You are on page 1of 10

Câu 1: Nêu những kiến thức và kỹ năng cần thiết để khởi nghiệp trong thời

đại chuyển đổi số hiện nay?


link:
http://sinhviencantho.vn/tu-van-ho-tro-sinh-vien/sinh-vien-khoi-nghiep-6-ky-nang-
can-trang-bi-de-thanh-cong/n653.mt24h
https://ndun.edu.vn/img/phongcongtachocsinhsinhvien/files/1665-Tai%20lieu
%20danh%20cho%20sinh%20vien.pdf

Trong thời đại 4.0, khởi nghiệp (startup) đang trở thành một làn sóng ngày càng lan
rộng giữa cộng đồng người trẻ Việt Nam, bao gồm cả các bạn sinh viên còn ngồi
trên ghế giảng đường. Không nhất thiết phải có một ý tưởng táo bạo hay số vốn
khủng, nhiều sinh viên vẫn có thể hiện thực giấc mơ khởi nghiệp. Tuy nhiên, câu
chuyện khởi nghiệp chưa bao giờ là “màu hồng”, và xây dựng cả một sự nghiệp từ
hay bàn tay trắng là con đường vô cùng chông gai. Vì vậy, sinh viên cần trang bị
cho mình những kỹ năng và kiến thức cần thiết để giảm thiểu những rủi ro khi khởi
nghiệp ngay từ những bước đầu tiên.

1. Kỹ năng cần thiết


Kỹ năng lãnh đạo và truyền cảm hứng
Một người lãnh đạo thực thụ cần biết quan sát, phân phối công việc và nhìn nhận
kịp thời để đưa ra những thay đổi linh hoạt trong hệ thống và nhân sự. Dù biết khởi
nghiệp là con đường khó khăn và sẽ có nhiều lần vấp phải nhiều khó khăn, nhưng
hãy luôn mạnh mẽ, lạc quan để làm chỗ dựa tinh thần cho mọi người. Làm được
điều đó, sẽ có nhiều người tôn trọng và muốn đi theo hỗ trợ, tăng khả năng thu hút
và giữ chân nhân tài của công ty. Các bạn sinh viên có thể thực hành kỹ năng lãnh
đạo ngay trong các hoạt động trên lớp, trong các câu lạc bộ hoặc dự án cho sinh
viên...

Kỹ năng nghiên cứu và phân tích thị trường


Đại học chính là khoảng thời gian bùng nổ của những ý tưởng sáng tạo. Nhưng
liệu ý tưởng đó có đủ “mới” không? Hiện tại và trong tương lai, tính cạnh tranh
của thị trường đó như thế nào? Cần số vốn bao nhiêu để hiện thức hóa nó?... Tuy
nhiên có vô số câu hỏi và vấn đề được đặt ra xoay quanh ý định khởi nghiệp, đòi
hỏi sinh viên cần có sự nghiên cứu và nhận định thị trường thật thấu đáo. Sinh viên
có thể rèn luyện khả năng nhìn nhận thị trường qua việc học tập tốt kiến thức
trường lớp, siêng năng tự học tự đọc thêm, lập nhóm cùng bàn luận... Sinh viên
cũng có thể tìm kiếm việc làm thêm tại các startup, hoặc tham gia các cuộc thi
chuyên môn hoặc về khởi nghiệp để trực tiếp tiếp xúc với thực tế và học hỏi từ
những người trong ngành.

Kỹ năng lập kế hoạch và dám chấp nhận rủi ro


Kinh doanh là hoạt động đầy rủi ro, không một người khởi nghiệp nào có đầy đủ
các nguồn lực để thực hiện kế hoạch kinh doanh. Dám chấp nhận rủi ro, tìm mọi
cách thực hiện mục đích kinh doanh của mình mặc dù thiếu thốn muôn vàn nguồn
lực. Đây cũng là điều thể hiện tinh thần doanh nhân của người khởi nghiệp. Sinh
viên khi khởi nghiệp cần cố gắng dự trù được càng nhiều càng tốt những vấn đề có
thể xảy ra và bình tĩnh xử lý chúng.
Bắt đầu kinh doanh đồng nghĩa với việc phải quản lý một loạt các công việc như
quản lý các nguồn lực, thiết kế web, xây dựng các thủ tục chính sách... Kỹ năng lập
kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo việc có thể đưa ra những kế hoạch khả thi và
hướng toàn hệ thống làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định. Tùy theo từng
thời điểm phát triển, từ ý tưởng đến thực thi và vận hành mà sẽ cần những kế
hoạch khác nhau.

2. Những kiến thức cần thiết, bao gồm kiến thức kinh doanh và kiến thức
quản trị
(1) Thứ nhất, phải chuẩn bị các kiến thức kinh doanh cần thiết như: các kiến thức
liên quan đến sản phẩm - thị trường, khách hàng, bạn hàng, cung ứng nguồn lực,...
Các kiến thức này đều không có ngay từ khi mới sinh, mà phải học ở các trường
đào tạo hoặc tự học trong cuộc sống. Trong đó học tập ở các trường đào tạo ngắn
hơn và căn bản hơn, tự học thường dài hơn song có thể tạo độ nhanh nhạy cao hơn.
Người sẽ lập nghiệp phải tự đánh giá mình còn thiếu kiến thức gì, cần học ở đâu,
học khi nào để chuẩn bị sẵn sàng khởi sự kinh doanh.
(2) Thứ hai, phải chuẩn bị các kiến thức quản trị cần thiết. Kiến thức quản trị rất đa
dạng. Người lập nghiệp phải biết tối thiểu mình đã có gì, ở mức độ nào, cái gì
mình thiếu, chưa có, cái gì mình còn đang có ở trình độ khiêm tốn, cần bổ sung
hoặc tìm kiếm sự “hỗ trợ” bằng con đường sử dụng nhân lực. Những kiến thức này
có thể được trau dồi dần dần qua quá trình học hỏi và trải nghiệm thực tế.

Câu 2: Trình bày một số vấn đề nổi bật về tình hình kinh tế - xã hội của Việt
Nam hiện nay?
Nền kinh tế - xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt
là nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt. Trong
bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động bất thường với nhiều khó
khăn, thách thức nhưng hoạt động kinh tế - xã hội gần đây của nước ta cũng đã đạt
được những kết quả đáng ghi nhận.

Tốc độ tăng trưởng GDP


GDP năm 2022 tăng 8,02% so với năm trước, đạt mức tăng cao nhất trong giai
đoạn 2011 - 2022 do nền kinh tế khôi phục trở lại. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu
có nhiều biến động mạnh và khó đoán định, tăng trưởng ở hầu h3ết các quốc gia và
khu vực cho thấy nhiều bất ổn và thách thức, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được
đánh giá cao bởi kết quả thực tế ở các giai đoạn 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2022
đều nằm trong và vượt dự báo tăng trưởng theo kịch bản đưa ra tại Nghị quyết số
01/NQ-CP. Thực tế này phần nào cho thấy hiệu quả của công tác điều hành hỗ trợ
cho đà phục hồi và cải thiện khả năng chống chịu của nền kinh tế.
Trong 6 tháng đầu năm nay, kinh tế Việt nam chịu tác động xấu từ bối cảnh kinh tế
thế giới đang gặp nhiều khó khăn và thách thức. Nhiều nền kinh tế là đối tác
thương mại lớn của Việt Nam có mức tăng trưởng chậm lại.
Tuy nhiên, tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đạt 3,72%, đây là mức tăng
không cao nhưng các cân đối lớn được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát
được kiểm soát ở mức phù hợp trong bối cảnh đối diện với nhiều khó khăn thách
thức ở cả trong và ngoài nước. Đó là nhờ sự chỉ đạo, điều hành kịp thời, quyết liệt,
sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nỗ lực của các cấp, các ngành, địa
phương, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước để nền kinh tế duy trì tăng
trưởng, tạo đà để thực hiện thành công mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm 2023.

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp


Theo báo cáo của Cục Đăng ký kinh doanh, trong năm 2022, tình hình hoạt động
của doanh nghiệp có phần chưa được ổn định. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023,
cả nước có 75,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 0,5% so với
cùng kỳ năm trước; gần 37,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm
7,4%;
60,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn; 31 nghìn doanh
nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 28,9%; 8,8 nghìn doanh
nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 2,8%.
số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và số doanh nghiệp hoàn tất
giải thể vẫn gia tăng. Cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn đối mặt với nhiều khó
khăn: Tác động từ chính sách thắt chặt tiền tệ, Giá cả nguyên, nhiên, vật liệu đầu
vào giữ xu hướng tăng, Tiếp cận nguồn vốn khó khăn hơn, Đứt gãy, gián đoạn
nguồn cung nguyên vật liệu đầu vào, …

Đầu tư phát triển có nhiều khởi sắc


(add)
Việt Nam là một trong những điểm đến đầu tư và kinh doanh năng động nhất châu
Á, hình ảnh một quốc gia đang nỗ lực hiện thực hóa những cam kết mạnh mẽ và
định hướng rõ ràng từ Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp
quốc năm 2021 (COP26) về thu hút đầu tư chất lượng cao hướng đến nền kinh tế
trung hòa các-bon và tăng trưởng xanh. Bên cạnh đà phục hồi kinh tế khá vững
chắc, tư duy hướng tới một nền kinh tế độc lập, tự chủ trong bối cảnh mới và sự
quyết liệt trong chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với đổi mới
sáng tạo chính là những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội ước tính 6 tháng năm 2023 tăng 4,7% so với cùng
kỳ năm trước. Vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước tăng 12,6% cho thấy sự
quyết tâm nỗ lực của Chính phủ, bộ ngành và địa phương trong việc quyết liệt đẩy
mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư công nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Tình hình xuất, nhập khẩu nhiều gam màu sáng


Năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 732,5 tỷ USD, tăng
9,5% so với năm trước, Tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 360,65 tỷ USD, tăng
8,4%. Việc khai thác tối đa lợi ích từ các FTA đã thúc đẩy tăng trưởng xuất, nhập
khẩu. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam
(EVFTA) đã thúc đẩy hoạt động thương mại, mở ra cơ hội xuất khẩu lớn cho các
mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, da giày... của Việt Nam.

Công tác phát triển văn hóa và an sinh xã hội


Nhận thức về vai trò của văn hoá ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn. Nhiều giá trị
văn hoá truyền thống và di sản văn hoá của dân tộc được kế thừa, bảo tồn và phát
huy; các sản phẩm văn hoá ngày càng đa dạng, phong phú. Các thiết chế văn hóa,
thể thao đang được quan tâm quy hoạch, đầu tư tại các địa phương, địa bàn đông
dân cư, khu công nghiệp, đô thị.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng,
trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Xây dựng
nông thôn mới được đẩy mạnh; giảm nghèo bền vững được chú trọng; đời sống
của nhân dân không ngừng được cải thiện.
Bên cạnh đó, Phát triển văn hoá vẫn chưa tương xứng, ngang tầm với phát triển
kinh tế. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững còn nhiều thách
thức. Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn. Tiền lương, thu nhập của cán
bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp; xuất hiện tình trạng một bộ
phận nhỏ cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, chuyển việc, nhất là trong lĩnh
vực y tế, giáo dục.
Tình hình lao động, việc làm quý II năm 2023 có xu hướng tăng nhưng thị trường
lao động, việc làm tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chủ yếu do các
doanh nghiệp thiếu đơn hàng sản xuất; đời sống của hộ dân cư trong 6 tháng đầu
năm 2023 được cải thiện. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được các cấp từ trung
ương đến địa phương quan tâm thực hiện.

Câu 3: Phân biệt sự khác nhau giữa cán bộ, công chức viên chức. Nêu trình
tự, thủ tục tuyển dụng công chức?
Phân biệt sự khác nhau giữa cán bộ, công chức viên chức
Cán bộ, công chức và viên chức là những chức vụ phổ biến trong các đơn vị nhà
nước, các đơn vị sự nghiệp thuộc quản lý nhà nước. Cán bộ, công chức, viên chức
đều là các đối tượng chịu sự điều chỉnh của Luật Cán bộ, công chức 2008; Luật
Viên chức 2010 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức
và Luật Viên chức 2019 và các văn bản hướng dẫn, quy định khác của chính phủ.
1. Định nghĩa
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được tuyển dụng qua hình thức bầu cử, phê
chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ tại cơ quan của Đảng,
Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp trung ương, tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, nằm trong biên chế
và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch,
chức vụ, chức danh phù hợp với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng, Nhà
nước và các tổ chức chính trị – xã hội tại trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong
cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà không
phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công
an, nằm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
- Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, công
tác tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, được hưởng
lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

2/ Chế độ làm việc


- Cán bộ: Làm việc trong biên chế, theo nhiệm kỳ được bầu cử, phê chuẩn, bổ
nhiệm.
- Công chức: Làm việc trong biên chế, làm công việc công vụ mang tính thường
xuyên.
- Viên chức: Không có biên chế suốt đời (trừ một số trường hợp đặc biệt). Làm
việc theo thời hạn của hợp đồng làm việc

3/ Hình thức tuyển dụng


- Cán bộ: Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm
kỳ, trong biên chế.
- Công chức: Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong
biên chế.
- Viên chức: Được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc theo chế độ hợp
đồng.

4/ Thời gian tập sự


- Cán bộ: không phải tập sự
- Công chức: Đối với công chức loại C phải tập sự 12 tháng; công chức loại D
phải tập sự 6 tháng.
- Viên chức: Đối với trình độ đại học phải tập sự 12 tháng (riêng bác sĩ là 09
tháng); Đối với trình độ cao đẳng phải tập sự 09 tháng; Đối với trình độ trung cấp
phải tập sự 06 tháng.

5/ Nơi làm việc


- Cán bộ: Trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung
ương, cấp tỉnh, huyện.
- Công chức: Trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở
trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; Trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội (không
phải sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng); Trong cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân (không phải sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế
độ chuyên nghiệp, công nhân công an).
- Viên chức: Trong các đơn vị sự nghiệp công lập

6/ Cơ chế lương thưởng, bảo hiểm


- Cán bộ và công chức: Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và tham gia
BHXH bắt buộc, BHYT nhưng không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Viên chức: Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập; Phải
tham gia BHXH bắt buộc, BHYT; Phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp.

7/ Hình thức kỷ luật:


- Cán bộ: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm.
- Công chức: Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Khiển
trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc; Đối với công chức giữ chức vụ
lãnh đạo, quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc.
- Viên chức: Đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý: Khiển trách, cảnh
cáo, buộc thôi việc; Đối với viên chức quản lý: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức,
buộc thôi việc.

Trình tự, thủ tục tuyển dụng công chức


Căn cứ Điều 14 Nghị định 138/2020/NĐ-CP như sau:
“1. Thành lập Hội đồng tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền
tuyển dụng quyết định.
2. Thành lập Ban Kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển do Chủ tịch Hội đồng tuyển
dụng quyết định chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày thành lập Hội đồng
tuyển dụng.
Trường hợp người dự tuyển không đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển thì
chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra Phiếu đăng ký dự tuyển,
Hội đồng tuyển dụng có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới người đăng
ký dự tuyển được biết theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
3. Tổ chức thi tuyển:
a) Hội đồng tuyển dụng thông báo danh sách và triệu tập thí sinh đủ điều kiện,
tiêu chuẩn dự thi vòng 1, đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc
cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan có
thẩm quyền tuyển dụng. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo triệu tập thí
sinh được tham dự vòng 1, Hội đồng tuyển dụng phải tiến hành tổ chức thi vòng
1.
b) Tổ chức thi vòng 1:
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng tổ chức thi vòng 1 trên máy vi
tính thì phải thông báo kết quả cho thí sinh được biết ngay sau khi kết thúc thời
gian làm bài thi trên máy vi tính. Không thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả
thi vòng 1 trên máy vi tính.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng tổ chức thi vòng 1 trên giấy thì
việc chấm thi thực hiện như sau:
Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày kết thúc thi vòng 1 phải hoàn thành việc chấm thi
vòng 1;
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1 phải công
bố kết quả thi để thí sinh dự thi biết và thông báo việc nhận đơn phúc khảo trong
thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố kết quả thi trên trang thông tin điện tử hoặc
cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
Trường hợp có đơn phúc khảo thì chậm nhất 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn
nhận đơn phúc khảo phải hoàn thành việc chấm phúc khảo và công bố kết quả
chấm phúc khảo để thí sinh dự thi được biết.
Căn cứ vào điều kiện thực tiễn trong quá trình tổ chức chấm thi, Chủ tịch Hội
đồng tuyển dụng quyết định kéo dài thời hạn thực hiện các công việc quy định tại
điểm này nhưng tổng thời gian kéo dài không quá 15 ngày.
c) Tổ chức thi vòng 2:
Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc chấm thi vòng 1, Hội đồng
tuyển dụng phải lập danh sách và thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự thi
vòng 2, đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử
và niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng 2,
Hội đồng tuyển dụng phải tiến hành tổ chức thi vòng 2.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng tổ chức thi vòng 2 bằng hình thức
thi viết hoặc hình thức thi kết hợp phỏng vấn và viết thì việc chấm thi viết và
chấm phúc khảo thi viết thực hiện như quy định tại điểm b khoản này. Không
thực hiện việc phúc khảo đối với kết quả thi vòng 2 bằng hình thức phỏng vấn.
4. Tổ chức xét tuyển:
a) Chậm nhất 05 ngày làm việc sau ngày kết thúc việc kiểm tra điều kiện, tiêu
chuẩn của người dự tuyển tại vòng 1, Hội đồng tuyển dụng phải lập danh sách và
thông báo triệu tập thí sinh đủ điều kiện dự phỏng vấn tại vòng 2, đồng thời đăng
tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử và niêm yết công khai
tại trụ sở làm việc của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
b) Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày thông báo triệu tập thí sinh được tham dự vòng
2 thì phải tiến hành tổ chức phỏng vấn tại vòng 2. Không thực hiện việc phúc
khảo đối với kết quả phỏng vấn tại vòng 2.”

You might also like