You are on page 1of 18

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Lê Lộc Tiên

Th.S Hương Mai

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Dương

Nguyễn Thị Hồng Vinh

Lớp : 18BA

Đà nẵng, 05/2019
LỜI MỞ ĐẦU

Với sự phát triển của thế giới nói chung và của nước ta nói riêng thì vấn đề dinh dưỡng
cho sức khỏe con người ngày càng được chú trọng. Chính vì vậy ngành chế biến thực
phẩm được coi là ngành có tiềm năng. Một trong số đó phải kể đến ngành chế biến sữa.
Sữa là sản phẩm cung cấp và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe con người.
Chúng ta không thể phủ nhận những tác động tích cực từ nguồn dinh dưỡng mà sữa đem
lại. Ở nước ta, nói đến công ty sữa chúng ta không thể không nhắc đến công ty cổ phần
sữa Việt Nam Nutifood. Tính theo doanh số và sản lượng, Nutifood là nhà sản xuất sữa
đứng thứ 2 tại Việt Nam. Danh mục sản phẩm của Nutifood bao gồm: sản phẩm chủ lực
là sữa nước và sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt
uống, kem và phó mát. Nutifood cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản
phẩm, hương vị và quy cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. Để có được thương hiệu uy tín
và nổi tiếng như vậy phải kể đến đội ngũ cán bộ công ty với những hoạt động chiến lược
cụ thể. Quan trọng hơn là sự biết nắm bắt thời cơ và tranh thủ các yếu tố bên trong và bên
ngoài tổ chức để tạo nên sức mạnh giúp tổ chức hoạt động được hiệu quả nhất. Quản trị
chiến lược là xương sống của mọi quản trị chuyên ngành. Ở đâu cần có một hệ thống
quản lý bài bản, chuyên nghiệp được vận hành tốt, ở đó không thể thiếu các cuộc họp
quan trọng bàn về quản trị chiến lược. Vì vậy mà nhiệm vụ hàng đầu của bất kỳ một nhà
quản trị nào phải hiểu rõ và nhận thức đúng đắn về công việc này để không để
mắc những sai lầm mà đôi khi chúng ta phải trả giá bằng cả sự sống còn của
doanh nghiệp.

Để chuẩn bị cho hành trang đó của chúng tôi, chúng tôi đã tìm hiểu và phân tích công tác
quản trị chiến lược của Công ty Cổ phần dinh dưỡng Nutifood thông qua 3 công cụ là
PESTLE, Forter Five Forces, SWOT.
Chương 1. Giới thiệu về công ty
1.1 Thông tin cơ bản
 Tên công ty: Công ty Cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood
 Địa chỉ: 281 – 283 Hoaangf Diệu, Phường 6, Quận 4, TP.Hồ Chí minh
 Điện thoại: (84-8) 38267999
 Fax: (84-8) 39435949

1.2 Lịch sử hình thành và phát triển


 Xuất phát từ thành công của các nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng của Trung tâm
Dinh Dưỡng Tp.Hồ Chí Minh, ngày 29/03/2000 Công ty Cổ phần dinh dưỡng
Đồng Tâm được thành lập.
 Ngày 29/03/2002 công ty thay đổi thương hiệu thành Nutifood đánh dấu một bước
phát triển mới khẳng định một quá trình nổi bật, tăng trưởng nhanh và ổn định. Cũng
trong năm 2002, công ty đưa vào hoạt động nhà máy sữa bột với dây chuyền của
Đức, công suất đạt 50.000 tấn/năm.
 Năm 2003, NutiFood xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp mở
rộng khắp 64 tỉnh thành với chiến dịch tham vọng "cá bé nuốt cá lớn" đối đầu với
các công ty đa quốc gia nắm hầu hết thị phần sữa Việt Nam, đã tạo nên doanh thu
tăng hơn 250% hằng năm, chiếm thị phần cao nhất về sữa bột nguyên kem.
 Năm 2006, Nhà Máy NutiFood Bình Dương mở rộng (sữa bột + sữa nước) được
chứng nhận đạt tiêu chuẩn GMP thực phẩm, tiêu chuẩn HACCP và liên tục các năm
về sau.
 Năm 2010, ký kết hợp tác với Tổ chức ABS-QE Hoa Kỳ nhằm xây dựng và giám
sát Hệ thống Quản lý Chất lượng và gia hạn liên tục cho đến nay.
 Năm 2011, tổ chức nhiều sự kiện lớn về sức khỏe cộng đồng thể hiện vai trò
“Chuyên Gia Dinh Dưỡng” như Ngày Hội Sức Khỏe Tuổi Thơ” tại Công viên Lê
Văn Tám TP.HCM thu hút hơn 35.000 lượt trẻ em – Ngày Hội “Dinh dưỡng hợp lý
và vận động trong phòng ngừa đái tháo đường” thu hút truyền thông và hơn 2.000
lượt người tham gia.
 Năm 2012
+ Đổi tên Công ty CP Thực phẩm dinh dưỡng Đồng Tâm thành Công ty CP Thực
phẩm Dinh dưỡng NutiFood và thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu, bao bì
sản phẩm
+ Được UBND TP.HCM xét chọn là Doanh Nhân Saigon Tiêu Biểu và đón nhận
Bằng khen.
 Năm 2013 Ký kết hợp đồng tài trợ dinh dưỡng toàn diện cho Học Viện Hoàng Anh
Gia Lai- Arsenal – JMG, tài trợ dinh dưỡng cho đội bóng U 19 Việt Nam thi đấu
quốc tế. Lần đầu tiên có chuyên gia dinh dưỡng NutiFood và đầu bếp đồng hành
cùng các cầu thủ U19 Việt Nam đi thi đấu quốc tế cho đến hết năm 2014, tạo sự
quan tâm của dư luận.
 Năm 2014
+ Tổ chức Giải U19 Quốc tế - Cup NutiFood lần 1 tại TP. HCM gồm U19 Nhật
Bản – U19 AS Roma , U19 Tottenham Hotspur và U19 VN, gây một cơn sốt
bóng đá chưa từng thấy của người hâm mộ cả nước.
+ Tài trợ chính Giải U19 Đông Nam Á mở rộng - Cup NutiFood lần 2 tại Hà Nội,
gây một hiệu ứng tốt khi U 19 Việt Nam thi đấu hay, đẹp, mang lại một không
khí cuồng nhiệt cho người hâm mộ cả nước.
+ Ký kết với Tập Đoàn Hoàng Anh Gia Lai trong Dự án Chăn Nuôi 120.000 bò
sữa.
+ Khởi công xây dựng Nhà máy NutiFood Cao Nguyên tại Khu CN Trà Đa TP.
Pleiku có công suất chế biến 500 triệu lit sữa/năm
 Năm 2015
+ Khởi công xây dựng Nhà Máy NutiFood Việt Nam tại Cụm Công Nghiệp Kiện
Khê, Hà Nam với công suất chế biến 200 triệu lít sữa tươi và 31.000 tấn sữa bột,
là Nhà Máy có quy mô lớn nhất Miền Bắc.
+ Ký kết hợp đồng thành lập Học viện bóng đá Nutifood - Hoàng Anh Gia Lai -
Arsenal - JMG, bắt đầu tuyển sinh khóa 1 từ tháng 6/2015 tại các tỉnh thành cả
nước.
+ Ngày 29-6-2015: Công bố kết quả nghiên cứu thị trường của Tổ chức Nielson:
GrowPLUS+ của NutiFood là sản phẩm bán chạy số 1 tại Việt Nam trong phân
khúc sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.
1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh, slogan
 Tầm nhìn
Trở thành công ty hàng đầu về thực phẩm dinh dưỡng, phát triển bền vững vì lợi
ích của người tiêu dùng.
 Sứ mệnh
Đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng chuyên biệt cho từng lứa tuổi, từng bệnh lý khác nhau,
đóng góp vào sự phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ của con người.
 Slogan
Giải pháp dinh dưỡng của chuyên gia.

Chương 2. PHÂN TÍCH PESTLE CỦA CÔNG TY


Chính trị - Pháp luật Kinh tế
• Tình hình chính trị ở Việt Nam • Tốc độ tăng trưởng
• Các chính sách thuế về sữa • Mức sống của người dân Việt Nam
• Việt Nam mở rộng các nước khác
• Các Luật do nhà nước qui định

PESTLE
Công Nghệ Văn hóa - Xã Hội
• Công nghệ đóng gói của Đức • Thói quen sử dụng sữa ngoại
• Hệ thống sản xuất sữa tiệt trùng theo • Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng
công nghệ của Thụy Điển
• Thiết kế nhà máy theo tiêu chuẩn GNP

2.1 Chính trị


 Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Takehiko Nakao đã đánh giá cao sự
ổn định chính trị của Việt Nam. Để củng cố những thành tựu đã đạt được, khôi phục
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tăng trưởng đồng đều, những cải cách cơ cấu, chủ
yếu trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước, lĩnh vực ngân hàng và đầu tư công cần
được tiếp tục đẩy mạnh. Chủ tịch ADB hy vọng Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 5,6%
trong năm 2014 đồng thời khuyến khích đạt mục tiêu trở lại mức tăng trưởng 7-8%
trong những năm tiếp theo.
 Chính phủ đánh vào thuế sữa nhập khẩu cao (Sữa chưa pha thêm đường hoặc chất
làm ngọt khác có hàm lượng chất béo không quá 1% tính theo trọng lượng có mức
thuế là 5%, sữa bột 12%) làm tăng giá sữa nhập khẩu tạo điều kiện cho sản xuất sữa
trong nước của công ty phát triển
 Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản,…. Và là thành viên của ASEAN tạo điều kiện cho Nutifood tiếp cận được
những công nghệ tiến tiến.
2.2 Kinh tế
- GDP Việt Nam năm 2017 được tổng kết 6,81% tăng nhiều so với 2016 chỉ số tăng
CPI được kiềm ở dưới 4% tốc độ tăng trưởng khá thần kỳ làm cho doanh thu của
ngành sữa đạt 10% - 15%

Doanh thu gia tăng đồng nghĩa với thị phần của Nutifood cũng tăng lên đáng kể năm
2014 thị sữa bột của Nutifood chỉ khoảng 10% thì năm 2017 đã tăng lên 15%

 Mức sống của đại bộ phận dân Việt Nam tăng cao

+ Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2018 là 58,8
triệu đồng tương đương với 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017

+ Người thành thị thu nhập bình quân cao hơn người nông thôn 3,5 lần

+ Thu nhập bình quân của người đồng bào thiểu số bằng 1/5 so với cả nước
Nhu cầu mua sữa của người dân và tiêu thụ sữa cuả công ty tăng cao

 Nutifood được HAGL chọn làm đơn vị bao tiêu toàn bộ lượng sữa từ dự án chăn nuôi
bò sữa và bò thịt do tập đoàn này làm chủ đầu tư với số vốn 6.300 tỉ đồng. Dự kiến
tổng đàn là 236.000 con, trong đó 120.000 con bò sữa và 116.000 con bò thịt. Như
vậy,Nutifood sẽ ít lo lắng về nguồn nguyên liệu sữa,sẽ ít tốn chi phí nhập khẩu
nguyên liệu sữa.

2.3 Pháp luật


- Theo quy định tại Khoản 2, Điều 15 Luật Giá, sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi là một
trong những mặt hàng nằm trong danh mục Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá.
Đối với những mặt hàng nằm trong danh mục này, khi Nhà nước công bố áp dụng
biện pháp bình ổn giá, tùy biện pháp áp dụng (như điều hòa cung cầu, các biện pháp
tài chính tiền tệ phù hợp, lập quỹ bình ổn, đăng ký giá, kiểm tra yếu tố hình thành giá,
hỗ trợ về giá phù hợp, định giá tối đa, tối thiểu...), Nutifood sẽ phải thực hiện các
nhiệm vụ theo chỉ đạo của Nhà nước.
- Khi Nhà nước không công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá thì sẽ phải kê khai giá
đến các cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp, cụ thể: Theo quy định tại Nghị định
số 177 ngày 4/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Giá và Nghị định số 149 ngày 11/11/2016 của Chính phủ, sữa dành
cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc danh mục hàng hóa phải kê khai giá, cụ thể:
+ Sản xuất kinh doanh sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi có trách nhiệm: Thực hiện
đúng quy định về kê khai giá; Được phép điều chỉnh tăng hoặc giảm giá khi các
chính sách của Nhà nước thay đổi và các yếu tố đầu vào như giá nguyên liệu, tỷ
giá, giá nhập khẩu... biến động làm tăng hoặc giảm chi phí sản xuất, chi phí kinh
doanh và giá bán sữa; trường hợp điều chỉnh tăng, giảm giá trong phạm vi 5% thì
thực hiện gửi thông báo bằng văn bản về mức giá điều chỉnh mới cho cơ quan tiếp
nhận văn bản trước khi điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ. Trường hợp điều chỉnh
tăng, giảm giá hàng hóa, dịch vụ vượt mức 5% so với mức giá đã kê khai liền kề
trước đó, tổ chức, cá nhân phải thực hiện kê khai giá theo quy định; và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của giá kê khai.
+ Bên cạnh đó, cá nhân sản xuất kinh doanh sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi phải
công khai thông tin về giá đã kê khai, niêm yết trong toàn hệ thống phân phối (nếu
có); thực hiện bán không cao hơn giá niêm yết; Đồng thời thông báo bằng văn bản
cho cơ quan có thẩm quyền quản lý giá tiếp nhận biểu mẫu nếu thay đổi thời gian
bắt đầu áp dụng giá đã kê khai.

2.4 Công nghệ


 Đặc thù của ngành công nghiệp chế biến sữa nói riêng, cũng như chế biến thực phẩm
nói chung là yêu cầu về chất lượng và vệ sinh rất cao. Hiểu rõ về điều đó Nutifood
đầu tư khá nhiều cho nguồn công nghệ và kỹ thuật của mình.
 Hệ thống sản xuất sữa bột theo công nghệ đóng gói của Đức. công ty đã đầu tư 3 hệ
thống phối trộn và 3 hệ thống đóng gói tự động cho sữa bột dinh dưỡng dạng lon,
dạng gói và hộp với nhiều chủng loại đóng gói như gói nhỏ 20g, 220g, gói lớn 400g,
900g hay lon 400g, 900g phù hợp với nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
 Hệ thống sản xuất sữa tiệt trùng theo công nghệ tiên tiến nhất của Thụy Điển, được tự
động hóa hoàn toàn từ khâu chế biến đến đóng gói, cung cấp cho các sản phẩm có
chất lượng an toàn, ổn định.
 Qui trình sản xuất khép kín, thiết kế nhà máy theo tiêu chuẩn GMP, cùng với qui trình
kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm được chứng nhận HACCP do Quacert cấp, tạo
niềm tin cho người tiêu dùng về an toàn thực phẩm và giá trị dinh dưỡng của các sản
phẩm
 Với công suất 20.000 tấn sữa bột và 17 triệu lít sữa tiệt trùng/ năm, nhà máy đã đáp
ứng được toàn bộ nhu cầu phân phối của các sản phẩm Nutifood trên toàn quốc
 Một số máy móc thiết bị chủ yếu: Hệ thống đóng gói sữa bột do Đức sản xuất, công
suất 70 sản phẩm/ phút; hệ thống dây chuyền sữa nước do Thụy Điển sản xuất, công
suất 17 triệu lít/ năm
 Với nguồn công nghê và kỹ thuật này góp một phần vào việc thực hiện mục tiêu phát
triển “Vì chất lượng vì cộng đồng”

2.5 Văn hóa – Xã hội


 Việt Nam không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa, vì vậy đại bộ phận dân
chúng chưa có thói quen tiêu thụ sữa.Việc chưa có thói quen tiêu thụ sữa của người
Việt Nam hiện nay đã hạn chế không nhỏ khả năng phát triển thị trường và tăng
doanh thu của các doanh nghiệp trong ngành sữa.

 Tâm lý người tiêu dùng Việt Nam vẫn chuộng tiêu dùng những sản phẩm ngoại có
chất lượng hơn sản phẩm nội,vì niềm tin về chất lượng họ luôn cho rằng sản phẩm
ngoại có chất lượng tốt hơn so với sản phẩm của các công ty trong nước.Tâm lý
khách hàng đã đặt ra thách thức lớn cho Nutifood cũng như các công ty sữa Việt Nam
trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm và quảng bá thương hiệu người tiêu dùng.

 Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao

+ Báo cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia nêu rõ: Việt Nam đã đạt được những thành
tựu đáng kể về cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân như tỷ lệ suy dinh
dưỡng trẻ em đã giảm nhanh và bền vững (suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ
30,1% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và năm 2016 tỷ lệ suy dinh dưỡng
nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 13,8%); đồng thời thanh toán được tình trạng mù lòa do
thiếu vitamin A; tình trạng thiếu vitamin A huyết thanh, thiếu máu do thiếu sắt và
thiếu các vi chất dinh dưỡng khác ngày càng được cải thiện; kiến thức, thực hành
dinh dưỡng đúng của người dân ngày càng được nâng cao…. Tuy nhiên, Việt Nam
vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi
(chiều cao theo tuổi) ở trẻ em dưới 5 tuổi tính chung cả nước mỗi năm giảm 1%
nhưng vẫn còn ở mức cao (24,3% năm 2016) và có sự chênh lệch nhiều giữa các
vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn và nông thôn với thành phố, đồng bằng...

 Nhu cầu nâng cao sức khỏe và làm đẹp ngày càng tăng

+ Điều kiện kinh tế ngày càng khá giả, chất lượng cuộc sống được nâng cao, theo đó
người dân có điều kiện và nhu cầu làm đẹp, chăm chút bản thân. Từ chăm sóc làn
da, mái tóc, đến đầu tư trang phục hay đơn giản là tập thể dục để giữ gìn sức khỏe,
vóc dáng…

 Mức sống người dân ngày càng cao

+ Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, tốc độ tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm
2018 ước đạt 6,98%. Quy mô nền kinh tế tăng mạnh, năm 2018 đạt 5,5 triệu tỷ
đồng (tương đương 240,5 tỷ USD), gấp 1,33 lần năm 2015. GDP bình quân đầu
người ước đạt 2.540 USD, tăng 440 USD so năm 2015.

Chương 3. Phân tích Forter Five Forces của công ty


Nhà cung ứng
Nguyên liệu nhập khẩu từ các quốc
gia hàng đầu thế giưới như Úc, Châu
Au Khách hàng
Giá sữa phụ thuộc vào cán cân cung Các khách hàng hiện tại của Nutifood
cầu trên thế giới Các đối thủ Khách hàng tạo áp lực về chất lượng và
Hợp tác HAGL đầu tư nuôi bò sữa giá của sản phẩm sữa
cạnh tranh
và xây dựng nhà mấy chế biến sữa trong Ngành
tươi
Thị phần sữa nguyên
sự ổn định về nguyên liệu, có được kem đứng thứ 2 sau
giá mua tốt nhất Dutch Lady
Thị phần sữa dành
cho người lớn đứng
thứ 5 sau Abbott,
Fonterra, Mead
Johnson và Vinamilk
Thị phần sữa dành
cho trẻ em đang phát
triển đứng thứ 6 sau
Dutch Lady, Abbott,
Mead Johnson,
Nestle và Vinamilk
Sản phẩm thay thế Thị phần sữa đặc trị
đứng thứ 2 sau
Đối thủ tiềm năng
Không ít người tiêu dùng không
thích sử dụng sản phẩm từ sữa bò Abbott Đối thủ của Nutifood là công ty Nestle
nên họ dành sự quan tâm và tìm
kiếm các loại thức uống thay thế
sữa.

3.1 Đối thủ cạnh tranh trong ngành:


- Hiện nay ngành sữa Việt nam có 72 công ty sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sữa chưa
kể có hàng trăm tổng đại lí phân phối sữa. Trong đó Vinamilk chiếm lĩnh gần một nữa
thị trường sữa Việt Nam với thị phần 49%, tiếp đến là Dutch Lady Nutifood chiếm
25%, Mead Johnson, Abbott, Nestle, Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì, Mộc Châu… chia
sẽ 26% thị phần còn lại.
- Nutifood là một trong số rất ít công ty có danh mục sản phẩm rộng rãi đáp ứng được
nhu cầu đa dạng và phong phú của người tiêu dùng. Hàng tháng, dựa vào số liệu
nghiên cứu thị trường của ACNielson, một công ty hàng đầu trên thế giới về nghiên
cứu thị trường đang hoạt động tại Việt Nam. Nutifood biết mình đang đứng ở đâu trên
thị trường sữa đầy tiềm năng và cũng không kém phần cạnh tranh, từ đó Nutifood đề
ra những mục tiêu phấn đấu thông qua những hoạt động nhằm quảng bá thương hiệu,
thực hiện các chương trình Marketing để giữ vững và phát triển thị phần, gia tăng
doanh số, tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
- Theo kết quả nghiên cứu thị trường của công ty ACNielson tháng 4/2007, Nutifood là
1 trong 5 công ty dẫn đầu trên thị trường sữa dinh dưỡng tại Việt Nam bên cạnh
Vinamilk, Dutch Lady, Abbott, Mead Jonson. Cụ thể:
+ Thị phần sữa bột nguyên kem Nutifood đứng thứ 2 sau Dutch Lady
+ Thị phần sữa đặc trị đứng thứ 2 sau Abbott
+ Thị phần sữa dành cho người lớn đứng thứ 5 sau Abbott, Fonterra, Mead Johnson
và Vinamilk
+ Thị phần sữa dành cho trẻ em đang phát triển đứng thứ 6 sau Dutch Lady, Abbott,
Mead Johnson, Nestle và Vinamilk

3.2 Năng lực thương lượng nhà cung cấp


- Nguyên liệu sữa đầu vào của Nutifood đều nhập khẩu từ các quốc gia xuất khẩu
nguyên liệu sữa hàng đầu trên thế giới như Úc, New Zealand, Châu Âu,… Do đó, giá
nguyên liệu sữa tăng hoặc giảm phụ thuộc vào cán cân cung cầu trên thế giới. Trong
khi nhu cầu tiêu dùng trên thế giới ngày càng tăng tăng cao, nguồn cung trong những
năm gần đây thường xuyên bị mất mùa do hạn hán, thiên tai,… Chính vì lẻ đó, sự
biến động giá nguyên liệu đầu vào luôn tạo áp lực lên giá thành sản phẩm và đồng
thời gây không ít khó khăn cho Nutifood trong việc hoạch định chiến lược về giá,
cũng như các hoạch định về doanh thu, lợi nhuận
- Tuy nhiên, các nhà cung cấp nêu trên là những nhà sản xuất hàng đầu trên thế giới và
Việt Nam và các nhóm hàng trên được mua thông qua việc ký hợp đồng từng
quý/năm để có được sự ổn định về nguyên liệu, đồng thời công ty có được giá mua tốt
nhất
- Trong bối cảnh giá sữa thế giới ngày càng biến động, không ổn định, việc đầu tư các
trang trại chăn nuôi bò sữa và chủ động nguồn nguyên liệu sữa tươi tại chổ là một
mục tiêu chiến lược quan trọng để nâng cao chất lượng, tăng tỷ lệ nội địa hóa nguồn
nguyên liệu. Nhận thức được tầm quang trọng của vấn đề này Nutifood hợp tác cùng
tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đầu tư nuôi bò sữa và xây dựng nhà máy chế biến sữa
tươi cung cấp cho thị trường trong nước. Hiện tổng đàn bò thịt và bò sữa là 236.000
con, trong đó 120.000 con bò sữa. Dự án nhà máy sữa do Công ty Nutifood đầu tư với
số vốn 5.000 tỷ đồng với quy mô sản xuất khoảng 290 triệu lít sữa tươi/năm ở giai
đoạn 1 (2014-2015) tăng lên 500 triệu lít sữa tươi/năm trong các năm tiếp theo. Việc
đầu tư chăn nuôi bò sữa để chủ động nguồn nguyên liệu góp phần làm giảm mức độ
ảnh hưởng của giá sữa trên thế giới tới hoạt động của Công ty

3.3 Sản phẩm thay thế


- Những sản phẩm của công ty chia làm 5 nhóm với số lượng các dòng sản phẩm trong
các nhóm tương đối phong phú: Sữa bột, bột ăn dặm, sữa đặc trị, sữa nước và các sản
phẩm khác. Nhưng hầu hết sản phẩm của Nutifood đều có thành phần chính từ sữa
bò. Mặc dù, được chứng minh sữa bò có hàm lượng dinh dưỡng cao cần thiết cho sự
phát triển của cơ thể. Tuy nhiên thực tế, không ít người tiêu dùng không thích sử
dụng sản phẩm có nguồn gốc từ sữa bò. Do đó họ phải dành sự quan tâm và tìm kiếm
các loại thức uống thay thế sữa để cung cấp đủ những chất cần thieestt cho cơ thể,
chẳng hạn như các loại sữa đậu nành, ngũ cốc hay các nguyên liệu khác có gạo, lúa
mạch, đậu petit pois, đậu xanh, đậu đỏ, khoai tây, bắp hoặc hạt hạnh đào,…
- Sữa đậu nành chỉ là một thí dụ của những thức uống nói trên mà chúng ta có thể tìm
thấy khắp mọi nơi. Ngoài ra, còn có các sản phẩm làm từ các hạt như hạt đậu lạc,
đậu xanh, hạt rau cải, hạt có dầu và mầm. đậu nành được sử dụng nguyên hạt là
nguyên liệu chính, protein cô đặc tách ra từ đậu nành là nguyên liệu thứ 2 của thức
uống thay thế sữa. Thông tin trên bao bì thường ghi đậu là đậu nành và là sản phẩm
sinh học để thu hút chú ý của khách hàng ưa thích sản phẩm trồng tự nhiên.
- Các sản phẩm trên được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng không kém các sản phẩm làm
từ sữa bò, do vậy cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế khá cao, Nutifood nên dành sự
quan tâm đối với việc mở rộng danh mục sản phẩm cho công ty.

3.4 Sức mạnh đàm phán của Khách hàng


- Khách hàng hiện nay của Nutifood chia làm 2 nhóm
+ Khách hàng lẻ: khách hàng cá nhân
+ Khách hàng tổ chức: có trên 200 nhà phân phối trên hệ thống sản phẩm của
Nutifood và có trên 200.00 điểm bán hàng trên hệ thống toàn quốc.Bán hàng qua
tất cả các hệ thống siêu thị trong toàn quốc.
 Nutifood chịu 2 áp lực chính từ khách hàng:

3.4.1 Áp lực về chất lượng


- Một số sự kiện như mạt sất, melamine trong sữa hay mới đây nhất là sự kiện công ty
lớn thứ 4 thế giới về sữa Fontera của New Zeoland bị nhiễm độc sẽ ảnh hưởng đến
tâm lý và niềm tin của khách hàng.
- Công ty Nutifood xác định: “Luôn tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm đáp
ứng được sự hài lòng của khách hàng về sự an toàn, giá cả hợp lý là chính sách
cạnh tranh để đưa Nutifood thành một trong những công ty thực phẩm hàng đầu Việt
Nam và trong khu vực.
- Để công ty ngày càng phát triển và bền vững, cán bộ và công nhân Nutifood
quyết tâm cải tiến không ngừng mọi mặt để có được:
“NHÂN LỰC GIỎI – QUY TRÌNH TỐI ƯU – GIÁ CẢ HỢP LÝ – KHÁCH
HÀNG VỪA Ý”
Để có được các sản phẩm chất lượng cao tương đương hàng ngoại nhập,
NutiFood đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại khu CN Mỹ Phước, Bình
Dương, với hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại theo công nghệ Đức, Thụy Điển...
bảo đảm chất lượng sản phẩm, môi trường an toàn vệ sinh thực phẩm. Các nguồn
nước, khí, nhiệt độ môi trường, chất thải,v.v… đều được kiểm soát chặt chẽ và lưu lại
hồ sơ để quản lý.…, quy trình sản xuất khép kín từ chọn lọc kiểm tra nguyên liệu đầu
vào cho đến khi vận chuyển đến nhà phân phối sản phẩm, với hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn GMP, HCCP, ISO 22.000 và dưới sự giám sát chất lượng của
tổ chức ABS-QE Hoa Kỳ. Chính vì vậy, NutiFood luôn “đứng ngoài cuộc” các khủng
hoảng về chất lượng sữa xảy ra trong những năm qua như “sữa nhiễm melamin”, “sữa
nhiễm khuẩn Clostridium Botulinum” mà nhiều doanh nghiệp kể cả công ty đa quốc
gia phải điêu đứng.
- Hiên nay các sản phẩm sữa rất đa dạng và có thể thay thế cho nhau và các yếu tố giá
cả không phải quan trọng nhất đối với người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm
sữa.công ty Nutifood phải canh tranh với các công ty khác bằng chất lượng, sự đa
dạng sản phẩm, sức mạnh thương hiệu..rồi mới cạnh tranh về giá cả

3.4.2 Áp lực về giá


- Các khách hàng tổ chức là các đại lý phân phổi nhỏ lẻ,các trung tâm dinh dưỡng,
bệnh viện, nhà thuốc,… có khả năng tác động đến quyết định mua hàng cảu khách
hàng mua lẻ cuối cùng thông qua hoạt động tư vấn, giới thiệu sản phẩm.
- Công ty phải cạnh tranh để có những điểm phân phối chiến lược, chủ yếu thông qua
chiết khấu và hoa hồng cho các đạo lý bán lẻ.
- Để giảm áp lực từ khách hàng Nutifood đã đưa ra các biện pháp mà công ty đang áp
dụng:
+ Cải tiến sản phẩm cũ và nghên cứu các sản phẩm mới.
+ Xây dựng chỗi cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm từ Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ
Chí Minh, Cần thơ.
+ Giảm giá thành sản phẩm và các chương trình khuyến mãi sản phẩm
+ Nâng cao vị thế NutiFood bằng các chiến dịch đến gần với cộng đồng.

3.5 Đối thủ tiềm năng


 Việc gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới trực tiếp làm giảm tính
chất quy mô cạnh tranh do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất
trong ngành.sự xuất của các đối thủ mới có khả năng gây ra những cú sốc
mạnh cho các doanh nghiệp hiện tại vì thông thường những nười đi sau
thường có nhiều căn cứ cho việc ra quyết định và những chiêu bài của họ
thường có tính bất ngờ.
 Với Nutifood,ngoài đối thủ cạnh tranh già đời như Vinamilk, Mộc Châu,
Dutch Lady,.. Nutifood phải đói mặt thêm một đối thủ mới là Nestle – sữa
bột ngoại chất lượng quốc tế,tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao với công
thức dinh dưỡng tiên tiến, hương vị phong phú và sáng tạo, từ đó mang lại
cảm hứng uống sữa cho người Việt.
 Vào cuộc sau nên các ý tưởng của họ được hình thành trong quá trình theo
dõi, chứng kiến, phân tích những bước đi và chiến lược của các đối thủ đi
trước. Chính vì vậy Nesle cũng đưa ra được những chiến lược hết sức sáng tạo
và hiệu quả như: ngoài những yếu tố khiến người tiêu dùng yên tâm về chất
lượng và giá cả… sản phẩm đã đánh trúng vào tâm lý lứa tuối và đối tượng sử
dụng trực tiếp – là trẻ em và các người mẹ, người già bằng việc in những mẫu
mã bắt mắt.
 Để chống lại các đối thủ cạnh tranh, Nutifood cần thực hện các chiến lược
phân biệt sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng, bổ sung them những
đặc điểm mới của sản phẩm, không ngừng cải tiếng, hoàn thiện sản phẩm
nhằm làm cho sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệt hoặc nổi trội
trên thị trường, phấn đấu giảm chi phí sản xuất và tiêu thụ.

Chương 4. PHÂN TÍCH SWOT

Điểm Mạnh Điểm yều

SWOT

Cơ hội Thách Thức


Người Việt Nam sẵn sàng chi tiêu cho sản phẩm
sữa có chất lượng => Cơ hội tăng trưởng cao. • Thị trường cạnh tranh quyết liệt với nhiều đối
Mức tiêu thụ các sản phẩm sữa dạng nước trên thủ mạnh trong nước như ( Vinamilk, Th Milk,...
đầu người của người Việt Nam ( 15 lít/Người) => và nước ngoài (Dutch Lady , Abbott, Nestle,
Tiềm năng tăng trưởng trong lĩnh vực này còn lớn. Mead Johnson,...).
Định hướng phát triển vì chất lượng của công ty • Hội nhập WTO làm sức cạnh tranh tăng cao.
được nhiều người ủng hộ. • Các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng
nguyên liệu đầu vào
• Giá cả thị trường sữa thay đổi lên tục
4.1 Cơ hội

- Ngành sữa đang ở trong giai đoạn tăng trưởng nên Nutifood có nhiều tiềm năng
phát triển. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam tăng trưởng
ổn định. Cùng với sự phát triển của kinh tế, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn
đến sức khỏe và sử dụng nhiều hơn các sản phẩm sữa. Mức tiêu thụ bình quân của
Việt Nam hiện nay là 15 l/người/năm, thấphơn so với Thái Lan (23l/người/năm),
Trung Quốc (25l/người/năm).
- Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (trẻ em chiếm 36% dân số) và mức tăng dân số là
trên 1%/năm, đây là thị trường rất hấp dẫn.
- Thu nhập bình quân đầu người tăng trên 6%/năm.
- Để có được các sản phẩm chất lượng cao tương đương hàng ngoại nhập,
NutiFood đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại khu CN Mỹ Phước, Bình
Dương, với hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại theo công nghệ Đức, Thụy
Điển... bảo đảm chất lượng sản phẩm, môi trường an toàn vệ sinh thực phẩm. Các
nguồn nước, khí, nhiệt độ môi trường, chất thải,v.v… đều được kiểm soát chặt chẽ
và lưu lại hồ sơ để quản lý.…, quy trình sản xuất khép kín từ chọn lọc kiểm tra
nguyên liệu đầu vào cho đến khi vận chuyển đến nhà phân phối sản phẩm, với hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP, HCCP, ISO 22.000 và dưới sự
giám sát chất lượng của tổ chức ABS-QE Hoa Kỳ.

4.2 Thách thức


- Thị trường sữa cạnh tranh quyết liệt khi có rất nhiều công ty tham gia ,đặc biệt là các
công ty sữa lớn như: Vinamilk,Nestle, Dutchlady, …
- Lộ trình cắt giảm thuế mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO là giảm thuế cho
sữa bột từ 20% xuống 18%, sữa đặc từ 30% xuống 25% → đây là cơ hội để đối thủ
cạnh tranh của Nutifood dễ dàng hơn trong việc xâm nhập thị trường Việt Nam.
- Chi phí thức ăn chăn nuôi bò sữa chiếm 70% giá bán sữa trong khi đó, chi phí
này ở Thái Lan chỉ chiếm 57%, Đài Loan chưa đến 43%. Đây là nguyên nhân
chính dẫn đến giá thành sữa nguyên liệu cao, trong khi giá nhập nguyên liệu
của các công ty chế biến sữa thấp, người nông dân nuôi bò sữa không mặn mà
với công việc của mình. Người chăn nuôi bò sữa hầu như không có lợi nhuận,
trong khi lại bị các nhà mua nguyên liệu ép giá → có thể làm cho nguồn
nguyên liệu sữa tươi trong nước giảm đi, đẩy Nutifood vào thế cạnh tranh
mua với các doanh nghiệp thu mua sữa khác.
- Lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu
dùng, đòi hỏi Nutifood luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các vấn đề về an
toàn thực phẩm có thể làm người tiêu dùng e ngại và kỹ càng hơn khi sử dụng
các sản phẩm sữa.
- Tâm lý thích sử dụng hàng ngoại của người Việt Nam là thử thách lớn đối với
Nutifood.
Tài liệu tham khảo

(1) http://vnr500.com.vn/Thong-tin-doanh-nghiep/CONG-TY-CP-THUC-PHAM-
DINH-DUONG-NUTIFOOD-Chart--334-2016.html
(2) https://svktclub.org/2013/01/09/su-dung-phan-tich-swot-de-phan-tich-cong-ty-co-
phan-sua-viet-nam-nutifood-va-de-xuat-chien-luoc-kinh-doanh-phu-hop/

You might also like