm sữa chua nếp cẩm cũng như dòng sản phẩm sữa chua cao cấp Greek
style Yoghurt đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài ra, Vinamilk còn tung thành công dòng sữa
tươi 100% A2, tiếp tục là người tiên phong trong phân khúc sản phẩm tốt cho sức khỏe.
b. Đánh giá phương án 5: phương án tác động đến bên ngoài tổ chức (đến cộng đồng)

- Chi phí không quá cao, thời gian thực hiện Truyền thông cho mỗi dự án của từng sản phẩm
đòi hỏi phải thay đổi và cập nhật thường xuyên.
- Dự án có năng lực hoạt động và tính khả thi tương đối cao.
- Ví dụ: Vinamilk đã tiếp tục đánh vào lượng tương tác trên Youtube với các video có
content chất lượng, kết hợp với các diễn viên, ca sĩ, KOLs có sức ảnh hưởng lớn có thể kể
đến như video "Bí quyết nuôi con phát triển toàn diện phiên bản Vợ người ta" với sự tham
gia của Thu Trang, Huỳnh Lập, Phan Mạnh Quỳnh,... Hay các video bài hát trẻ em và
series "Trang Trại Sạch". Nhờ vậy, tính đến tháng 10 năm 2019, kênh Youtube của
Vinamilk đã đạt 1,41 triệu lượt đăng kí với lượng tương tác ổn định trong mỗi video.
è Kết luận: Xem xét và đánh giá các phương án trên, ta thấy cả hai loại phương án đều có mặt
tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, hai phương pháp này đều được đánh giá cao và có tầm quan trọng
tới việc phát triển của Vinamilk. Chính vì vậy, Vinamilk đã thực hiện song song các phương án
này, hỗ trợ nhau thực hiện tối ưu mục tiêu đặt ra, và giải quyết tốt vấn đề.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH:


Công ty Vinamilk với Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm và có thẩm quyền quyết định
đánh giá các phương án. Các quyết định sẽ được thông qua bởi một văn bản hành chính của tổ
chức. Quyết định được đưa ra sẽ do các phòng ban trong công ty chịu trách nhiệm cùng nhau phối
hợp công việc để thể chế hóa quyết định.

TỔNG KẾT
Hơn 38 năm hình thành và phát triển, với bản lĩnh mạnh dạn đổi mới cơ chế, đón đầu áp dụng
công nghệ mới, bản lĩnh đột phá, phát huy tính sáng tạo và năng động của tập thể, Vinamilk đã
vươn cao, trở thành điểm sáng kinh tế trong thời Việt Nam hội nhập WTO. Vinamilk đã trở thành
một trong những Doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trên tất cả các mặt, đóng góp lớn vào sự
phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Vinamilk cũng đạt được nhiều thành tích xuất sắc
khi là công ty sản xuất hàng tiêu dùng duy nhất của Việt Nam lọt vào danh sách 2000 công ty lớn
nhất toàn cầu do Forbes bình chọn, là công ty Việt Nam duy nhất lọt vào TOP 10 công ty hiệu quả
nhất châu Á do tạp chí Nikkei Asia bình chọn, 3 năm liên tiếp là thương hiệu số 1 Việt Nam theo
báo cáo của Kantar WorldPanel, 6 năm liền nằm trong TOP50 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả
nhất Việt Nam do báo Nhịp cầu đầu tư đánh giá
Với sự tìm tòi, sàng lọc thông tin, áp dụng các lý thuyết từ giáo trình và các tài liệu liên quan cùng
sự nỗ lực, cố gắng của các thành viên, nhóm 6 đã thực hiện bài tập nhóm nghiên cứu về tổ chức –
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk. Qua bài tập, nhóm đã vận dụng và khái quát kiến thức 6
chương của bộ môn Quản lý học, trong quá trình thực hiện bài tập không thể tránh khỏi những
thiếu sót do kiến thức của chúng em còn hạn hẹp, nhóm rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của
Cô để bài tập của nhóm được hoàn thiện hơn. Nhóm 6 xin chân thành cảm ơn!

You might also like