You are on page 1of 20

Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

BÀI TẬP CÁ NHÂN

MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC

PHÂN TÍCH NGÀNH SẢN XUẤT BÁNH KẸO VIỆT NAM

Thời gian: 2010-2012

1. Tổng quan chung về ngành bánh kẹo

1.1. Quá trình phát triển và đặc điểm của ngành bánh kẹo Việt Nam

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự gia tăng trong quy
mô dân số với cơ cấu trẻ, bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao và ổn
định tại Việt Nam. Tổng giá trị thị trường ước tính năm 2011 khoảng 8673 tỷ đồng, tăng
5,43% so với năm 2010 – đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2005 do tác động của cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, theo báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ
uống, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo trong giai đoạn 2010-2014 ước đạt 8-
10% .

1
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

Đặc điểm của ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam:

Ngành bánh kẹo sẽ không được thuận lợi khi tình hình giá cả lạm phát cao bởi đây không

Nguyên vật liệu đầu vào chính của ngành bánh kẹo bao gồm bột mì, đường, còn lại là sữa,
trứng và các nguyên vật liệu khác. Trong đó, nguyên vật liệu phải nhập khẩu là bột mì (gần
như toàn bộ), và đường (nhập 1 phần), hương liệu và 1 số chất phụ gia, chiếm tỷ trọng khá lớn
trong giá thành. Chính vì vậy sự biến động của giá bột mì, đường trên thị trường thế giới sẽ có
những tác động nhất định đến giá thành của bánh kẹo.
Thị trường bánh kẹo Việt Nam có tính chất mùa vụ khá rõ nét. Sản lượng tiêu thụ thường
tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các
mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng,
mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt . Trong khi đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm
vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng.
Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp khá hiện đại và đồng đều,
đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như công nghệ cho bánh
phủ socola (Hàn quốc), công nghệ bánh quy (Đan mạch, Anh, Nhật)…

2
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

Việt Nam là một thị trường tiềm năng với tốc độ tăng trưởng cao (10-12%) so với mức
trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1-1,5%). Nguyên nhân là do, mức
tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam hiện nay vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với
trung bình của thế giới là 2,8kg/người/năm.
Ngành bánh kẹo sẽ không được thuận lợi khi tình hình giá cả lạm phát cao bởi đây không
phải là mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng.

Chu kỳ ngành

Tính đến quý 2/2012, mặc dù chịu ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, tác động
trực tiếp đến sức mua của thị trường nhưng doanh thu của ngành vẫn tăng trưởng. Vì vậy,
ngành vẫn đang trong giai đoạn tăng trưởng.

Hình 1.Chu kỳ phát triển của ngành.

2. Phân tích môi trường vĩ mô và môi trường toàn cầu

2.1. Môi trường vĩ mô

2.1.1 Môi trường kinh tế .

Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết định đến
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp, các ngành thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế:
tăng trưởng, ổn định hay suy thoái.

3
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

Việt Nam được xếp vào một trong 20 quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất
toàn cầu. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhất vào năm 2007 với 8.5%, tuy nhiên từ năm 2008
trở lại đây, nền kinh tế có sự chững lại do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới 2007-
2010. Từ đây nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát cao, tốc độ tăng trưởng GDP tụt xuống còn
5.3% năm 2009, 6.78% năm 2010 và 5.89% năm 2011. Nền kinh tế suy giảm ảnh hưởng
đời sống của người dân và tiêu thụ hàng hoá. nên theo xu thế chung, người mua sẽ tập trung
mua người đồ dùng thiết yếu mà ít mua thứ khác do đó sức mua giảm.
Về tỷ giá hối đoái trong giai đoạn hiện nay đồng tiền Việt Nam liên tục bị mất giá đã tác
động đến tình hình xuất nhập khẩu như mua nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị… Đây là một cơ
hội cho các doanh nghiệp trong nước tăng xuất khẩu.

Hình 2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2000 đến 2011.


Một số chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam qua các năm:

4
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

2.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp.

Pháp luật của mỗi quốc gia là nền tảng để tạo ra môi trường kinh doanh của nước đó. Nhân
tố về chính trị và pháp luật có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành. Sự thay đổi
về chính trị và pháp luật có thể là cơ hội hoặc nguy cơ cho các ngành, các doanh nghiệp. Trong
nền kinh tế thị trường ngoài tuân thủ pháp luật trong nước còn phải tuân theo những quy định
chung của các nước với nhau, các hiệp ước quốc tế. Các doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển thì
phải nắm bắt được sự thay đổi của tất cả các yếu tố trên.

Ở Việt Nam môi trường chính trị tương đối ổn định do đó nó là cơ hội tốt cho các ngành
kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh và phát triển. Thể chế chính trị ổn định, đường lối chính trị
mở rộng giúp các ngành kinh tế, các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển
các mối quan hệ sản xuất kinh doanh với bên ngoài. Ngành sản xuất bánh kẹo cũng như các
ngành khác độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh của mình, phát triển các mối liên doanh,
liên kết lựa chọn đối tác làm ăn, tăng khả năng cạnh tranh, có điều kiện mở rộng thị trường xuất
khẩu.

Nền kinh tế Việt Nam hoạt động theo cơ chế thị trường dưới sự kiểm soát của Nhà nước, vì
vậy giảm bớt được những rủi ro có thể xảy ra về mặt tài chính. Việc kiểm soát và điều chỉnh tỷ
giá tạo thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh trong nước. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của ta còn
thấp kém, hệ thống pháp luật lỏng lẻo, không hiệu quả dẫn đến tình trạng nhập lậu bánh kẹo,
hàng kém chất lượng.

2.1.3. Môi trường công nghệ.

Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, nhân tố kỹ thuật công nghệ cũng đóng vai trò
ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khả năng cạnh tranh, hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp.

Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng mọi lĩnh vực kỹ
thuật – công nghệ đều tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp có liên
quan. Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại ở nước ta hiệu quả các hoạt động ứng dụng,
chuyển giao công nghệ đã, đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động của nhiều
doanh nghiệp.

5
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

Do sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ cho ra nhiều thành tựu mới áp dụng trong
đời sống xã hội đem lại hiệu quả kinh tế cao. Chính nhờ việc áp dụng những thành tựu của khoa
học, kỹ thuật, công nghệ, đầu tư các máy móc, dây chuyền công nghệ mới hiện đại trên cơ sở cải
tiến những thiết bị cũ, áp dụng phương thức sản xuất mới nên đã làm cho chất lượng sản phẩm
ngày càng được nâng cao, giá thành giảm, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Ngành đã đầu tư, đổi mới các dây chuyền sản xuất bánh Craker của Pháp, Ý, dây chuyền
sản xuất Carame của Đức… Cùng với các công nghệ nấu kẹo của Đức, Hà Lan thay thế cho công
nghệ cũ làm cho sản phẩm làm ra ngày một tốt hơn, đa dạng hơn về chủng loại mẫu mã, tham gia
cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường. Việc sử dụng các phương tiện thông tin, xử lý thông tin
nhanh đã giúp cho ngành đáp ứng nhanh được những thay đổi của môi trường và đạt hiệu quả
cao.

2.1.4. Môi trường văn hoá - xã hội.

Văn hoá xã hội cũng ảnh hưởng một cách rất sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh
của mọi doanh nghiệp. Các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín
ngưỡng… Có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trường. Văn hoá xã hội còn tác
động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hoá doanh nghiệp.

Phong tục, tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng của người dân có ảnh hưởng sâu
sắc đến cơ cấu nhu cầu thị trường và từ đó ảnh hưởng dến hoạt động kinh doanh của ngành sản
xuất bánh kẹo. Thị hiếu tiêu dùng bánh kẹo của người dân ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam là
khác nhau nên khả năng đáp ứng của ngành cũng khác nhau. Có đoạn thị trường ngành sản xuất
bánh kẹo đáp ứng tốt nhưng có đoạn thị trường lại bị các đối thủ cạnh tranh lấn át. Do vậy ở
những khu vực khác nhau ngành cần phải có các chính sách sản phẩm và tiêu thụ thích hợp cho
từng khu vực.

Thêm vào đó, xu hướng tiêu dùng bánh kẹo trong nửa cuối năm 2011 và 2012 có một số
đặc điểm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất bánh kẹo trong nước, đó là:

Các mặt hàng mặt hàng bánh kẹo sản xuất trong nước đang được người dân ưa dùng
nhiều hơn. Các phong trào ủng hộ, khuyến khích dùng hàng Việt Nam được tuyên truyền, quảng
cáo rộng rãi đã tác động mạnh đến xu hướng tiêu dùng của nhân dân. Sự chuyển biến trong ý
thức và xu hướng tiêu dùng, ủng hộ hàng trong nước cùng với các kênh phân phối ngày càng

6
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

thuận tiện, sản phẩm bánh kẹo nội vì thế cũng được tiêu thụ nhiều hơn bởi chính khách hàng
Việt.
Ngoài ra, hàng loạt những lùm xùm xung quanh việc bánh kẹo ngoại “dởm”, bánh kẹo
mác ngoại chất lượng khó kiểm chứng, không đảm bảo chất lượng tràn lan, khiến người tiêu
dùng quay lưng với những sản phẩm “bắt mắt nhưng khó kiểm chứng”.
2.1.5 Môi trường nhân khẩu học

Dân số với quy mô lớn, và cơ cấu dân số trẻ khiến cho Việt Nam trở thành một thị
trường tiềm năng về tiêu thụ hàng lương thực thực phẩm trong đó có bánh kẹo. Theo báo cáo
của ACNelsel tháng 8/2010, 56% dân số Việt Nam ở độ tuổi dưới 30 có xu hướng sử dụng
nhiều bánh kẹo hơn cha ông họ trước kia. Ngoài ra, thói quen tiêu dùng nhiều bánh kẹo tại
thành thị trong khi tỷ lệ dân cư khu vực này đang tăng dần lên (từ 20% lên 29,6% dân số) có thể
khiến cho doanh số thị trường bánh kẹo tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Theo Quỹ dân số
Liên Hợp Quốc (UNFPA) đánh giá Việt Nam bước vào thời kỳ “dân số vàng” với nhóm dân số
trẻ nhất trong lịch sử đất nước, đây là cơ hội để ngành phát triển với lực lượng lao động dồi dào
với chi phí nhân công thấp.
Người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ, thu nhập cao rất thích
dùng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng. Chính vì vậy các sản phẩm bánh kẹo nếu được hậu
thuận bằng chiến lược đầu tư và khuyếch trương rầm rộ sẽ có thể nhanh chóng thâm nhập được
vào thị trường trong nước.
Khách hàng ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có khả năng tiếp nhận thông
tin và sản phẩm ở mức độ cao.
2.1.6. Điều kiện tự nhiên.

Các nhân tố tự nhiên : bao gồm các nguồn lực tài nguyên, thiên nhiên, có thể khai thác, các
điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu… ở trong nước cũng như ở trong khu
vực.

Các điều kiện tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động của từng loại doanh nghiệp khác
nhau. Tài nguyên thiên nhiên tác động có tính chất quyết định đến hoạt động của các doanh
nghiệp khai thác, điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu… tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp,
các ngành, địa hình và sự phát triển cơ sở hạ tầng tác động đến việc lùa chọn địa điểm của mọi

7
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

doanh nghiệp ; khí hậu, độ ẩm, không khí tác động mạnh đến nhiều ngành sản xuất ; từ khâu
thiết kế sản phẩm đến việc tạo ra các điều kiện cần thiết ở khu vực sản xuất và đến công tác lưu
kho…

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở mức độ khác nhau, cường độ khác nhau đối với từng loại
doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau và nó cũng tác động theo cả hai xu hướng : tích cực và
tiêu cực.

Sản phẩm bánh kẹo của toàn ngành sản xuất bánh kẹo chịu ảnh hưởng lớn của khí hậu
nóng ẩm. Do vậy, đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng và năng suất lao động, khó khăn cho việc
bảo quản và vận chuyển sản phẩm.

Bên cạnh đó, thị trường của ngành là rộng lớn, phần đa các Công ty sản xuất bánh kẹo đều
tập trung ở khu vực đông dân cư, sức mua lớn… rất thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán, trao
đổi và tăng khả năng cạnh tranh của ngành đối với các đối thủ cạnh tranh khác, nhưng ngược lại
việc thâm nhập của ngành vào các thị trường ở xa như miền núi, vùng sâu vùng xa lại gặp nhiều
khó khăn do các yếu tố địa lý, khoảng cách vận chuyển xa, thị hiếu tiêu dùng khác nhau.

2.2 Môi trường toàn cầu.

Trước đây cơ chế kinh tế của nước ta là cơ chế đóng, hoạt động của các đơn vị kinh tế ít
chịu ảnh hưởng của môi trường quốc tế. Ngày nay, xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá nền kinh
tế thế giới là xu hướng có tính khách quan. Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường theo
hướng mở cửa và hội nhập, nền kinh tế quốc dân nước ta trở thành một phân hệ mở cửa hệ thống
lớn là khu vực và thế giới, hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nước ta phụ thuộc vào
môi trường quốc tế mà trước hết là những thay đổi chính trị thế giới.

Không ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không tạo cơ hội cho các
doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh. Toàn cầu hóa tạo ra các
sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp
phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh, phân công lao động của khu vực và của thế
giới. Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các
doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các

8
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn
các khách hàng đến từ khắp nơi.

Để hoà nhập vào xu hướng đó ngành sản xuất bánh kẹo nước ta luôn xây dựng cho mình
một chiến lược cạnh tranh lành mạnh và thích hợp, để nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp
với nhu cầu thị trường, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

3. Phân tích môi trường ngành.

Môi trường ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Việc phân
tích môi trường ngành xác định nhiều cơ hội và thách thức trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng
thành công của ngành.

3.1. Phân tích tính hấp dẫn của ngành

Cách đây 10 năm, phần lớn bánh kẹo lưu thông trên thị trường nước ta đều là hàng của
Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia nhập về. Tuy nhiên 10 năm trở lại đây, các thương hiệu
bánh kẹo trong nước đã bắt đầu phát triển và khẳng định được tên tuổi tại thị trường nội địa lẫn
xuất khẩu nhờ chất lượng tốt, giá thành ổn định hơn so với hàng nhập. Ưu thế của các doanh
nghiệp trong nước có được là do:
Thứ nhất: đa phần các sản phẩm trong nước đều có giá thấp hơn các sản phẩm bánh kẹo
nhập khẩu (chính ngạch) từ 10% - 20%.
Thứ hai: Xét về góc độ chất lượng, sản phẩm trong nước hiện nay không hề thua kém so
với sản phẩm nhập khẩu, thậm chí còn ngon hơn, nhờ trang bị dây chuyền thiết bị hiện đại nhập
từ Nhật và châu Âu, sử dụng nguyên liệu bơ, sữa nhập khẩu từ New Zealand, Đan Mạch, Hà
Lan… Đồng thời các doanh nghiệp áp dụng hầu hết các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO
9001-2010 vào quá trình sản xuất nên đã đáp ứng được thị trường xuất khẩu.
Thứ ba: Tỷ giá đang dần đóng vai trò khá quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và
giảm nhập khẩu lĩnh vực bánh kẹo. Với việc thực hiện phá giá nội tệ trong suốt thời gian vừa
qua gây khó khăn cho các DN nhập khẩu và tạo cơ hội lớn cho các DN trong nước chiếm lĩnh
thị trường nội địa, khẳng định thương hiệu của mình.
Như vậy, trước những lợi thế về giá rẻ, về chất lượng và minh bạch về thông tin, nguồn
gốc rõ ràng, bánh kẹo nội đang có ưu thế trong cuộc chiến giành thị phần. Nếu như những quy
định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu được quản lý chặt chẽ hơn, ràng buộc nhiều hơn về việc

9
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

dán tem nhập khẩu với các ghi chú bắt buộc phải có như đơn vị nhập khẩu, nơi sản xuất, hạn sử
dụng, ngày sản xuất và tích cực chống nhập lậu dạng tiểu ngạch… thì bánh kẹo nội có thể sẽ
tăng thị phần nhiều hơn ngay trên “sân nhà”.
Ngành bánh kẹo là một trong những ngành có mức tăng trưởng cao và ít nhạy cảm với sự
biến động nền kinh tế. Lợi thế về dân số của Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều các công ty
thực phẩm nước ngoài nhảy vào thị trường. Do đó các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt
với áp lực cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, các công ty trong nước có lợi thế trong việc cung cấp
các sản phẩm đa dạng với hương vị phù hợp người Việt và giá cả cạnh tranh. Hiện nay, các
nhà máy trong nước đang chiếm 75-80% thị phần, trong khi các công ty nước ngoài chiếm phần
còn lại 20-25%. Chúng tôi rất tin tưởng rằng các công ty bánh kẹo trong nước có thể giữ được
lợi thế cạnh tranh của mình trong tương lai.

3.2. Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh

M.Porter đưa ra mô hình 5 áp lực cạnh tranh, chính mô hình này cho phép chúng ta tái hiện
lại các lực lượng cạnh tranh trong ngành.Ngành sản xuất bánh kẹo chịu 5 áp lực cạnh tranh.

Mô hình năm lực lượng cạnh tranh của Micheal E.Porter.

3.1 Sức ép từ các đối thủ tiềm ẩn.

Đảng và Nhà nước có chủ trương đường lối kinh tế đúng đắn, đẩy mạnh nội lực và hợp tác
phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nước ta đã gia nhập khối ASEAN, WTO
là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế nói chung và ngành bánh kẹo nói riêng, nhưng đó
cũng là những thách thức lớn cho tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là sức ép từ các
đối thủ tiềm ẩn đã làm thay đổi sức cạnh tranh ngành.

10
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

Tuy nhiên, để có thể xuất hiện trên thị trường thì các đối thủ tương lai còn phải vượt qua
được rào cản gia nhập ngành kinh doanh này.

+ Thứ nhất, lợi thế kinh tế quy mô : Là những lợi thế về chi phí mà chỉ có các doanh
nghiệp trong ngành có quy mô lớn có được khi các sản phẩm cộng dồn tăng lên thì chi phí để sản
xuất ra một sản phẩm giảm. Đòi hỏi các doanh nghiệp gia nhập ngành phải đầu tư sản xuất với
quy mô lớn, nếu không thì họ sẽ bất lợi về chi phí.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo của nước ta có quy mô tương đối lớn, nhiều
loại sản phẩm tạo được uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế.

+ Thứ hai, tiếp cận các kênh phân phối : Đây cũng là một rào cản nhập ngành đòi hỏi các
đối thủ mới khi gia nhập cần tiếp cận được và có được kênh phân phối mới để có thể cạnh tranh
với các doanh nghiệp đã tồn tại và phát triển.

+ Thứ ba : bí quyết về công nghệ kỹ thuật :

Các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường đã có sẵn trên thị trường thì phải tìm
kiếm về doanh nghiệp đã tồn tại, phải nắm bắt công nghệ của họ. Công nghệ là một trở ngại lớn
đối với các đối thủ muốn gia nhập thị trường bánh kẹo.

+ Thứ tư : nhu cầu về vốn : Vốn là một trong những đầu vào quan trọng không thể thiếu
được trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thực tế có rất nhiều doanh
nghiệp trong tổng số gần 6000 doanh nghiệp Nhà nước phải đóng cửa vì thiếu vốn hoạt động do
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bánh kẹo trong nhiều năm qua có hiệu quả , kết hợp với
việc huy động vốn từ nhiều nguồn vốn nên các doanh nghiệp có tiềm lực về vốn khá mạnh, đảm
bảo được vốn sản xuất kinh doanh giúp cho quá trình sản xuất có hiệu quả.

+ Thứ năm : Sự khác biệt về sản phẩm và các đặc trưng về thương hiệu đã tạo ra một rào
cản bắt buộc các doanh nghiệp nhập ngành phải tốn nhiều chi phí để chinh phục khách hàng đối
với các sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành. Do các doanh nghiệp đã tồn tại lâu trên thị
trường, cho nên doanh nghiệp đã chiếm được cảm tình, lòng tin và sự trung thành của khách
hàng. Lòng tin và sự trung thành của khách hàng càng cao thì càng gây khó khăn cho các đối thủ
mới muốn gia nhập thị trường.

11
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

+ Thứ sáu : các chính sách của chính phủ : Chính phủ có thể hạn chế hoặc ngăn cản các
doanh nghiệp thâm nhập vào ngành sản xuất bánh kẹo . Đối với lĩnh vực bánh kẹo, muốn gia
nhập vào ngành cần phải được sự chấp thuận của Nhà nước. Ngày nay, theo xu thế hội nhập, mở
cửa, các nước đều có xu hướng mở cửa thị trường bánh kẹo Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ.
Đảng và Nhà nước chủ trương từng bước cho phép các thành phần kinh tế tham gia thị trường
bánh kẹo. Đây chính là cơ hội thuận lợi cho các đối thủ mới bước vào thị trường và là nguy cơ sẽ
có thêm các đối thủ cạnh tranh đối với ngành.

3.2 Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành

Hiện nay ngành bánh kẹo nước ta đang phát triển mạnh, nhiều doanh nghiệp, công ty đã
xuất hiện trên thị trường Việt Nam với chất lượng sản phẩm cao, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị
hiếu cũng như thu nhập của tiêu dùng như : công ty bánh kẹo Hải Châu, Tràng An, Biên Hoà,
Kinh Đô…. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành xảy ra rất quyết liệt. Mặt khác
các doanh nghiệp còn đối mặt với sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu vào nước ta. Do vậy để có thể
đứng vững trên thị trường hiện nay, các công ty, doanh nghiệp không ngừng cải tiến máy móc
thiết bị, việc đầu tư mua sắm thiết bị mới là nhằm tăng năng suất chất lượng sản phẩm là rất cần
thiết đối với các doanh nghiệp trong ngành. Đồng thời các doanh nghiệp phải chú trọng đào tạo
bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng tay nghề, và những kiến thức về quản lý chất lượng,
bảo quản có ý nghĩa quyết định đến năng suất chất lượng, hiệu quả của doanh nghiệp.

Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành là mạnh mẽ nhất, khi cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp mạnh mối đe doạ càng lớn và phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Cấu trúc của ngành là phân tán, trong ngành có rất nhiều doanh nghiệp với quy mô vừa
và nhỏ. Do đó rào cản gia nhập ngành cũng nhỏ, ít có sự liên kết giữa các doanh nghiệp cho nên
có nhiều doanh nghiệp gia nhập và rút lui khỏi ngành.

+ Tốc độ tăng trưởng của thị trường : thị trường là một yếu tố quan trọng đối với các hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu nhu cầu của thị trường tăng cao thì mức
độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ không gay gắt, vì các doanh nghiệp có khả năng mở rộng
thị trường hơn. Khi tốc độ tăng trưởng chậm lại thì các đối thủ sẽ cạnh tranh gay gắt để giành thị
phần. Hiện nay thị trường bánh kẹo của nước ta đang ở giai đoạn tăng trưởng cùng với mức độ

12
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

tăng trưởng của nền kinh tế, do vậy mức độ cạnh tranh chưa gay gắt. Tuy nhiên nếu tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế chậm lại do những nguyên nhân nào đó thì nhu cầu tiêu dùng các sản
phẩm bánh kẹo sẽ giảm, điều đó dần đến mức độ cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo sẽ mạnh
hơn, vì các đối thủ phải cố giữ giành được thị trường.

3.3 Sự cạnh tranh giữa các sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quá trình tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp. Kỹ thuật – công nghệ càng phát triển sẽ càng tạo ra khả năng tăng
số loại sản phẩm thay thế. Càng nhiều loại sản phẩm thay thế xuất hiện bao nhiêu sẽ càng tạo ra
sức ép lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bấy nhiêu. Sự tồn tại của các sản
phẩm thay thế sẽ là sức ép rất lớn của các sản phẩm thay thế nó đã đặt ra một mức giá trần mà
các doanh nghiệp có thể đặt ra cho sản phẩm của mình. Trong một ngành càng có nhiều sản
phẩm thay thế thì sức ép giữa các sản phẩm thay thế càng lớn.

Bánh kẹo không phải là sản phẩm thiết yếu phục vụ cho đời sống mà chỉ là sản phẩm
bổ sung cho đời sống. Nên nếu giá thành, chất lượng và mẫu mã không phù hợp với thị hiếu
của người tiêu dùng thì rất khó giữ chân được khách hàng. Sản phẩm thay thế bánh kẹo có thể
nhìn thấy như các loại mứt, hoa quả...
Trong những năm gần đây đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng đa
dạng và phong phú do vậy nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng cao. Để đáp ứng thị hiếu
tiêu dùng của khách hàng trên thị trường đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới. Đây là những sản
phẩm thay thế có thể gây khó khăn cho sự phát triển của ngành.

Để giảm sức ép của sản phẩm thay thế ngành sản xuất bánh kẹo cần có các giải pháp cụ
thể như: phải luôn chú ý đến khâu đầu tư đổi mới kỹ thuật- công nghệ, có các giải pháp đồng bộ
nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với sản phẩm thay thế, luôn chú ý đến các giải pháp
khác biệt hoá sản phẩm cũng như trong từng giai đoạn phát triển cụ thể phải biết tìm và rút về
phân đoạn thị trường. Ngoài ra khi xem xét các sản phẩm thay thế ngành cần quan tâm đến số
lượng các sản phẩm thay thế và giá của các sản phẩm thay thế.

3.4 Sức ép từ phía nhà cung cấp

13
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

Các nhà cung cấp có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Theo M.Porter, số lượng nhà cung cấp ít hay nhiều, tính chất thay thế của các yếu tố đầu vào khó
hay dễ, tầm quan trọng của các yếu tố đầu vào cụ thể đến với hoạt động của doanh nghiệp, khả
năng của các nhà cung cấp là những yếu tố tạo ra sức ép . Từ phía các nhà cung cấp tới hoạt
động mua sắm và dự trữ cũng như tuyển dụng lao động của từng doanh nghiệp.

Theo như tính toán thông thường chi phí đường chiếm khoảng từ 40% - 60% chi phí
sản xuất kẹo và khoảng 20% chi phí sản xuất bánh. Tuy nhiên lượng đường sản xuất trong
nước không chỉ là nguyên vật liệu chính cho nhu cầu sản xuất của một số ngành công
nghiệp như bánh kẹo và đồ uống; đường còn là sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng
ngày của người dân. Do sản lượng sản xuất trong nước không đủ nên hàng năm các công ty
sản xuất vẫn phải nhập khẩu một lượng đường tương đối lớn từ các nước khác như Ấn Độ,
Australia… cho các công ty lớn thông qua cơ chế quota và thuế suất nhập khẩu. Nếu như
nguyên liệu được sử dụng cho sản xuất đường được cung cấp hoàn toàn thông qua các vùng
nguyên liệu trên cả nước thì đối với sản xuất bánh kẹo một phần không nhỏ nguyên liệu được
sử dụng phải nhập khẩu từ nước ngoài do trong nước không sản xuất được như bột mì, hương
phụ liệu...
Hàng năm các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh một khối lượng lớn bánh kẹo, do vậy
có nhu cầu tiêu dùng cao về đường, sữa, bột gạo, bột mì, tinh dầu, Gluco, …nên phải nhập khẩu
nguyên liệu và chịu sự biến động giá cả trên thị trường thế giới. Tỷ giá hối đoái thường thay đổi
đã gây ra nhiều khó khăn trong việc cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất, làm ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh doanh. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp đã chủ động ký kết các hợp
đồng cung ứng dài hạn với một số doanh nghiệp, nhà máy chuyên sản xuất và kinh doanh các
loại nguyên vật liệu nhằm giảm bớt chi phí và bảo quản nguyên vật liệu, góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh.

Đối với các công ty sản xuất bánh kẹo việc nhập khẩu bột mỳ là vấn đề vô cùng quan trọng
khi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu. Hiện nay thuế suất thuế
nhập khẩu bột mì khoảng 5% đến 15% song chưa có quy định mới nào về việc tăng hay
giảm thuế suất nhập khẩu bột mì vào thời gian tới. Các công ty trong ngành sản xuất bánh
kẹo cũng luôn phải quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì bánh kẹo sản xuất

14
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

trong nước mới chỉ cung cấp cho thị trường nội địa nên hiện nay mới chỉ có những công ty
với dây chuyền sản xuất hiện đại mới đảm bảo được vấn đề này.
Các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo của Việt Nam phần lớn tập trung ở một số tỉnh và
thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư. Trong khi đó các nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào
lại phân tán, do đó sức ép của nhà cung cấp lên các doanh nghiệp là tương đối nhỏ, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.

Để tránh bị ép giá các doanh nghiệp luôn luôn theo dõi, bám sát thị trường tìm nguồn hàng
có chất lượng tốt. Doanh nghiệp cần năng động trong việc tìm nguồn cung cấp có chính sách
thưởng cho các cá nhân, tổ chức nào tìm được nguồn cung cấp tốt, ổn định, giá rẻ.

3.5 Sức ép từ phía khách hàng

Khách hàng của doanh nghiệp là những người có cầu về sản phẩm doanh nghiệp cung cấp.
Đối với mọi doanh nghiệp, khách hàng không chỉ là các khách hàng hiện tại mà phải tính đến các
khách hàng tiềm ẩn. Khách hàng là người tạo ra lợi nhuận, tạo ra sự thắng lợi của doanh nghiệp.
Căn cứ sản phẩm là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng có tính quyết định đến mọi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong một thời kỳ nhất định, số cần vừa tác động trực tiếp đến việc
nghiên cứu quyết định cung của doanh nghiệp, lại vừa tác động đến mức độ và cường độ cạnh
tranh của các doanh nghiệp cùng ngành, thị hiếu của khách hàng cũng như các yêu cầu cụ thể
của khách hàng về chất lượng sản phẩm, tính nhạy cảm của khách hàng về giá cả…đều tác động
trực tiếp có tính quyết định đến việc thiết kế sản phẩm. Doanh nghiệp đáp ứng đúng các yêu cầu
khách hàng sẽ dành được thắng lợi trong kinh doanh ngược lại doanh nghiệp nào không hoặc chú
ý đúng mức tới nhu cầu của khách hàng ắt sẽ thất bại.
Áp lực từ phía khách hàng đối với các công ty trong ngành là tương đối lớn khi nhu cầu
về chất lượng, mẫu mã sản phẩm liên tục được đòi hỏi đáp ứng xu hướng, thị hiếu của người
tiêu dùng ngày một gia tăng.
Khách hàng của các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo, hầu hết là các đại lý và các nhà bán
buôn. Họ đều có quan hệ gắn bó mật thiết với doanh nghiệp, hoạt động trên cơ sở hoa hồng đại
lý và được các doanh nghiệp thực hiện giá bán ưu đãi, cho nên lợi ích của họ gắn liền với lợi ích
của doanh nghiệp. Đây là một thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc phát triển mở rộng thị
trường, đẩy mạnh quá trình tiêu thụ hàng hoá. Các đại lý góp phần không nhỏ vào việc tạo lập uy
tín, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

15
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

Trong thời gian gần đây, trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm bánh kẹo
nhập ngoại có chất lượng cao, giá cả rẻ, mẫu mã đã dạng đáp ứng được nhu cầu thị hiếu người
tiêu dùng. Đây là những cơ hội rất tốt cho khách hàng có thể lùa chọn những sản phẩm mà mình
ưa thích trên thị trường. Đó là sức ép từ phía khách hàng lên doanh nghiệp. Do vậy các doanh
nghiệp của Việt Nam muốn thu hút được khách hàng, đồng thời có thể cạnh tranh với hàng ngoại
thì doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp
với những đòi hỏi của khách hàng như : Giảm giá, chất lượng hàng hoá cao hơn với các dịch vụ
tốt hơn.
3.3. Phân tích động thái của các đối thủ cạnh tranh
Các công ty thuộc ngành sản xuất và chế biến bánh kẹo có hệ thống phân phối rất rộng
chia làm ba kênh chính là đại lý phân phối, siêu thị và hệ thống bán lẻ….Trong đó Kinh Đô
là công ty dẫn đầu với hơn 200 đại lý và 400,000 điểm bán lẻ trên cả nước, 25 cửa hàng Kinh
Đô Bakery tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Bibica có khoảng 91 đại lý phân phối và 4,000
điểm bán lẻ; Công ty Hải Hà có 100 đại lý phân phối tiêu thụ đến 90% sản lượng sản xuất hệ
thống bán lẻ đang được xây dựng… Như vậy có thể thấy nhờ có hệ thống phân phối rộng rãi
mà việc điều tiết giá của các đơn vị sản xuất đến tay người tiêu dùng được thuận lợi hơn và
khống chế được việc thao túng giá của các đại lý trung gian.
Trong các công ty Kinh Đô, Hải Hà và Bibica..., mỗi công ty đều có một dòng sản phẩm
thế mạnh riêng cho mình nên sự cạnh tranh hiện tại giữa các công ty này hiện nay không lớn.
Tuy nhiên với tốc độ gia tăng số lượng các công ty sản xuất cao như hiện nay thì cạnh tranh
sẽ trở nên khó khăn hơn cho các công ty chưa có thương hiệu và thị phần nhỏ trên cả nước.
Cùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất
bánh kẹo song chiến lược kinh doanh của các
công ty này cũng khác nhau. Nếu như Hải Hà
và Bibica chỉ tập trung đầu tư vào hoạt động
sản xuất và kinh doanh chính thì Kinh Đô lại xây
dựng cho mình chiến lược trở thành tập đoàn
sản xuất thực phẩm, bất động sản và đầu tư tài
chính. Kinh Đô đang là công ty có thị phần lớn
nhất trên thị trường bánh kẹo nội địa hiện nay
với tỷ lệ xấp xỉ 20%. Thị phần nhập khẩu chiếm khoảng 30% tuy nhiên các công ty

16
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

trong nước hiện nay vẫn đang tiếp tục đầu tư máy móc, dây chuyền công nghệ nhằm giành lại
thị phần này về phía mình. Và dòng bánh trung thu trong những năm vừa qua đã bước đầu
dành được lợi thế đó khi chiếm đến 90% thị phần tiêu thụ trong nước.
Tính phân khúc thị trường bánh kẹo trong những năm gần đây khá rõ rệt, đặc biệt các nhà
sản xuất bánh kẹo phục vụ dịp Tết Trung thu và Nguyên đán có xu hướng tập trung vào dòng
cao cấp, trong khi phân khúc bánh kẹo bình dân đang bị thu hẹp dần. Ngoài việc phân chia thị
trường theo sở thích nhu cầu của đối tượng tiêu dùng, theo thị trường tiêu thụ thì các doanh
nghiệp còn chú ý đến việc phân chia thị trường theo thứ hạng của các dòng bánh kẹo vào các
dịp Lễ, Tết.

Đối với dòng bánh Trung thu và Tết Nguyên Đán : Do nhu cầu của khách hàng biếu tặng
là chủ yếu nên sự phân cấp thể hiện khá rõ rệt và đa dạng. Các dòng sản phẩm bánh cao
cấp chiếm 4-6% thị trường. Thị trường bánh trung thu vốn 70% dành để biếu nên việc thu
hẹp dòng cao cấp dù trong bối cảnh nào cũng khó xảy ra. Bởi vậy, xu hướng dòng bánh cao
cấp được đầu tư rất lớn ở phần “chất” bằng việc sử dụng các nguyên liệu đắt tiền và hình thức
sang trọng, cầu kỳ, bắt mắt. Một điểm khác biệt lớn trong chiến dịch phân khúc của các công ty
đó là phân phối hệ thống bán hàng khá hợp lý, các điểm bán trung tâm chỉ chiếm 20-30% tổng
số đại lý phân phối, còn lại là ra vùng ngoại thành và tràn ra các tỉnh.

Các doanh nghiệp bánh kẹo sản xuất đa dạng các sản phẩm phục vụ nhiều nhóm khách
hàng khác nhau, ví dụ như các dòng bánh chay hay bánh dành cho người ăn kiêng, người bị
bệnh tiểu đường đang là lĩnh vực các hãng tập trung nhiều. Với đặc điểm đây là dòng bánh
đánh vào tâm lý của người tiêu dùng và được tiêu thụ khá tốt. Đối với dòng bánh này, nguyên
liệu đầu vào thấp nhưng mức giá khá cao do tập trung vào một đối tượng ít khách hàng nên các
doanh nghiệp bánh kẹo không chỉ sản xuất dòng bánh này trong loại bánh Trung thu mà cả
trong một số sản phẩm bánh kẹo khác.
3.4. Phân tích nhân tố thành công
Các nhân tố then chốt cho sự thành công của một ngành là những nhân tố tác động mạnh
nhất đến khả năng thành công hay thất bại trên thị trường của các thành viên trong ngành. Đó là
các yếu tố về chiến lược, đặc tính sản phẩm, các nguồn lực, các năng lực, khả năng cạnh tranh
và các kết quả kinh doanh. Trong ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam, các doanh nghiệp cần nắm
bắt và tuân thủ các yêu cầu sau:

- Giá vốn hàng bán là chi phí lớn nhất trong tổng cơ cấu chi phí của ngành (70% -80%)
nên lợi nhuận của các công ty trong ngành bị phụ thuộc khá lớn vào giá nguyên liệu đầu
vào. Đứng trước tình hình kinh tế có nhiều biến động mạnh trong thời gian qua việc dự

17
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

báo là vô cùng quan trọng bởi nếu như công ty không nắm bắt được thời điểm thích hợp
để mua nguyên liệu sản xuất sẽ dễ dẫn đến tình trạng chi phí đầu vào cao, giá bán chưa
điều chỉnh theo kịp với tốc độ tăng chi phí sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận trong tương lai
- Nắm bắt được tâm lý của khách hàng (thị hiếu của người tiêu dùng).
- Cải tiến công nghệ phải được chú trọng hàng đầu. Cải tiến mẫu mã nhưng phải giữ vững
được giá trị truyền thống của dân tộc, sản phẩm phải mang tính đặc trưng riêng cho từng
thương hiệu.
- Tuân thủ vệ sinh an toàn thực phẩm để giữ vững được lòng tin của khách hàng, làm cho
họ không quay lưng với sản phẩm của doanh nghiệp mình (đây chính là mối lo ngại của
người tiêu dùng trong thời gian gần đây khi mà nhiều vấn đề tiêu cực được phát hiện).
Lòng tin và sự trung thành của khách hàng càng cao thì càng gây khó khăn cho các đối
thủ mới muốn gia nhập thị trường.
- Cần có chiến lược đúng đắn để vươn ra thị trường thế giới.

3.5. Phân tích lực lượng dẫn dắt sự thay đổi


Trong bất kỳ ngành nào cũng tuân theo qui luật của chu kỳ sống. Sự thay đổi qua từng
giai đoạn của chu kỳ có tác động rất nhiều nguyên nhân và phân tích các lực lượng dẫn dắt sự
thay đổi cho chúng ta nắm bắt những cơ hội trong ngành.
Sự thay đổi về nhân khẩu học và cách thức tiêu dùng: Như đã phân tích, dân số Việt
Nam với quy mô lớn và cơ cấu dân số trẻ khiến cho Việt Nam trở thành một thị trường tiềm
năng về tiêu thụ hàng lương thực thực phẩm trong đó có bánh kẹo. Thêm vào đó, Việt Nam bước
vào thời kỳ “dân số vàng”- đây là một lực lượng lao động dồi dào với chi phí nhân công thấp.
Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ
tại khu vực thành thị đã làm tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm snacks, và các loại bánh kẹo cao
cấp.

Sự thay đổi về công nghệ: Chính nhờ việc áp dụng những thành tựu của khoa học, kỹ
thuật, công nghệ, đầu tư các máy móc, dây chuyền công nghệ mới hiện đại trên cơ sở cải tiến
những thiết bị cũ, áp dụng phương thức sản xuất mới nên đã làm cho chất lượng sản phẩm ngày
càng được nâng cao, giá thành giảm, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực.
Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so
sánh.,phân công lao động của khu vực và của thế giới. Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào

18
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở
cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa
nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi.

4. Kết luận về cơ hội và đe dọa

Sau khi phân tích môi trường vĩ mô, môi trường ngành tác động đến ngành sản xuất bánh
kẹo ở Việt Nam, chúng ta xác định được những cơ hội và đe doạ.
Cơ hội

• Việc gia nhập vào WTO năm 2007 đã đem lại nhiều lợi ích cho các nhà xuất khẩu do
đối tác dỡ bỏ dần các rào cản thương mại đối với Việt Nam.
• Cơ hội mua bán, sáp nhập hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp bánh kẹo được cổ phần hóa

• Người dân có xu hướng tiêu dùng sản phẩm sản xuất trong nước

• Thị trường tiêu dùng nội địa lớn có tiềm năng tăng trưởng cao, nhiều cơ hội xuất khẩu

• Sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực thành
thị đã làm tăng nhu cầu tiêu dùng sản phẩm snacks, và các loại bánh kẹo cao cấp.

Đe dọa:

• Các doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực tài chính yếu khó có thể chống đỡ trong môi trường
cạnh tranh ngày càng khốc liệt do việc gia nhập WTO mang lại.

• Giá bột mì và đường đang có xu hướng tăng vào cuối năm 2012 do nguồn cung hạn
chế, điều này sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Giá thành sản phẩm tăng nhanh trong khi
giá bán sản phẩm chỉ tăng chậm sẽ ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của các doanh
nghiệp.

• Người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ, thu nhập cao rất thích
dùng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng. Điều này tạo cơ hội cho dòng bánh kẹo
ngoại nhập và là thách thức cho ngành sản xuất bánh kẹo trong nước.

• VND có xu hướng ngày càng giảm giá nên sẽ có những tác động nhất định đến giá
thành sản phẩm do phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu đầu vào như bột mì,
đường, hương liệu, và một số chất phụ gia khác.

19
Ngành sản xuất bánh kẹo Việt Nam Dương Thị Thu Diệu

• Ngành bánh kẹo sẽ không được thuận lợi khi tình hình giá cả lạm phát cao bởi đây
không phải là mặt hàng thiết yếu của người tiêu dùng.

20

You might also like