You are on page 1of 7

MÔ HÌNH PESTLE

1. Yếu tố Chính Trị (Portical)


Trong xu hướng hội nhập kinh tế thế giới, Quốc Hội đã ban hành và cải thiện các bộ
luật như: luật thương mại, luật đầu tư, luật thuế, luật doanh nghiệp, luật quảng cáo,...đảm
bảo cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả.
Ví dụ như luật thuế có ảnh hưởng rất lớn đến cạnh tranh, đảm bảo sự bình đẳng
giữa các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác nhau trên mọi lĩnh vực. Mức thuế
suất thu nhập doanh nghiệp là 20% sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển kinh doanh.
Ngoài ra, thuế nhập khẩu phụ kiện được điều chỉnh ưu đãi, đồng thời khuyến
khích đầu tư tăng tính cạnh tranh của sản phẩm trong nước với nước ngoài. Mặt hàng ốp
lưng, một mặt hàng đang được ưa chuộng của nhiều giới trẻ vì thế việc nhập khẩu ốp
lưng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều nhà kinh doanh giúp đa dạng hoá sản phẩm phù
hợp với xu hướng hiện nay.
Chẳng hạn ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc: Hiện nay nhiều mẫu mã ốp lưng điện
thoại với thiết kế bắt mắt của Trung Quốc rất được giới trẻ nước ta ưa chuộng. Đặc biệt là
khi bây giờ có thể dễ dàng đặt các mặt hàng từ Trung Quốc thông qua sàn thương mại
điện tử Shopee, giới trẻ có nhiều sự lựa chọn hơn phù hợp với sở thích nhưng bù lại họ
phải chờ đợi từ 2-3 tuần để có được sản phẩm.
Tình hình chính trị pháp luật ổn định của Việt nam có ý nghĩa quyết định trong việc
phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu
cầu tiêu dùng của xã hội, có sự trao đổi hàng hoá với nhau, hợp tác lao động trong nhiều
dự án. Từ sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với Trung
Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ năm 1995, gia nhập khối ASEAN năm 1995. Việt
Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia. Bước ngoặt quan trọng phải kể
đến là 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Vai trò
trên trường quốc tế của Việt Nam được nâng cao là tiền đề tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho
các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu tăng doanh thu.
Từ đó, có thể thấy việc nhập khẩu các mặt hàng mẫu ốp thịnh hành trở nên dễ dàng,
tiếp cận được với nhiều mặt hàng mới mẻ, mang lại sự đa dạng hoá sản phẩm cho nước
ta.
Cơ hội: Nhập khẩu được nhiều mẫu mã ốp lưng đẹp, phù hợp với xu hướng.
Thách thức: Các đơn hàng được giao từ nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc ngày càng
được phổ biến, ưa chuộng, bên cạnh đó là chất lượng sản phẩm tốt, được mọi người tin
tưởng, đánh đổi thời gian để có được sản phẩm đó.
2. Yếu tố Kinh Tế (Economic)
Năm 2023, phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh bất lợi cả
từ bên ngoài (quốc tế, khu vực trên nhiều linh vực cả kinh tế, chính trị, quân sự) và bên
trong (những khó khăn lớn của một nền kinh tế mở phụ thuộc bởi bên ngoài, mới trải qua
giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19), có ảnh hưởng tiêu cực đến
chuỗi cung ứng, giá cả, an ninh năng lượng, an ninh lương thực bị đe dọa. Tuy vậy, Việt
Nam đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế rất đáng trân trọng.

Theo Tổng cục Thống kê công bố, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05% và có
xu hướng tăng dần theo thời gian, quý IV đạt 6,72%, cao nhất so với quý III, II và quý I
(tương ứng đạt 5,47, 4,25% và 3,41%), cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực
cũng như nhiều nước trong giai đoạn tăng trưởng nhanh

Trong đó, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2023, quy mô thị trường thương
mại điện tử bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương
đương 25%) so với năm 2022, chiếm tới 7,5%, doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu
dùng cả nước; số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là trên 54,6 triệu
người, giá trị mua sắm trực tuyến của một người đạt gần 270 USD/năm.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2023, quy mô thị trường thương mại điện
tử bán lẻ Việt Nam dự kiến đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%)
so với năm 2022, chiếm tới 7,5%, doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng cả nước;
số lượng người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến là trên 54,6 triệu người, giá trị
mua sắm trực tuyến của một người đạt gần 270 USD/năm.
Như vậy, trong bối cảnh khó khăn, kinh tế Việt Nam năm 2023 vẫn có những
điểm sáng rất đáng trân trọng. Có được kết quả trên, thể hiện sự nỗ lực lớn của Chính
phủ, Quốc hội trong việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ các chính sách tài khóa, tiền tệ, trong
đó phải kể đến việc chỉ đạo giảm liên tiếp 4 lần lãi suất điều hành, chính sách miễn, giảm
lãi suất, giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ và thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế,
phí, lệ phí, tiền thuê đất, cùng với đó là tập trung chỉ đạo xử lý các ngân hàng yếu kém,
các dự án, doanh nghiệp thua lỗ đã kéo dài nhiều năm; kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những
vấn đề phức tạp phát sinh.
Đây cũng là tiền đề tốt cho sự ra đời của “Tiệm ốp nhà Bảy”_chuyên cung cấp ốp
lưng điện thoại, đặc biệt là kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử ngày càng thu
hút lượng người tiêu dùng hướng đến, đặc biệt là học sinh, sinh viên nói riêng và giới trẻ
nói chung. Trong đó, sinh sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh đạt gần 1,7 triệu người,
hơn ¾ lượng sinh viên đó đều sử dụng điện thoại di dộng vì thế mà việc buôn bán ốp
lưng điện thoại sẽ dễ dàng hơn với một thị trường dồi dào như vậy. Đặc biệt là khu vực
Thành Phố Thủ Đức khi tập trung nhiều trường Đại học, nhiều nhóm học sinh sinh viên
thì việc tiếp cận để kinh doanh sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Hơn hết, theo một cuộc khảo sát, tổng số lượng xuất xưởng điện thoại thông minh
trong năm 2023 là 15,9 triệu chiếc, đánh dấu mức tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái và
chiếm khoảng 1,4% thị trường điện thoại thông minh nói chung. Cứ mỗi một chiếc điện
thoại bán ra, người tiêu dùng sẽcần thêm các sản phẩm như: ốp lưng, tai nghe đi kèm, dây
sạc và rất nhiều sản phẩm phụ kiện công nghệ khác.
Theo hãng nghiên cứu Research and Markets, thị trường phụ kiện điện tho ại vào
năm 2020 đạt hơn 202 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4,5% d ự ki ến đến
năm
2030 sẽ đạt được hơn 328 tỷ USD. Người tiêu dùng thường thích các sản phẩm đẹp, trang
nhã nhưng trực quan và thân thiện. Nắm bắt được vấn đề đó, “Tiệm ốp nhà Bảy” của
nhóm Seven Star’s không ngừng nghỉ thực hiện và đưa ra kế hoạch kinh doanh ốp lưng
điện thoại tối ưu nhất.
Cơ hội: Nền kinh tế ổn định, đời sống được cải thiện nhiều nên đủ khả năng chi trả cho
sở thích cá nhân.
Thách thức: Bên cạnh đó vẫn sẽ có một số sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, không đủ
khả năng chi trả cho những chiếp ốp họ thích.
3. Yếu tố Xã Hội (Social)
Dân số của Việt nam ước tính đến nay khoảng hơn 90 triệu người, là quốc gia đông
dân thứ nhì ở khu vực Đông Nam Á. Tốc độ phát triển dân số vào khoảng 1,29%.
Khoảng 1/3 dân số sống ở khu vực nông thôn, trong đó dân t ộc Kinh chiếm khoảng 87%
dân số và 53 dân tộc khác (khoảng 8 triệu người) sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao.
Việt Nam xếp thứ 101 trên 147 nước của UNDP về phát triển về con người. Chỉ số
phát triển con người (HDI), chỉ ra Việt nam chỉ đứng ở mức trung bình. Chỉ số HDI được
tính dựa trên ba thành phần chính của vấn đề phát triển con người: giáo dục, sức khoẻ và
tiêu chuẩn về cuộc sống, và việc xếp hạng các quốc gia dựa trên chỉ số hỗn hợp của
những yếu tố chẳng hạn như kế hoạch sinh đẻ, xóa nạn mù chữ, trình độ học vấn và
GDP/đầu người. Việt Nam đã có một bước tiến dài trong vấn đề phát triển khi nhảy từ vị
trí 122 lên 101 chỉ trong một vài năm.
Ví dụ, trước đây việc sử dụng ốp lưng điện thoại chưa được phổ biến nhưng hiện nay
nhu cầu về những chiếc ốp điện thoại đã tăng cao, cứ trung bình 1 chàng trai thường sẽ có
1-2 chiếc ốp, 1 cô gái thường sẽ có từ 4-5 chiếc ốp. Nhu cầu sử dụng cao kéo theo việc
kinh doanh ốp điện thoại ngày càng phát triển, các mẫu mã ngày càng đa dạng. Do đó,
với những mẫu ốp mới mẻ, thời thượng hay những mẫu ốp handmade có thể thu hút sự
chú ý của giới trẻ hiện nay.
Với trình độ văn hóa của dân cư như phân tích ở trên, đó là yếu tố hết sức thuận lợi
cho sự phát triển của nền kinh tế. Với chỉ số phát triển con người cao, người dân Việt
nam sẽ dễ dàng tiếp cận và sử dụng công nghệ ngày càng hiện đại, thêm vào đó số lượng
dân số lớn, thị trường kinh doanh cho các doanh nghiệp tại Việt nam nói chung và các
tỉnh miền nam nói riêng đã và đang hết sức bùng nổ trong tương lai. Đời sống con người
ngày càng nâng cao, yếu tố vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu làm đẹp cho chiếc
điện thoại của con người ngày càng được quan tâm. Bên cạnh đó sẽ có người thích những
mẫu ốp dễ thương, xinh xắn. Thời gian gần đây thì “handmade” không còn quá xa lạ nên
một chiếc ốp lưng tự tay làm cũng được khách hàng yêu thích và mong chờ, để có thể tự
tay làm cho mình hay người thân một chiếc ốp theo chất riêng.
Cơ hội: Nhu cầu sử dụng ốp lưng điện thoại tăng mạnh, những mẫu ốp lưng độc lạ, mơi
mẻ được ưa chuộng, vì vậy khi nhập những mặt hàng này sẽ thu hút được một lượng
khách hàng lớn.
Thách thức: Còn một số bạn trẻ sẽ thích phong cách tối giản với những chiếc ốp lưng
đơn sắc, như vậy sẽ khó bán với các đối tượng khách hàng này.
4. Yếu tố công nghệ (Technological)
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật sẽ giúp cho quá trình ra đời những chiếc
smartphone mới và thông minh nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng
và đi kèm với nhu cầu đó là nhu cầu thay da đổi thịt, thay đổi diện mạo cho chiếc điện
thoại của khách hàng.
Các nền tảng thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến ngày càng được sử dụng
phổ biến. Dựa trên số liệu thu thập được từ một số tổ chức uy tín trên thế giới và kết quả
điều tra từ khoảng 11.000 cá nhân người tiêu dùng và gần 10.000 doanh nghiệp, báo cáo
Thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 vừa được Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số
công bố cho thấy, với 74% người dân sử dụng Internet, Việt Nam có khoảng 59-62 triệu
người tiêu dùng mua sắm trực tuyến và giá trị mua sắm mỗi người ước đạt khoảng 300-
320 USD. Thương mại điện tử Việt Nam trong những năm qua ghi nhận sự tăng trưởng
mạnh mẽ. Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ (B2C) năm 2022 đạt 16,4 tỷ USD, chiếm
7,5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Ước tính, với
doanh thu 20,5 tỷ USD trong năm 2023, tỷ trọng doanh thu thương mại điện tử B2C
chiếm khoảng 7,8- 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
cả nước.

Điều đó đã giúp cung cấp một cơ hội để tăng cơ sở khách hàng mà không cần mở
một cửa hàng vật lý. Bằng cách sử dụng thương mại điện tử, “Tiệm ốp nhà Bảy” có thể
giảm thiểu chi phí hoạt động và tối đa hóa lợi nhuận.

Hơn nữa, yếu tố công nghệ mở ra nhiều con đường để các doanh nghiệp quảng cáo
sản phẩm. Các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,… cho
phép các thương hiệu tiếp thị bản thân một cách có tổ chức. Những nền tảng này cho cho
phép “Tiệm ốp nhà Bảy” tự tiếp thị và quảng cáo sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, có
thêm cơ hội cải thiện dịch vụ khách hàng của mình bằng cách tương tác với khách hàng.
Sự xuất hiện của các nền tảng truyền thông xã hội đã tác động tích cực đến hoạt động của
“Tiệm ốp nhà Bảy”.
Cơ hội: Sự phát triển của công nghệ đã khiến cho việc kinh doanh ngày càng dễ dàng
tiếp cận với người tiêu dùng hơn. Từ đó, số lượng hàng hoá được bán ra nhiều hơn mà
vẫn tiết kiệm được chi phí về cơ sở vật chất và nhân lực.
Thách thức: Đi kèm với lợi ích to lớn thì cũng xuất hiện nhiều rủi ro tiềm ẩn. Các sản
phẩm trên thị trường hiện nay là vô số, nếu doanh nghiệp không biết cách quảng bá sản
phẩm thì sẽ rất dễ bị các đối thủ khác cạnh tranh và lỗ vốn.
5. Yếu tố pháp lý (Legal)
Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh
nghiệp kinh doanh mọi ngành nghề mà pháp luật cho phép, dẫn đến sự cạnh tranh trên thị
trường mạnh mẽ hơn, điều này đòi hỏi các doanh nghiệp, trong đó có “Tiệm ốp nhà Bảy”
nếu muốn tồn tại phải nâng cao năng lực cạnh tranh bằng các sản phẩm ch ất lượng và
mang lại những giá trị thực tế đến với khách hàng và cộng đồng.
Rủi ro luật pháp là rủi ro phát sinh do việc không áp dụng kịp thời, không phù h ợp
các văn bản pháp luật trong quá trình triển khai hoạt động kinh doanh. Để hạn chế tối đa
những rủi ro phát sinh liên quan đến yếu tố pháp lý trong quá trình ho ạt động, “Tiệm ốp
nhà Bảy” luôn theo dõi, nghiên cứu và cập nhật các văn bản pháp luật có liên quan đến
hoạt động của mình. Luật sở hữu trí tuệ bảo vệ “Tiệm ốp nhà Bảy”. Theo luật này, không
thương hiệu nào khác có thể sao chép logo, kiểu dáng và tên thương hiệu. Do đó, luật sở
hữu trí tuệ có tác động tích cực đến hoạt động của “Tiệm ốp nhà Bảy”. Hơn nữa, luật bảo
vệ dữ liệu cũng ảnh hưởng đến hoạt động của “Tiệm ốp nhà Bảy”. Thương hiệu phải đảm
bảo rằng dữ liệu của người dùng được bảo mật hoàn toàn. Trong trường hợp có bất kỳ vi
phạm dữ liệu nào, thương hiệu có thể phải đối mặt với các vụ kiện.
Cơ hội: Việc kinh doanh tuân thủ đúng pháp luật sẽ có lợi cho doanh nghiệp về nhiều
mặt. Nếu phát hiện cá nhân hay tổ chức nào xâm phạm đến quyền của doanh nghiệp thì
doanh nghiệp đó có thể khởi kiện để giành lại quyền lợi của mình.
Thách thức: Việc kinh doanh ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Nếu doanh nghiệp vô tình hay cố
ý vi phạm quyền lợi của khách hàng thì sẽ không thể tránh khỏi những vụ kiện tụng
không đáng có.

6. Yếu tố môi trường (Environmental)


Hiện nay, Việt Nam đang thải ra môi trường khoảng 60.000 tấn rác sinh hoạt một
ngày, trong đó khoảng 60% là rác thải sinh hoạt đô thị. Theo Bộ Tài nguyên và Môi
trường, trên 70% lượng rác này được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong đó chỉ có
khoảng dưới 20% là được chôn lấp hợp vệ sinh. Lượng rác chôn lấp không hợp vệ sinh
đang hàng ngày gây ô nhiễm cho môi trường đất, môi trường nước và không khí. Vấn đề
này trở nên đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, trong số 30% được xử lý bằng phương pháp
không chôn lấp thì cũng có đến 2/3 là được đốt tiêu hủy bằng các lò đốt rác thủ công, gây
khói bụi ô nhiễm không khí. Bên cạnh đó, theo báo cáo về chất thải điện tử của Liên hợp
quốc năm 2020, tại Việt Nam lượng chất thải điện tử phát sinh năm 2019 khoảng 257.000
tấn. Trong số đó, chỉ có ít phần trăm lượng chất thải này được thu gom và xử lý đúng
cách, lượng chất thải còn lại không được xử lý đang gây ra những hệ lụy lớn về môi
trường và sức khỏe con người. Hiện nay, việc tái chế chất thải không đúng cách đang gây
ra những vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là một vấn đề lớn của Việt Nam,
bởi chất thải đang gia tăng nhanh hàng năm.
Nhận thấy vấn đề này, để hạn chế chất thải cũng như vấn nạn ô nhiễm môi trường.
“Tiệm ốp nhà Bảy” sẽ ưu tiên lựa chọn những sản phẩm được sản xuất từ các vật liệu
thân thiện với môi trường, những sản phẩm có tuổi thọ cao và có thể tái chế để giúp giảm
lượng rác thải và tác động đến môi trường. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất và vận
chuyển sản phẩm cũng phải tuân thủ các tiêu chuẩn để không gây ảnh hưởng đến môi
trường. Việc lựa chọn sản phẩm ốp lưng thân thiện không chỉ mang lại lợi ích cho môi
trường mà còn đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người sử dụng.
Cơ hội: Phát triển tăng cường nhận thức về bảo vệ môi trường và sự quan tâm đến sản
phẩm thân thiện với tự nhiên.
Thách thức: Đảm bảo nguồn nguyên liệu, giảm thiểu tác động đến môi trường. Cạnh
tranh với các sản phẩm, các cửa hàng khác trên thị trường.

You might also like